1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tế gần 20 năm qua cho thấy nền kinh tế đã có những bước khởi sắc đáng ghi nhận. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng lên khẳng định mình trong cơ chế mới, chủ động và sáng tạo hơn trong những bước phát triển của mình. Nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cũng theo đó có nhiều cơ hội và thách thức hơn. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được một cách bền vững trong nền kinh tế hiện nay cần quan tâm tới người lao động trong doanh nghiệp. Bởi con người là yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, vận hành và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất cao khi có những nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo. Quan trọng nhất là doanh nghiệp phải làm sao để người lao động thật sự tự giác và gắn bó với mình hơn. Đối với mọi quốc gia nói chung và đặc biệt đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, với việc tạo động lưc lao động ở các công ty là vô cùng quan trọng. Người lao động chỉ có thể làm việc có hiệu quả cao khi họ có một động lưc làm việc tốt. Tạo động lực như thế nào để làm hài lòng người lao động, để họ làm việc tốt hơn đó quả là một vấn đề lớn. Nhưng lại là công việc khá thú vị đối với các nhà quản lý nhân sự hiện nay bởi tạo động lực là công tác quyết định sự tích cực, sáng tạo và trung thành của nhân viên và tạo động lực không chỉ ảnh hưởng lớn đến nhân viên mà còn ảnh hưởng đến các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực như: Thù lao lao động, đánh giá tình hình thực hiện công việc.Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có các biện pháp tạo động lực cho người lao động nhưng hoạt động này vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn bởi nó là hoạt động khá phức tạp. Người lao động ai cũng có nhu cầu và ai cũng mong muốn nhu cầu của mình được đáp ứng, bởi thế tạo động lực sao cho khéo và phù hợp đối với các doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Công Ty Cổ phần Thương mại Công nghiệp và Dịch vụ Á châu cũng không nằm ngoài những khó khăn trên nên đề tài “ Tạo động lực lao động tại Công Ty Cổ phần Thương mại Công nghiệp và Dịch vụ Á châu “ là cần thiết hiện nay.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC 1.1.1 Khái niệm động lực lao động 4 1.2.1. Học thuyết nhu cầu của Maslow 6 1.2.2. Học thuyết hai nhóm yếu tố của Herzbeg 8 1.2.4 Học thuyết công bằng của J.Stacy Adam 14 3.2.1. Hoàn thiện công tác trả lương và phụ cấp 57 3.2.2. Các biện pháp khuyến khích cá nhân 58 3.2.3. Xây dựng cơ sở xét thưởng mới, tăng tần suất thưởng, đa dạng các hình thức thưởng và khiển trách 59 3.2.4. Tăng các khoản phúc lợi và dịch vụ 60 3.2.5. Tạo cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp 62 Bằng các giải pháp: Hoàn thiện công tác trả lương và phụ cấp, các biện pháp khuyến khích cá nhân, xây dựng cơ sở xét thưởng mới, tăng tần suất thưởng, đa dạng các hình thức thưởng và khiển trách, tăng các khoản phúc lợi và dịch vụ, tạo cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc, sử dụng và bố trí nhân lực cho phù hợp được đưa ra trong bài viết này với hy vọng ít nhiều góp phần vào công tác quản lý lao động và công tác tạo động lực cho cán bộ công nhân viên tại Công ty Cổ phần Thương mại Công nghiệp và Dịch vụ Á châu trong công cuộc thực hiện mục tiêu lớn của Công ty 66 SV: Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: QT17B KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DANH MỤC BẢNG, HÌNH BẢNG Bảng 2.1 Thống kê số lượng công nhân viên trong công ty qua các năm Error: Reference source not found Bảng 2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Error: Reference source not found Bảng 2.3: Xác định mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty Error: Reference source not found Bảng 2.4 Bảng phân loại mức độ hoàn thành công việc Error: Reference source not found Bảng 2.5 : Kết quả đánh giá thực hiện công việc.Error: Reference source not found Bảng 2.6: Điều kiện làm việc của Tổng Công Ty Error: Reference source not found Bảng 2.7 : Hệ số phụ cấp và mức phụ cấp Error: Reference source not found Bảng 3.1: So sánh về hiệu quả lao động Error: Reference source not found HÌNH 1.1.1 Khái niệm động lực lao động 4 1.2.1. Học thuyết nhu cầu của Maslow 6 1.2.2. Học thuyết hai nhóm yếu tố của Herzbeg 8 1.2.4 Học thuyết công bằng của J.Stacy Adam 14 3.2.1. Hoàn thiện công tác trả lương và phụ cấp 57 3.2.2. Các biện pháp khuyến khích cá nhân 58 3.2.3. Xây dựng cơ sở xét thưởng mới, tăng tần suất thưởng, đa dạng các hình thức thưởng và khiển trách 59 3.2.4. Tăng các khoản phúc lợi và dịch vụ 60 3.2.5. Tạo cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp 62 Bằng các giải pháp: Hoàn thiện công tác trả lương và phụ cấp, các biện pháp khuyến khích cá nhân, xây dựng cơ sở xét thưởng mới, tăng tần suất thưởng, đa dạng các hình thức thưởng và khiển trách, tăng các khoản phúc lợi và dịch vụ, tạo cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc, sử dụng và bố trí nhân lực cho phù hợp được đưa ra trong bài viết này với hy vọng ít nhiều góp phần vào công tác quản lý lao động và công tác tạo động lực cho cán bộ công nhân viên tại Công ty Cổ phần Thương mại Công nghiệp và Dịch vụ Á châu trong công cuộc thực hiện mục tiêu lớn của Công ty 66 SV: Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: QT17B KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tế gần 20 năm qua cho thấy nền kinh tế đã có những bước khởi sắc đáng ghi nhận. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng lên khẳng định mình trong cơ chế mới, chủ động và sáng tạo hơn trong những bước phát triển của mình. Nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cũng theo đó có nhiều cơ hội và thách thức hơn. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được một cách bền vững trong nền kinh tế hiện nay cần quan tâm tới người lao động trong doanh nghiệp. Bởi con người là yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, vận hành và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất cao khi có những nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo. Quan trọng nhất là doanh nghiệp phải làm sao để người lao động thật sự tự giác và gắn bó với mình hơn. Đối với mọi quốc gia nói chung và đặc biệt đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, với việc tạo động lưc lao động ở các công ty là vô cùng quan trọng. Người lao động chỉ có thể làm việc có hiệu quả cao khi họ có một động lưc làm việc tốt. Tạo động lực như thế nào để làm hài lòng người lao động, để họ làm việc tốt hơn đó quả là một vấn đề lớn. Nhưng lại là công việc khá thú vị đối với các nhà quản lý nhân sự hiện nay bởi tạo động lực là công tác quyết định sự tích cực, sáng tạo và trung thành của nhân viên và tạo động lực không chỉ ảnh hưởng lớn đến nhân viên mà còn ảnh hưởng đến các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực như: Thù lao lao động, đánh giá tình hình thực hiện công việc.Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có các biện pháp tạo động lực cho người lao động nhưng hoạt động này vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn bởi nó là hoạt động khá phức tạp. Người lao động ai cũng SV: Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: QT17B 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP có nhu cầu và ai cũng mong muốn nhu cầu của mình được đáp ứng, bởi thế tạo động lực sao cho khéo và phù hợp đối với các doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Công Ty Cổ phần Thương mại Công nghiệp và Dịch vụ Á châu cũng không nằm ngoài những khó khăn trên nên đề tài “ Tạo động lực lao động tại Công Ty Cổ phần Thương mại Công nghiệp và Dịch vụ Á châu “ là cần thiết hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định khung lý thuyết làm cơ sở để đánh giá thực trạng tạo động lực lao động, và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thương mại Công nghiệp và Dịch vụ Á châu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tạo động lực lao động tại Công Ty cổ phần Thương mại Công nghiệp và Dịch vụ Á châu. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Công Ty cổ phần Thương mại Công nghiệp và Dịch vụ Á châu. - Về thời gian: Từ năm 2008 - 2012 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp. - Nguồn sử dụng: Thứ cấp: thông tin trên thư viện, báo cáo liên quan trực tiếp tới nội dung nghiên cứu. Sơ cấp: Thông tin qua điều tra bằng bảng hỏi tại Công ty cổ Phần Thương mại Công nghiệp và Dịch vụ Á châu SV: Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: QT17B 2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 5. Kết cấu nội dung Chương 1: Lý luận chung về tạo động lao động trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần Thương mại Công nghiệp và Dịch vụ Á châu Chương 3: Giải pháp tạo động lực lao động tại Công Ty Cổ phần Thương mại Công nghiệp và Dịch vụ Á châu SV: Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: QT17B 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Khái niệm động lực lao động Với quan điểm coi nguồn nhân lực là nhân tố hàng đầu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức, một doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của con người các nhà lãnh đạo càng ngày càng quan tâm đến việc làm thế nào để người lao động làm việc một cách nhiệt tình, hăng say, đạt kết quả cao, làm thế nào để có thể xây dựng được một đội ngũ nhân sự tận tâm, cống hiến hết mình cho tổ chức, doanh nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu đó các nhà lãnh đạo đã tìm ra được ngoài nguyên nhân về năng lực, trình độ của từng người thì một trong những yếu tố góp phần quan trọng đó chính là động lực lao động. Động lực lao động được hiểu chung nhất là bao gồm tất cả cái gì thôi thúc con người, tác động đến con người qua đó thúc đẩy con người hoạt động. Các cá nhân khác nhau sẽ có những động lực không giống nhau và khi tồn tại động lực thì sẽ thúc đẩy bản thân họ luôn nỗ lực hết mình để đạt được những mục đích, mong muốn của mình. Vậy “ Động lực là sự khát khao, tự nguyện của cá nhân nhằm tăng cường sự nỗ lực của cá nhân để đạt được mục tiêu hay kết quả nào đó”. Hay hiểu theo cách khác thì “ Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục đích của tổ chức cũng như bản thân người lao động.” SV: Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: QT17B 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Như vậy động lực xuất phát từ bản thân mỗi con người. Khi con người ở những vị trí khác nhau với những tâm lý khác nhau sẽ có mục tiêu mong muốn khác nhau. Chính vì những đặc điểm này nên động lực của mỗi con người là khác nhau vì vậy các nhà quản lý cần có những cách tác động khác nhau tới mỗi người lao động. 1.1.2 Khái niệm tạo động lực lao động Động lực lao động có vai trò quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động của cá nhân giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình. Do vậy các nhà quản lý cần phải biết tạo động lực cho nhân viên của mình để họ làm việc hiệu quả nhất. Tạo động lực lao động là việc sử dụng các biện pháp nhất định để kích thích người lao động làm việc một cách tự nguyện, nhiệt tình, hăng say và có hiệu quả công việc tốt nhất. Tạo động lực cho người lao động làm việc cũng chính là việc tạo ra sự hấp dẫn trong công việc từ kết quả thực hiện công việc, cùng tác động của tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, điều kiện, môi trường làm việc để hướng hành vi của người lao động theo một chiều hướng nhất định. Tạo động lực cho người lao động vừa là trách nhiệm, vừa là mục tiêu của nhà quản lý khi có động lực làm việc thì sẽ thực hiện tốt công việc, làm tăng hiệu quả công việc, nâng cao năng suất lao động. Từ đó giúp doanh nghiệp, tổ chức tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường cạnh tranh. Do vậy các nhà lãnh đạo nói chung, các nhà quản lý lao động nói riêng muốn nhân viên trong doanh nghiệp của mình nỗ lực hết sức vì doanh nghiệp thì họ phải sử dụng tất cả các biện pháp khuyến khích đối với người lao động đồng thời tạo mọi điều kiện cho người lao động hoàn thành công việc của họ một cách tốt nhất. Qua đó người lao động nhận thức được tầm quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. SV: Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: QT17B 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2 Một số học thuyết tạo động lực lao động 1.2.1. Học thuyết nhu cầu của Maslow Maslow cho rằng con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao khát dược thỏa mãn. Maslow chia các nhu cầu đó thành năm loại và sắp xếp theo thứ bậc như sau: Nhu cầu phát triển Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu cơ bản Hình 1.1: Thứ bậc nhu cầu của Maslow Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể hoặc nhu cầu sinh lý bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, các nhu cầu làm cho con người thoải mái…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình, ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Nhu cầu an toàn: Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này SV: Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: QT17B 6 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ… Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần. Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm…cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này. Nhu cầu xã hội: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm… Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện hai cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn. Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người SV: Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: QT17B 7 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP được khích lệ, tưởng thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó. Nhu cầu phát triển: Đây là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, được biến các năng lực của mình thành hiện thực hoặc nhu cầu đạt được cái thành tích mới và có ý nghĩa. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. Maslow mô tả nhu cầu này như sau: ”nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”. Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội. Theo quan điểm về động lực, lý thuyết của Maslow có thể phát biểu rằng, mặc dù không một nhu cầu nào có thể được thỏa mãn triệt để, song nhu cầu được thỏa mãn một cách căn bản không còn tạo ra động lực nữa. Học thuyết nhu cầu của Maslow đã được công nhận rộng rãi, đặc biệt là trong giới quản lý điều hành. Nó được chấp nhận do tính logics và tính dễ dàng mà nhờ đó người ta có thể dung trực giác để hiểu lý thuyết này. Để tạo động lực cho nhân viên thì cần hiểu được họ đang ở đâu trong hệ thống nhu cầu trên và hướng vào sự thỏa mãn các nhu cầu ở thứ bậc đó. Hệ thống thứ bậc nhu cầu này được nhiều nhà quản lý sử dụng làm công cụ hướng dẫn trong việc tạo động lực cho người lao động. 1.2.2. Học thuyết hai nhóm yếu tố của Herzbeg Herzbeg cho rằng quan hệ của một cá nhân với công việc là yếu tố cơ SV: Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: QT17B 8 [...]... các chi phí, tránh lãng phí trong lao động SV: Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: QT17B KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 31 CHUƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ Á CHÂU 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại Công nghiệp và Dịch vụ Á Châu 2.2.1 Giới thiệu chung - Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ Á CHÂU - Tên giao dịch. .. việc tạo động lực lao động cho người lao động của mình Đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động “ Đánh giá thực hiện công việc được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động. ” Đánh giá thực hiện công. .. được áp dụng trong giao dịch thương mại trên thế giới Với phương châm:“Lợi nhuận của khách hàng chính là lợi nhuận của Doanh Nghiệp .Công ty Cổ phần Thương mại Công nghiệp và Dịch vụ Á Châu đã, đang và sẽ là đối tác tin cậy của các bạn hàng trong nước và Quốc tế SV: Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: QT17B KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 33 2.1.3 Đặc điểm cơ bản của công ty có ảnh hưởng tới công tác tạo động lực lao động. .. TỐT NGHIỆP 29 1.5 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tạo động lực lao động 1.5.1 Đối với cá nhân Tạo động lực trong lao động có ý nghĩa rất lớn đối với tổ chức nói chung và người lao động nói riêng Tạo động lực cho người lao động giúp cho người lao động có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong công việc hơn Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ cho doanh nghiệp mà cho ngay bản thân người lao động. .. người lao động trong quá trình thực hiện công việc qua đó góp phần tạo động lực cho người lao động Các chính sách nhân sự và việc thực hiện các chính sách nhân sự: Chính sách nhân sự và việc thực hiện các chính sách nhân sự đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động làm việc Việc đưa ra các chính sách nhân sự như chính sách tiền lương, chính sách đào tạo, chính sách... dù đánh giá theo bất kỳ hình thức nào cũng phải đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác và công bằng đối với người lao động, qua đó sẽ có tác dụng tạo động lực cho người lao động Việc đánh giá thường xuyên SV: Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: QT17B KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 22 và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động có tác dụng kích thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất và. .. nhất 1.4.2 Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ Khi được tạo điều kiện thuận lợi thì người lao động sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc Đây là công tác góp phần rất lớn vào việc tạo động lực cho người lao động làm viêc, bao gồm các phương pháp sau: Loại trừ các trở ngại cho việc thực hiện công việc của người lao động Loại... kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện thì việc đưa ra các chương trình phúc lợi và dịch vụ cho người lao động có tác dụng rất lớn đến việc tạo động lực cho người lao động Do đó để phúc lợi và dịch vụ trở thành một công cụ tạo động lực cho người lao động hiệu quả nhất thì tổ chức cần phải xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi, dịch vụ thật tốt và hợp lý 1.4.3.2... phù hợp và công bằng hay không sẽ góp phần SV: Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: QT17B KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 20 rất lớn vào việc tạo ra niềm tin, sự tin tưởng của người lao động vào doanh nghiệp Từ đó tạo nên động lực cho người lao động gắn bó và cống hiến hết mình vì doanh nghiệp Thể chế và các yếu tố xã hội: Bao gồm các quy định về luật pháp, các chính sách và phúc lợi xã hội đối với người lao động Qua... động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty, là cơ quan tham mưu giúp giám đốc Công ty xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý cũng như bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý và thực hiện công tác cán bộ, lao động tiền lương, thực hiện mọi hoạt động về công tác hành chính, quản lý toàn công ty, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên Ě Phòng kế hoạch: Lập