CÁC hội CHỨNG điện tâm đồ

31 407 0
CÁC hội CHỨNG điện tâm đồ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC HỘI CHỨNG ĐIỆN TÂM ĐỒ BS LƯƠNG QUỐC VIỆT Hệ dẫn truyền của tim I. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ (EGG) - 1 - Mỗi điện tâm đồ cần phải được khảo sát có hệ thống theo 9 bước sau: 1. Tần số và tính đều đặn 2. Sóng P 3. Khoảng PR 4. Phức bộ QRS 5. Đoạn ST 6. Sóng T 7. Sóng U 8. Khoảng QTc 9. Nhịp 1. Tần số: Bình thường sự ghi điện tâm đồ đã được chuẩn hóa về biên độ 1mv/ 10mm và tốc độ giấy 25mm/s (mỗi ô ngang nhỏ = 0.04s). Tần số tim được xác định dựa trên số ô vuông lớn (0,20giây) giữa 2 phức bộ QRS: 1 ô 300 lần/ phút 2 ô 150 lần/ phút 3 ô 100 lần/ phút 4 ô 75 lần/ phút 5 ô 60 lần/ phút - 2 - 2. Sóng P: (< 0,12s, < 2,5mm) Sóng P dương ở I, II, aV F , và V2 – V6 Sóng P âm ở aV R Sóng P dương, hai pha, hoặc âm ở III, aV L và V1 - 3 - 3. Khoảng PR ( 0,12 – 0,20s ) Thường đẳng điện ở tất cả chuyển đạo. PR ngắn: - Hội chứng kích thích sớm - Nhịp bộ nối hoặc nhịp nhĩ thấp PR dài: - Blốc AV độ I 4. Ph ức bộ QRS 4.1 Hình dạng QRS a. Sóng Q: • -Sự hiện diện của sóng Q ở một số chuyển đạo (V1,V2 và V3) là bất thường.Trái lại,ở tất cả các chuyển đạo còn lại ( trừ chuyển đạo III và aVR có chiều hướng về bên phải) có thể có sóng q nhỏ (rộng < 0,04 giây và sâu <1/4 sóng R) • -Sự vắng mặt của sóng q nhỏ ở V5 và V6 xem như bất thường • -Sóng Q có kích thước bất kỳ ở III và aVR là bình thường b. Sóng R : • Ở chuyển đạo trước tim, sóng R tăng dần biên độ và thời gian từ chuyển đạo V1 đến chuyển đạo V4 hoặc V5 4.2 Thời gian: 0,06-0,10 s 4.3 Biên độ: - Biên độ QRS cao (xem phần phì đại thất ) - Biên độ thấp bất thường khi: < 5mm ở chuyển đạo chi < 10mm ở chuyển đạo trước tim - 4 - 4.4. Trục QRS: bình thường - 30 0 - +90 0 Cách 1: Dựa vào chiều của phức bộ QRS ở chuyển đạo I ,II Cách 2: - Tìm chuyển đạo chi có phức bộ QRS đẳng điện nhất (R = S). - Trục QRS sẽ thẳng góc với chuyển đạo đó. - Chiều của trục điện tim sẽ là chiều của phức bộ QRS ở chuyển đạo thẳng góc. * Trục lệch trái ( ≤ - 30 0 ): - Dày thất trái - NMCT thành dưới - Blốc phân nhánh trái trước ( R nhỏ, S sâu ở II, III và aV F ) * Trục lệch phải ( >90 0 ) - Dày thất phải - Blốc phân nhánh trái sau (Q nhỏ và R cao ở II, III và aV F ) - Trục lệch phải nhẹ gặp ở người bình thường, gầy. 4.5. Thời gian nhánh nội điện: ( intrinsicoid deflection = ventricular activating time: VAT) - VAT ở V1 – V2 : < 0,035s - 5 - - VAT ở V5 – V6 : < 0,045s 5. Đoạn ST: thường đẳng điện, có thể chênh lên không quá 1mm, và chênh xuống không quá 0,5mm. * ST chênh lên: - Nhồi máu cơ tim cấp - Co thắt mạch vành. - Viêm màng ngoài tim (chênh lõm). - Phình vách thất. * ST chênh xuống : - Tác dụng của digoxin. - Tăng