1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyên đề phương pháp dạy học bàn tay nặn bột trong môn TNXH lớp 2

21 12,1K 65

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 212 KB
File đính kèm TNXH lớp 2.rar (38 KB)

Nội dung

Thực hiệntốt mục tiêu đổi mới của môn TNXH, người giáo viên phải thực hiện đổi mới cácphương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động, nắm bắt kiến thức của mônhọc một cách tích c

Trang 1

đã được xây dựng theo quan điểm tích hợp Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với quyluật nhận thức của con người Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Thực hiệntốt mục tiêu đổi mới của môn TNXH, người giáo viên phải thực hiện đổi mới cácphương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động, nắm bắt kiến thức của mônhọc một cách tích cực sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tựphát hiện tự giải quyết các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học Từ đó chiếm lĩnhnội dung mới của bài học, môn học

Các phương pháp dạy học thường xuyên sử dụng ở môn học này là: Phương phápquan sát, phương pháp thí nghiệm, phương pháp thực hành, đóng vai và truyền đạt Cáchình thức tổ chức dạy học chủ yếu là dạy học theo nhóm, cá nhân, trò chơi học tập

Năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra thí điểm phương pháp “Bàntay nặn bột” vào áp dụng ở bậc Tiểu học Đây là phương pháp dạy hình thành kiến thứccho học sinh bằng các thí nghiệm, thông qua cách học sinh chia nhóm để tự làm, tự traođổi, nghiên cứu, quan sát để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề trong cuộc sống Giáoviên chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn Với sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo ngành vàchuyên môn trường, tập thể giáo viên tổ 2 đã tích cực nghiên cứu soạn giảng, đổi mớiphương pháp dạy học Bước đầu sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong mônTNXH phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh, nhằm mục đích nâng cao chấtlượng toàn diện vững chắc

Qua giảng dạy, chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm có tính chất trọng tâm,thiết thực, thật sự có tác dụng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, cần được đúc kếtkinh nghiệm học tập Bên cạnh những kết quả đạt được, không sao tránh khỏi nhữngtồn tại, thiếu sót cần được chấn chỉnh khắc phục, bổ sung cho hoàn thiện hơn Tập thể

giáo viên tổ 2 xin đưa ra hội thảo chuyên đề “Phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột

trong môn TNXH lớp 2” Để phát huy mặt ưu điểm của phương pháp này, chúng tôi

tập hợp một số nội dung chính, cơ bản, tiêu biểu đưa ra hội thảo nhằm để trao đổi gópphần thiết thực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hoàn thiện và pháttriển tư duy, năng lực cho học sinh

Trang 2

Để dự thảo chuyên đề có tính khả thi, đưa ra vận dụng đạt hiệu quả, tập thể GV

Tổ 2 rất mong và xin đón nhận ý kiến đóng góp chân thành của lãnh đạo trường và quýthầy cô giáo trong Hội đồng Sư phạm nhằm sửa đổi, bổ sung cho chuyên đề được hoànthiện, thiết thực hơn

* Chuyên đề gồm có 5 phần:

- Phần I: Những ưu khuyết điểm trong quá trình thực hiện dạy học phương pháp

Bàn tay nặn bột trong môn TNXH lớp 2

- Phần II: Mục tiêu, nội dung chương trình và các phương pháp dạy học môn

TNXH lớp 2

- Phần III: Phương pháp bàn tay nặn bột trong môn TNXH lớp 2

- Phần IV: Tiến trình đề xuất dạy bài: Cơ quan tiêu hóa - THXN Lớp 2

- Phần V: Kết luận.

