vốn trong tăng trưởng kinh tế việt nam

43 241 0
vốn trong tăng trưởng kinh tế việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

vốn trong tăng trưởng kinh tế việt nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  KINH TẾ PHÁT TRIỂN *** Đề tài: VỐN TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM Danh sách nhóm 5 : 1. Trịnh Ngọc Du 6. Chu Gia Trường 2. Phạm Thùy Dung 7. Trần Khánh Hoàng 3. Nguyễn Phương Phương 8. Phạm Ngọc Thúy 4. Nguyễn Thị Nhung 9. Nguyễn Thị Bích Ngọc 5. Lưu Tuấn Anh ( Nhóm trưởng ) 10. Phạm Ngọc Thạch GV hướng dẫn : Lê Huỳnh Mai Hà Nội, 2013 B- Nội dung 2 1 . KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN 2 1.1. Khái ni m v v nệ ề ố 2 1.2. V n trong các mô hình t ng tr ng kinh t .ố ă ưở ế 3 2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN 4 2.1.Vai trò chung c a v nủ ố 4 2.2. Vai trò c a v n s n xu t v v n u tủ ố ả ấ à ố đầ ư 4 3.2 . Cung v n ố 8 4.1.V n trong n cố ướ 10 4.4. Ngu n v n ODA.ồ ố 21 4.6. Ki u h iề ố 32 B- Nội dung 1 . KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN 1.1. Khái niệm về vốn Các nhà kinh tế học cổ điển tiếp cận vốn với góc độ hiện vật. Họ cho rằng, vốn là một trong những yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo David Begg, Standley Fischer, Rudige Darnbusch trong cuốn “Kinh tế học”: Vốn là một loại hàng hoá nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Có thể khái quát vốn là một phần thu nhập quốc dân dưới dạng vật chất và tài sản chính được các cá nhân, tổ chức bỏ ra để tiến hành kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Vốn gồm : vốn đầu tư phát triển và vốn sản xuất. + Vốn đầu tư phát triển là toàn bộ chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển, là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí đã chi ra để duy trì, tạo ra năng lực sản xuất và các khoản đầu tư phát triển khác. + Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được hình thành từ hoạt động đầu tư phát triển, tham gia trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế. Vốn sản xuất luôn được biểu hiện dưới dạng hiện vật, phản ánh năng lực sản xuất của một nền kinh tế. Vốn trong tăng trưởng kinh tế VN Page 2 1.2. Vốn trong các mô hình tăng trưởng kinh tế. 1.2.1. Mô hình Cobb- Douglas Các giả định: + Đặt nền kinh tế dưới tác động mạnh của yếu tố công nghệ. + Vốn là yếu tố trực tiếp tạo nên sản lượng. + Quy luật lợi tức giảm dần theo quy mô vẫn chi phối Nội dung của mô hình Theo mô hình của trường phái tân cổ điển có các yếu tố tác động tới tăng trưởng là: lao động (L), vốn (K),tài nguyên thiên nhiên (R), và khoa hoc – công nghệ (T). Như vậy hàm sản xuất là: Y = f ( K, L, R, T ) Như vậy vốn là yếu tố không thể thiếu trong tăng trưởng kinh tế. 1.2.2. Mô hình tăng trưởng của Harrob – Domar: Hàm sản xuất : Y = f ( L, K, R ) Theo đó các nhân tố tác động tới tăng trưởng chỉ gồm có : lao động L, nguồn vốn K , và đất đai R. Mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn. Mô hình coi đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó. Gọi tỷ lệ tăng trưởng của đầu ra là g và s tỷ lệ tích lũy trong đầu tư ta có công thức sau: Ở đây k được gọi là hệ số ICOR. ICOR (Incremental Capital - Output Ratio ) là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó. Hệ số này nói lên rằng: vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, nó cũng phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của đầu tư ICOR còn được gọi là hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm Vốn trong tăng trưởng kinh tế VN Page 3 Qua đó người ta có thể thấy được vốn đầu tư so với các nhân tố tăng trưởng khác có ý nghĩa thế nào đối với tăng trưởng sản lượng. ICOR càng thấp chứng tỏ vốn đầu tư càng quan trọng. 