1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Câu hỏi nền móng công trình

8 1,4K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 158,7 KB

Nội dung

1 Các loại móng nông? Trình bày đặt điểm phạm vi sử dụng? Móng đơn: Đặc điểm: móng có kích thước ko lớn, đáy móng có dạng hình vuông, HCN, hình tròn, vv.. HCN được sử dụng phổ biến nhất. Móng chịu áp lực truyền xuống nhỏ hoặc khi nền đất tốt có tính nén lún bé. Hai loại móng đơn sử dụng nhiều nhất là móng đơn xây đá hộc móng đơn BTCT (sử dụng nhiều) Phạm vi sử dụng: Chế tạo kiến thiết dưới chân cột nhà dân dụng, dưới trụ đỡ dầm tường, móng mố trụ cầu, trụ điện. Móng băng: Đặc điểm: chiều dài rất lớn so với chiều rộng, còn đc gọi là móng dầm, có 2 loại móng băng: + Móng băng dưới tường: thường dùng vật liệu bằng gạch, đá hộc, bê tông đá hộc, BT hoặc BTCT. + Móng băng dưới các hàng cột: thường dùng vật liệu là BTCT, sử dụng khi tải trọng công trình lớn và các công trình phân bố gần nhau. Phạm vi sử dụng: thường đc sử dụng các công trình dân dụng CN như móng dưới tường nhà, móng dưới hàng cột, các công trình cầu đường thủy lợi như móng dưới tường chắn, móng bệ đỡ ống dẫn nước. Móng bè: Đặc điểm: móng BTCT đổ liền khối, có kích thước lớn, đc thiết kế dưới toàn bộ công trình hoặc dưới các đơn nguyên đã đc cắt ra = khe lún. Phạm vi sử dụng: sử dụng cho nhà nhiều khung, nhà tường chịu lực khi tải trọng công trình lớn hoặc trên nền đất yếu. Móng hộp và móng vỏ

Trang 1

1/ Các loại móng nông? Trình bày đặt điểm & phạm vi sử dụng?

- Móng đơn:

Đặc điểm: móng có kích thước ko lớn, đáy móng có dạng hình vuông, HCN, hình tròn, vv HCN được sử dụng phổ biến nhất Móng chịu áp lực truyền xuống nhỏ hoặc khi nền đất tốt có tính nén lún bé Hai loại móng đơn sử dụng nhiều nhất là móng đơn xây đá hộc & móng đơn BTCT (sử dụng nhiều)

Phạm vi sử dụng: Chế tạo kiến thiết dưới chân cột nhà dân dụng, dưới trụ đỡ dầm tường, móng mố trụ cầu, trụ điện

- Móng băng:

Đặc điểm: chiều dài rất lớn so với chiều rộng, còn đc gọi là móng dầm, có 2 loại móng băng:

+ Móng băng dưới tường: thường dùng vật liệu bằng gạch, đá hộc, bê tông đá hộc, BT hoặc BTCT

+ Móng băng dưới các hàng cột: thường dùng vật liệu là BTCT, sử dụng khi tải trọng công trình lớn và các công trình phân bố gần nhau

Phạm vi sử dụng: thường đc sử dụng các công trình dân dụng CN như móng dưới tường nhà, móng dưới hàng cột, các công trình cầu đường & thủy lợi như móng dưới tường chắn, móng bệ đỡ ống dẫn nước

- Móng bè:

Đặc điểm: móng BTCT đổ liền khối, có kích thước lớn, đc thiết kế dưới toàn bộ công trình hoặc dưới các đơn nguyên đã đc cắt ra = khe lún

Phạm vi sử dụng: sử dụng cho nhà nhiều khung, nhà tường chịu lực khi tải trọng công trình lớn hoặc trên nền đất yếu

-Móng hộp và móng vỏ

2/ Các loại móng sâu, đặc điểm, ưu điểm và nhược?

- Móng giếng chìm là kết cấu rỗng bên trong, vỏ ngoài có nhiệm chống đỡ áp lực đất và

áp lực nước trong quá trình hạ và tạo trọng lượng thẳng ma sát, sau khi hạ đến độ sâu thiết kế thì người ta lấp đầy hoặc 1 phần BT vào phần rỗng.Việc lấy đất dưới đáy giếng

ra có thể làm bằng nhân công hoặc vòi sới áp lực lớn

+ Ưu điểm: móng có kích thướt lớn có khả năng chịu tải lớn, thi công thiết bị đơn giản + Nhược điểm: ko phu hợp khi nước ngầm lớn hoặc có nước mặt, năng suất ko cao, thời gian thi công lâu

Móng giếng chìm hoi ep: khi gặp điều kiện địa chất thủy văn phức tạp, ng ta thay móng giếng chìm bằng móng GCHE, nguyên tắc làm việc of nó là dùng khí nén vào buồng kín

of giếng (Đk khô ráo để đào đất)

+ Ưu điểm: vững chắc chịu tải trọng lớn, ít ảnh hưởng mt, hiệu quả kt cao

+ Nhược điểm: việc thi công ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe công nhân

- Móng cọc: Gồm các cọc riêng lẻ hạ xuống đất và liên ket bằng đài cọc, móng cọc sử dụng các vật liệu như gỗ, thép,BT, BTCT; sử dụng cho công trình TT lớn, công trình trên nền đất yếu như mố trụ cầu, cầu cảng…

+ Phân loại: dựa vào pp thi công: cọc BTCT đúc sẵn và đỗ tại chỗ

3/ Các yêu cầu khi chọn chiều sâu chôn móng nông?

- Đk địa chất và địa chất thủy văn: theo đk này lớp đất chịu lực nên là lớp đất tốt, còn khi gặp nền đất yếu phải xử lý nền, hoặc tùy thuộc vào sự phân bố lớp đất mà có

phương án xử lý và đặt móng vào lớp đất thích hợp

- Nên đặt móng cao hơn mực nước ngầm để giữ nguyên kết cấu of đất và ko phải tháo

Trang 2

nước khi thi công

- Ảnh hưởng of trị số và đặc tính of TT: khi TT lớn nên tăng chiều sâu chôn móng, khi móng chịu tải trọng lệch tâm lớn phải chôn móng đến độ sâu thích hợp để dảm bảo tính

ổn định cho móng

- Ảnh hưởng đặc điểm và cấu tạo công trình: cần phải chú ý như là công trình có tầng hầm hay ko, có hệ thống giao thông liên lạc ngầm hay ko…

- Ảnh hưởng of móng công trình lân cận: Nên đặt chiều sâu chôn móng ngang vs đáy móng công trình bên cạnh, chỉ đc phép đặt sâu hơn khi đảm bảo giữ đc kết cấu của đất dưới chiều sâu chôn móng of nhà lân cận

- Ảnh hưởng của công tác thi công: khi biện pháp thi công chịu ảnh hưởng của MNN thi giảm chiều sâu chôn móng trên MNN và tăng kích thước of móng; khi biện pháp thi công ko chịu ảnh hưởng MNN thì nên tăng chiều sâu chôn móng & giảm tối đa diện tích đáy móng

4/ Loại đất nào tính theo TTGH 1, 2? Giải thích?

Theo TCXD 45-78 khi tính toán theo TTGH1 chỉ áp dụng các loại đất sau:

- Các nền là đá, đất nửa đá, đất sét rất cứng, đất cát rất chặt.(1)

- Các nền nằm trên mái dốc hay dưới mái dốc

- Các nền đặt móng chịu tải trọng ngang thường xuyên có trị số lớn

- Các nền là loại đất sét yếu no nước và đất than bùn

Các nền đất (1) chỉ biến dạng rất nhỏ dưới tác dụng của tải trọng công trình, ngay cả khi tải trọng đạt đến tải trọng cực hạn phá hỏng nền đất thì biến dạng vẫn còn bé Do vậy những loại nền này khi chịu tác dụng của tải trọng, sẽ dẫn tới TTGH1 trước khi xuất hiện TTGH2

Việc tính toán nền theo TTGH2 được áp dụng cho tất cả các loại nền trừ các loại nền nêu ở (1) Mục đích của việc tính toán là khống chế biến dạng tuyệt đối và chuyển vị ngang của nền không vượt quá giới hạn cho phép, đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của công trình

Các điều kiện: S < [S] , ∆S < [∆S] , U < [U]

Trong đó: S, ∆S, U - chuyển vị lún, lún lệch và chuyển vị ngang do tải trọng gây ra [S], [∆S],[U] - chuyển vị lún, lún lệch và chuyển vị ngang giới hạn

5/ Cơ sở phân loại móng

Phân loại theo vật liệu:

+ Móng gạch xây: chịu tải trọng nhỏ trên nền đất tốt

+ Móng đá hộc xây: R lớn hơn tuy nhiên thường sử dụng những nơi có sẵn vl

+ Móng gỗ: R nhỏ, chỉ dùng cho công trình phụ tạm

+ Móng thép: R cao, nhưng dễ bị rỉ, dễ sử dụng cho công trình tạm, hoặc phục vụ thi công móng

+ Móng BT và BTCT: có R cao, tuổi thọ lâu, đc sử dụng rộng rãi trong xd công trình Phân loại theo chế tạo:

+ Móng đỗ toàn khối: móng đc thi công bằng cách đỗ BT toàn khối ngay tại vị trí XD + Móng lắp ghép: các cấu kiện móng đc đúc sẵn trong xưởng hoặc bãi đúc, sau đó vận chuyển ra vị trí XD để lắp ghép lại vs nhau

Phân loại theo đặc tính tải trọng:

Trang 3

+ Móng chịu TT tĩnh: là móng của nhà or công trình chịu TT tĩnh

+ Móng chịu TT động: móng mái, móng chịu tải trọng công trình cầu, móng nhà CN Phân loại theo pp thi công:

+ Móng nông: là móng xay dưng trên hố móng đào trần, sau đó lấp lại,độ sâu chôn móng 1.2 – 3.5 m,gồm móng đơn, móng băng, móng bè

+ Móng sâu: thi công k cần đào hố móng, or chỉ đào 1 phần rồi dùng pp nào đó hạ cọc xuống độ sâu thiết kế, các loai: mòng giếng chìm,móng giếng chìm hoi ep,móng cọc

6/ Trình bày thí nghiệm nén tĩnh?

Ưu điểm: cho kết quả sát vs sự làm việc thực tế của cọc

Nhược điểm: chi phí TN cao

Nội dung pp: + Sau khi hạ cọc xuống độ sâu thiết kế ng ta dùng TT nén tĩnh, nén ép dọc trục theo nguyên tắc tăng dần từng cấp

+ Các giá trị về TT,độ lún, thời gian đc ghi chép để xđ SCT cho cọc

Thiết bị TN: (TCXDVN 269-2002)

+ Hệ gia tải: kích thủy lực, bơm và hệ thống thủy lực

+ Hệ đo đạc, quan trắc: bao gồm thiết bị dụng cụ đo TT tác dụng lên đầu cọc và độ lún của cọc

+ Hệ tạo phản lực: có thể dùng 1 trong 3 sơ đồ sau: cọc neo, dùng các đối trọng, dùng chinh ma sát thành và phản lực mũi cọc

Chuẩn bị TN:

+ Chuẩn bị cọc TN, lắp đặt hệ tạo phản lực, dầm dọc, dầm ngang, đối trọng

+ Lắp đặt hệ thống đo chuyển vị + Lắp đặt hệ gia tải

Quy trình gia tải: TT đc tăng theo từng cấp (10-25) % PTK vs mỗi cấp TT chờ khi cọc đạt độ lún mới tăng Mỗi lần tăng 10-25% Cấp tiếp theo và PTN max

PTN = (150-250) % PTK -> giữ 24h, sau đó trở về 0

Cọc xem là phá hoại khi vật liệu cọc bị phá hoại, tổng độ lún của cọc vượt quá 10% bề rộng cọc Cọc bị lún đột ngột

Kết quả TN: Vẽ đc biểu đồ P-S

TH a) Pgh – Sgh = ξ.[S]; ξ = (0.1 - 0.2) => [P] = Pgh / Fs ; Fs =(1.5 – 2.5)

TH b) Pgh tại điểm uốn => [P] = Pgh / Fs

7/ Các chỉ tiêu cơ lý của nền đất yếu? Trình bày các biện pháp xử lý nền đất yếu?

Các chỉ tiêu cơ lý:

+ Sức chịu tải bé( 0.5 – 1.0 kg/cmvuong)

+ đất có tính nén lún lớn( a> 0.1 cmvuong/kg)

+Hệ số rỗng e lớn( e> 1.0)

+ Độ sệt lớn ( B>1.0)

+ Modun biến dang bé( Eo<50 kg/cmvuong)

+ khả năng chống cắt bé(phi,c bé)

+khả năng thấm nước bé

+hàm lượng nước trong đất cao

+Dung trọng bé

Các biện pháp xử lý:

+ Cơ học: bao gồm: làm chặt đất bằng đầm, đầm chấn động, lèn chặt đất từ các loại cọc như cọc đất, cọc đá balat, cọc vôi, pp nén trước, thay đất

+ Vật lý: gồm các bp hạ MNN, dùng giếng cát, bấc thấm, điện thấm

Trang 4

+ Hóa học: gồm các pp keo kết đất bằng XM, vữa XM, pp silicat hoa, pp điện hóa

8/ Đặc điểm, Ưu điểm của phương pháp đệm cát? Phạm vi sử dụng?

Đặc điểm: biện pháp tiến hành là đào bỏ 1 phần toàn bộ lớp đất yếu sau đó thay vào bằng lớp đất hạt khô hạt trung lèn chặt

Ưu điểm:

+Có vai trò như 1 lớp chịu tải, tiếp thu TT từ móng truyền xuống

+ Giảm đc độ lún và chên nền lún cho móng

+Giảm đc chiều sâu chôn móng

+ Giảm đc áp lưc công trình truyền xuống dât yếu

+ Tăng nhanh quá trình cố kết nền đất yếu

Phạm vi sd: sd cho nền đất yếu có chiều dày nhỏ hơn 3m

9/ Nêu đặc điểm, ưu điểm của cọc cát và phạm vi sử dụng?

Đặc điểm: biện pháp tiến hành dùng máy chuyên dụng đóng cọc ống thép rỗng đến độ sâu thiết kế, sau đó lèn cát vào rút dần ống lên tạo ra cọc cát

Ưu điểm:

+Sử dụng làm tăng nhanh quá trình cố kết nền đất yếu do đó độ lún ổn định diễn ra nhanh

+ Tăng cường độ cho nền đất yếu

+ Tăng trị số modun biến dạng của nền

Phạm vi sử dụng: cọc cát sd xử lý nền đất yếu vs chiều dày > 3m

10/ Thế nào là móng mềm?

Móng mềm là móng có độ cứng nhỏ và biến dạng lớn khi chịu tác dụng of TT, khác vs móng cứng và móng cứng hữu hạn khi chịu tải trọng móng mềm phát sinh bdang uốn lớn do vậy sự phân bố ứng suất tiếp xúc dưới đáy móng cũng thay đổi khá phức tạp, vì vạy viec tính toán thiết kế móng mềm cũng khá phức tạp.vd: móng băng, móng phẳng, tấm trên nền đường oto, đường sân bay thuộc loại móng mềm

11/ Trình bày đặc điểm và phạm vi sử dụng phương pháp xử lý nền bằng đệm cát?

