BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế trung quốc và ghana (Trang 51 - 54)

Mặc dù hiện nay nên kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng rất mạnh và đứng thứ hai thế giới. Nhưng một điều tất cả chúng ta không thể quên đó là dân số vô cùng khổng lồ của Trung Quốc -1,3 tỷ người. Do đó nhu cầu về lương thực luôn luôn là một vấn đề cấp thiết đối với đất nước này. Ngoài việc tập trung sản xuất trong nước, thậm chí Trung Quốc còn phải nhập khẩu thêm lương thực từ các nước khác trên thế giới. Đó là một trong những lý do Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì và phát triển nền nông nghiệp quốc gia, chưa kể đến nền nông nghiệp còn mang lại nhiều giá trị khác cho Trung Quốc như hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chế biến và tăng trưởng hoạt động mậu dịch,… Và để đáp ứng nhu cầu đó, Trung Quốc càng phải kiểm soát nền nông nghiệp của mình sao cho nó không làm trì trệ, lạc hậu nền kinh tế mà ngược lại còn góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia này.

Về Ghana, như đã nêu trên, tình hình kinh tế cũng như chính trị của Ghana không ổn định trong giai đoạn cuối những năm 80. Trong khi các ngành khác như công nghiệp, dịch vụ, lẽ ra phải tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế, vậy mà chúng đã rất trì trệ và có thể nói là bị ảnh hưởng rất nhiều sau vụ bất ổn thể chế; thế nhưng nông nghiệp lại là ngành có thể vực dậy và mang lại nhiều giá trị cho Ghana lúc bấy giờ, bởi nó ít bị can thiệp bởi chính phủ nên sự ảnh hưởng cũng ít hơn và phục hồi

cũng nhanh hơn, đặc biệt phân ngành xuất khẩu ca cao của nước này rất phát triển và là mặt hàng mũi nhọn của nền nông nghiệp Ghana.

Cả hai nước trên đều nhờ vào nông nghiệp để phát triển kinh tế và có thể nói hoạt động nông nghiệp đã cứu cánh và hỗ trợ rất nhiều cho nền kinh tế của hai nước Trung Quốc và Ghana nói riêng và các nước đang phát triển nói chung. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật, điều kiện tự nhiên khác nhau, nguồn vốn và nguồn lao động cũng khác nhau do đó chiến lược phát triển nông nghiệp cũng khác nhau.

Việt Nam cũng là một nước đang phát triển và ngành nông nghiệp vẫn được coi là một ngành quan trọng của nền kinh tế. Từ việc phân tích vai trò của nền nông nghiệp đối với Trung Quốc và Ghana có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:

- Nên tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cụ thể là giảm tỷ trọng trồng trọt các cây lương thực mang lại lợi nhuận thấp, đồng thời tăng tỷ trọng trồng trọt các loại cây mang lại giá trị cao như cao su, hồ tiêu, dầu sở, rừng nguyên liệu,…

- Ngành chăn nuôi cần được chú trọng tăng chất lượng để có thể cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu. Nước ta gia nhập WTO nên sẽ phải cạnh tranh bên ngoài không chỉ giá cả mà còn cả chất lượng.

- Không nên di cư quá nhiều từ nông thôn lên thành thị, sẽ làm tỉ lệ đô thị hóa tăng, dẫn đến rất nhiều hệ lụy khác như ô nhiễm môi trường, mất cân bằng mật độ dân số, nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn thấp dẫn đến đã lạc hậu lại càng lạc hậu hơn. Thay vào đó cần hiện đại hóa khu vực nông thôn, đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất chế biến hàng nông sản để tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn, góp phần làm giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

- Cần đưa ra các chính sách hợp lý để quản lý quỹ đất. Vì quỹ đất có hạn nhưng dân số lại tiếp tục gia tăng, nên Việt Nam cần đưa ra những chính sách nông nghiệp như khai thác chiều sâu của ruộng đất – thâm canh. Tuy nhiên phải gắn thâm canh với

quá trình cải tạo và bồi dưỡng ruộng đất. Ngoài ra, nước ta cũng có các quỹ đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển còn lớn, cần thiết được khai thác để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

- Ngoài ra phải hoàn thiện chất lượng nông sản, đa dạng hóa mặt hàng, từ đó thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh, mang lại ngoại tệ cho quốc gia.

- Một điểm quan trọng nữa là mặc dù nguồn lao động của Việt Nam rất dồi dào, tuy nhiên trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế. Do đó cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực lành nghề, biết sử dụng những máy móc hiện đại để giúp cho nền nông nghiêp được cơ giới hóa, hiện đại và tăng trưởng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế trung quốc và ghana (Trang 51 - 54)