2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN 2.1.Vai trò chung của vốn Theo mô hình Harrod-Domar: Các yếu tố tác động đến TTKT: K, L, R, T trong đó vốn đóng vai trò quan trọng nhất và cố định yếu tố T không đưa vào hàm sản xuất : Y=f (K,L,R) g t = =>Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ thuận với tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư và tỷ lệ nghịch với ICOR 2.2. Vai trò của vốn sản xuất và vốn đầu tư 2.2.1.Vốn sản xuất Hàm sản xuất: Y=F(K,L,R,T) Tăng vốn sản xuất => K tăng => AS tăng => Y tăng ,P giảm => Kinh tế bùng nổ 2.2.2.Vai trò của vốn đầu tư Hàm cầu Y = F(C,I,G,NX) Vốn đầu tư tăng => I tăng => AD tăng => Y tăng,P tăng => Kinh tế bùng nổ Vốn trong tăng trưởng kinh tế VN Page 4 3. THỊ TRƯỜNG VỐN ĐẦU TƯ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 3.1 Cầu vốn 3.1.1 Cầu vốn đầu tư Cầu đầu tư: là lượng vốn đầu tư dự kiến nền kinh tế có nhu cầu sử dụng 3.1.2 Các nhân tố tác động 3.1.2.1 . Lãi suất tiền vay HÀM CẦU ĐẦU TƯ Qua hình vẽ ta thấy, lãi suất tiền vay tăng, cầu vốn đầu tư của các doanh nghiệp giảm và ngược lại Thực tế, trong năm 2012, NHNN đã 4 lần điều chỉnh trần lãi suất huy động . Lần đầu tiên từ 14% về 13%/năm vào ngày 13/3. Các lần tiếp theo diễn ra vào 11/4 và 28/5 với mức giảm lần lượt về 12% và 11%/ năm. Ngày 11/06/2012 : Loạt điều chỉnh về lãi suất và cơ chế huy động mới có hiệu lực . Trần lãi suất huy động VND giảm xuống mức 9 %/năm , kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Ngân Hàng tự ấn định ; trần lãi suất cho vay VND với 4 nhóm đối tượng ưu tiên cũng được kéo xuống 13 %/năm , tại một số ngân hàng thương mại áp dụng là 12 %/năm . Đó cũng chính là biện pháp điều chỉnh lãi suất để tăng cầu vốn đầu tư. 3.1.2.2 . Chu kỳ kinh doanh Vốn trong tăng trưởng kinh tế VN Page 5 Một sự đầu tư sẽ đem lại thu nhập nếu đầu tư dẫn đến tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn hoặc tạo ra chi phí sản xuất thấp hơn, do đó yếu tố quan trọng quyết định đầu tư là mức sản lượng của đầu ra. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, mức sản lượng này chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh, Dưới đây là hình vẽ cho thấy điều đó : Dựa vào hình vẽ ,có thể thấy: + Tại điểm A ( đáy của chu kỳ): khủng hoảng ,tiêu điều =>Lúc này các nhà hoạt động đầu tư sẽ đầu tư với mục đích: để bảo toàn, duy trì nguồn vốn hiện có (còn gọi là vốn khấu hao ) + Hình thúc đầu tư:khấu hao =>Cầu đầu tư giảm đi rất nhiều + Giai đoạn phục hồi, hưng thịnh: tại điểm C: đỉnh của chu kỳ =>Nhà đầu tư tích cực đầu tư để tăng thêm vốn sản xuất hiện có: bảo toàn + tăng thêm vốn sản xuất = tái sản xuất giản đơn (vốn khấu hao)+ tái sản xuất mở rộng (vốn thuần túy ) + Hình thức đầu tư: khấu hao + thuần tuý =>Cầu đầu tư tăng nhanh. 3.1.2.3 . Thuế thu nhập của doanh nghiệp: Vốn trong tăng trưởng kinh tế VN Page 6 Ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tương tự như chu kỳ kinh doanh, nếu chính phủ đánh thuế thu nhập cao sẽ làm tăng chi phí đầu tư và làm cho thu nhập của các doanh nghiệp giảm,làm nản lòng các nhà đầu tư. Mặt khác ,chính phủ cũng có thể kích thích đầu tư bằng hình thức miễn giảm thuế thu nhập cá nhân: Mức giảm 30% với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 được áp dụng với một số loại hình doanh nghiệp cụ thể. Bao gồm: doanh nghiệp nhỏ và vừa, không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty; và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội. 3.1.2.4 . Môi trường đầu tư Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố,trực tiếp,gián tiếp nhưng tựu chung lại tập trung ở 2 phần: + Thực trạng cơ sở hạ tầng,tài nguyên thiên nhiên,chế độ đất đai,… + Luật pháp , chính sách, đường lối của đảng và nhà nước => Môi trường đầu tư thuận lợi thì cầu đầu tư tăng Môi trường đầu tư không thuận lợi thì cầu đầu tư giảm Vốn trong tăng trưởng kinh tế VN Page 7 Ví dụ như: 6 tháng đầu năm 2009,thị trường thép ở nước gặp nhiều khó khăn,giá thép liên tục giảm, có khi xuống dưới 10 triệu đồng/tấn. Chính phủ đã có nhiều động thái tích cực : Điều chỉnh tăng giá nhiên liệu như giá than (dự kiến tăng 20%) và giá điện (tăng trung bình khoảng 8,5%), tăng thuế nhập khẩu thép bao gồm cả phôi thép (tăng từ 5% lên 8%) và thép thành phẩm (thép xây dựng tăng từ 12% lên 15%, thép cán nguội tăng từ 7% lên 8% ) áp dụng từ ngày 01-04-09, làm tăng chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, lãi suất cho vay giảm cùng với chính sách hỗ trợ 4% lãi suất của chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn với chi phí vốn thấp (Nguồn : www.satthep.com.vn) 3.2 . Cung vốn 3.2.1 . Cung vốn đầu tư Cung về vốn đầu tư là mối quan hệ giữa lượng vốn đầu tư có khả năng cung cấp cho nền kinh tế với mức giá cả của cung vốn đầu tư (với giả thiết các yếu tố khác không đổi). Giá của cung vốn đầu tư thực chất chính là chi phí cơ hội của cho vay, tức là mức lãi suất huy động. Cung vốn đầu tư cũng chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là giá cả (mức lãi suất tiền gửi) và tổng khả năng tiết kiệm, chính sách huy động tiết kiệm của nền kinh tế 3.2.2 . Nhân tố ảnh hưởng 3.2.2.1 . Lãi suất huy động Lãi suất huy động là biến nội sinh do đó nó sẽ làm cho điểm cân bằng di chuyển dọc theo đường cung vốn đầu tư. Đồ thị chỉ sự tác động của giá cả cung đầu tư (lãi suất tiền gửi) đến lượng cung đầu tư, là đại lượng đồng biến với lãi suất tiền gửi. Nếu giả thiết các yếu tố khác không đổi, khi lã suất huy động tăng từ i 0 lên i 2 , lượng cung vốn tăng từ I 0 lên I 2 , ngược lại khi lãi suất huy động giảm, lượng cung vốn đầu tư sẽ giảm Mối quan hệ giữa lãi suất tiền gửi và cung vốn đầu Vốn trong tăng trưởng kinh tế VN Page 8 i i 2 i 0 i 1 I 1 I 0 I 2 I 0 S i 3.2.2.2 . Nguồn tiết kiệm Nếu nhân tố lãi suất huy động làm trực tiếp thay đổi lượng cung vốn đầu tư trên thị trường vốn đầu tư, thì tổng khả năng tích lũy (tiết kiệm) của nền kinh tế lại ảnh hưởng đến cung vốn đầu tư. Đồ thị (2) chỉ sự tác động của khả năng tiết kiệm và chính sách huy động tiết kiệm của nền kinh tế. Khi khả năng tiết kiệm thay đổi có thể do sự thay đổi của một bộ phận cấu thành tổng khả năng tiết kiệm sẽ làm lượng cung đầu tư thay đổi dù lãi suất không đổi. Khi tổng tiết kiệm của nền kinh tế tăng đường cung vốn dịch chuyển từ Si 0 sang Si 2 , lượng cung vốn đầu tư tăng từ I 0 lên I 2 . Ngược lại, khi tổng tiết kiệm giảm đường cung vốn đầu tư dịch chuyển sang trái, lượng cung vốn đầu tư giảm từ I 0 xuống I 1 . Mối quan hệ giữa quy mô tiết kiệm và cung vốn đầu tư Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp thì quy mô và tỷ lệ tiết kiệm đều thấp trong khi yêu cầu của sự phát triển kinh tế ngày càng tăng, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Điều đó đặt ra sự cần thiết có nguồn hỗ trợ từ nước ngoài. Mặt khác, trong sự giao lưu quốc tế hiện nay, đối với các nước công nghiệp phát triển vẫn cần có sự kết hợp nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước phục vụ cho công cuộc phát triển nền kinh tế. Như vậy với mỗi một quốc gia tiết kiệm được coi là tổng số tiết kiệm trong nước và ngoài nước Vốn trong tăng trưởng kinh tế VN Page 9 i i 0 0 I 1 I 0 I 2 Si 1 Si 0 Si 2 I Ở Việt Nam thì do tỷ lệ tiết kiệm thấp, trong khi đó, tỷ lệ đầu tư cao, 41,5% GDP (2008) và 41,6% (2007) (xem bảng) dẫn đến đầu tư phụ thuộc nhiều vào nguồn lực bên ngoài. Hay nói cách khác, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đầu tư nước ngoài. 4. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN Ở VIỆT NAM 4.1.Vốn trong nước 4.1.1. Khái niệm Nguồn vốn đầu tư trong nước là nguồn hình thành từ phần tích luỹ nội bộ của nền kinh tế. Bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình sản xuất của xã hội 4.1.2. Vai trò Nguồn vốn trong nước có vai trò quyết định trong quá trình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Với tính chất là nội lực của một quốc gia, chúng ta có thể chủ động cho việc đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết mà không phải chịu bất kỳ sự ràng buộc nào. Hơn nữa nguồn vốn trong nước được huy động từ các thành phần kinh tế trong nước nên nó mang tính ổn định hơn nguồn vốn được huy động từ nước ngoài. Vai trò quyết định của nguồn vốn trong nước được thể hiện rõ ở các ý sau: - Nguồn vốn trong nước là nguồn đóng góp lớn vào GDP toàn xã hội, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - Đóng vai trò định hướng cho việc thay đổi cơ cấu kinh tế, cân bằng thị trường hàng hoá, giúp cho nền kinh tế quốc gia tăng trưởng, phát triển toàn diện, đồng đều - Đảm bảo sự phát triển toàn diện, không lệch lạc giữa các vùng miền của nền kinh tế, góp phần giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển một cách bền vững - Góp phần kiềm chế lạm phát, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - Xây dựng cơ sở hạ tầng, từ đó thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như tăng tính hiệu quả, nhanh chóng của việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài - Sự lớn mạnh, ổn định nguồn vốn trong nước giúp hạn chế những mặt tiêu cực của nguồn lực nước ngoài tới nền kinh tế, đồng thời tạo một khung xương vững chắc cho nền kinh tế 4.1.3. Thực trạng huy động Vốn trong tăng trưởng kinh tế VN Page 10 [...]... thực hiện của năm nay sẽ Vốn trong tăng trưởng kinh tế VN Page 23 tăng khá và năm thứ 3 liên tục vượt kế hoạch đề ra, bởi không chỉ lượng vốn cam kết tăng cao mà lượng vốn ký kết tính đến cũng đạt khá Tóm lại, Việt Nam cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu về huy động vốn với chi phí thấp nhất cho đầu tư phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng, chiến lược phát triển kinh tếxã hội; giảm thiểu... trò: + Góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa và làm giảm chi phí vốn thông qua việc đa dạng hóa rủi ro + Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần hoá nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO Cổ phần hoá phải đi đôi với việc hình Vốn trong tăng trưởng kinh tế VN Page 18 thành các thị trường vốn, các kênh huy động vốn (hạt nhân là thị... tư trong nước tăng khá nhanh, từ 124 nghìn tỷ đồng (năm 2000) chiếm 82,04% tổng vốn đầu tư, lên đến hơn 292 nghìn tỷ đồng (năm 2005) chiếm 85,11% tổng vốn đầu tư, tính chung cả thời kỳ này, vốn trong nước chiếm 67,61% tổng vốn đầu tư Giai đoạn 2006 - 2007 tổng vốn đầu tư trong nước chiếm 78,96% tổng vốn đầu tư Đối với Việt Nam, trong thành phần của nguồn vốn đầu tư trong nước, nguồn vốn khu vực nhà... tổng vốn ODA cam kết và 62,65% tổng vốn ODA ký kết BIỂU ĐỒ CAM KẾT, KÝ KẾT, GIẢI NGÂN TỪ 1993 – 2008 (http://oda.mpi.gov.vn ) Vốn trong tăng trưởng kinh tế VN Page 24 Nhìn vào biểu đồ có thể dễ dàng thấy số vốn ký kết đạt thấp hơn số vốn cam kết, riêng chỉ duy nhất trong năm 1994, năm 1998 và năm 2001 là các năm đạt được số vốn ký kết vượt quá số vốn cam kết;số vốn giải ngân đạt được rất thấp so với vốn. .. điều kiện tăng cường hội kinh tế quốc tế 4.4.4 Thực trạng sử dụng vốn ODA Việt Nam nhận thức rằng cam kết vốn ODA mới chỉ là sự ủng hộ về chính trị của cộng đồng tài trợ quốc tế, việc giải ngân nguồn vốn này nhằm tạo ra các công trình, sản phẩm kinh tế - xã hội cụ thể để đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước mới là quan trọng Trong thời kỳ 19932008 (tính đến hết tháng 10 năm 2008), tổng vốn ODA... hiệu qua nhất,hầu như các DN FDI đều lỗ 4.2.5.2 Số vốn thực hiện Vốn trong tăng trưởng kinh tế VN Page 15 • Có sự tăng trưởng đáng kể: năm 2007, tỷ trọng FDI tăng lên đến 24,8%, năm 2008 khoảng 30%,giai đoạn 2006-2007, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra • khoảng 16%-17% GDP Tuy nhiên,tốc độ giải ngân vốn còn thấp:  Tỷ lệ giải ngân so với vốn đăng ký của năm 2008 là 17.9%, năm 2009 là 46,6%... chính phủ bảo lãnh tăng  tổng nợ nước ngoài tăng lên  tổng nợ công tăng lên(năm 2011 là 58.7%) 5 CÁC CHÍNH SÁCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ THÚC ĐẨY VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 5.1 Thúc đẩy vốn trong nước Vốn đầu tư trong nước chủ yếu xuất phát từ tiết kiệm; vì vậy chính sách thu hút vốn đầu tư trong nước là chính sách bao gồm các nhân tố tác động đến khả năng huy động tiết kiệm trong nước, do đó... triệu USD chảy vào TTCK Việt Nam Tuy nhiên, sang quý II, thị trường lại có những biến chuyển khác Chỉ tính riêng trên Vốn trong tăng trưởng kinh tế VN Page 19 sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh từ đầu năm đến nay, dòng vốn FPI đã âm hơn 4,9 triệu USD, trong khi đó, quý I/2012 khối này đã mua ròng gần 43 triệu USD Sự suy giảm của dòng vốn FPI cũng chính là lý do TTCK càng ngày càng ảm đạm trong những tháng qua... chức đầu tư của Chính phủ Vốn trong tăng trưởng kinh tế VN Page 20 các nước trong khu vực Châu Á đặt mua tới 50 - 100 triệu USD Trong đó có Ngân hàng dự trữ quốc gia Malaysia tính đến nay chưa từng mua trái phiếu Chính phủ của quốc gia nào thì nay đã đặt mua trái phiếu của Chính phủ Việt Nam Về phía doanh nghiệp, đây cũng là nguồn vốn quan trọng để có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh Như Tập đoàn... các dự án của NGO ở Việt nam không quá lớn, thường chỉ dưới 20 triệu USD song lại khá ổn định, thậm chí là tăng Năm ngoái, bất chấp suy thoái kinh tế thế giới, các tổ chức Phi chính phủ quốc tế đã hỗ trợ cho Việt nam hơn 260 triệu USD, tăng 10 lần so với mức 20 triệu USD trong giai đoạn 1986 – 1990 ( theo số liệu của PACCOM) Những con số này nếu so sánh với mức 64.1 tỉ vốn FDI, 8 tỉ vốn chuyển giao 1

Ngày đăng: 28/08/2015, 13:51

Mục lục

  • B- Nội dung

  • 1 . KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN

    • 1.1. Khái niệm về vốn

    • 1.2. Vốn trong các mô hình tăng trưởng kinh tế.

    • 2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN

      • 2.1.Vai trò chung của vốn

      • 2.2. Vai trò của vốn sản xuất và vốn đầu tư

        • 2.2.1.Vốn sản xuất

        • 2.2.2.Vai trò của vốn đầu tư

        • 3.2 . Cung vốn

        • 4.1.Vốn trong nước

        • 4.4. Nguồn vốn ODA.

        • 4.6. Kiều hối

          • 5.1.1. Chính sách khuyến khích tiết kiệm.

          • 5.1.2. Chính sách khai thác các nguồn lực nhàn rỗi

          • 5.1.3. Hoàn thiện hệ thống thuế.

          • 5.1.4. Chính sách phát triển hệ thống tài chính

          • 5.1.5. Tăng cường đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan