Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế trung quốc và ghana
Trang 1CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
TIỂU LUẬN
TÊN ĐỀ TÀI:
VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRUNG QUỐC VÀ GHANA
Trang 2CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
TIỂU LUẬN
TÊN ĐỀ TÀI:
VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRUNG QUỐC VÀ GHANA
Trang 3Lời mở đầu 1
1 CHƯƠNG 1: TRUNG QUỐC 3
1.1 Tổng quan nền kinh tế 3
1.2 Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế 6
1.2.1 Tình hình phát triển nông nghiệp 7
1.2.2 Nông nghiệp với tăng trưởng kinh tế 10
1.3 Chính sách nông nghiệp Trung Quốc 14
1.4 Những thách thức đối với nền nông nghiệp Trung Quốc 16
2 CHƯƠNG 2: GHANA 21
2.1 Tổng quan nền kinh tế 21
2.1.1 Lịch sử phát triển kinh tế 21
2.1.2 Tình hình kinh tế 2007 - 2008 23
2.2 Vai trò của nền nông nghiệp đối với phát triển kinh tế 25
2.2.1 Vị trí của nền nông nghiệp trong nền kinh tế Ghana giai đoạn 1965-2008 25
2.2.2 Sự đóng góp của nông nghiệp vào sự phát triển của nền kinh tế Ghana 31
2.3 Chính sách nông nghiệp của Ghana .44
2.4 Những thách thức đối với nông nghiệp 45
3 KẾT LUẬN 47
4 BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 48
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 4Lời mở đầu
Ngay từ buổi bình minh của nền văn minh nhân loại, con người đã biết cách trồng trọt và chăn nuôi để tồn tại và phát triển Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, nông nghiệp trở nên đa dạng hóa hơn Từ thời xa xưa, nông nghiệp chỉ đơn giản vì mục đích sinh nhai phục vụ chính gia đình của mỗi người nông dân Dần dần, nông nghiệp được chuyên môn hóa và cơ giới hóa Con người sử dụng càng nhiều máy móc và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trồng trọt chăn nuôi và công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp Hiện nay, nông nghiệp không chỉ giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm mà còn đóng vai trò to lớn trong thương mại trong nước và ngoại thương Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ phát triển như vũ bão, đã có nhiều quan điểm đánh giá thấp hay xem nhẹ nông nghiệp mà quên đi vai trò cực kỳ quan trọng của nó Đó là cung cấp lương thực thực phẩm - nhu cầu cơ bản nhất của con người Nông nghiệp là nền tảng của công nghiệp, có nghĩa là muốn phát triển công nghiệp thì trước hết phải phát triển nông nghiệp làm gốc làm chính Bên cạnh đó, nông nghiệp làm tăng nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế thông qua xuất khẩu nông sản, giúp ích rất nhiều cho việc nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển Không chỉ vậy, nông nghiệp còn cung cấp vốn cho các ngành kinh tế khác từ thuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản, nhập khẩu
tư liệu sản xuất nông nghiệp và làm phát triển thị trường nội địa.
Là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện thành công chính sách cải cách phát triển nông nghiệp, Trung Quốc và Ghana đã tăng vượt bậc vị trí của mình trên trường châu lục và quốc tế Nhờ cuộc cải cách “4 hiện đại hóa”, năm 2010 nông nghiệp giúp giải quyết hơn 37% việc làm nội địa của Trung Quốc Mặc dù điều kiện tự nhiên khí hậu không thuận lợi nhưng nhờ chính sách
Trang 5cải cách ruộng đất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp mà năm 2008 nông nghiệp đóng góp vào GDP 37,3% và tạo việc làm cho 57% tổng số lao dộng toàn quốc Như vậy có thể thấy rằng nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia và chính sách của chính phủ là nhân tố quyết định cho
sự phát triển
Để làm sáng tỏ và đưa ra một cái nhìn toàn diện hơn, nhóm quyết định thực
hiện nghiên cứu đề tài : “Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế
Trung Quốc và Ghana”.
Trang 61 CHƯƠNG 1: TRUNG QUỐC
1.1 Tổng quan nền kinh tế.
Tính đến năm 2012, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về GDP danh nghĩa Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc năm 2011 đạt 7.298 nghìn tỉ đô la Mỹ, GDP bình quân đầu người đạt 5.417 đô la
Mỹ, bằng khoảng 1/9 GDP bình quân đầu người của Mỹ (48.328 USD) và cao gấp 4 lần GDP bình quân đầu người của Việt Nam (1.374 USD) Nếu tính theo sức mua tương đương, GDP của Trung Quốc đạt 11.299 nghìn tỉ đô la Mỹ, GDP đầu người tương đương là 8.382 đô la Mỹ
Theo IMF, tốc độ trưởng GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc từ 2001 đến
2010 là 10,5% và nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở con số
ấn tượng 9,5% từ 2011 đến 2015 Từ năm 2007 đến 2011, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc ngang bằng tốc độ tăng trưởng của tất cả các quốc gia trong nhóm G7 gộp lại
Thu nhập bình quân đầu người mỗi năm của người dân Trung Quốc đã tăng từ
279 USD vào năm 1982 lên đến 6.086 USD vào năm 2012, còn nếu tính theo PPP (sức mua ngang giá) thì mức thu nhập bình quân này lên đến 9.100 USD vào năm 2012.Vào năm 1990 nền kinh tế hơn 1 tỉ dân của Trung Quốc còn đứng vào hàng thứ
10 của thế giới, đến năm 2010 nền kinh tế Trung Quốc đã qua mặt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai, có số dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới (ba ngàn tỉ USD)
và được xem là công xưởng lớn nhất thế giới
Về du lịch
Trung Quốc là quốc gia có lượng khách du lịch quốc tế đứng thứ ba trên thế giới, 55,7 triệu du khách quốc tế đã tới thăm nước này trong năm 2010 Đây cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nội địa cao chóng mặt, chỉ riêng trong tháng 10/2012
đã có 740 triệu người Trung Quốc đi du lịch trong nước
Trang 7Về dịch vụ
Lĩnh vực dịch vụ tại Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn dự báo của giới chuyên gia Lĩnh vực dịch vụ như vậy đã hồi phục sau khi đi xuống vào tháng 8/2011, thông tin này giúp thị trường bớt lo lắng về khả năng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang tăng trưởng chậm lại
Liên đoàn kho vận Trung Quốc công bố chỉ số PMI của lĩnh vực dịch vụ Trung Quốc tăng lên mức 59,3 từ mức 57,6 của tháng 8/2011, tiêu dùng trong lĩnh vực bán lẻ tăng
Chỉ số lĩnh vực dịch vụ Trung Quốc do HSBC và Markit Economics khảo sát và công bố tăng lên mức 53 trong tháng 9/2011 từ mức thấp kỷ lục 50,6 của tháng trước
đó Mức trên 50 cho thấy sự tăng trưởng
Ông Qu Hongbin, chuyên gia kinh tế trưởng chuyên phụ trách các vấn đề về Trung Quốc tại ngân hàng HSBC, nhận xét: “Chỉ số PMI của lĩnh vực dịch vụ tại Trung Quốc hồi phục ấn tượng Cùng với thông tin lĩnh vực sản xuất Trung Quốc cải thiện, bất chấp kinh tế toàn cầu di xuống, kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn “hạ cánh an toàn”.”
Về công nghiệp
Thông cáo của Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết 7 ngành công nghiệp chiến lược mới gồm dự trữ năng lượng và bảo vệ môi trường; công nghệ thông tin mới; sinh học; sản xuất thiết bị cao cấp; vật liệu mới; năng lượng mới và xe hơi chạy bằng năng lượng mới
Kế hoạch trên đặt mục tiêu 7 ngành công nghiệp chiến lược mới duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 20% trong giai đoạn 2011-2015, với tổng giá trị đầu ra chiếm khoảng 8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc vào năm 2015 Ngoài ra, kế hoạch phát triển trên còn thúc đẩy khả năng đổi mới, cải thiện môi trường
Trang 8kinh doanh mới và tăng cường vị trí của các ngành công nghiệp mới này trên thị trường lao động toàn cầu.
Về nông nghiệp
Mặc dù ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh trong những năm vừa qua, ngành sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Trung Quốc Năm 2010, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và bảo đảm 37% việc làm trong nước
Xu hướng trong nông nghiệp của Trung Quốc là số lao động nông nghiệp giảm dần, nhưng sản lượng thu hoạch tăng do năng suất ngày một tăng Tuy nhiên, năng suất lao động nông nghiệp vẫn còn thấp so với các ngành sản xuất và dịch vụ khác và khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn khá lớn
Trung Quốc sẽ tăng cường thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa cho biết việc đẩy mạnh đô thị hóa của nước này sẽ giúp ích cho quá trình hiện đại hóa ngành nông nghiệp và hai phương diện này sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau Đô thị hóa hứa hẹn sẽ là "cú huých" tiềm năng đối với nhu cầu trong nước, trong khi hiện đại hóa ngành nông nghiệp là nền tảng cơ bản và hỗ trợ cốt yếu cho sự tăng trưởng kinh tế và xã hội
Cải cách của Trung Quốc bắt đầu từ vùng nông thôn khoảng 30 năm trước Đến nay, Trung Quốc vẫn sẽ dựa vào cải cách và đổi mới để duy trì và quản lý “kho thóc của đất nước” và thúc đẩy bốn lĩnh vực hiện đại hóa là công nghiệp hóa, tin học hóa,
đô thị hóa và hiện đại hóa nông nghiệp
Trung Quốc lầu đầu tiên đưa ra thuật ngữ “4 hiện đại hóa” trong đầu những năm
1960, hướng mục tiêu vào các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng, khoa học và công nghệ Phó Thủ tướng Trung Quốc cho rằng bất kỳ giải pháp dành cho các vấn đề nông nghiệp và lương thực nên dựa trên bức tranh chung Đô thị hóa nên nêu bật những nỗ lực để giúp người nông dân hòa nhập vào thành phố, thay vì chỉ chú tâm xây dựng thành thị Mối quan hệ về cung - cầu lương thực của Trung Quốc là một sự
Trang 9cân bằng chặt chẽ và không thay đổi Trong tương lai, nhu cầu tiêu dùng lương thực sẽ tiếp tục tăng Giá lương thực toàn cầu đang trên đà leo cao và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc vừa đưa ra báo cáo thường niên về Hội nhập Nông thôn - Thành thị của đất nước năm 2012, trong đó cho hay một lượng lớn lực lượng lao động nông thôn đã đổ ra các thành thị, việc thiếu lực lượng lao động đang trở thành một yếu tố chủ chốt tác động xấu đến sản lượng lương thực của nước này.Các số liệu chính thức cho thấy sản lượng lương thực của Trung Quốc trong năm 2012 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 589,57 triệu tấn Tuy nhiên, nước này đang đối mặt với tình trạng nguồn cung lương thực bị thắt chặt hơn trong bối cảnh nhu cầu ngày càng cao do dân số tăng Tại hội nghị việc làm nông thôn trong tháng 12/2012 vừa qua, Bộ trưởng Nông nghiệp Han Changfu nói rằng Trung Quốc đã tăng nhập khẩu nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, và nước này đang có kế hoạch khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp và thương mại tăng cường đầu tư vào nông nghiệp
1.2 Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế
Trung Quốc là một nước nông nghiệp lớn đang phát triển với dân số 1,3 tỷ người Trong lịch sử Trung Quốc, nông nghiệp được cho là ngành nghề chiến lược có thể “giữ yên thiên hạ, ổn định lòng dân” Cuộc cải cách nông nghiệp lấy thị trường hóa làm định hướng bắt đầu từ năm 1978 là bước ngoặt mang tính lịch sử trong lịch sử phát triển ngành nông nghiệp Trung Quốc Nó không chỉ phá vỡ sự trói buộc của thể chế truyền thống, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nông nghiệp, tạo nên
kỳ tích chưa đến 9% diện tích đất canh tác trên thế giới có thể nuôi sống gần 21% dân
số toàn thế giới, mà còn lôi kéo và thúc đẩy Trung Quốc triển khai toàn diện công cuộc cải cách thể chế kinh tế, hỗ trợ có hiệu quả cho sự tăng trưởng với tốc độ cao của nền kinh tế Trung Quốc
Trang 101.2.1 Tình hình phát triển nông nghiệp
1.2.1.1 Thay đổi cơ cấu nông nghiệp
Bảng 1: Tỷ lệ tăng trưởng nông sản bình quân hàng năm ở Trung Quốc (%) (3,25)
Tiếp tục quan sát, trong diện tích các loại cây trồng nông nghiệp, diện tích lương thực giảm dần theo từng năm, từ 80,3% năm 1978 xuống còn 67,2% năm 2006, còn diện tích các loại cây trồng nông nghiệp có giá trị cao thì không ngừng tăng lên từ 19,7% lên 32,8% Trong các loại cây trổng lương thực, diện tích lúa nước và tiểu mạch từng bước giảm xuống, còn diện tích ngô thì tăng lên cùng với sự gia tăng nhu cầu thức
ăn gia súc do ngành chăn nuôi tăng trưởng, đồng thời sự phát triển của nguồn năng
Trang 11lượng sinh vật và ngành gia công sâu cũng có sự tăng trưởng Trong các loại cây trồng kinh tế, diện tích rau xanh và hoa quả tăng trưởng tương đối rõ rệt, diện tích cây hạt dầu từng bước được mở rộng, diện tích bông tương đối ổn định.