-Biện pháp tiến hành: đào bỏ 1 phần hoặc toàn bộ lớp đất yếu sau đó thay vào bằng lớp đất hạt thô hay hạt trung lèn chặt

-Các ưu điểm: có vai trò như 1 lớp chịu tải, tiếp tru tải trọng từ móng truyền xuống + giảm đc độ lún và chênh nền lún cho móng

+ giảm đc chiều sâu chôn móng

+ giảm đc áp lực công trình truyền xuống nền đất yếu

+ tăng nhanh quá trình cố kết nền đất yếu

-Phạm vi sử dụng: sử dụng cho nền đất yếu có chiều dày < 3m

12/ Hiệu ứng nhóm cọc là gì? Phân tích sự làm việc của nhóm cọc?

Khi các cọc nằm chung trong 1 móng -> có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau do sự truyền ứng suất trong đất, do vậy nó ảnh hưởng đến SCT & độ lún của nhóm cọc, ta thường gọi là Hiệu ứng nhóm cọc

Độ lún của 1 nhóm cọc ma sát có số lượng cọc nhiều sẽ lớn hơn so với nhóm cọc có ít cọc hơn khi ở cùng điều kiện đất nền

Trong nền đất rời quá trình đóng cọc đóng hay ép thường đóng chặt đất nền, vì vậy

Trang 5

SCT của nhóm cọc có thể lớn hơn SCT của các cọc trong nhóm

Trong nền đất dính SCT của nhóm cọc ma sát nhở hơn tổng SCT các cọc đơn trong nhóm

Đối với cọc chống, SCT nhóm cọc = tổng SCT các cọc đơn trong nhóm

13/ Cơ sở xác định chiều dài cọc cát?

Chều dài của cọc cát phải bằng chiều sâu của tầng chịu nén của nền, như vậy mới có thể coi nền đc gia cố Đối với nền đất yếu có chiều dày lớn, với móng HCN thì chiều dài của cọc cát (Lc) phải bằng hoặc lớn hơn 2 lần bề rộng của móng (Lc ≥ 2b), với móng băng thì chiều dài của cọc cát phải bằng hoặc lớn hơn 4 lần bề rộng móng(Lc ≥

4b), Theo kinh nghiệm chiều dài của cọc cát thường chọn đến độ sâu của nền đất dưới đáy móng đc xem là hết lún (tại độ sâu có σz ≤0.2σzbt)

14/ Cơ sở tính toán độ bền của móng BTCT? Vì sao?

Cơ sở tính toán độ bền móng BTCT là điều kiện chống chọc thủng trên mặt phẳng nghiêng

Vì ứng suất trong móng chỉ do bê tông chịu hoàn toàn, ko xét đến cốt thép có trong móng

15/ Nêu các biện pháp triệt tiêu biểu đồ âm dưới đáy móng?

+ Thay đổi, kích thước hình dạng móng

+ Thay đổi trọng tâm móng

+ Cấu tạo hệ thống dầm, giằng móng để chịu M

16/ Độ chối của cọc là gì? Độ chối giả của cọc là gì?

Sau khi đã hạ cọc đến 1 độ sâu nào đó (thường là độ sâu thiết kế) ta dùng 1 loại búa có trọng lượng nhất định đóng 1 nhát vào cọc thì cọc sẽ lún xuống, trị số độ lún đó còn gọi

là độ chối của cọc, kí hiệu là e

Xác định bằng công thức e = S / n, S là độ lún tổng cộng sau n nhát búa

Đối với nền đất cát và đất sét, sau khi đóng cọc xong & thử TT ngay thì độ chặt của cọc

sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với thực tế -> gọi là độ chối giả của cọc

17/ So sánh móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao? Các giả thuyết tính toán móng cọc đài cao?