Trang 3

PHẦN I NHỮNG ƯU VÀ KHUYẾT ĐIỂM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DẠY HỌC PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG MÔN TNXH LỚP 2

Qua quá trình tập huấn phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột, dưới sự chỉ đạocủa ngành và Ban giám hiệu nhà trường, chuyên môn trường, đội ngũ giáo viên trong tổ

2 đã nổ lực tìm hiểu tài liệu, những hiểu biết qua tập huấn, vận dụng phương pháp Bàntay nặn bột nhằm từng bước đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáodục Trong thực tế giảng dạy của GV và học tập của HS, chúng tôi rút ra một số ưuđiểm và khuyết điểm như sau:

1 Ưu điểm:

1.1 Về phía giáo viên:

- Tất cả giáo viên đều được tham gia vào lớp tập huấn của chuyên môn trường.

- Đội ngũ giáo viên trong tổ nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu và vững

vàng về chuyên môn, sẵn sàng áp dụng, vận dụng phương pháp BTNB vào giảng dạy

- Sử dụng tốt trang thiết bị dạy học sẵn có và tự làm đơn giản, dễ tìm để áp dụngvào các tiết học

- Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học bàn tay nặn bột linh hoạt, sáng tạo

1.2 Về phía học sinh:

- Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập tốt

- Phương pháp này, HS được tham gia tự đặt ra các câu hỏi tình huấn nêu vấn đề,

tự giải quyết vấn đề thông qua thực hành thí nghiệm, rồi tự đưa ra đánh giá, thảo luận

so sánh kết quả với các bạn trong nhóm để đi đến kết luận kiến thức Đa số các em rấtthích thú và hào hứng, muốn tự khám phá, tự chiếm lĩnh kiến thức trong suốt quá trìnhthời gian của tiết học, hiểu bài sâu hơn

- Rèn luyện được ở các em kĩ năng giao tiếp, diễn đạt nói và viết, kĩ năng làm

việc theo nhóm, làm việc tập thể, hợp tác trao đổi, phát huy trí tưởng tượng, …

- Phát huy được tính tư duy, say mê sáng tạo, giải quyết vấn đề.

2 Khuyết điểm:

2.1 Về phía giáo viên:

- Giáo viên còn lúng trong cách thức tổ chức dạy học môn TNXH theo phươngpháp BTNB như thế nào để học sinh đạt kết quả cao nhất trong học tập

- GV chưa được thực hành, áp dụng nhiều với phương pháp BTNB nên gặp nhiềukhó khăn trong quá trình áp dụng

- Tài liệu hướng dẫn, tham khảo, tài liệu hỗ trợ bước đầu còn hạn chế

- Việc chuẩn bị bài dạy bằng phương pháp này tốn rất nhiều thời gian: nghiêncứu bài dạy, soạn bài theo phương pháp mới, chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị đồdùng cho học sinh GV chưa có thời gian chuẩn bị chu đáo

Trang 4

- SGK chưa phù hợp với cách dạy học theo phương pháp BTNB, chưa kích thích

sự suy nghĩ sáng tạo của học sinh

- Giáo viên xử lý chưa tốt trong việc điều hành hoạt động giữa cá nhân hoặc cácnhóm học sinh có nhịp độ học tập chênh lệch nhau

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được cho việc dạy học theo phươngpháp này Bàn ghế không phù hợp với cách dạy học theo nhóm, chưa có phòng thínghiệm, chưa có đầy đủ thiết bị dạy học

2.1 Về phía học sinh:

- Các em chưa quen với phương pháp này thường hay lúng túng, rụt rè trong quátrình học, tham gia thảo luận đưa ra ý kiến riêng của mình

- HS chưa có vở thực hành, thí nghiệm trong quá trình học

- Một số HS trong nhóm còn chưa thật sự tập trung vào việc thảo luận nhóm, vẫncòn ngồi chơi hoặc làm việc riêng

- HS chưa biết cách đặt câu hỏi sát với nội dung bài

- Nhóm trưởng điều hành các hoạt động nhóm chưa năng động, sáng tạo còn thụđộng

3 Tóm lại: Trên đây là những ưu và khuyết điểm phổ biến trong dạy môn TNXH

lớp 2 theo phương pháp bàn tay nặn bột, tập thể giáo viên trong tổ đã tập hợp nhằm làm

cơ sở xem xét, phát huy những mặt tích cực, tìm giải pháp kịp thời khắc phục những tồntại, rút kinh nghiệm trong công tác dạy và học, nhằm thực hiện mục tiêu dạy học manglại hiệu quả tốt nhất

Trang 5

PHẦN II MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP

DẠY HỌC MÔN TNXH LỚP 2

I Mục tiêu chương trình môn TNXH

Sau khi học xong môn TNXH ở Tiểu học, học sinh cần đạt được: Một số kiến

thức cơ bản, ban đầu và thiết thực Một số kĩ năng ban đầu Một số thái độ và hành vi

1 Một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực

Môn TNXH là môn học bắt buộc trong chương trình, thông qua môn học cungcấp cho học sinh hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người Họcsinh có những hiểu biết cơ bản, ban đầu về các sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữachúng trong tự nhiên, xã hội và con người là nền tảng để các em học ở các lớp trên

2 Một số kĩ năng ban đầu

- Ứng xử thích hợp trong một số tình huống

- Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành

- Nêu thắc mắc, biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết

- Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng

3 Một số thái độ và hành vi

- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn

- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đờisống

- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp Có ý thức và hành động bảo

vệ môi trường xung quanh

II Nội dung chương trình môn TNXH lớp 2.

Nội dung chương trình môn TNXH lớp 2 được phân phối theo 3 chủ đề: Conngười và sức khoẻ; Tự nhiên; Xã hội

- Chủ đề: Con người và sức khoẻ (10 bài)

+ Cơ quan vận động (cơ xương và khớp xương; một số cử động vận động; phòngchống cong vẹo cột sống; tập thể dục và vận động thường xuyên để cơ và xương pháttriển)

+ Cơ quan tiêu hoá (nhận biết trên sơ đồ, vai trò của từng cơ quan trong hệ tiêuhoá; ăn sạch, uống sạch, phòng nhiễm giun)

- Chủ đề: xã hội (13 bài)

+ Gia đình: Công việc của các thành viên trong gia đình; cách bảo quản và sửdụng một số đồ dùng trong nhà; giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và khu vệ sinh,chuồng gia súc, an toàn khi ở nhà, phòng tránh ngộ độc

+ Trường học: Các thành viên trong nhà trường và công việc của họ; cơ sở vậtchất của nhà trường; giữ vệ sinh trường học, an toàn khi ở trường,

Trang 6

+ Huyện hoặc Quận nơi đang sống: Cảnh quan tự nhiên, nghề chính của nhândân, các đường giao thông, các phương tiện giao thông; một số biển báo giao thông; antoàn giao thông (quy tắc đi những phương tiện giao thông công cộng).

Tóm tại: Sách giáo khoa môn TNXH lớp 2 được chia làm 3 chủ đề, với mọi chủ

đề được phân bằng những dải màu khác, sách có kênh hình chiếm ưu thế đã thực sự lànội dung học tập chính Những hình ảnh trong sách giáo khoa đúng vai trò kép, vừa làmnhiệm vụ cung cấp thông tin, vừa làm nhiệm vụ chỉ dẫn học tập Kênh chữ ngắn gọnchủ yếu là các lệnh đưa ra một cách ngắn gọn xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ Nội dung kiếnthức trong toàn bộ Tự nhiên và Xã hội lớp 2 được phát triển theo nguyên tắc từ gần đến

xa, dẫn dắt học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ bản thân đến gia đình, trường học, từcuộc sống xã hội xung quanh đến thiên nhiên rộng lớn, từ những cây cối, con vậtthường gặp đến Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao

4 4 Làm gì để xương và cơ phát triển tốt

6 6 Tiêu hóa thức ăn

8 24 Cây sống ở đâu?

9 25 Một số loài cây sống trên cạn

10 26 Một số loài cây sống dưới nước

Trang 7

III Một số phương pháp và tiến trình thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2 Tiến trình thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” gồm 5 bước:

Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.

Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu.

Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức.

Lưu ý: Trong mỗi tiết học GV cần tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động, tập

cho các em giải quyết vấn đề đơn giản, làm việc theo cặp Tăng cường cho HS sử dụngtranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật, đồ dùng thí nghiệm

Trang 8

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG MÔN TNXH LỚP 2

I Mục tiêu của phương pháp bàn tay nặn bột.

Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy học dựa trên cơ sở của sự

tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên Thực hiệnphương pháp BTNB, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lờicho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát,nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình

Phương pháp BTNB chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thínghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ratrong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điềutra

Với một vấn đề khoa học đặt ra, HS có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từnhững hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ranhững kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức

Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác BTNB luôn coi HS là trungtâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiếnthức dưới sự giúp đỡ của GV, tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoahọc của học sinh Ngoài việc chú trọng đến kiến thức TNXH, phương pháp bàn tay nặnbột còn chú ý đến rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho họcsinh

Dạy TNXH trước đây Dạy TNXH ứng dụng bàn tay nặn bột

Học TNXH qua nhìn, xem Học TNXH thông qua ứng dụng trực tiếp

Do GV thực hiện là chính Chính cá nhân học sinh tự làm

Từ việc so sánh 2 cách dạy học môn TNXH trên ta có thể rút ra kết luận tổngquát như sau:

Vấn đề

TNXH

HS tự đặt câu hỏi giả thiết ban đầu

Tiến hành thí nghiệm

Kiểm chứng

Đưa ra KL thông qua so sánh, thảo luận, phân tích

Vấn đề

TNXH

Trang 9

II Một số PP tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu

1 PP quan sát

* Quan sát là:

- Tìm câu trả lời cho câu hỏi đặt ra

- Nhận thức bằng tất cả các giác quan

- Tổ chức sự nghiên cứu một cách chặt chẽ và có phương pháp

- Xác lập các mối quan hệ bằng cách so sánh với các mô hình, những hiểu biết vàcác đối tượng khác

- Thí nghiệm trong PP “BTNB” được thực hiện để kiểm chứng một giả thuyết đặt

ra chứ không phải là để khẳng định lại một kiến thức

VD: để kiểm tra giả thuyết: “Theo em thức ăn sau khi vào miệng được nhai nuốtrồi sẽ đi đâu?” HS làm thí nghiệm tìm hiểu đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa đểkiểm chứng

Trang 10

- Để tiết kiệm thời gian GV có thể chuẩn bị trước một mô hình đúng để trình bàycho HS so sánh trong trường hợp không có nhóm nào làm đúng Trong trường hợp này

GV cần giấu mô hình không cho HS nhìn thấy trước khi đưa ra trưng bày

4 PP nghiên cứu tài liệu:

PP nghiên cứu tài liệu là một phương pháp khá phổ biến và dễ thực hiện nhất vì

GV không cần chuẩn bị nhiều như đối với các PP khác PP này được sử dụng trong PPBTNB là để học sinh tìm ra câu trả lời cho câu hỏi mà chính các em tự đề xuất dựa trên

cơ sở mâu thuẫn giữa các nhận thức ban đầu của học sinh

Khi cho HS tiến hành PP này, GV giúp HS xác định được:

- Động cơ đọc tài liệu: tìm hiểu tổng quát, tìm hiểu chuyên sâu, tìm một địnhnghĩa, …

- Vấn đề nào cần quan tâm

- Những thắc mắc đang cần tìm câu trả lời

- Kiểu thông tin nào đang cần có

- Vị trí cần đọc, nghiên cứu trong tài liệu

III Các nguyên tắc của bàn tay nặn bột

1 Học sinh quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi

dễ cảm nhận được với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó

Sự vật ở đây được hiểu bao gồm: cả những vật có thể sờ được bằng tay (cái lá,quả bóng,….) và tiến hành các thí nghiệm với nó và cả những sự vật không thể tiếp xúcđược VD: bầu trời, mặt trăng,…