Ngành chăn nuôi cũng từng bước chuyển từ kết cấu theo mô hình nuôi lợn đơn nhất trước đây sang kết cấu phát triển đa dạng các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm Ví dụ, định mực thịt lợn trong các loại thịt giảm từ 83,6% năm 1982 xuống còn 64,6% năm 2006, thịt gia cầm tăng từ 9,5% lên 20%, thịt bò tăng từ 2,1% lên 9,3% (Cục Thống kê Nhà nước, 2006)
1.2.1.2 Thay đổi cơ cấu tiêu dùng thực phẩm
Trung Quốc không chỉ đã giải quyết được vấn đề cơm ăn cho số lượng dân số khổng lồ, mà cùng với sự tăng trưởng của thu nhập và nâng cao trình độ đô thị hoá, cơ cấu tiêu dùng thực phẩm còn có những thay đổi rõ rệt
Thứ nhất, mức tiêu thụ lương thực và rau xanh bình quân đầu người của cư dân thành thị và nông thôn giảm xuống rõ rệt, lượng tiêu thụ thịt các loại và thuỷ sản tăng
Ví dụ, năm 2006, lượng tiêu thụ lương thực bình quân đầu người của cư dân thành thị đã giảm 47,5% so với năm 1983, của cư dân nông thôn giảm 21% Lượng tiêu thụ bình quân đầu người sản phẩm thịt các loại của cư dân thành thị tăng 20%, của
cư dân nông thôn tăng 70%
Bảng 2: Lượng tiêu thụ bình quân đầu người thực phẩm chủ yếu của cư dân thành thị và cư dân nông thôn (kg/người/năm) (3,26)
Năm Lương thực Rau xanh Dầu thực vật Thịt lợn, bò, cừu Gia cầm Thuỷ sản Nông
thôn
Thành
thị
Nông thôn
Thành thị
Nông thôn
Thành thị
Nông thôn
Thành thị
Nông thôn
Thành thị
Nông thôn
Thành thị
Trang 12Nguồn: Cục Thống kê Nhà nước, “Niên giám thống kê Trung Quốc”
Thứ hai, khoảng cách về cơ cấu sản phẩm tiêu dùng giữa cư dân nông thôn và cư dân thành thị có xu thế rút ngắn Năm 2006, khoảng cách tiêu thụ bình quân đầu người đối với thịt lợn, bò, cừu giữa cư dân thành thị và cư dân nông thôn rút từ 2 lần xuống 1,4 lần, thịt gia cầm rút từ 3,3 lần xuống còn 2,4 lần ( Bảng 2)
Thứ ba, khoảng cách về chi phí tiêu dùng giữa cư dân thành thị và cư dân nông thôn có xu thế ngày càng lớn Từ năm 1985 đến năm 2006, chênh lệch chi phí tiêu dùng sinh hoạt bình quân đầu người giữa cư dân thành thị và cư dân nông thôn tăng từ 2,1:1 lên 3,6:1 Tỷ trọng chi dùng cho thực phẩm chiếm trong tổng chi phí tiêu dùng sinh hoạt của cư dân nông thôn (hệ số Engel) giảm từ 57,8% xuống còn 43%, của cư dân thành thị thì giảm từ 53,3% xuống còn 35,8% (biểu đồ 5) Khoảng cách chênh lệch chi dùng cho thực phẩm bình quân đầu người giữa cư dân thành thị và cư dân nông thôn mở rộng từ 2,0:1 lên 3,7:1 (Cục Thống kê Nhà nước, 2007)
1.2.1.3 Thành tựu tăng trưởng nông nghiệp
Từ năm 1978 đến 1984, sản lượng lương thực của Trung Quốc thực tế trung bình hàng năm tăng trưởng 5%, rau xanh và hoa quả lần lượt đạt 7,5% và 7,2%, còn sản lượng bông thì đạt 19,3%, vượt xa tỷ lệ tăng trưởng trong thập niên 60, 70 của thế kỷ
XX Giữa những năm 90 của thế kỷ XX, cục diện cung cầu sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc nảy sinh những thay đổi có tính căn bản, từ thiếu hụt trường kỳ sang tổng lượng cơ bản cân đối, thu hoạch hàng năm dư dật, lượng lương thực thực phẩm bình quân đầu người tăng trưởng mạnh, nông nghiệp bước vào giai đoạn phát triển mới Kể
từ năm 1999, do những thay đổi trong kết cấu cung cầu hàng nông sản, lương thực xuất hiện xu thế giảm sản lượng Từ năm 1999 đến 2003, bình quân hàng năm giảm 4,1% (bảng 2) Trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2006, tỷ lệ tăng trưởng lương thực bình quân hàng năm đạt 2,96%, ngoại trừ đỗ tương giảm sản lượng và sản xuất lúa nước đảm bảo sự ổn định ra, sản xuất lúa mạch và ngô đều tăng mạnh
Trang 131.2.2 Nông nghiệp với tăng trưởng kinh tế
Với tư cách là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, ngành nông nghiệp đã có những cống hiến to lớn đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc Năm 1978, nông nghiệp đã đóng góp 28,1% tổng giá trị sản xuất quốc nội, thu hút được 70,5% số lao động việc làm Cải cách mở cửa bắt đầu từ năm 1978 đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc Trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến 2006, bình quân hàng năm, GDP của Trung Quốc tăng trưởng thực tế 9,7% Mặc dù ngành nông nghiệp (4,6%) chưa đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao như công nghiệp (11,3%) và ngành dịch vụ (10,7%), nhưng sự tăng trưởng ổn định của nông nghiệp đã hỗ trợ có hiệu quả cho sự tăng trưởng cao của nền kinh tế Trung Quốc cũng như thúc đẩy cải cách mở cửa tiến triển thuận lợi
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp hóa và đô thị hóa, nền kinh
tế Trung Quốc đã xuất hiện những chuyển biến mang tính kết cấu trên quy mô lớn, hạn ngạch của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân giảm dần theo từng năm Đến năm
2006, hạn ngạch của nông nghiệp chiếm trong GDP giảm xuống còn 11,8%, hạn ngạch việc làm giảm xuống còn 42,6% Trong mậu dịch đối ngoại, hạn ngạch xuất khẩu nông nghiệp giảm từ 26,7% năm 1980 xuống còn 3,2% năm 2006, hạn ngạch nhập khẩu giảm từ 33,8% xuống còn 4%
Bảng 3: Sự thay đổi cơ cấu kinh tế Trung Quốc (%) (3,23)
Trang 14Nông sản phẩm 26.7 24.5 17.2 9.4 6.3 3.6 3.2
Cơ cấu nhập khẩu
Tỷ lệ dân số nông thôn 82.1 80.6 76.3 73.6 71.0 63.8 57 56.1
Nguồn: Cục Thống kê Nhà nước, “Niên giám thống kê Trung Quốc”, các kỳ trong lịch sử
Mặc dù ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh trong những năm vừa qua, ngành sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Trung Quốc Năm 2010, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và bảo đảm 37% việc làm trong nước
1.2.2.1 Sản suất
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc tăng mạnh trong những năm vừa qua, đạt 5.777 tỷ NDT năm 2010, tăng 12% so với năm 2009 Nguyên nhân chính là do giá cả và sản lượng các nông sản chính đều tăng Về giá trị, rau là sản phẩm chính, chiếm 20% trị giá sản lượng, lợn 16%, gà 10%, gạo 8% và ngô 5% Sản lượng của 10 mặt hàng đứng đầu thường chiếm trên ½ tổng trị giá sản lượng ngành nông nghiệp
Bảng 4: Sản lượng nông nghiệp Trung Quốc, 2005 –2010
Đơn vị: triệu tấn
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Trung Quốc
Trang 15Ngành chăn nuôi và trồng trọt đã đạt mức tăng sản lượng đáng kể Sản xuất sữa
đã tăng gần 3 lần từ 2002 đến 2008 và ổn định hiện nay ở mức gần 36 triệu tấn Sản xuất táo, thịt gia cầm, ngô và lúa mỳ tăng mạnh
Bảng 5: Năng suất một số nông sản, 2005 –2010
1992 lên 31,03 tỷ USD năm 2006, bình quân mỗi năm tăng trưởng 7,5% Nhập khẩu nông sản phẩm tăng từ 5,3 tỷ USD lên 31,99 tỷ USD, bình quân mỗi năm tăng trưởng 13,7% (bảng 5) Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu nông sản phẩm lớn thứ 5 thế giới ngoài EU, Mỹ, Nhật Bản Tuy nhiên, hạn ngạch xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngoại thương có xu thế giảm xuống, từ 13,3% năm 1992 xuống còn 3,2% năm 2006, hạn ngạch nhập khẩu từ 6,6% giảm xuống 4%
Trang 16Bảng 6: Mậu dịch nông sản Trung Quốc năm 1992-2006 (3,28)
Đơn vị 1992 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006Giá trị gia tăng nông
nghiệp (giá hiện tại) Tỷ NDT 580 1199.31462.8 1541.2 1611.7 1709.2 2076.8 2307 2470Giá trị gia tăng nông
nghiệp b (giá hiện tại) Tỷ USD 105.3 143.6 176.7 186.1 194.6 206.4 250.9 281.6 309.8Xuất khẩu nông sản Tỷ USD 11.30 14.40 15.60 16.10 18.10 21.20 23.10 27.60 31.03Nhập khẩu nông sản Tỷ USD 5.30 12.20 11.20 11.80 12.40 18.90 28.00 28.70 31.99Xuất khẩu tịnh nông sản Tỷ USD 6.00 2.20 4.40 4.30 5.70 2.30 -4.90 -1.10 -0.96
Tỷ trọng trong tổng kim
ngạch mậu dịch
Xuất khẩu nông sản % 13.3 9.7 6.3 6.1 5.6 4.8 3.9 3.6 3.2Nhập khẩu nông sản % 6.6 9.2 5 4.9 4.2 4.6 5.0 4.3 4.0
Tỷ trọng gia tăng nông
nghiệp tương đối
Xuất khẩu nông sản % 10.8 10 8.8 8.7 9.3 10.3 9.2 9.8 10.0Nhập khẩu nông sản % 5 8.5 6.3 6.4 6.4 9.2 11.2 10.2 10.3Tổng ngạch xuất nhập
khẩu nông sản
% 15.8 18.5 15.2 15 15.7 19.4 20.4 20.0 20.3
Nguồn: Tổng cục Hải quan: “Thống kê hải quan Trung Quốc”; Cục Thống kê Nhà
nước: “Niên giám thống kê Trung Quốc”, các kỳ trong lịch sử.
• Những đóng góp mà hoạt động xuất khẩu nông nghiệp mang lại trong xu thế toàn cầu hóa:
Trước hết, xuất khẩu nông sản của Trung Quốc đã từng có ý nghĩa đóng góp
ngoại tệ rất quan trọng Trong vòng 12 năm từ năm 1992 đến 2003, xuất siêu ngoại thương Trung Quốc tổng cộng đạt 242,65 tỷ USD, xuất khẩu thuần nông sản tổng cộng đạt 51,33 tỷ USD, chiếm 21,2%
Trang 17Bảng 7: Xuất khẩu nông sản Trung Quốc: Nông sản theo loại hình tập trung lao động và đất đai (3,29)
6 cho thấy, việc xuất khẩu nông sản theo loại hình tập trung nhiều lao động chiếm 87,8% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Trung Quốc điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của nông nghiệp Trung Quốc cũng như để nền nông nghiệp Trung Quốc phát huy ưu thế so sánh
1.3 Chính sách nông nghiệp Trung Quốc
Chính sách nông nghiệp của Trung Quốc không có thay đổi lớn trong những năm qua Kế hoạch 5 năm 2012 –2017 cũng khẳng định lại cam kết của các kế hoạch 5 năm trước đây là xây dựng nông thôn mới thông qua việc tăng cường hỗ trợ và bảo đảm hơn nữa quyền lợi cho người nông dân và đẩy mạnh hiện đại hóa nhằm nâng cao mức sống của họ Mục tiêu chính của chính sách trong nước là bảo đảm an ninh lương thực thông
Trang 18qua việc nâng cao năng lực sản xuất và tăng cường cạnh tranh Các mục tiêu cụ thể trong Kế hoạch 5 năm lần này là tăng khả năng sản xuất sản phẩm có hạt lên thêm 50 triệu tấn (gạo, lúa mỳ, ngô và đỗ tương) bằng việc cải thiện các điều kiện sản xuất nông nghiệp Kế hoạch cũng chú trọng đến việc tăng cường cơ khí hóa nông nghiệp, phát triển và áp dụng công nghệ sinh học Các biện pháp khác là tăng giá mua tối thiểu cho một số loại sản phẩm chính có hạt, cải thiện điều kiện lưu trữ, bảo quản nông sản.
Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, Trung Quốc sử dụng nhiều biện pháp như hàng rào thuế quan, quy định giá mua nông sản tối thiểu cho gạo và lúa mỳ, chính phủ mua nông sản và bảo quản nông sản, trợ giá đầu vào và thanh toán trực tiếp…
Trung Quốc áp dụng một số hình thức trợ cấp đầu vào Chương trình trợc ấp tổng thể đầu vào cho nông nghiệp bắt đầu hoạt động từ năm 2006 để bù đắp cho nông dân khi giá đầu vào tăng Tuy nhiên, việc thanh toán không hoàn toàn phụ thuộc vào những biến động của giá cả đầu vào và được tiến hành trên cơsởdiện tích đất canh tác chịu thuế Tổng số tiền của Chương trình này tăng từ 2 tỷ NDT năm 2006 lên 71,6
tỷ NDT năm 2010
Chương trình thanh toán cho việc phát triển các giống mới, được áp dụng năm
2006, nhằm tăng chất lượng hạt giống và con giống được mở rộng từ lúa mỳ, gạo, ngô và đỗ tương lúc ban đầu sang hạt cải dầu và bông năm 2007, khoai tây năm 2009, lúa mạch năm 2010 và thửnghiệm với lạc thời gian gần đây Động vật giống được điều tiết thuộc chương trình này bao gồm lợn, bò sữa, bò thịt và cừu
Chí phí về phân bón được kiểm soát và trợ cấp thông qua một sốbiện pháp khác nhau Việc xuất khẩu phải chịu thuế xuất khẩu và thuế này được điều chỉnh một vài lần trong những năm gần đây và mức thuế là 75% vào tháng 10/2011 Các biện pháp nhập khẩu được tiến hành nhằm giảm chi phí phânbón nhưgiảm thuếphân bón và nguyên liệu phân bón, giảm và miễn thuế VAT, ưu đãi về giá điện, gas và vận chuyển
xe lửa, miễn thuế cho các dự án xây dựng xe lửa
Trang 19Việc mua máy móc nông nghiệp cũng được trợ cấp trong tỷ lệ 20% –30% giá bán Năm 2008, chương trình trợcấp này được áp dụng trong cả nước Chính quyền các địa phương có trách nhiệm thực hiện chương trình và quyết định loại máy nào khi mua được trợ cấp theo catalogues máy nông nghiệp do Chính phủ trung ương phát hành Tổng trị giá của chương trình phục vụ cho việc mua máy nông nghiệp tăng đáng kể
từ 2 tỷ NDT năm 2007 lên 15,5 tỷ NDT năm 2010
Trung Quốc cũng áp dụng một số chương trình hỗ trợ giá cả trong nước Hàng năm, giá mua tối thiểu đối với lúa gạo và lúa mỳ do Hội đồng phát triển và cải cách quốc gia quyết định Các hộ nông dân bán lương thực theo giá thịtrường Chỉ khi giá gạo và lúa mỳ tại các vùng gieo trồng chính thấp hơn giá mua tối thiểu, nông dân có thể bán lương thực và nông sản theo giá mua tối thiểu cho các công ty do nhà nước chỉ định
1.4 Những thách thức đối với nền nông nghiệp Trung Quốc
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, nền nông nghiệp Trung Quốc chuyển sang giai đoạn phát triển mới Sản lượng nông nghiệp trước đây thiếu hụt nhiều nay đã
có sự thu hẹp giữa cung và cầu Cùng với việc mức thu nhập được nâng cao, chất lượng hàng nông sản cũng được chú trọng hơn Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào cả điều kiện tự nhiên và thị trường tiêu thụ chứ không phải chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như thời kỳ trước Cuối năm 2001, Trung Quốc gia nhập WTO đã làm cho nền nông nghiệp nước này bị ảnh hưởng to lớn Sự cạnh tranh không chỉ gói gọn trong nước mà còn của nước ngoài Khi tham gia vào thị trường quốc tế, các mặt hàng cần phải được tiêu chuẩn hóa, kể cả hàng nông sản Đây là một thách thức lớn đối với nền nông nghiệp Trung Quốc Thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã mở ra tại Trung Quốc, GDP bình quân đầu người từ 1000 USD đến 3000 USD Kinh nghiệm của những quốc gia đi trước cho thấy, đây là cơ hội quý giá để Trung Quốc phát triển nhanh chóng Tuy nhiên, những thách thức đặt ra nếu không được giải quyết triệt để có thể kìm hãm sự phát triển này Đứng trước thời cơ mang tính chiến lược, nỗ lực giải quyết vấn đề tam nông, tiếp tục phát huy vai trò hỗ trợ của nông nghiệp, phát triển
Trang 20nông thôn đối với nền kinh tế quốc dân từ đó giúp nông dân tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp là những việc mà Trung Quốc nên thực hiện Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành yếu nhất trong nền kinh tế quốc dân Những vấn đề nổi cộm hiện nay Trung Quốc đang gặp phải đó là:
- Dân số ngày càng tăng kéo theo áp lực về nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cũng tăng theo Tính đến nay, dân số Trung Quốc đứng đầu thế giới với hơn 1,3 tỷ người, nhu cầu lương thực thực phẩm mỗi năm là hơn 500 triệu tấn Tuy nhiên, năng lực sản xuất mới khoảng 480 triệu tấn mỗi năm, như vậy thì việc nhập khẩu vốn gây ra gánh nặng cho quốc gia là không thể tránh khỏi Trong vài năm tới, muốn sản lượng tăng lên
đủ đáp ứng nhu cầu trong nước thì về vật chất và khoa học kỹ thuật đều phải có sự phát triển cao hơn trước Điều kiện này là rất khó thỏa mãn nếu xét trong tình hình Trung Quốc hiện nay Làm thế nào để đảm bảo an ninh lương thực trong khi quy mô dân số vốn đã lớn lại gia tăng nhanh chóng là câu hỏi hóc búa được đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách
- Việc sản xuất nông nghiệp bị ràng buộc bởi các điều kiện tự nhiên như thời tiết, đất đai, hệ thống sông ngòi… Dân số ngày càng tăng đã làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại do phải dành để xây dựng nơi cư trú Bên cạnh đó, đất đai dù có màu mỡ đến đâu cũng cần có thời gian hồi phục sau khi trồng trọt Việc sử dụng đất bừa bãi sẽ gây thoái hóa nguồn tài nguyên này và tổn hại lợi ích của những thế hệ sau Mâu thuẫn giữa việc dân số ngày càng tăng trong khi quỹ đất ngày càng giảm làm cho diện tích đất canh tác bình quân của Trung Quốc giảm xuống còn không đến 5 mẫu, chưa bằng một nửa mức trung bình của thế giới Khu vực Tây Bắc, Hoa Bắc và miền Trung Trung Quốc cũng thường xuyên xảy ra hạn hán gây không ít khó khăn cho nông nghiệp ở những khu vực này Nếu vấn đề thiếu nước không được giải quyết trong thời gian dài thì mức thiệt hại sẽ rất lớn Nguồn cung ứng sản phẩm nông nghiệp và an ninh lương thực một lần nữa bị đe dọa bởi sự xuống cấp của đất đai và khí hậu không thuận lợi
- Sức cạnh tranh của hàng nông sản Trung Quốc còn thấp và khó có thể nâng cao trong thời gian ngắn Ngày càng đi sâu vào hệ thống thương mại thế giới, Trung Quốc
Trang 21càng gặp nhiều đối thủ cạnh tranh sở hữu khoa học công nghệ tiên tiến có thể sản xuất
ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn cao hơn hàng Trung Quốc Các vấn đề Trung Quốc đang gặp phải hiện nay như tiền đầu tư cho nông nghiệp thấp, hệ thống chính sách hỗ trợ nông dân và hàng nông sản xuất khẩu chưa chặt chẽ đều chỉ được giải quyết trong thời gian dài Hàng Trung Quốc xưa nay cũng bị thị trường thế giới đánh giá thấp vì đa số là hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, để thay đổi hình ảnh xấu
và nâng cao sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc cần phải có những biện pháp hiệu quả và kịp thời Việc phát huy những thế mạnh đồng thời chọn ra chiến lược phát triển đúng đắn sẽ giúp Trung Quốc nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế
- Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn lớn Thu nhập của nông dân ảnh hưởng đến sự ổn định và phồn vinh của nông thôn và đời sống nông dân, lại vừa liên quan đến sự phát triển nhịp nhàng giữa thành thị và nông thôn cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân Từ khi cải cách mở cửa đến nay, thu nhập của nông dân Trung Quốc biến đổi chủ yếu trong 4 giai đoạn lớn Từ năm 1978 đến 1984, thu nhập của nông dân tăng nhanh do phát huy được tính tích cực, hăng say sản xuất của nông dân Giai đoạn thứ hai từ năm 1985 đến đầu những năm đầu 1990 Đây là giai đoạn kinh tế vĩ mô bị thu hẹp dẫn đến thu nhập nông dân giảm xuống Giai đoạn thứ ba
từ những năm đầu 1990 đến năm 1996, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh kéo theo thu nhập nông dân cũng tăng theo Từ năm 1996 đến nay, khoảng cách chênh lệch thu nhập thành thị và nông thôn tăng lên do hai khu vực này không được hưởng đều thành quả của sự tăng trưởng kinh tế Theo thống kê, năm 1978 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn là 133,6 NDT, thu nhập bình quân đầu người ở thành thị là 343,4 NDT, mức chênh lệch giữa nông thôn và thành thị là 1/2,57 Năm 2006, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn là 3587 NDT trong khi thu nhập bình quân đầu người của
cư dân thành thị là 11759 NDT, khoảng cánh chênh lệch này tăng lên đến 1/3,28 Sức mua yếu của nông dân đã trở thành rào cản đối với sự phát triển kinh tế của Trung
Quốc (11, trang 6 -7)
- Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và sự nghiệp xã hội như giáo dục, y tế phát triển chậm Hiện nay, vấn đề nổi cộm ở nông thôn là người dân không đi học được, ốm không có nơi điều trị và đường sá lạc hậu Theo thống kê, nông thôn Trung Quốc còn
Trang 22có gần 10.000 hương trấn, 300.000 thôn hành chính chưa có đường xi măng, đường nhựa, nước uống của khoảng 280 triệu nông dân không an toàn, khoảng 20 triệu dân ở nông thôn không có điện để dùng Năm 2005, mỗi 100 người thành phố có 3,67 giường bệnh trong khi nông thôn chỉ có 0,67 giường Năm 2005, trong số 500 triệu lao động ở nông thôn có 13,68% có trình độ văn hóa trên trung học phổ thông, 34,1% có trình độ văn hóa tiểu học Theo tính toán của các học giả Trung Quốc, trình độ giáo dục của người lao động ở nông thôn Trung Quốc có liên quan đến mức thu nhập bình quân đầu người Nếu mỗi người lao động trong gia đình nông dân tăng thêm 1 năm giáo dục thì thu nhập bình quân của hộ gia đình nông dân có thể tăng thêm 1000 NDT Với thực trạng trên thì phương hướng chủ yếu của việc đầu tư tài chính công ở nông thôn là giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn có
ý nghĩa quan trọng đối với khả năng tìm việc làm và tăng thu nhập của người nông dân
(11, trang 7 – 8)
- Đô thị hóa đối mặt với nhiều vấn đề còn đợi giải quyết Từ năm 1978 đến 2005,
tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,8% lên đến 43% Do hiện thực khó khăn về việc làm, nhà ở, bảo hiểm xã hội nên những nông dân vào thành phố rất khó thay đổi thân phận của mình trở thành người dân thành phố thực sự Việc thúc đẩy đô thị hóa hiện nay đi theo con đường phát triển các đô thị lớn, dựa vào phát triển vành đai ngành nghề ven biển Con đường này về cơ bản giống như con đường phát triển mà Mỹ, Nhật đã đi qua Nhưng vấn đề là dân số Trung Quốc đông hơn Mỹ 1 tỷ người và gấp 10 lần Nhật Theo tính toán, dân số Trung Quốc năm 2020 sẽ đạt 1,449 tỷ người với tỷ lệ đô thị hóa 55%