gánh (do dày thất trái). - Thiếu máu cơ tim. - Nhồi máu cơ tim dưới nội mạc. 6. Sóng T: Biên độ : Không quá 5mm ở chuyển đạo chi. Không quá 10mm ở chuyển đạo trước tim. Sóng T dương : I, II, Av F và V2 – V6 Sóng T âm : aV R Sóng T thay đổi : III, aV L và V1 - 6 - )(giâyRR − * Sóng T cao nhọn : - Tăng kali máu - Nhồi máu cơ tim cấp (T tối cấp) * Sóng T âm : - Nhồi máu cơ tim dưới nội mạc (không sóng Q) - Tăng gánh thất. - Tác dụng thuốc (Digitalis). - Hạ kali, hạ canxi - Tăng áp lực nội sọ. 7. Sóng U: Thường không thấy hoặc hiện diện như một sóng tròn nhỏ cùng chiều với sóng T và có biên độ thấp hơn sóng T (< ¼) - Sóng U nhô cao khi hạ kali máu. - Sóng U đảo khi thiếu máu cơ tim. 8. Khoảng QTc: 0,39 ± 0,04s; (< 50% khoảng R – R). QTc: Khoảng QT đã được điều chỉnh theo nhịp tim. QT QTc= * QT dài: - Bẩm sinh - Hạ kali máu, hạ mangie máu. - Thuốc : Quinidin, Procainamide, thuốc chống trầm cảm ba vòng. * QT ngắn : - Digitalis - Tăng canxi máu, tăng kali máu 9. Xác định nhịp A. Nhịp xoang - Sóng P đi trước mỗi phức bộ QRS. - Trục sóng P bình thường (P dương ở I, II và aV F ). - Khoảng PR bình thường. 1. Nhịp nhanh xoang : nhịp xoang, tần số > 100 lần / phút. - 7 - 2. Nhịp chậm xoang : nhịp xoang, tần số < 60 lần / phút. 3. Loạn nhịp xoang : nhịp xoang có sự thay đổi tần số theo chu kỳ, thường có liên quan đến hô hấp ( tăng tần số khi hít vào và giảm tần số khi thở ra). (R – R) dài nhất – (R – R) ngắn nhất > 0,16 giây. 4. Ngưng xoang:  Nút xoang không thể kích thích tâm nhĩ trong một hay nhiều nhịp và sau đó hồi phục  Hoạt động điện hồi phục hoặc khi nút xoang phát nhịp trở lại hoặc khi các ổ phát nhịp thấp hơn bắt đầu phát nhịp (nhịp thoát bộ nối hay thoát thất)  Khoảng ngừng không phải là bội số của khoảng P – P cơ bản - 8 - Nhịp thoát bộ nối B. Blốc nhĩ – thất (Blốc A – V) 1. Blốc A – V độ I: nhịp xoang, khoảng PR > 0,20 s. 2. Blốc A – V độ II: a. Mobitz I (Wenckebach): Theo chu kỳ, có sự dài dần của khoảng PR theo nhịp cho đến khi có một sóng P có phức bộ QRS bị rớt. b. Mobitz II: a. Khoảng PR hằng định. b. Một sóng P có phức bộ QRS bị rớt. 3. Blốc A – V độ III: - Phân ly hoàn toàn giữa nhịp nhĩ và nhịp thất. - Nhịp nhĩ có thể là nhịp xoang bình thường hoặc bất kỳ rối loạn nhịp nhĩ nào nhưng xung động từ nhĩ không đến được thất. - Thất được khử cực bởi một ổ tạo nhịp thứ phát : + Hoặc nằm ổ bộ nối nhĩ thất dẫn đến nhịp thất đều có tần số 50 – 60 lần / phút có phức bộ QRS hình dáng bình thường. - 9 - + Hoặc ổ tạo nhịp nằm ở thất (tự thất) đưa đến nhịp thất đều, tần số 30 – 40 lần / phút có phức bộ QRS giãn rộng, dị dạng. C. Rối loạn nhịp nhĩ 1. Blốc xoang nhĩ: Một bất thường dẫn truyền xung động nút xoang đưa đến sự chậm hoặc thất bại tạo ra sóng P. Chỉ có