1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về dự báo và ứng dụng dự báo nhu cầu cho doanh nghiệp

44 3,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 434,7 KB

Nội dung

Tổng quan về dự báo và ứng dụng dự báo nhu cầu cho doanh nghiệp

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT DỊCH VỤ

TỔNG QUAN VỀ DỰ BÁO VÀ ỨNG DỤNG DỰ BÁO

NHU CẦU CHO DOANH NGHIỆP

Giảng viên : CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC HOA

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2014

Trang 2

 TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT DỊCH VỤ

TỔNG QUAN VỀ DỰ BÁO VÀ ỨNG DỤNG DỰ BÁO

NHU CẦU CHO DOANH NGHIỆP

Giảng viên : CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC HOA

2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ước lượng và dự báo nhu cầu là một trong những hoạt động phổ biến và quan trọng nhất đốivới các nhà kinh tế học Vĩ mô và đặc biệt là các nhà Quản tri kinh doanh Việc dự báo nhucầu có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với việc hoạch định chính sách và ra những quyếtđịnh đúng đắn trong những tình huống cụ thể để phục vụ công tác quản lý một cách hiệuquả nhất Cho nên dự báo nhu cầu là một việc hết sức quan trọng và ảnh hưởng tới sự tồnvong của một doanh nghiệp

Trong bài tiểu luận này chúng em sẽ làm rõ nhứng kiến thức cơ bản của việc dự báo nhu cầu

và những phương thức ứng dụng dự báo nhu cầu vào doanh nghiệp kinh doanh sản xuất

Vì những hạn chế trong việc tìm kiếm tài liệu và những kiến thức hạn hẹp của chúng emnên sẽ có những điều thiếu sót trong bài tiểu luận này Vì vậy chúng em rất mong nhận được

sự góp ý của cô để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất cũng như cóđược những kiến thức sâu rộng hơn về lĩnh vực này Chúng em xin chân thành cảm ơn

3

Trang 4

MỤC LỤC

4

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ BÁO 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI DỰ BÁO

1.1.1 Khái niệm dự báo

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản trị thường xuyên phải đưa racác quyết định liên quan đến những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai Để giúp các quyếtđịnh này có độ tin cậy cao, giảm thiểu mức độ rủi ro, người ta đã đưa ra kỹ thuật dự báo Vìvậy kỹ thuật dự báo là hết sức quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp, đặc biệt làngày nay các doanh nghiệp lại hoạt động trong môi trường của nền kinh tế thị trường mà ở

đó luôn diễn ra những sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau

Vậy dự báo là gì? Chúng ta có thể hiểu dự báo qua khái niệm dự báo như sau: Dự báo làkhoa học và nghệ thuật nhằm tiên đoán trước các hiện tượng và sự việc sẽ xảy ra trongtương lai được căn cứ vào các tài liệu như sau:

 Các dãy số liệu của các thời kỳ quá khứ;

 Căn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với kết quả

dự báo;

 Căn cứ vào các kinh nghiệm thực tế đã được đúc kết

Như vậy, tính khoa học ở đây thể hiện ở chỗ:

 Căn cứ vào dãy số liệu của các thời kỳ quá khứ;

 Căn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với kết quả

dự báo

Tính nghệ thuật được thể hiện: Căn cứ vào các kinh nghiệm thực tế và từnghệ thuật phán đoán của các chuyên gia, được kết hợp với kết quả dựbáo, để có được các quyết định với độ chính xác và tin cậy cao

1.1.2 Đặc điểm của dự báo

- Không có cách nào để xác định tương lai là gì một cách chắc chắn (tính không chínhxác của dự báo) Dù phương pháp chúng ta sử dụng là gì thì luôn tồn tại yếu tố khôngchắc chắn cho đến khi thực tế diễn ra

- Luôn có điểm mù trong các dự báo Chúng ta không thể dự báo một cách chính xáchoàn toàn điều gì sẽ xảy ra trong tương tương lai Hay nói cách khác, không phải cái

gì cũng có thể dự báo được nếu chúng ta thiếu hiểu biết về vấn đề cần dự báo

Trang 6

- Dự báo cung cấp kết quả đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đềxuất các chính sách phát triển kinh tế, xã hội Chính sách mới sẽ ảnh hưởng đếntương lai, vì thế cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của dự báo.

1.1.3 Các loại dự báo

Dự báo được phân chia theo nhiều cách khác nhau Trong đó có 2 cách phân loại cơ bản căn

cứ vào thời gian và lĩnh vực dự báo

a) Căn cứ vào thời gian dự báo:

 Dự báo dài hạn (> 3 năm)

 Dự báo trung hạn (> 3 tháng - 3 năm)

 Dự báo ngắn hạn (< 3 tháng)

Dự báo dài hạn: Khoảng thời gian từ 3 năm trở lên Dự báo dài hạn được ứng dụng cho lập

kế hoạch sản xuất sản phẩm mới, kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, định vịdoanh nghiệp hay mở rộng doanh nghiệp

Dự báo trung hạn: Khoảng thời gian dự báo thường là từ 3 tháng đến 3 năm Nó cần cho

việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt, huyđộng các nguồn lực và tổ chức hoạt động tác nghiệp

Dự báo ngắn hạn: Khoảng thời gian dự báo có thể đến một năm, nhưng thường là ít hơn ba

tháng Loại dự báo này thường được dùng trong kế hoạch mua hàng, điều độ công việc, cânbằng nhân lực, phân chia công việc

* Dự báo trung hạn và dài hạn có ba đặc trưng khác với dự báo ngắn hạn:

• Thứ nhất, dự báo trung hạn và dài hạn phải giải quyết nhiều vấn đề có tính toàn diện

và yểm trợ cho các quyết định quản lý thuộc về hoạch định kế hoạch sản xuất sảnphẩm và quá trình công nghệ

• Thứ hai, dự báo ngắn hạn thường dùng nhiều loại phương pháp luận hơn là dự báodài hạn Đối với các dự báo ngắn hạn người ta dùng phổ biến các kỹ thuật toán họcnhư bình quân di động, san bằng mũ và hồi quy theo xu hướng Nói cách khác thì cácphương pháp ít định lượng được dùng để tiên đoán các vấn đề lớn toàn diện như cócần đưa một sản phẩm mới nào đó vào danh sách các chủng loại mặt hàng của công

ty không

• Thứ ba, dự báo ngắn hạn có khuynh hướng chính xác hơn dự báo dài hạn Vì các yếu

tố ảnh hưởng đến nhu cầu thay đổi hàng ngày, nếu kéo dài thời gian dự báo ra thì độchính xác có khả năng giảm đi Do vậy, cần phải thường xuyên cập nhật và hoànthiện các phương pháp dự báo

Trang 7

b) Căn cứ vào lĩnh vực dự báo:

 Dự báo kinh tế

 Dự báo công nghệ

 Dự báo nhu cầu

Dự báo kinh tế: là dự báo các hiện tượng kinh tế như:

o Tốc độ tăng trưởng kinh tế

o Tỷ lệ lạm phát

o Giá cả

o Trữ lượng tài nguyên…

Dự báo công nghệ và kỹ thuật sản xuất: là dự báo các vấn đề liên quan đến công nghệ và

kỹ thuật sản xuất như:

o Năng lượng mới

o Nguyên liệu mới

o Phương pháp công nghệ mới

o Máy móc thiết bị mới…

Dự báo nhu cầu: là dự báo nhu cầu sản xuất như:

o Nhu cầu số lượng sản phẩm

o Nhu cầu nguyên vật liệu

o Nhu cầu máy móc thiết bị…

Lĩnh vực dự báo mà chúng ta nghiên cứu trong chương này, nếu phân loại theo thời gian thìgọi là dự báo ngắn hạn, nếu phân theo lĩnh vực thì gọi là dự báo nhu cầu

1.2 VAI TRÒ CỦA DỰ BÁO

Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, nhu cầu về sản phẩm

và dịch vụ cũng thay đổi theo từng tháng Kết quả của dự báo sẽ có vai trò đáng kể đối vớidoanh nghiệp, nó được thể hiện như sau:

- Là phần thiết yếu trong quản trị sản xuất tác nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết địnhchiến lược cũng như chiến thuật của doanh nghiệp

- Có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạch định và thực hiện kế hoạch sản xuất cũngnhư các kế hoạch bộ phận khác của doanh nghiệp

- Giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đáp ứng cầu, không bỏ sót cơ hội kinhdoanh

- Giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng hợp lý và có hiệu quả cácnguồn lực

Trang 8

- Cung cấp cơ sở quan trọng để phối kết hợp hoạt động giữa các bộ phận trong toàndoanh nghiệp.

Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các nguồn lực được cung cấp đầy đủ, kịp thời thìđòi hỏi việc dự báo của Doanh nghiệp phải tương đối chính xác và phải đảm bảo tính liêntục

1.3 QUY TRÌNH DỰ BÁO TRONG DOANH NGHIỆP

Dù là dùng phương pháp nào, để tiến hành dự báo ta triển khai theo các bước như sau:Bước 1: Xác định mục tiêu của dự báo;

Bước 2: Xác định độ dài thời gian dự báo (ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn);

Bước 3: Lựa chọn phương pháp dự báo;

Bước 4: Lựa chọn đối tượng để thu thập thông tin;

Bước 5: Thu thập thông tin dự báo bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp hoặc

thông qua đội ngũ cộng tác viên marketing;

Bước 6: Xử lý thông tin;

Bước 7: Xác định xu hướng dự báo (Xu hướng tuyến tính, xu hướng chu kỳ, xu

hướng thời vụ hay xu hướng ngẫu nhiên);

Bước 8: Phân tích, tính toán, ra quyết định về kết quả dự báo

Nếu việc dự báo được tiến hành một cách đều đặn trong thời gian dài, thì các dữ liệu sẽđược thu thập thường xuyên và việc tính toán dự báo được tiến hành một cách tự động,thường là được thực hiện trên máy tính điện toán

1.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI DỰ BÁO NHU CẦU

Trang 9

1.4.2 Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan quan trọng nhất là thị trường, bao gồm:

- Cảm tình của người tiêu dung

- Quy mô dân cư

- Sự cạnh tranh

- Các nhân tố ngẫu nhiên

- Ngoài ra còn phải xét đến môi trường kinh tế bao gồm:

- Luật pháp

- Thực trạng nền kinh tế

- Chu kỳ kinh doanh

1.4.3 Tác động của chu kỳ sống của sản phẩm đối với dự báo nhu cầu

Chu kỳ sống của sản phẩm là một nhân tố quan trọng cần được xem xét kỹ trong quá trình

dự báo nhất là đối với dự báo dài hạn phần lớn các sản phẩm được chấp nhận trên thịtrường có chu kỳ sống trải qua 4 giai đoạn

Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống ta chưa có đủ số liệu, thậm chí không có số liệu vìvậy phương pháp dự báo trong giai đoạn này thường dựa vào điều tra thực tế trên thị trường,dựa vào nhận xét, phán đoán của các chuyên gia hoặc phân tích các sản phẩm tương tựkhác

Trong các giai đoạn sau ta càng ngày có nhiều số liệu hơn nên có thể sử dụng các phươngpháp thống kê để dự báo và kết quả khả quan hơn

Trong giai đoạn suy thoái mặt dù nguồn số liệu thống kê rất dồi dào nhưng thường chúngkhông giúp ích gì cho dự báo suy giảm lúc này ta sử dụng phương pháp điều tra thị trường,phương pháp chuyên gia hoặc phân tích các sản phẩm tương tự như đã làm trong giai đoạnđầu

1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU

1.5.1 Phương pháp định tính

Các phương pháp dự báo định tính là các phương pháp dự báo bằng cách phân tích định tínhdựa vào suy đoán, cảm nhận Các phương pháp này phụ thuộc nhiều vào trực giác, kinh

Trang 10

nghiệm và sự nhạy cảm của nhà quản trị trong quá trình dự báo, chỉ mang tính phỏng đoán,không định lượng Tuy nhiên chúng có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện thời gian nghiêncứu dự báo nhanh, chi phí dự báo thấp và kết quả dự báo trong nhiều trường hợp cũng rấttốt Sau đây là một số phương pháp dự báo định tính chủ yếu:

1.5.1.1 Lấy ý kiến của ban quản lý điều hành

Đây là phương pháp dự báo được sử dụng khá rộng rãi Trong phương pháp này, cần lấy

ý kiến của các nhà quản trị cao cấp, những người phụ trách các công việc quan trọng thườnghay sử dụng các số liệu thống kê, chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp Ngoài ra cần lấy thêm

ý kiến đánh giá của các cán bộ điều hành marketing, kỹ thuật, tài chính và sản xuất

Phương pháp này sử dụng được trí tuệ và kinh nghiệm của những cán bộ trực tiếp liên quanđến hoạt động thực tiễn Tuy nhiên nó có nhược điểm là mang yếu tố chủ quan và ý kiếncủa những người có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác

1.5.1.2 Phương pháp lấy ý kiến của lực lượng bán hàng

Những người bán hàng là người hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng củangười tiêu dùng Họ có thể dự báo được lượng hàng hoá, dịch vụ có thể bán được trongtương lai tại khu vực mình bán hàng

Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau, có thể dự báonhu cầu hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp

Phương pháp này có nhược điểm là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người bánhàng Một số người bán hàng thường có xu hướng đánh giá thấp lượng hàng hoá, dịch vụbán được để dễ đạt định mức, ngược lại một số khác lại chủ quan dự báo ở mức quá cao đểnâng danh tiếng của mình

1.5.1.3 Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng

Đây là phương pháp lấy ý kiến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng củadoanh nghiệp Việc nghiên cứu thường do bộ phận nghiên cứu thị trường thực hiện bằngnhiều hình thức như tổ chức các cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng, phỏng vấn trựctiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi phiếu điều tra tới gia đình hoặc cơ sở tiêu dùng

Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng giúp doanh nghiệp không chỉ chuẩn

bị dự báo nhu cầu của khách hàng mà còn có thể hiểu được những đánh giá của khách hàng

về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để có biện pháp cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp.Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn kém về tài chính, thời gian và phải có sự chuẩn bị

Trang 11

công phu trong việc xây dựng câu hỏi Đôi khi phương pháp này cũng vấp phải khó khăn là

ý kiến của khách hàng không xác thực hoặc quá lý tưởng

1.5.1.4 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báobằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học -

kỹ thuật hoặc sản xuất

Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phảnánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lờimột cách khoa học Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan vềtương lai phát triển của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống cácđánh giá dự báo của các chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được áp dụng đặc biệt có hiệu quả trong các trường hợp sau đây:

- Khi đối tượng dự báo có tầm bao quát lớn phụ thuộc nhiều yếu tố mà hiện tại cònchưa có hoặc thiếu những cơ sở lý luận chắc chắn để xác định

- Trong điều kiện còn thiếu thông tin và những thống kê đầy đủ, đáng tin cậy về đặctính của đối tượng dự báo

- Trong điều kiện có độ bất định lớn của đối tượng dự báo, độ tin cậy thấp về hình thứcthể hiện, về chiều hướng biến thiên về phạm vi cũng như quy mô và cơ cấu

- Khi dự báo trung hạn và dài hạn đối tượng dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố,phần lớn là các nhân tố rất khó lượng hoá đặc biệt là các nhân tố thuộc về tâm lý xãhội (thị hiếu, thói quen, lối sống, đặc điểm dân cư ) hoặc tiến bộ khoa học kỹ thuật

Vì vậy trong quá trình phát triển của mình đối tượng dự báo có nhiều đột biến về quy

mô và cơ cấu mà nếu không nhờ đến tài nghệ của chuyên gia thì mọi sự trở nên vônghĩa

- Trong điều kiện thiếu thời gian, hoàn cảnh cấp bách phương pháp chuyên gia cũngđược áp dụng để đưa ra các dự báo kịp thời

Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể chia làm ba giai đoạn lớn:

- Lựa chọn chuyên gia

- Trưng cầu ý kiến chuyên gia;

- Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo

Chuyên gia giỏi là người thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại tronglĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn luôn hướng về tương lai để

Trang 12

giải quyết những vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm sản xuất phongphú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén.

1.5.2 Phương pháp định lượng

Các phương pháp dự báo định lượng dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các côngthức toán học được thiết lập để dự báo nhu cầu cho tương lai Khi dự báo nhu cầu tương lai,nếu không xét đến các nhân tố ảnh hưởng khác có thể dùng các phương pháp dự báo theodãy số thời gian Nếu cần ảnh hưởng của các nhân tố khác đến nhu cầu có thể dùng các môhình hồi quy tương quan

1.5.2.1 Phương pháp dự báo theo dãy số thời gian (Phương pháp ngoại suy)

Phương pháp dự báo theo dãy số thời gian được xây dựng trên một giả thiết về sự tồn tại vàlưu lại các nhân tố quyết định đại lượng dự báo từ quá khứ đến tương lai Trong phươngpháp này đại lượng cần dự báo được xác định trên cơ sở phân tích chuỗi các số liệu về nhucầu sản phẩm (dòng nhu cầu) thống kê được trong quá khứ

Như vậy thực chất của phương pháp dự báo theo dãy số thời gian là kéo dài quy luật pháttriển của đối tượng dự báo đã có trong quá khứ và hiện tại sang tương lai với giả thiết quyluật đó vẫn còn phát huy tác dụng

Các yếu tố đặc trưng của dãy số theo thời gian gồm:

- Tính xu hướng: Tính xu hướng của dòng nhu cầu thể hiện sự thay đổi của các dữ liệutheo thời gian (tăng, giảm )

- Tính mùa vụ: Thể hiện sự dao động hay biến đổi dữ liệu theo thời gian được lặp đilặp lại theo những chu kỳ đều đặn do sự tác động của một hay nhiều nhân tố môitrường xung quanh như tập quán sinh hoạt, hoạt động kinh tế xã hội Ví dụ: Nhucầu dịch vụ bưu chính viễn thông không đồng đều theo các tháng trong năm

- Biến đổi có chu kỳ: Chu kỳ là yếu tố lặp đi lặp lại sau một giai đoạn thời gian Ví dụ:Chu kỳ sinh học, chu kỳ phục hồi kinh tế

- Biến đổi ngẫu nhiên: Biến đổi ngẫu nhiên là sự dao động của dòng nhu cầu do cácyếu tố ngẫu nhiên gây ra, không có quy luật

Sau đây là các phương pháp dự báo theo dãy số thời gian:

1) Phương pháp bình quân di động

Trang 13

Phương pháp này dùng khi các số liệu trong dãy số biến động không lớn lắm Các số bìnhquân di động được tính từ các số liệu của dãy số thời gian có khoảng cách đều nhau.

Chẳng hạn có dãy số thời gian tính theo tháng bao gồm các số liệu y1, y2…y3 Nếu tính sốbình quân di động theo từng nhóm 3 tháng ta có:

…………

Mục đích của việc lấy bình quân di động là để san bằng những biến động bất thường trongdãy số thời gian Sau đó dựa vào số liệu bình quân di động ta sẽ dự báo được nhu cầu trongthời kỳ kế tiếp

2) Phương pháp bình quân di động có trọng số

Những số liệu mới xuất hiện trong các thời kỳ cuối có giá trị lớn hơn những số liệu xuấthiện đã lâu Để xét đến vấn đề này ta sử dụng các trọng số để nhấn mạnh giá trị các số liệugần nhất, vừa xảy ra Việc chọn trọng số phù thuộc vào kinh nghiệm và sự nhạy cảm củangười dự báo, tính toán trên công thức:

Số bình quân di động có trọng số

3) Phương pháp san bằng số mũ

* Nội dung phương pháp

Phương pháp này rất tiện dụng nhất là khi dùng máy tính Đây cũng là kỹ thuật tính số bìnhquân di động nhưng không đòi hỏi phải có nhiều số liệu quá khứ Công thức tính nhu cầutương lại như sau:

Trong đó:

- là nhu cầu dự báo ở thời kỳ t

- là nhu cầu theo dự báo ở thời kỳ (t-1)

- là số liệu nhu cầu thực tế ở thời kỳ (t-1)

- là hệ số san bằng số mũ

* Lựa chọn hệ số α

Hệ số ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả dự báo Để chọn ta dựa vào độ lệch tuyệt đối bìnhquân MAD (Mean Absolute Deviation)

Trang 14

4) Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng

Phương pháp san bằng số mũ giản đơn không thể hiện rõ xu hướng biến động Do đó cầnphải sử dụng thêm kỹ thuật điều chỉnh có xu hướng Cách làm như sau: đầu tiên tiến hành

dự báo theo phương pháp san bằng số mũ giản đơn sau đó sẽ thêm vào một lượng điềuchỉnh (âm hoặc dương) Tính toán theo công thức:

FIT - Dự báo nhu cầu theo xu hướng

– Dự báo nhu cầu cho thời kỳ mới

– Lượng điều chỉnh theo xu hướng

Để xác định phương trình xu hướng dùng khi điều chỉnh ta dùng hệ số san bằng số mũ Ýnghĩa và cách sử dụng hệ số này cũng giống hệ số

được tính như sau:

Trong đó:

– Lượng điều chỉnh theo xu hướng trong thời kỳ t

- Lượng điều chỉnh theo xu hướng trong thời kỳ t-1

– Hệ số san bằng xu hướng mà ta lựa chọn

– Lượng dự báo nhu cầu ở thời kỳ t bằng phương pháp san bằng số mũ giản đơn – Lượng dự báo nhu cầu ở thời kỳ t-1

Để tính toán ta tiến hành các bước sau:

Bước 1: Tính dự báo nhu cầu theo phương pháp san bằng số mũ giản đơn ở thời kỳ t

Bước 2: Tính xu hướng (về mặt lượng) bằng cách sử dụng công thức

Để tiến hành bước 2 cho lần tính toán đầu tiên, giá trị xu hướng ban đầu phải được xác định

và đưa vào công thức.Giá trị này có thể được đề xuất bằng phán đoán hoặc những đã quansát được trong thời gian qua Sau đó sử dụng số liệu này để tính

Bước 3: Tính toán dự đoán nhu cầu theo phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xuhướng theo công thức

1.5.2.2 Phương pháp dự báo theo đường khuynh hướng

Các phương pháp dự báo nhu cầu theo đường khuynh hướng cũng dựa vào dãy số thời gian.Dãy số này cho phép ta xác định đường khuynh hướng lý thuyết trên cơ sở kỹ thuật bình

Trang 15

phương bé nhất, tức là tổng khoảng cách từ các điểm thể hiện nhu cầu thực tế trong quá khứđến đường khuynh hướng lấy theo trục tung là nhỏ nhất Sau đó dựa vào đường khuynhhướng lý thuyết ta tiến hành dự báo cho các năm tương lai.

Có thể sử dụng các phương pháp dự báo theo đường khuynh hướng để dự báo ngắn hạn,trung hạn và dài hạn

Đường khuynh hướng có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến

Để xác định được đường huynh hướng lý thuyết, đòi hỏi phải có nhiều số liệu trong quákhứ

Đường huynh hướng còn có tên gọi là đường hồi quy

Để biết được đường khuynh hướng là tuyến tính hay phi tuyến trước hết ta cần biểu diễn cácnhu cầu thực tế trong quá khứ lên biểu đồ và phân tích xu hướng pháp triển của các số liệu

đó Qua phân tích nếu thấy rằng các số liệu tăng hoặc giảm tương đối điều đặn theo mộtchiều hướng nhất định thì ta có thể vạch ra một đường thẳng biểu hiện chiều hướng đó Nếucác số liệu biến động theo một chiều hướng đặc biệt hơn, như tăng giảm ngày càng tăngnhanh hơn hay ngày càng chậm thì ta có thẻ sử dụng các đường cong thích hợp để mô tả sựbiến động đó (đường parabol, hyperbol, logarit ) Dưới đây trình bày chủ yếu về các đườngthẳng

1) Phương pháp đường thẳng thống kê

Sử dụng phương trình đường thẳng sau

Y – số liệu nhu cầu thực tế trong quá khứ

n - Số lượng số liệu có được trong quá khứ

Chú ý:

Hệ số a, b tính như trên phải phù hợp với điều kiện ở đây X - số thứ tự thời gian (chẳnghạn là năm) trong quá khứ Để cho ta đánh số thứ tự thời gian quá khứ như sau:

Trang 16

 Nếu thứ tự thời gian ứng với dãy số quá khứ là số lẻ, chẳn hạn là 7 năm (X1,X2, X7) ta có thể đánh giá số thứ tự bằng cách lấy thời gian ở giữa X4 = 0, các thờigian dứng trước X4 lần lược đánh giá số -1, -2, -3 và các dãy sau X4 lần lược đánh số+1, +2, +3 Như vậy cộng lại

 Nếu thứ tự thời gian ứng với dãy số quá khứ là số chẵn, chẳn hạn là 8 năm(X1,X2, X8) ta lấy thời gian ở giữa hai la X4 = -1 và X5 = +1 Như vậy các thời giandứng trước X4 lần lược đánh giá số -3, -5, -7 và các thời gian X5 lần lược đánh số +3,+5, +7 Cuối cùng ta cộng lại

2) Phương pháp đường thẳng thông thường

Phương pháp này còn có người còn gọi là phương pháp đường thẳng bình phương bé nhất.Nhưng cách gọi này không thật chính xác vì kỹ thuật bình phương bé nhất được sử dụng cảtrong phương pháp đường thẳng thống kê và cả trong phương pháp đường phi tuyến khác.Phương pháp này còn được gọi là phương pháp đường thẳng bình phương bé nhất

Phương pháp dự báo: Yc = aX + b

Trong đó:

Yc – Lượng nhu cầu dự báo

X – Thứ tự thời gian (năm) trong dãy số, đánh theo thứ tự tự nhiên từ 1 trở lên,không phân biệt số lượng số liệu là chẵn hay lẻ

Y – lượng hàng bán ra trong quá khứ

n – Số lượng có được trong quá khứ

3) Phương pháp dự báo theo huynh hướng có xét đến biến động thời vụ

Đối với một số mặt hàng, nhu cầu thị trường có tính chất biến động theo thời vụ trong năm.Nguyên nhân có thể do diều kiện thời tiết, địa lý hay tập quán của người tiêu dùng ở từngvùng có khác nhau (lễ hội, tết ) Để dự báo cho nhu cầu mù vụ ta cần khảo sát mức độ biếnđộng của nhu cầu bằng cách tính chỉ số thời vụ trên cơ sở dãy số thời gian đã điều tra Chỉ

số thời vụ được tính theo công thức sau:

Trong đó:

Is – chỉ số thời vụ

ȳi - số bình quân các tháng cùng tên

Trang 17

ȳo – số bình quân chung của tất cả các tháng trong dãy số

4) Phương pháp đường parabol thống kê

Nếu sau khi phân tích các số liệu quá khứ trên đồ thị mà ta thấy rằng xu hướng biến độngkhông phải theo đường thẳng mà có dạng đường parapol thì lúc đó nên dùng phương phápparapol

Phương pháp dự báo có dạng như sau: Yc = aX2 + bX + c

Trong đó:

(Các ký hiệu như cũ)

5) Phương pháp đường Logarit

Sai chuẩn tính theo công thức:

Trong đó:

� - chuẩn tính cho từng phương pháp đã sử dụng

Y – lượng nhu cầu thực tế ứng với từng thời kỳ trong dãy số thời gian quá khứ

Yc – lượng nhu cầu dự báo ứng với từng thời kỳ trong dãy số thời gian quá khứ

1.5.2.3 Dự báo theo các mối liên hệ tương quan

Các phương pháp trình bày trên đây để xem xét sự biến động của đại lượng cần dự báo theothời gian thông qua dãy số thời gian thống kê được trong quá khứ

Nhưng trong thực tế đại lượng cần dự báo còn có thể bị tác động bởi các nhân tố khác.Chẳng hạn dự báo lúa theo các naem thay đổi tùy theo lượng phân bón đã sử dụng trong cácnăm đó.nói cách khác đại lượng phân bón ảnh hưởng đến sản lượng lúa mà đại lượng ta cần

dự báo cho các năm sau

Mối liên hệ nhân quả giữa lượng phân bón và sản lượng lúa không thể biểu diễn được dướidạng một hàm số chính xác mà chỉ có thể biểu diễn gần đúng với một tương quan, thể hiệnmột đường hồi quy tương quan

Đại lượng cần dự báo là biến phụ thuộc còn nhân tố tác động lên nó là biến độc lập Biếnđộc lập có thể có một hoặc một số

Trang 18

Nếu chỉ quan sát đén một yếu tố ảnh hưởng (một biến độc lập) thì đường hồi quy tươngquan có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến Dưới đây sẽ trình bày chủ yếu là đường hồi quytuyến tính với một biến độc lập.

1) Dự báo trên cơ sở đường hồi quy tương quan tuyến tính

Phương trình dự báo: Yc = aX + b

Trong đó:

Yc - lượng nhu cầu dự báo

X – biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng biến Yc)

y – giá trị thực tế của cả năm

yc – giá trịnh tính toán theo phương trình đường hồi quy

n – số lượng số liệu thu nhập được

Công thức trên được biến đổi thành:

1.6 KIỂM SOÁT VÀ GIÁM SÁT DỰ BÁO

Việc theo dõi kết quả thực hiện theo các số liệu đã dự báo so với số liệu thực tế đượctiến hành dựa trên cơ sở "Tín hiệu theo dõi"

Trang 19

Tín hiệu theo dõi được tính bằng cách lấy "Tổng sai số dự báo dịch chuyển" (RunningSum of the Forecast Error - RSFE) chia cho độ lệch tuyệt đối trung bình MAD

Tín hiệu theo dõi dương cho biết nhu cầu thực tế lớn hơn nhu cầu dự báo Tín hiệu theodõi âm, cho biết nhu cầu dự báo cao hơn nhu cầu thực tế Tín hiệu theo dõi được coi là tốtnếu có RSFE nhỏ và có sai số âm Nói cách khác, có độ lệch nhỏ đã là tốt rồi, nhưng các sai

số dương và âm cân bằng lẫn nhau để cho đường tâm của tín hiệu theo dõi nằm quanh số 0

Để kiểm soát một cách tốt nhất các kết quả dự báo, doanh nghiệp nên đưa ra các giớihạn kiểm soát dự báo Một khi tín hiệu dự báo tính được vượt quá giới hạn trên hoặc giớihạn dưới là có báo động Điều đó có nghĩa là dự báo của doanh nghiệp đang có vấn đề vàdoanh nghiệp cần đánh giá lại phương thức dự báo nhu cầu của mình

Hình sau mô tả lược đồ kiểm soát dự báo thông qua việc sử dụng "Tín hiệu theo dõi",

"Tín hiệu theo dõi giới hạn"

Việc xác định phạm vi chấp nhận được chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sao cho khôngquá hẹp, cũng không quá rộng Nếu quá hẹp thì với sai số nhỏ đã phải điều chỉnh phươngpháp dự báo Nếu quá rộng thì ý nghĩa thực tế của các số liệu dự báo sẽ giảm đi rất nhiều

Trang 20

Một số chuyên gia dự báo cho rằng đối với các mặt hàng có số lượng lớn thì phạm vi nàylấy bằng ± 4MAD còn đối với các mặt hàng có số lượng nhỏ có thể lấy đến ± 8MAD.

Một số chuyên gia khác, dựa vào quan hệ 1MAD ≈ 0,8 độ lệch chuẩn, cho rằng phạm

vi chấp nhận được nên lấy tối đa là bằng ± 4MAD

Trang 21

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG

ĐỂ DỰ BÁO NHU CẦU VÀ KIỂM SOÁT,

GIÁM SÁT DỰ BÁO 2.1 DỰ BÁO THEO DÃY SỐ THỜI GIAN

2.1.1 Phương pháp bình quân di động

Ta có công thức tính dự báo theo phương pháp này như sau:

n

Di Ft

D D D F

D D D F

t n t

=

+ +

=

1

3

4 3 2 5

3

3 2 1 4

Trong đó:

Ft: Dự báo bình quân di động cho thời kỳ t;

Di: Nhu cầu thực tế cho thời kỳ i (ngày, tuần, tháng, quý, năm);

n: Số thời kỳ nhu cầu được đưa vào số trung bình tính toán

Ví dụ 1: Cuối mỗi tuần người chủ cửa hàng tạp phẩm Meersburg muốn dự báo mức cầu

bánh mì tại cửa hàng của ông ta trong tuần tới Doanh số hàng tuần trong 9 tuần vừa quađược cho như sau:

Doanh số thực tế

(số ổ bánh mì)

110

102

108

121

112

105

114

10

Dự báo sử dụng bình quân di động giản đơn với n = 3

67 , 106 3

108 102 110 3

3 2 1

4 = D + D + D = + + =

F

33 , 110 3

121 108 102 3

4 3 2

Trang 22

n t

Phương pháp này có những ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu, san bằng được các biến động ngẫu nhiên trong dãy số thời

gian

Nhược điểm:

 Hoàn toàn dựa vào số liệu quá khứ

 Cần nhiều số liệu quá khứ

 Chưa đánh giá được tầm quan trọng khác nhau của các số liệu ở các thời kỳ khácnhau

t

n t i

t

n t i

Wi

Wi Di Ft

Ngày đăng: 27/08/2015, 18:41

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w