và năm 2030 sẽ đạt 1,5 tỷ người với tỷ lệ đô thị hóa 60%.Điều này cho thấy giải quyết vấn đề nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc không thể chỉ đơn thuần dựa vào con đường đô thị hóa mà cần phải tiến hành song song với xây dựng nông thôn mới, phát triển nhịp nhàng các thành phố lớn, vừa và nhỏ cũng như các thị trấn Dựa vào một số
đô thị lớn, khu vực phát triển vùng ven biển đều không thể thu nạp hết lượng dân số nông thôn quá lớn Thay vào đó, Trung Quốc cần dẫn dắt việc sắp xếp các nguồn lực một cách thích hợp, hình thành nhiều trung tâm tăng trưởng kinh tế Có như vậy thì nông nghiệp mới được thúc đẩy phát triển, nông thôn phồn vinh, nông dân giàu có
Trang 23- Ô nhiễm môi trường hiện nay đã phát triển thành một vấn đề lớn ở Trung Quốc, nghiêm trọng nhất đó là ô nhiễm không khí và nước Quốc gia này đã trở thành một trong những nước bị ô nhiễm nhiều nhất Có 20 thành phố ở Trung Quốc nằm trong danh sách 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới Tuy việc sử dụng than làm nhiên liệu đã giảm nhưng các phương tiện giao thông dùng xăng dầu lại gia tăng nhanh chóng song song với sự gia tăng dân số Một nghiên cứu được thực hiện bởi Ngân hàng thế giới năm 2007 tại Trung Quốc cho kết quả chi phí sức khỏe do ô nhiễm gây ra đến 3,8% GDP nước này Nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí trầm trọng này còn do chính sách kiểm soát giá cả không tốt, mức giá xăng dầu ở Trung Quốc quá thấp khiến cho người dân thoải mái sử dụng Giá nước ở Trung Quốc cũng chỉ bằng 75% chi phí sản xuất Điều này đã gây khó cho Trung Quốc, nhất là khi quốc gia này vốn rất khan hiếm tài nguyên Mặt khác, các lĩnh vực cần nhiều vốn như cơ sở hạ tầng, năng lượng (giao thông đường sắt, bến cảng, viễn thông) thường được cung cấp ở mức giá bằng với chi phí sản xuất Đây thực sự là một lựa chọn không thích hợp cho sự phát triển bền vững
(12, 18 – 23)
Trang 242 CHƯƠNG 2: GHANA
2.1 Tổng quan nền kinh tế
2.1.1 Lịch sử phát triển kinh tế
Sau khi giành được độc lập vào năm 1957, Ghana được xem là quốc gia có sản lượng ca cao lớn nhất thé giới và có GDP bình quân đầu người đứng thứ hai trong khu vực Các quốc gia mới được thừa hưởng tài sản của Bờ Biển Vàng, cùng với số tiền thu được của sự bùng nổ ca cao trước đây và một cơ sở hạ tầng tương đối tiên tiến và dịch
vụ xã hội Vì vậy, như các quốc gia châu Phi đầu tiên giành được độc lập , Ghana được xem là niềm hy vọng cho toàn bộ lục địa Tuy nhiên , năm 1983 , GDP bình quân đầu người ở Ghana đã giảm xuống còn 170 USD , chỉ bằng một nửa so với mức trước độc lập
Sau năm thập kỷ kinh nghiệm cho đến cuối những năm 1980, nhiều người đồng
ý rằng chiến lược hiện đại hóa nhà nước lãnh đạo đã thất bại và thực sự nó đã không khả thi cho Ghana Sự thất bại của chiến lược này để tạo ra một ngành công nghiệp hiện đại ở Ghana (như ở nhiều nước châu Phi khác) đã làm cho mọi người nhận ra rằng trong khi hiện đại hóa cần vốn đầu tư rất lớn để tạo ra nền tảng vật chất của một ngành công nghiệp hiện đại, hiện đại hóa vượt xa tích lũy vốn
Những bất ổn về chính trị , thể chế và kinh tế vĩ mô đã làm chậm quá trình hiện đại hóa Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1990, Ghana đã có thể vượt qua những bất ổn này Phương pháp tiếp cận hiện đại hóa ngay lập tức sau khi độc lập làm suy yếu sự ổn định kinh tế vĩ mô Nó góp phần làm gia tăng nhanh chóng sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô và một vòng luẩn quẩn của các chính sách Đầu tư công lớn trong cơ sở hạ tầng , y tế, giáo dục và doanh nghiệp nhà nước thuộc Chính phủ Nkrumah đã nhanh chóng vượt ra ngoài khả năng của nhà nước Hơn nữa, chiến lược đầu tư vốn chuyên sâu làm trầm trọng thêm sự cần thiết phải bổ sung vốn và ngoại hối Vì cả khoản tiết kiệm trong nước cũng như vốn nước ngoài ( thông qua FDI, hoặc các khoản vay và viện trợ nước ngoài) không đủ khả năng để hỗ trợ vốn cho chiến lược phát triển này, chính phủ phải
Trang 25viện đến thuế nhập khẩu và in tiền , dẫn đến sự gia tăng lạm phát và tăng chi phí cho nguyên liệu nhập khẩu Để tạo vốn trong nước, chính phủ thành lập ngân hàng mới và tăng thuế Những nỗ lực để khắc phục những tác động tiêu cực của các cơ chế dẫn đến
sự can thiệp mạnh mẽ trong thị trường lao động Ngoài ra, chính phủ tích cực tạo việc làm bằng cách mở rộng các khu vực công , dẫn đến một sự gia tăng 250 % tiền trả cho người lao động giữa năm 1957 và năm 1966 Giai đoạn này, nông nghiệp chưa được phát triển sâu rộng, nông nghiệp phát triển trong thời kỳ sau khi độc lập chỉ tập trung vào các khoản thu nhập ngoại hối từ ca cao và khu vực đầu tư vào nông nghiệp quy mô lớn Doanh thu từ xuất khẩu ca cao là chìa khóa cho lãnh đạo nhà nước tiến hành công nghiệp hóa và tiếp tục đóng một vai trò quan trọng cho ngân sách chính phủ Tuy nhiên, ban quảng cáo giới thiệu cacao (CMB) ban đầu được thành lập để quản lý giá cả thị trường thế giới, thường trích xuất các loại thuế cao không bền vững từ nông dân trồng cacao cho ngân sách nhà nước nói chung chứ không phải bình ổn giá Ngoài ra, chính sách nông nghiệp thường bị thành kiến chống lại nông dân quy mô nhỏ và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp khác ngoài cacao Đầu tư và chính sách công ưa chuộng việc tạo ra các trang trại và hợp tác xã và các khoản trợ cấp cho nông nghiệp cơ giới hóa nhà nước , dịch vụ và đầu vào một cách rõ ràng mục tiêu các trang trại quy mô lớn
Tỷ giá hối đoái bị định giá cao làm giảm sức cạnh tranh của nông nghiệp xuất khẩu và
do đó làm giảm sự đa dạng hóa xuất khẩu nông nghiệp
Phương pháp tiếp cận để phát triển nông nghiệp với sự tập trung rõ ràng vào nông nghiệp và phát triển nông thôn của chính phủ Busia (1972-75) thiếu sự liên kết các chương trình để hỗ trợ sự gia tăng năng suất nông nghiệp nên phần lớn không hiệu quả Ngành nông nghiệp chưa phát triển mà không có một chiến lược dài hạn toàn diện và đầu tư công Các hệ thống ERP tăng ưu đãi sản xuất để tăng sản lượng ca cao thông qua sự mất giá của tỷ giá hối đoái và giảm thuế xuất khẩu Tuy nhiên , việc thiếu một chiến lược phát triển và đầu tư nông nghiệp toàn diện hạn chế những tác động tích cực trên các lĩnh vực nông nghiệp khác Đầu tư công vẫn ở mức thấp và có xu hướng tập trung vào các biện pháp duy nhất Ví dụ, dự án Sasakawa toàn cầu năm 2000 bắt đầu vào năm 1986 để thúc đẩy các gói ngô tích hợp cho nông dân nhỏ Nó đảo ngược
Trang 26chiến lược cơ giới hóa trước đó bằng cách thúc đẩy sức kéo động vật như là một thay thế cho máy kéo và cũng bằng cách cung cấp chuyển giao công nghệ , đầu vào nông nghiệp và tín dụng Trong khi các biện pháp khác duy nhất như kiểm soát dịch bệnh sắn và cơ giới hóa sản xuất lúa gạo có thể đã có tác động cục bộ , họ không chuyển đổi nông nghiệp và mang lại một cuộc cách mạng xanh như ở các nước châu Á Nguyên nhân chính do các chương trình đã được tư nhân hóa chưa hoàn thành và cơ sở hạ tầng
thấp kém ( 3, trang 10 – 14)
Tóm lại, thời kỳ phát triển kinh tế sau độc lập trong những năm 1980 Ghana đã được đặc trưng bởi sự bất ổn chính trị và kinh tế vĩ mô, một chiến lược nông nghiệp hẹp dựa trên công nghiệp và nhà nước lãnh đạo Ghana bắt đầu bước ra khỏi vòng luẩn quẩn sau khi cuối những năm 1980 duy trì tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo đáng kể kể từ đầu những năm 1990 và Ghana trở thành một câu chuyện thành công về
sự ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo Trước khi chúng tôi
có một cách tiếp cận hướng tới tương lai để đánh giá cơ hội và thách thức đối với thúc đẩy tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo và vai trò của nông nghiệp trong quá trình này, nó là cần thiết để mô tả các điều kiện ban đầu của nước này.
2.1.2 Tình hình kinh tế 2007 - 2008
Được thiên phú hào phóng với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Ghana xếp thứ 2 sản phẩm trên đầu người của những quốc gia nghèo hơn của Tây Phi Vì vậy, Ghana vẫn còn phải phụ thuộc một chút vào thương mại và sự giúp đỡ của quốc tế và
cả những hoạt động đầu tư của cộng đồng người Do thái Ghana Khoảng 30% dân số sống dưới mức nghèo đói của thế giới là 1.25 đô la Mỹ mỗi ngày và theo Ngân hàng thế giới thu nhập trên đầu người của Ghana vừa mới gấp đôi 45 năm trước
Ghana, được biết đến vì khối lượng vàng trong thời gian thuộc địa, vẫn là một nhà sản xuất vàng hàng đầu thế giới Những mặt hàng xuất khẩu khác như : dừa, gỗ, điện, kim cương, khoáng chất bauxit, và mangan là những nguồn thu nhập ngoại tệ chủ yếu Một mỏ dầu được dự đoán chứa đến 3 tỉ thùng (1 thùng = 150 lít)( khoảng 480
Trang 27triệu m3 ) dầu sáng (light) đã được tìm thấy vào năm 2007 Sự khai thác dầu đang tiếp diễn và khối lượng đầu ngày càng tăng lên.
Tổng số lao động của Ghana trong năm 2008 là 11.5 triệu người Nền kinh tế vẫn đang nặng về nông nghiệp, chiếm 37.3% trong tổng thu nhập quốc dân GDP và cung cấp công ăn việc làm cho 56% người lao động, chủ yếu là những chủ đất nhỏ
Những chính sách kinh tế không hiệu quả của chính phủ quân đội trong quá khứ
và những cam kết giữ hòa bình trong khu vực đã tiếp tục dẫn đến việc tài chính thiếu hụt lạm phát, sự giảm giá của đồng Cedi, và gia tăng sự bất mãn của công chúng với những biện pháp khắt khe của Ghana Vì vậy, Ghana vẫn còn là một trong những nền kinh tế cần phải tiết kiệm trên toàn Châu phi Vào tháng 7 năm 2007, nhà băng Ghana bắt đầu việc đặt tên lại, từ đồng Cedi chuyển sang một dạng tiền tệ mới, đồng Cedi Ghana Tỉ lệ chuyển đổi là 1 đồng Cedi Ghana bằng 10,000 Cedi Nhà băng Ghana bắt đầu chiến dịch công nghệ ráo riết để đua đồng tiền mới vào sử dụng rộng rãi trong công chúng
Đồng Cedi Ghana mới khá ổn định và trong năm 2008, tỉ lệ đổi chung là 1 đô la bằng 1.1 đồng Cedi Ghana Thuế gia tăng giá trị là thuế tiêu dùng thực thi ở Ghana Cách thức quản lý thuế bắt đầu vào năm 1998 có mức riêng nhưng kể từ tháng 9 năm
2007 bắt đầu đưa vào quản lý ở một mức chung
Trong năm 2008, mức thuế là 10% và được sửa đổi vào năm 2000 lên đến 12.5% Tuy nhiên với điều luật 734 đã được thông qua năm 2007, thuế VAT Flat Rate Scheme (VFRS) áp dụng cho ngành phân phối bán lẻ Điều này cho phép thuế hàng hóa của những người bán lẻ theo điều luật 546 phải chịu phí tổn ngoài lề là 3% dựa trên giá bán
và khoảng mức như thế với dịch vụ VAT Mục đích của nó là làm đơn giản hóa hệ
thống thuế má và gia tăng sự hài lòng (5)