2 Trong quá trình tìm hiểu, học sinh lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tậpthể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà chỉnhững hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên

3 Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiếntrình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập Các hoạt động này làm cho cácchương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn

4 Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài Sựliên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm bảo trong suốtthời gian học tập

5 Học sinh bắt buộc có mỗi em một quyển vở thực hành do chính các em ghichép theo cách thức và ngôn ngữ của chính các em

6 Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần của học sinh các khái niệm khoa học

và kĩ thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói Những đốitượng tham gia

7 Các gia đình và/hoặc khu phố được khuyến khích thực hiện các công việc củalớp học

8 Ở địa phương, các cơ sở khoa học (trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiêncứu, ) giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình

Trang 11

9 Ở địa phương, các Viện Đào tạo giáo viên (Trường Cao đẳng Sư phạm, Đạihọc Sư phạm) giúp các giáo viên về kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy.

10 Giáo viên có thể tìm thấy trên Internet các website có nội dung về nhữngmôđun (bài học) đã được thực hiện, những ý tưởng về các hoạt động, những giải đápthắc mắc Họ cũng có thể tham gia những hoạt động tập thể bằng trao đổi với các đồngnghiệp, với các nhà sư phạm và với các nhà khoa học Giáo viên là người chịu tráchnhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách

IV Các bước tiến trình dạy học theo PP “Bàn tay nặn bột”

Các bước của tiến trình dạy học đưa ra dưới đây là các tiêu chuẩn để áp dụngphương pháp BTNB vào dạy học môn TNXH bằng khai thác, thực nghiệm và thảo luận

Đó là một định hướng bằng hành động, hỏi đáp, tìm tòi, thực nghiệm, xây dựng luyệntập chứ không phải là định nghĩa một phương pháp TNXH hay một tiến trình cứng nhắc

đi từ vấn đề đến khám phá và cuối cùng là cấu trúc kiến thức có sẵn xuất phát từ sự ghinhớ thuần tuý Việc vận dụng tiến trình đó theo một phương pháp tích cực, sáng tạo vàlinh hoạt giữa các bước, tùy theo chủ đề nghiên cứu là điều cực kì cần thiết Nói cáchkhác, mỗi bước được xác định như là yếu tố cần thiết để đảm bảo rằng quá trình khámphá của HS được thông suốt về mặt tư duy

Các bước Nhiệm vụ của HS - Nhiệm vụ của GV

Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

- Quan sát, suy nghĩ

- Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống mở có liên

quan đến vấn đề khoa học đặt ra do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách hấp dẫnnhập vào bài học

Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với trình độ, gâymâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu…đối với HS;nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề

VD: Khi dạy bài Cây sống ở đâu? GV nêu câu hỏi: Theo em cây sống ở đâu? VD: Khi dạy bài Cơ quan tiêu hóa: GV hỏi: Theo em cơ quan tiêu hóa gồm

những bộ phận nào?

Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi nêu vấn đề đảm bảo ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu,

cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính

tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của HS nhằm chuẩn bị tâm thế cho HS trước khi khámphá, lĩnh hội kiến thức

GV dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng (trả lời có hoặckhông) đối với câu hỏi nêu vấn đề

Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh

Bộc lộ quan niệm ban đầu hay biểu tượng ban đầu để từ đó hình thành các câu

hỏi hay giả thuyết của HS là bước quan trọng đặc trưng của PPBTNB Trong bước này,

GV khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật hiện tượng mới (kiến thức mới) trước khi học được kiến thức đó Khi yêu cầu HS trình bày

Ngày đăng: 29/08/2015, 08:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w