Blốc xoang nhĩ độ II có thể nhận ra trên ECG bề mặt, có thể biểu hiện thành hai dạng: 1.1. Blốc xoang nhĩ độ II – type 1 (Wenckebach) : Theo chu kỳ, có sự ngắn dần của khoảng P – P trước khi vắng mặt của sóng P. 1.2. Blốc xoang nhĩ độ II – type 2 (Mobitz) : Mất sóng P mà khoảng P - P bị Blốc là bội số của khoảng P - P đi trước và sau nó. 2. Ngoại tâm thu nhĩ: - Một sóng P’ đến sớm. - Phức bộ QRS – T theo sau có hình dạng bình thường. - Khoảng nghỉ bù không hoàn toàn : R - R’ –R <2 ( R – R ). - Khoảng PR của nhịp đến sớm có thể bằng, dài hơn hoặc ngắn hơn khoảng PR của xoang. a. Ổ nhĩ cao: chiều của sóng P’ bình thường, nghĩa là P’dương ở I, II và aV F - 10 - [...]... lớn trong chẩn đoán phân biệt với nhịp nhanh thất Cần thực hiện điện tâm đồ trong nhĩ, thực quản hoặc bó His để xác định chẩn đoán F Hội chứng kích thích sớm 1 Hội chứng Wolff – Parkinson – White (W.P.W) - PR ngắn ≤ 0,10 giây; có trục sóng P bình thường - Sóng Delta ở phần đầu của phức bộ QRS rộng > 0,10s - Thay đối ST - T thứ phát 2 Hội chứng Lown – Ganong – Levin ( L.G.L) - Khoảng PR ngắn ≤ 0,10s,... hợp của các thay đổi điện tâm đồ như sau:  Phức bộ RS hai pha, điện thế cao ở các chuyển đạo giữa trước ngực,gặp trong nhiều tổn thương bẩm sinh và có lẻ thường gặp nhất trong thông liên thất  Tiêu chuẩn điện thế của phì đại thất trái ở chuyển đạo trước ngực kết hợp với trục lệch phải ở chuyển đạo chi  Sóng S biên độ thấp ở V1 kết hợp với sóng S rất sâu ở V2  Tiêu chuẩn phì đại thất trái ở các chuyển... lần / phút - 14 - E Nhịp thất 1 Ngoại tâm thu thất: - Trong sự hiện diện của nhịp xoang, một QRS rộng, dị dạng, có móc đến sớm - Không có sóng P’ đi trước - Thay đổi ST – T thứ phát - Khoảng nghỉ bù hoàn toàn: R - R’- R = 2( R - R ) a Đơn dạng: tất cả QRS của các ngoại tâm thu thất có hình dạng giống nhau trên cùng một chuyển đạo b Đa dạng: phức bộ QRS của các ngoại tâm thu thất thay đổi hình dạng và... lần/ phút 5 Rung thất (Ventricular fibrillation) Điện tâm đồ dạng sóng không đều, nhanh Đây là tình trạng ngừng tim 6 Vô tâm thu: Không có phức bộ thất trong nhiều giây đến nhiều phút Đây là tình trạng ngừng tim F Rối loạn nhịp nhĩ có dẫn truyền lệch hướng trong thất: Chẩn đoán phân biệt giữa rối loạn nhịp này và rối loạn nhịp thất tương đối khó 1 Ngoại tâm thu nhĩ dẫn truyền lệch hướng: - Trong sự có... thường - 18 - II MỘT SỐ BẤT THƯỜNG ĐIỆN TÂM ĐỒ A PHÌ ĐẠI - 19 - 1 Phì đại nhĩ trái: - Sóng P rộng > 0,12s và sóng P có hình M ( P mitral) ở II - Sóng P hai pha ở V1: phần cuối của sóng P rộng ≥ 0,04s và sâu > 1mm 2.Phì đại nhĩ phải: - Sóng P cao nhọn > 2,5 mm ở II (p phế) - Phần đầu dương của sóng P ở V1 cao > 1,5 mm - 20 - 3 phì đại hai nhĩ 4.Phì đại thất trái: a Tiêu chuẩn điện thế (có giá trị khi