*Các giả thuyết tính toán:

- Cọc liên kết ngàm cứng với đài cọc

- Đài cọc xem như tuyệt đối cứng

- Mỗi tiết diện của cọc coi như đối xứng so vs trục bất kỳ đi qua trọng tâm của nó

- Mỗi tiết diện của cọc đều phẳng sau khi chịu uốn

- Cọc liên kết ngàm đàn hồi vs đất

* So sánh MC đài thấp vs MC đài cao:

Khác nhau:

+ Được sử dụng ở những nơi cạn, ko bị xói lở bởi các dòng nước trong mùa mưa, móng nhà dân dụng (MCĐT)

+ Được sử dụng ở những nơi nước sâu như giữa lòng sông hoặc những nơi khe cạn, móng mố trụ cầu, bờ kè bến cảng.(MCĐC)

+ Đài thấp làm cho cọc bớt chịu tải trọng ngang, mà đối với cọc đó là 1 loại lực nguy hiểm, đồng thời nó còn ổn định và có biến dạng nhỏ Ko cần phải bố trí cọc xiên.(MCĐT)

Trang 6

+ Đài cọc có chuyển vị lớn và cọc chịu lực nhiều hơn, các cọc trong móng chịu uốn rất

rõ rệt Vì vậy phải đóng nhiều cọc và bố trí thêm cọc xiên (MCĐC)

+ Khác nhau về điều kiện làm việc: MCĐT khi chịu tác dụng của tải trọng ngang và momen thì xem như toàn bộ tải trọng này do đất từ đáy đài trở lên tiếp nhận Còn đối với MCĐC thì các tải trọng này sẽ phân phối lên các cọc để tác dụng lên đất

+ Móng cọc làm việc như cọc đơn, ko kể đến hiệu ứng nhóm cọc (MCĐT)

+ Móng đc xem như 1 khung ko gian gồm , làm việc hiệu ứng giữa các cọc

Giống nhau:

+ Liên kết giữa cọc – đài là liên kết ngàm cứng

+ Đài cọc xem như tuyệt đối cứng

+ Cọc liên kết ngàm đàn hồi vs đất

18/ Trình bày phương pháp tính toán móng cọc khi có tải trọng đứng và tải trọng ngang tác dụng đối với trường hợp chỉ có cọc thằng?

Kiểm tra tải trọng thẳng đứng tác dụng lên cọc:

Khi móng chịu tải trọng lệch tâm sẽ xảy ra hiện tượng 1 số cọc trong móng chịu tải trọng lớn và 1 số khác chịu tải trọng bé, đôi khi có cọc chịu kéo

Việc kiểm tra tải trọng tác dụng lên cọc trong trường hợp này đc tiến hành như sau: + Đối với cọc chịu nén: P0max ≤ [Pn]

+ Đối với cọc chịu kéo: P0min ≤ [Pk]

Trong đó

- [Pn], [Pk] – SCT tính toán cho phép của cọc chịu nén và chịu kéo

- P0max, P0min – Tải trọng tác dụng lên cọc chịu nén nhiều nhất và chịu kéo nhiều nhất P0max = ΣNtt / n + xnmax ΣMtt / Σxi2

P0min = ΣNtt / n - xkmax ΣMtt / Σxi2

ΣNtt = N0tt + G; ΣMtt = M0tt + Q0tt.h

xi - khoảng cách từ cọc i đến trục y-y

xnmax- khoảng cách từ tim cọc chịu nén lớn nhất -> yy

xkmax- khoảng cách từ tim cọc chịu kéo lớn nhất -> yy

Kiểm tra tải trọng ngang tác dụng lên cọc:

Điều kiện kiểm tra: H0¬ ≤ [Hng]

H0–Tải trọng ngang tác dụng lên mỗi cọc, giả thiết TT ngang phân bố đều lên tất cả các cọc trong móng

H0 = ΣH / n ; ΣH = Q0tt + M0tt / h

n - Số lượng cọc

[Hng] - SCT trọng ngang của cọc

19/ Phân biệt SCT giới hạn và SCT cho phép? Phân biệt móng cọc ma sát và cọc chống?

* Phân biệt SCT giới hạn và SCT cho phép:

-SCT giới hạn của cọc là tải trọng mà tại đó vật liệu hoặc đất nền bị phá hoại

-SCT cho phép của cọc là tải trọng mà tại đó cọc hoặc công trình làm việc an toàn (vs

hệ số an toàn lớn hơn 2)

* Phân biệt cọc chống và cọc ma sát:

- Cọc chống có mũi cọc tỳ lên các lớp đất có biến dạng bé và cường độ rất lớn như đá cứng, đất nửa đá vv Tải trọng công trình truyền xuống nền đất thông qua mũi cọc, còn

ma sát xung quanh thân cọc và đất thì bỏ qua, không đáng kể Cọc chống chỉ có sức kháng mũi

Trang 7

- Cọc ma sát có mũi cọc tỳ lên các lớp đất có biến dạng lún vừa hoặc lớn như đất á sét,

á cát…Tải trọng công trình truyền xuống thông qua mũi cọc, ma sát xung quanh thân cọc rất lớn Cọc ma sát có sức kháng bên và sức kháng mũi

20/ Nêu các trường hợp phá hoại đài cọc? Tính toán đài cọc theo trường hợp nào?

Đài cọc có thể bị phá hoại theo các trường hợp sau đây:

+ Đài cọc phá hoại theo tiết diện đứng xung quanh chân cột hoặc chân tường(ít khi xảy ra)

+ Đài cọc phá hoại theo tiết diện nghiêng tại các vị trí có lực cắt lớn (tại mép cột, tường, mép hàng cọc hay mép cọc có Pmax lớn) ứng suất pháp do momen và ứng suất tiếp do lực cắt gây ra những ứng suất kéo chính, làm cho đài có thể bị nứt nghiêng so vs trục ngang 1 góc α

Tính toán đài cọc theo trường hợp phá hoại theo tiết diện nghiêng

Việc tính toán đài cọc thường tính theo 3 sơ đồ sau: Tính toán chọc thủng, Tính toán phá hoại theo mặt phẳng nghiêng, Tính toán chịu uốn

21/ Các tiêu chí xác định kích thước tiết diện cọc cát?

- Xác định hệ số rỗng tự nhiên e0 của nền đất yếu qua thí nghiệm

- Xác định hệ số rỗng nén chặt enc sau khi xử lý:

+ Đất rời: enc = (0.65-0.75)

+ Đất dính: enc = ∆ (Wd + 0.5 A)

- Diện tích cần đc nén chặt: Fnc = 1.4b(a + 0.4b) (vẽ hình)

- Xác đinh tỷ lệ diện tích các cọc cát và diện tích được nén chặt

Ω = Fc/ Fnc = (e0 – enc) / (1 + e0)

- Số lượng cọc cát:

n = Ω Fnc / fc; fc là diện tích tiết diện ngang 1 cọc cát D = (0.5-0.8)m

- Bố trí cọc cát: lưới tam giác đều hoặc chữ nhật

+ Đất rời:

L = 0.952 D √[(1 + e0)/(e0 - enc)]

+ Đất dính:

L = 0.952 D √[γnc/( γnc - γ)]

γnc = γ * (1 + W) / (1 + enc)

- Chiều dài cọc cát Lc ≥2b

22/ Ưu, nhược điểm của phương pháp biến dạng cục bộ và biến dạng tuyến tính?

Ưu nhược điểm của pp biến dạng cục bộ:

+ Ưu điểm: Tính toán đơn giản, phù hợp với móng có kích thước lớn hoặc trên nền đất yếu

+ Nhược điểm: Quan niệm cho rằng độ lún chỉ xảy ra trong phạm vi diện chịu tải là chưa phù hợp với thực tế Thực tế cho thấy, dưới tác dụng của tải trọng biến dạng có thể xảy ra cả trong và ngoài phạm vi chịu tải

Ưu nhược điểm của pp biến dạng tuyến tính:

+ Ưu điểm: đây là mô hình nền đàn hồi biến dạng tổng quát biến dạng tổng quát

+ Nhược điểm: mô hình này đánh giá quá cao tính phân phối của đất nền(xem những điểm ở xa mới hết lún) nên trị số nội lực tính ra trong kết cấu quá lớn, tính chính xác kém

Ngày đăng: 28/08/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w