bệnh... với sóng R cao ở các chuyển đạo trước ngực phải  Lớn nhĩ trái là tiêu chuẩn duy nhất cho phì đại thất trái kết hợp với bất kỳ tiêu chuẩn nào gợi ý phì đại thất phải B BLỐC NHÁNH 1 Blốc nhánh phải: - V1: nhánh nội điện muộn, QRS có dạng M ( rSR’), đôi khi R rộng hoặc qR - V6: nhánh nội điện sớm, sóng S rộng - DI : Sóng S rộng - 24 - 2 Blốc nhánh trái: - V1: QS hoặc rS - V6: nhánh nội điện muộn, không... b Đa dạng: phức bộ QRS của các ngoại tâm thu thất thay đổi hình dạng và chiều trên cùng một chuyển đạo c Ngoại tâm thu thất đi thành cặp - 15 - d Nguy hiểm: ngoại tâm thu thất xảy ra trên đỉnh hoặc nhánh xuống của sóng T đi trước (R trên T) 2 Nhịp nhanh thất: Một dãy ba hoặc trên ba ngoại tâm thu thất liên tiếp, tần số thất từ 140 – 200 lần / phút và có thể không đều nhẹ 3 Nhịp tự thất ( Idioventricular... sóng P thay bằng nhiều sóng f lăn tăn, không đều - Nhịp thất hoàn toàn không đều với phức bộ QRS bình thường - Biên độ QRS cao thấp không đều D Nhịp bộ nối nhĩ thất - 12 - 1 Ngoại tâm thu bộ nối: khó phân biệt với ngoại tâm thu nhĩ thấp 2 Nhịp bộ nối: - Nhĩ và nút xoang không thực hiện được chức năng phát nhịp - Nhịp bộ nối có tần số 40 – 60 lần / phút - Sóng P âm ở II, III và aV F Sóng p có thể đi... hướng: - Trong sự có mặt của nhịp xoang, một sóng P đến sớm - Phức bộ QRS theo sau dãn rộng, dị dạng, có móc và giống như ngoại tâm thất về hình dạng - Phức bộ QRS thường có dạng rSR’ ở V1 - 17 - 2 Dẫn truyền lệch hướng trong rung nhĩ: Những phức bộ QRS rải rác giống như ngọai tâm thu thất, chúng thường có dạng rSR’ ở V1 và sự xuất hiện của những nhịp này sau một khoảng R - R ngắn được đi trước bởi khoảng... aVL: R nhỏ ở II, III và aV F (2) Thời gian QRS bình thường (3) Thời gian nhánh nội điện muộn ở aVL ( > 0,045 s) (4) Tăng biên độ QRS ở chuyển đạo chi (5) - 25 - 4 Blốc phân nhánh trái sau Trục lệch phải (thường ≥ + 1200) (1) R nhỏ ở I và aVL: Q nhỏ ở II, III và aV F (2) Thời gian QRS bình thường (3) Thời gian nhánh nội điện muộn ở aVF ( > 0,045 s) (4) Tăng biên độ QRS ở chuyển đạo chi (5) Không có dày . CÁC HỘI CHỨNG ĐIỆN TÂM ĐỒ BS LƯƠNG QUỐC VIỆT Hệ dẫn truyền của tim I. CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ (EGG) - 1 - Mỗi điện tâm đồ cần phải được khảo sát có hệ thống. phân biệt với nhịp nhanh thất. Cần thực hiện điện tâm đồ trong nhĩ, thực quản hoặc bó His để xác định chẩn đoán F. Hội chứng kích thích sớm 1. Hội chứng Wolff – Parkinson – White (W.P.W) - PR. của các ngoại tâm thu thất có hình dạng giống nhau trên cùng một chuyển đạo. b. Đa dạng: phức bộ QRS của các ngoại tâm thu thất thay đổi hình dạng và chiều trên cùng một chuyển đạo. c. Ngoại tâm

Ngày đăng: 29/08/2015, 09:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan