luận văn về qui trình chế tạo và lắp ráp xe bồn chở cám
Trang 1Mục Lục
Phần 1: Giới thiệu công ty cổ phần cơ khí-xây dựng Tracomeco và qui trình công nghệ ôtô 2
Phần 2: Qui trình công nghệ chế tạo và lắp ráp xe bồn chở cám 4
Chương 1: Qui trình công nghệ chế tạo 8
1 Chế tạo bồn chứa cám 8
2 Chế tạo hệ thống vít tải 17
3 Chế tạo các đăng truyền động 21
4 Chế tạo bộ bánh vít-trục vít quay cần 23
5 Chế tạo xylanh nâng hạ cần 25
Chương 2:Qui trình công nghệ lắp ráp 28
1 Lắp ráp hệ thống truyền động chính 29
2 Lắp bồn chứa vào satxi cơ sở 35
3 Lắp ráp vít tải 36
4 Lắp ráp hệ thống thủy lực 40
5 Lắp ráp bộ bánh vít-trục vít quay cần xả 48
6 Lắp ráp xylanh nâng hạ cần vít xả 49
Phần 3:Qui trình kiểm tra chất lượng xe trước khi xuất xưởng 61
A Kiểm tra tổng thể 61
B Kiểm tra gầm xe 67
C Kiểm tra buồng lái 73
D Kiểm tra trên thiết bị 76
Phần 4: Kết luận 80
Trang 2Phần 1: Giới thiệu về vài nét về công ty cổ phần cơ khí – giao thông (Tracomeco) và qui trình công nghệ ôtô
Tổng quan về nhà máy Tracomeco
Công ty cổ phần cơ khí – xây dựng giao thông (Tracomeco) được thành lập theo quyết định số 2863/QĐ-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải kí ngày 10/9/2002 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
Tiền thân của công ty là hãng thầu RMK do Mỹ thành lập từ 1962 và là một
cơ sở đại tu xe máy thi công công trình và sản xuất kết cấu thép lớn nhất Đông Nam
Á lúc bấy giờ Sau năm 1975, đứng trước nhu cầu cấp bách về xây dựng và phát triển ngành cơ khí giao thông phía Nam, trên cơ sở hãng thầu RMK tiếp quản sau giải phóng, Nhà Nước và Bộ GTVT đã thành lập công ty cơ khí công trình với chức năng sửa chữa lắp ráp xe máy công trình, ôtô các loại, đóng vàsửa chữa tàu thủy…
Từ đó tới nay công ty đã nhiều lần đổi tên và tách ra thành lập các doanh nghiệp mới Đến năm 1996 Công Ty Cơ Khí Giao Thông 2 được thành lập lại thành công ty có Hội đồng quản trị Thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ, 9/2003 Công ty tiến hành cổ phần hóa thành lập Công ty Cổ phần Cơ khí – Xây dựng Giao thông
Hiện nay, công ty đang đầu tư thực hiện dự án Đầu tư nâng cấp mở rộng bến xà lan 1.000DWT trên cơ sở mặt bằng các cầu cảng có sẵn tại công ty, đáp ứng nhu
Trang 3cầu ngày càng cao của việc vận chuyển hàng hóa qua cảng Bên cạnh đó, công ty đang triển khai xây dựng 2 dự án đầu tư: Dự án xây dựng nhà máy lắp ráp, chế tạo
xe tải, xe khách trên 24 chỗ ngồi với sản lượng 3.000 chiếc/năm và lắp ráp động cơ ôtô với sản lượng 5000 chiếc/năm và Dự án Xây dựng Nhà máy chế tạo động cơ ôtô với sản lượng 10.000 chiếc/năm phục vụ nhu cầu cấp thiết về hệ thống giao thông vận tải của cả nước nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
Trong tình hình mức thuế nhập khẩu đối với dòng xe nhập nguyên chiếc còn khá cao, trong khi đó các sản phẩm xe nhập khẩu này có thể sản xuất được trong nước Do đó công ty đã mạnh dạn nhận chế tạo và lắp ráp những loại xe được nhập khẩu về nước theo yêu cầu của khách hàng trong nước Trong đó có loại xe chở cám chuyên dùng
Và theo yêu cầu đặt ra của khách hàng (công ty thức ăn gia súc San Miguel Food) đối với xe chở cám này là: có thể chở được những loại thức ăn gia súc khác nhau (phải có các ngăn chứa cám riêng biệt), việc chuyển cám phải được thực hiện độc lập cho từng ngăn, và có thể chuyển cám đến những vị trí như ý muốn (trong giới hạn phạm vi hoạt động của xe), cũng như việc điều khiển thuận tiện dễ dàng Và với các yêu cầu đó, ta tiến hành chế tạo và lắp ráp xe bồn chở cám trên cơ sở satxi xe HINO FL
Trang 4Phần 2: Qui trình công nghệ chế tạo và lắp ráp xe bồn chở cám
Bảng các thông số kỹ thuật của xe chế tạo lắp ráp
ÔTÔ
cám
FL1JTUA
HINO –FL1JTUATRACOMECO-BC
Trang 51 Trọng lượng bản
2 Độ dốc lớn nhất xe
3
Thời gian tăng tốc
của xe từ lúc khởi
hành đến khi đi hết
Trang 6Gia tốc phanh của
xe ở tốc độ 30 km/
h
7
Bán kính quayvòng theo vết bánh
xe trước phía ngoài
9 Vị trí bố trí động cơ
thủy lực
II-8.806; III-6.550; I4.768; 3.548; VI-2.481; VII-1.845;
V-VIII-1.343; IX-1.000; Số
Trang 717 Hệ thông treo sau Treo phụ thuộc, nhíp lá
18 Hệ thống điện
Chương 1: Qui trình công nghệ chế tạo
Các nội dung chính của qui trình công nghệ chế tạo bao gồm:
- Chế tạo bồn chứa cám
- Chế tạo hệ thống vít tải
- Chế tạo các đăng truyền động (dẫn động bơm thủy lực tổng)
- Chế tạo bánh vít-trục vít quay vít tải đứng
- Chế tạo xylanh nâng hạ cần
1 Chế tạo bồn chứa cám (xitec chứa cám)
Trang 8Gồm có 2 phần chính :
+ Chế tạo kết cấu khung chịu lực
+ Chế tạo phần bồn chứa
a Chế tạo kết cấu khung chịu lực:
+Mục đích việc chế tạo khung chịu lực: để tăng độ cứng vững cho buồng chứa cám, đồng thời là bộ phận trung gian gắn kết bồn chứa cám vào satxi của xe cơ sở
+ Vật liệu chế tạo: tole tấm, có độ dày 3,5mm
+ Phương pháp gia công chế tạo: ta dùng phương pháp dập định hình để tạo
ra hình dáng của các xương, sau đó dùng phương pháp hàn để liên kết các xương lại thành kết cấu chịu lực vững chắc
+ Kết cấu của khung chịu lực như hình sau:
+ Các bước chế tạo khung chịu lực:
Trước tiên, ta chế tạo từng xương chịu lực: các xương chịu lực này được dập định hình (theo mặt cắt D-D)
Trang 9Sau đó, các xương này được hàn vào phần máng chứa của vít tải đáy Góc hợp bởi 2 xương đối xứng nhau là 108 độ
Trong đó, máng chứa vít tải là 1 ống bằng thép, có bề dày khoảng 10mm.(ta sẽ đề cập trong phần chế tạo vít tải)
Chú ý: khi chế tạo phần khung chịu lực thì đường kính (theo hướng thẳngđứng) của máng chứa vít tải đứng sẽ là đường trung trực của đoạn thẳng nốitâm của 2 thanh thép hộp dọc theo khung chịu lực (2 thanh thép hộp có bề dày khoảng 3mm, loại thép hộp []80*80)
Khoảng cách giữa cách xương được hàn lại với nhau như hình vẽ ở trên.Sau khi hàn các xương lại với nhau ta được một kết cấu khung chịu lực vững chắc
Một điểm cần chú ý là trong quá trình hàn các xương vào thành khung chịu lực thì phải dùng các bệ chuẩn để tránh gây sự sai số do biến dạng trong quá trình hàn
Sau đó, ta tiến hành bọc tôn cho phần thùng chứa cám
b Chế tạo bồn chứa cám :
+ Tác dụng của bồn chứa cám là chứa đựng các loại cám (thức ăn gia súc) ởcác ngăn khác nhau
Trang 10+ Vật liệu bồn chứa: tole tấm có độ dày 3,5mm Kích thước từng miếng tôn 1,5m*6m.(thực tế thì kích thước này sẽ lớn hơn nhưng khi tính toán người ta dùng kích thước đã làm tròn số)
+ Phương pháp chế tạo: biên dạng của bồn chứa sẽ được căng bọc theo khung chịu lực, được dập định hình kết hợp với gò nén không biến dạng, và dùng phương pháp hàn để liên kết các mảng tôn lại để tạo thành biên dạng bồn hoàn chỉnh
+ Các bước chế tạo bồn chứa cám:
Ta chia nhỏ bồn chứa cám gồm nhiều mảng ghép lại với nhau, theo hình mặt cắt bồn chứa:
Đầu tiên ta căng tole 2 bên hông trái và hông phải của bồn chứa dọc theo kết cấu khung chịu lực: ở đây, ta dùng đúng theo kích thước của tole là1,5m*6m Cứ căng như thế cho hết chiều dọc bồn chứa theo khung chịu lực.Và với kích thước bồn như thế thì ta sẽ dùng khoảng 2 miếng tole cho việc căng bọc 2 bên hông dưới đáy của bồn chứa
Trang 11Tiếp đến, ta dùng phương pháp dập định hình kết hợp với gò nén để tạo biên dạng như thành bồn bên phải (theo hình mặt cắt A-A) Với kích thước của thành bên phải của bồn chứa như hình trên thì ta sẽ sử dụng hết 1
miếng tole với kích thước 1,5m*6m để căng hết chiều dài bồn chứa ở thành bên phải
Và tương tự cho thành bồn chứa bên trái, ta cũng dùng phương pháp dập,gò nén định hình để tạo ra biên dạng bồn, rồi ta sẽ theo chiều dài bồn chứa.Sau khi hàn nối các mảng lại, ta được thành bồn bên trái và bên phải hoàn chỉnh
Tiếp đến ta sẽ làm các vách ngăn bên trong bồn chứa cám Khoảng cáchgiữa các vách ngăn được trình bày ở hình sau:
Các vách ngăn này có nhiệm vụ tạo ra các khoang chứa riêng lẻ để chứacác loại thức ăn gia súc khác nhau
Các vách ngăn được cắt định hình theo biên dạng bên trong của bồn chứa cám Sau đó chúng được hàn liên kết vào vách của bồn chứa
Trang 12Sau khi đã hàn các vách ngăn xong, ta tiến hành chế tạo hệ thống cửa xảcám cho từng ngăn một Cửa xả cám có nhiệm vụ xả cám từ buồng chứa cám xuống máng chứa của vít tải đáy (vít tải trong xe).Do kích thước của từng ngăn chứa là khác nhau nên kích thước của cửa xả từng ngăn cũng sẽ khác nhau.
Kết cấu của cửa xả cám và hệ thống điều khiển cửa xả cám được trình bày ở hình trên: cửa xả cám là một mặt dẫn hướng hình dạng L có kích thước 160*160cm, chiều dài tùy theo kích thước từng buồng chứa, độ dày 6cm (do phải chịu toàn bộ sức nặng của khối cám); cụm điều khiển cửa xả cám được chế tạo bằng cách ghép lồng các ống vào nhau Nếu ta xem buồng chứa cám ngoài cùng (phía đuôi xe) là buồng thứ nhất thì trục ống điều khiển cửa xả cám sẽ có đường kính lớn nhất và có chiều dài ngắn nhấttrong 4 trục ống điều khiển van xả cám Và càng đi về phía trước (về phía
Trang 13đầu xe) thì đường ống điều khiển cửa xả cám sẽ có đường kính giảm dần vàchiều dài tăng dần.
Do việc điều khiển mở hay đóng cửa xả cám được thực hiện độc lập cho từng buồng chứa nên việc lấy cám ra có thể được thực hiện một cách độc lập, tùy theo ý muốn
Sau khi đã hoàn tất việc chế tạo hệ thống cửa xả cám, ta tiến hành bọc tole phần nóc của bồn chứa cám Sau đó, gắn các nắp đậy cửa từng ngăn tiếp liệu
Nắp của từng ngăn chứa cám có cấu tạo như hình vẽ dưới đây:
Các nắp này được dập định hình theo biên dạng của của phần cổ của từng buồng chứa Mặt trên nắp có tay nắm để đóng mở một cách dễ dàng Nắp được liên kết với bồn bằng khớp bản lề (như hình vẽ ở trên)
c Kiểm tra và hiệu chỉnh bồn chứa cám
Sau khi chế tạo xong bồn chứa cám, ta tiến hành kiểm tra biên dạng xung quanh, kiểm tra các mối hàn ghép, kiểm tra sự sai số trong quá trình lắp
Trang 14ghép … nếu chỗ nào chưa đạt thì phải tiến hành hiệu chỉnh cho đạt được kích thước yêu cầu và dung sai lắp ghép cho phép, cũng như đạt yêu cầu trong các mối ghép hàn
d Thử độ kín nước và sơn hoàn chỉnh
Khi đã kiểm tra và hoàn thiện bồn chứa cám, ta sẽ thử độ kín nước Ta tiến hành thử độ kín nước cho bồn chứa với áp lực nước khoảng 2kg/cm2, trong thời gian từ 10 – 15 phút Yêu cầu là không có sự rò rỉ nước ở tất cả các vị trí bên trong bồn chứa cám
Sau khi đã thử độ kín nước và nếu đạt yêu cầu (nếu không đạt thì phải có biện pháp xử lý ngay) ta tiến hành sơn bồn chứa cám Và qui trình sơn thùng xe được tiến hành như sau:
Hạng mục Nội dung công việc Tài liệu / hồ sơ
1 Làm sạch bề mặt
2 Sơn lót chống sét
- Lau sạch bề mặt
- Chà nhám, tẩy rửa bề mặt(nếu cần)
- Lau sạch và khô bềmặt
- Kiểm tra bề mặt
Quy trình về sơn
- Pha sơn chống sét
- Tiến hành sơn lót
- Kiểm tra bề mặt sơn
Theo yêu cầu của thiết kế Quytrình về sơn
Trang 153 Pha sơn màu chính
4 Bả mastic
5 Sơn lót lần 2
6 Làm sạch bề mặt
- Pha màu chính / mua từ các nhà cung cấp
- Chỉnh màu cho đếnkhi đạt yêu cầu
Theo các tài liệu về sơn
- Trét, xả tạo phẳng bề mặt
- Kiểm tra độ phẳng bằng mắt
- Tiến hành sơn lót
- Kiểm tra bề mặt sơn
Quy trình về sơn
- Chà nhẹ trên mặt sơn lót
- Lau bề mặt sơn bằng dung dịch chuyên dùng, rồi lau khô
- Kiểm tra kỹ độ sạch của bề mặt
- Thực hiện sơn màu chính ,rồi sơn lót
Quy trình về sơn
Trang 167 Sơn màu chính và sơn
bóng
8 Hoàn chỉnh sơn
9 Kiểm tra hoàn tất
- Kiểm tra theo dõi thực hiện các bước sơn
- Kiểm tra toàn bộ
xe về màu và bề mặt
- Kiểm tra theo lệnh thi công
- Dọn sạch và lau sạch tất cả xe
2 Chế tạo hệ thống vít tải
a Đặc điểm cấu tạo của vít tải:
+ Vít tải được sử dụng để vận chuyển các loại vật liệu rời, vật liệu dạng cục, nhỏ… với khoảng cách không lớn lắm (khoảng 30-40 mét)
+ Hệ thống vít tải được sử dụng trên xe bồn chở cám gồm sự gắn kết giữa 3 trục vít: vít tải đáy (I) có nhiệm vụ chuyển cám từ trong buồng
Trang 17chứa cám ra, vít tải đứng (II) có nhiệm vụ nhận cám chuyển ra từ vít tải đáy rồi chuyển cám lên cao, vít tải xả (III) có nhiệm vụ nhận cám được chuyển lên từ vít tải đứng rồi chuyển ra ngoài.
+ Vít tải có cấu tạo đơn giản và nhỏ gọn, vật liệu được vận chuyển trongống kín nên không bị bẩn và hao hụt trong quá trình vận chuyển Nhưng trong quá trình hoạt động của vít tải, các bề mặt của vít và máng bị mòn nhanh, năng lượng tiêu hao lớn hơn so với những loại băng chuyển khác,và yêu cầu cấp vật liệu vào phải đều đặn Cấu tạo vít tải được trình bày
ở hình dưới đây:
Vít tải đáy (Vít tải trong xe) (I)
Trang 18Vít tải xả (III)
b Chế tạo vít tải
+ Vật liệu chế tạo: trục vít và các cánh vít được chế tạo từ vật liệu inox (do yêu cầu của thức ăn gia súc rất khắt khe nên dùng vật liệu inox để tránh gây nhiễm bẩn cho cám)
+ Phương pháp chế tạo chung: các vít tải được chế tạo bằng cách ghép nhiều bước vít lại với nhau, các tấm tole (inox ) được cắt theo kích thước xác định (xem phần tính toán vít tải trong tài liệu Máy trục vận chuyển-Phần băng xoắn)
+ Khe hở giữa cánh vít và bề mặt trong của máng chứa là từ 3-8mm.+ Các bước chế tạo cho từng vít:
- Chế tạo vít đáy (I): Vít đáy cũng được chế tạo theo phương pháp chế tạo chung Tuy nhiên, khi chế vít tải (I) thì có một số điểm cần lưu ý, đó là: do vít đáy có độ dài khá lớn (6,070m) nên ta chia vít thành 2 đoạn nhỏ và chế tạo riêng từng đoạn, sau đó ghép 2 đoạn này lại với nhau (2 đoạn vít sẽ ghép lại với nhau bằng mối ghép then hoa), và ở đoạn ghép này ta đặt một gối
Trang 19đỡ Một điều nữa là máng chứa vít đáy được ghép lồng vào phần gia cố máng chứa của khung chịu lực, máng chứa có độ dày khoảng 4-8mm.
- Chế tạo vít đứng (II): Vít tải đứng cũng được chế tạo theo phương pháp chế tạo vít tải chung Tuy nhiên, cũng có một số điểm cần lưu ý khi chế tạo vít tải đứng: Thứ nhất là do vít tải đứng có kích thước ngắn (2,370m) nên tachỉ cần chế tạo một đoạn vít duy nhất xuyên suốt và không cần phải đặt gối đỡ Thứ hai là, phần máng chứa vít tải đứng (vỏ bao ngoài) có sự chuyển động quay quanh trục vít (để tạo ra chuyển động quay cần cho vít tải xả) nên khi chế tạo phải làm cho vít tải đứng có sự chuyển động tương đối so với bồn chứa (ở phần cố định vít tải đứng với bồn chứa cám ta dùng bạc lót để làm lớp đệm giữa vỏ trục vít và vòng khóa bên ngoài hàn với thành bồn chứa), và có sự chuyển động tương đối so với trục vít bên trong (ta dùng bạc lót dạng chén để làm lớp đệm giữa phần vỏ cố định bên dưới và phần vỏ chuyển động bên trên) Và đồng thời trên vỏ của vít tải đứng phải chừa vị trí để lắp bánh vít (bộ bánh vít – trục vít được gắn vào vít tải đứng để quay cần vít tải xả) Thứ ba là
ta dùng bộ bánh vít - trục vít để quay vỏ vít tải, và bánh vít sẽ được gắn trực tiếp vào vỏ vít tải, do đó ta phải chuẩn bị bề mặt vỏ vít tải để gắn bánh vít vào Và thứ tư là ở thân trên của vít tải đứng phải hàn 2 lỗ chạc để làm vị trí gắn xylanh nâng hạ cần vít xả
- Chế tạo vít xả (III): Vít tải xả cũng được chế tạo theo phương pháp chế tạo chung Tuy nhiên cũng có một số điểm cần lưu ý khi chế tạo: Thứ nhấtlà do chiều dài vít tải xả lớn (6,440m) nên cũng giống như khi chế tạo vít tải đáy ta cũng chia vít thành 2 đoạn chế tạo riêng lẻ, sau đó ghép lại (bằng mối ghép then hoa), và chỗ ghép 2 đoạn sử dụng gối đỡ Thứ hai là vít tải xả có thể
Trang 20(III) để lắp ghép xylanh thủy lực nâng hạ vít Thứ ba là ở cửa xả (đầu ra ) của vít xả được thu hẹp lại và chế tạo theo hình dạng phễu để dễ phun cám ra ngoài theo ý muốn Và máng chứa trục vít (III) cũng được chế tạo từ ống inox tròn, bề dày thành ống từ 4-8mm Và thứ tư là ở bên hông của vỏ vít tải xả có hàn 2 lỗ chạc nhằm mục đích để làm điểm tựa cho xylanh nâng hạ cần vít xả.
Lưu ý: Đường kính của máng chứa nên lấy lớn hơn đường kính của cánh vít từ 3-8mm Không nên lấy khoảng cách này lớn quá vì nếu lớn quá thì vật liệu cục có thể bị mắc kẹt, còn đối với vật liệu rời dạng bột thì nó sẽ rơi rớt lại không vận chuyển hết được
Sau khi đã chế tạo xong cả 3 vít tải, ta tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh nếu cần thiết
Sau khi đã kiểm tra và hoàn thiện các vít tải, ta tiến hành công đoạn sơn các vít tải (xem các bước của qui trình sơn ở bảng trên), ta sơn một lớp chống gỉ và
2 lớp sơn màu đảm bảo độ bóng bề mặt
3 Chế tạo các đăng truyền động (dẫn động bơm thủy lực tổng)
a Đặc điểm trục các đăng
+ Trục các đăng (trong trường hợp này) có nhiệm vụ truyền công suất từ hộp số qua hộp trích công suất tới bơm cái để tạo ra áp suất thủy lực trong hệ thống thủy lực của xe
+ Trục các đăng là một ống kim loại thường được làm bằng cacbon có độ bền cao Bình thường trục các đăng là một ống thép liền, ở 2 đầu có 2khớp nối hình thành nên khớp các đăng
Trang 21Do trong quá trình làm việc ở tốc độ cao có sự rung lắc, tuy vậy do chiều dài mỗi đoạn trục các đăng ngắn nên cũng không chịu ảnh hưởng nhiều của sự rung động trục các đăng do sự mất cân bằng.
b Chế tạo trục các đăng kiểu chữ thập :
+ Khớp các đăng kiểu chữ thập được sử dụng phổ biến vì cấu tạo của chúng đơn giản, dễ chế tạo, rẻ tiền và làm việc rất chính xác
+ Trục chữ thập được lắp với các chạc đầu trục lệch nhau góc 90 độ nhờ các vòng bi Để tránh cho trục các đăng không bị văng ra khi trục các đăng quay nhanh ở tốc độ cao, người ta dùng một vòng chặn để giữ chặt
Trang 22nắp vòng bi Một trong hai chạc đầu trục được hàn chặt vào trục các đăng, còn chạc kia được gắn liền vào một bích nối hay một đoạn trục rỗng gọi là khớp trượt.
+ Phần thân dài sau khi lắp vào khớp các đăng sẽ được cân bằng tĩnh và cân bằng động một cách cẩn thận (bằng cách gắn thêm các đối trọng cânbằng)
4 Chế tạo bộ bánh vít-trục vít quay vỏ vít tải đứng
a Đặc điểm truyền động trục vít-bánh vít
+ Bộ truyền trục vít được dùng để truyền chuyển động quay cho vỏ trục vít tải đứng
+ Ưu điểm của bộ truyền này là có tỷ số truyền lớn, làm việc êm, có khảnăng tự hãm, có độ chính xác động học cao Nhưng có nhược điểm là hiệu suất thấp, sinh nhiêt nhiều do vận tốc trượt lớn, không thích hợp trong hệ thống truyền động liên tục
+ Vật liệu chế tạo: do trục vít bánh vít là bộ truyền có tỷ số truyền lớn, sinh nhiệt nhiều trong quá trình làm việc nên vật liệu chế tạo chúng thường là thép hợp kim crôm, crôm-niken…(đắt tiền)
b Các bước công nghệ chế tạo trục vít-bánh vít
Dựa theo tài liệu hướng dẫn các bước gia công chế tạo bánh răng ( Cơ sởcông nghệ chế tạo máy-NXB KHKT-Hà Nội 2006) ta lập được các bước công nghệ cơ bản sau:
+ Chuẩn bị phôi: do kích thước bánh vít-trục vít quá lớn nên người ta dùng phương pháp đúcđể chế tạo phôi
Trang 23+ Nhiệt luyện phôi: trước khi gia công phôi bánh răng thường được thường hóa hay tôi cải thiện để tăng cơ tính cắt gọt
+ Xác định chuẩn định vị khi gia công: do chỉ là sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ nên chuẩn định vị ta dùng một mặt đầu và mặt ngoài của bánh răng làm chuẩn thô
+ Các bước công nghệ trước khi cắt răng:gia công thô-tinh lỗ, gia công thô-tinh mặt ngoài Do chỉ là sản xuất nhỏ nên bánh vít-trục vít được gia công trên máy tiện
+ Gia công cắt răng:có nhiều phương pháp gia công cắt răng khác nhau, tuy nhiên trong trường hợp này ta sử dụng phương pháp cắt răng theo nguyên lý định hình:
Phương pháp này có thể cắt từng rãnh răng, sau đó phân độ một góc 360/z cho đến rãnh răng cuối cùng bằng dụng cụ cắt có lưỡi dạng rãnh răng
Phương pháp này được thực hiện trên máy phay vạn năng có trang
bị dụng cụ chia độ
Phương pháp này được sử dụng trong sản xuất nhỏ, trong các xưởng sửa chữa Phương pháp này cho phép chế tạo được các bánh răng có đường kính và mođun bánh răng lớn mà phương pháp khác không làmđược Phương pháp này đạt độ chính xác thấp và khó khăn trong việc điều chỉnh chính xác vị trí tương đối giữa dao và vật
Bánh vít sau khi đựơc chế tạo xong sẽ được hàn gắn lên trên vỏ của vít tải đứng, nhằm mục đích quay cần vít tải xả
Trang 24c Kiểm tra bánh vít-trục vít sau khi chế tạo
Bánh vít-trục vít sau khi chế tạo sẽ được tiến hành kiểm tra theo các yêu cầu như: độ chính xác động học, độ ổn định khi làm việc, độ chính xác tiếp xúc, khe hở mặt bên
Tuy nhiên, do đặc điểm và yêu cầu đối với bộ truyền trục vít-bánh vít (trong trường hợp này) ta chỉ tiến hành kiểm tra một vài yêu cầu như:
+ Độ chính xác tiếp xúc: được kiểm tra khi bánh răng phải làm việc với tải trọng lớn
+ Khe hở mặt bên: được kiểm tra khi bánh răng làm việc cả 2 chiều
5 Chế tạo xylanh nâng hạ cần
a Đặc điểm xylanh thủy lực nâng hạ cần
+ Xylanh thủy lực nâng hạ cầnvít xả là cơ cấu chấp hành của truyền dẫnthủy lực để thực hiện chuyển động
+ Pittông bắt đầu chuyển động khi lực tác động lên 1 trong 2 phía của nó(lực áp suất ) lớn hơn tổng các lực cản có hướng ngược lại chiều chuyển động (lực thủy động)
+ Cấu tạo của xylanh (có giảm chấn cuối hành trình):
Trang 25Kết cấu xilanh nâng hạ cần xả (loại có giới hạn hành trình)
Ở giai đoạn cuối khoảng chạy, khi pittông chạm lên mặt đầu xylanh, có thể xảy ra va đập nếu vận tốc chuyển động của của pittông lớn, đặc biệt là đối với pittông, xylanh khối lượng lớn Để giảm khả năng va đập này, trong xylanh có bộ phận giảm chấn (như hình vẽ ở trên) Bộ phận giảm chấn trong xylanh làm việc theo nguyên lý tăng áp suất khoang đối áp ở cuối khoảng chạy Aùp suất khoang đối áp tăng, làm giảm vận tốc chuyển động
b Chế tạo xylanh thủy lực
+ Xylanh thủy lực gồm có các bộ phận chính là thân (gọi là xylanh), pittông, cần pittông và một số vòng hàn kín Do vậy việc chế tạo xylanh phải chú trọng đến việc làm kín giữa xylanh và pittông để đảm bảo dầu thủy lực không bị tràn ra trong quá trình làm việc
Trang 26+ Xem tài liệu hướng dẫn về gia công chi tiết dạng trục (pittông) và gia công chi tiết dạng bạc (chương 9-tài liệu Cơ sở công nghệ chế tạo máy-NXB KHKT).
+ Một nguyên tắc cơ bản là để pittông bắt đầu chuyển động được thì lực ép thủy lực:
F >Fg+Fa+Fr
Trong đó: Fg, Fa, Fr lần lượt là trọng lượng, lực gia tốc và lực ma sát.Và lực ép thủy lực khi đó bằng:
F=A.p.n/104Trong đó: A- diện tích tiết diện pittông [cm2]
p- áp suất dòng chất lỏng [bar]
n- hiệu suất
+ Xylanh sau khi được chế tạo sẽ phải tiến hành kiểm tra độ kín khít, tải trọng nâng…nếu không đạt thì phải tiến hành hiệu chỉnh để đạt đúng yêucầu
Trang 27Chương 2: Qui trình công nghệ lắp ráp
Mục 1: Đặc điểm qui trình công nghệ lắp ráp:
+ Nếu quá trình gia công chế tạo cơ khí là giai đoạn chủ yếu của quá trình sản xuất thì quá trình lắp ráp là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất Vì sau quá trình lắp ráp, sản phẩm đạt được chất lượng yêu cầuvà vận hành ổn định thì quá trình sản xuất ấy mới có ý nghĩa
+ Hình thức tổ chức lắp ráp xe bồn: xe bồn được lắp theo hình thức lắp ráp di động tự do Đây là hình thức tổ chức lắp ráp mà tại mỗi vị trí lắp ráp được thực hiện hoàn chỉnh một nguyên công lắp ráp xác định
Mục 2: Lập sơ đồ lắp ráp
Ta sẽ chia nhỏ việc lắp ráp xe bồn chở cám thành các đơn vị lắp, từ đó
ta có được một sơ đồ lắp Trong số các chi tiết của một đơn vị lắp, ta tìm chi tiết cơ sở, rồi lắp các chi tiết khác lên chi tiết cơ sở theo một thứ tự xác định
Do xe bồn là một sản phẩm lắp ráp phức tạp nên ta sẽ biểu diễn sơ đồ lắp cho từng nhóm cơ cấu một cách riêng biệt.Như vậy, ta tiến hành xây đựng sơ đồ lắp ráp xe bồn chở cám như sau:
Lắp ráp xe bồn chở cámLắp ráp
satxi xe
cơ sở
Lắp ráphệ thốngvít tảicám
Lắp ráphệ thốngthủy lực
Lắp rápcụmbánh vít-trục vítquaycần
Lắp rápxylanhnâng hạcần vítxả cám
Lắp ráphệ thốngđiềukhiểnthủy lực
Trang 281 Lắp ráp hệ thống truyền động chính:
a Sơ đồ bố trí hệ thống truyền động chính :
Sơ đồ hệ thống truyền động của xe bồn
1-Động cơ Hino; 2-Hộp số có gắn hộp trích công suất; 3,15-Trục các đăng; 4-Thùngchứa dầu; 5-Bơm thủy lực; 6-Bộ phân phối thủy lực; 7-Xilanh nâng hạ cần xả; 8-Mô
tơ thủy lực quay vít đứng; 9,10-Mô tơ thủy lực quay vít đáy và vít xả cám; 11-Mô tơ
thủy lực quay bánh vít; 12-Bánh xe; 13-Cầu sau; 14-Cầu trước
Trang 29b Nguyên hoạt động của hệ thống truyền động :
Động cơ hino sẽ truyền công suất qua hộp số và hộp trích công suất gắn trên hộp số đến cầu sau và bơm cái thông qua hai trục các đăng.Từ đó sẽ có
2 hướng:
Động cơ Ly hợp Hộp số Trục các đăng Cầu sau Bán trục
Bánh xe cầu sau
Động cơ Ly hợp Hộp trích công suất Trục các đăng Bơm cái
Hộp điều khiển Môtơ và xylanh vận hành hệ thống trục vít
c Sơ đồ lắp ráp hệ thống truyền động chính
Lắp ráp hệ thống truyền động chínhLắp động cơ và
ly hợp
Lắp hộp số Lắp trục các
đăng
Lắp cầu sau
Từ sơ đồ lắp ráp hệ thống truyền động chính, ta sẽ lập sơ đồ chi tiết cho các bước lắpráp ở trên:
- Lắp ráp động cơ và ly hợp
- Lắp ráp hộp số
- Lắp trục các đăng
- Lắp cầu sau
Trang 30Sau khi đã lắp ráp xong các bộ phận của từng cụm, ta tiến hành kiểm tra:
c1 Kiểm tra động cơ và các bộ phận liên quan:
kiểm tra
- Định vị, bắt chặt động
cơ và các bộ phận lắp
trên động cơ
- Các dây đai dẫn động
- Sự làm việc của động
cơ
- Độ kín khít của hệ
thống nhiên liệu, bôi
trơn làm mát
- Không nứt trầy, biến dạng, không có va chạm giữa các chi tiết quay và các chi tiết khác
- Được bắt chặt vào khung
xe, lực xiết bulông đúng theo thiết kế qui định
- Mức dầu bôi trơn, nước làm mát, dầu dẫn động phanh, dầu dẫn động ly hợp nằm trong giới hạn cho phép
- Lực căng đai theo đúng qui định của thiết kế
- Động cơ hoạt động ổn định không có tiếng ồn lạ khi hoạtđộng
- Không có rò rỉ chất lỏng
- Nhiệt độ nước làm mát và dầu bôi trơn nằm trong giới
- Dùng búa chuyên dùnghoặc cờlê lực
- Để cần số
ở vị trí 0 dừng xe bằng phanh đỗ, cho động
cơ làm việc và kiểm tra
Trang 31 Hệ thống khởi động động cơ hoạt động bình thường.
Bầu giảm âm và các đường ống dẫn khí thải kín
Dây curoa đúng chủng loại, lắp ghép đúng, không chùn lỏng
Thùng nhiên liệu
Các đồng hồ, đèn tín hiệu của động cơ và của hệ thống đảm bảo hoạt độngcủa động cơ hoạt động bình thường
c2 Kiểm tra ly hợp
- Đạp, nhả bàn đạp ly hợp
- Vận hành hộp số
c3 Kiểm tra hộp số
Trang 32Nội dung kiểm tra Yêu cầu Phương pháp
- Không biến dạng, nứt
- Lực xiết bulông theo đúng thiết kế
- Mức dầu bôi trơn nằm trong giới hạn qui định
- Ra vào số nhẹ nhàng
- Không rò rỉ chất lỏng
- Không nhảy số
- Đèn soi
- Búa chuyên dùng hay cờlê lựcđể kiểm tra các mối hàn ghép, lựcxiết bulông
c4 Kiểm tra trục các đăng
kiểm tra
- Lắp đặt và các mối
ghép
- Độ rơ của các khớp,
then hoa, gối đỡ
- Không biến dạng, nứt
- Đủ các chi tiết
- Lực xiết bulông theo đúng thiết kế
- Độ rơ của then hoa và các trục chữ thập nằm trong giới hạn cho phép
- Đèn soi
- Búa chuyên dùng hay cờlê lựcđể kiểm tra các mối hàn ghép, lựcxiết bulông
Những lưu ý khi lắp các đăng trên xe :
+ Mặt phẳng lắp ráp của 2 nạng phải cùng nằm trên một mặt phẳng
+ Phần chủ động của then phải là phần tử bao ngoài
Trang 33+ Phần thân dài phải được cân bằng động và cân bằng tĩnh cẩn thận, do vậy không cho phép lắp lẫn sau khi đã cân bằng động.
c5 Kiểm tra cầu xe
kiểm tra
- Lắp đặt và các mối
ghép
- Rò rỉ dầu thủy lực
- Không biến dạng, nứt
- Lực xiết bulông theo đúng thiết kế
- Mức dầu bôi trơn nằm trong giới hạn qui định
- Không rò rỉ chất lỏng
- Đèn soi
- Búa chuyên dùng hay cờlê lực để kiểm tra các mối hàn ghép, lực xiết bulông
Sau khi đã lắp đặt và kiểm tra, vận hành thử sự hoạt động của hệ thống truyền lực chính, và tiến hành hiệu chỉnh nếu thấy có sự sai sót Sau khi đã hiệu chỉnh và hoàn thiện thì đưa xe qua khu vực lắp bồn vào satxi
2 Lắp ráp bồn chứa cám vào satxi xe cơ sở :
Bồn chứa sau khi đã được chế tạo và kiểm tra hoàn chỉnh sẽ được tiến hành lắp lên satxi của xe cơ sở , ta lập sơ đồ lắp ráp như sau :
Trang 34Lắp đặt bồn chứa vào satxi xe cơ sởChuẩn bị satxi xe cơ sở Lắp bồn lên satxi xe cơ sở
Lấy dấu chuẩn
trên satxi xe cơ
Trước và trong quá trình lắp ráp bồn chứa lên satxi xe nền, phải nghiên cứu kỹ bản vẽ lắp để tránh sai sót trong quá trình lắp ráp Đồng thời chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ cho quá trình lắp như : thiết bị nâng hạ bồn, súng siết bulông, dụng cụ điện cầm tay
Sau khi đa lắp bồn chứa lên satxi xe cơ sở, phải tiến hành kiểm tra, chỉnh sửa và hoàn thiện Các nội dung kiểm tra như sau :
- Kiểm tra các liên kết giữa bồn và xe nền
- Kiểm tra kích thước và hình dạng
- Kiểm tra vị trí tương đối giữa các chi tiết ; góc độ và phạm vi hoạt đông của thiết bị, khe hở
- Kiểm tra siết chặt các mối lắp
Nếu không đạt ở bước nào thì sẽ trở lại xử lý từ bước đó
Tài liệu/hồ sơ tra cứu : bản vẽ lắp ráp
Trang 35Sau khi đã kiểm tra và hoàn thiện việc lắp ráp bồn chứa lên xe nền, tiến hành chuyển xe sang vị trí lắp ráp hệ thống vít tải
3 Lắp ráp hệ thống vít tải :
Các trục vít tải sau khi đã được chế tạo hoàn chỉnh chúng sẽ được lắp vào các chứa vít (vỏ vít tải) Sau đó các vít tải hoàn chỉnh sẽ được lắp ráp vào
xe Ta lập sơ đồ lắp ráp hệ thống vít tải vào xe như sau :
Lắp ráp hệ thống vít tải lên xeChuẩn bị bề mặt, vị trí lắp cho các
Chuẩn bịbề mặtlắp vít tảixả
Lắp các vít tảilên xe
Liên kết giữacác vít tải vớinhau
Trang 36Lắpvíttảiđứng
Lắpvíttảixả
Liênkết víttải đáyvà víttảidứng
Liênkết víttảiđứngvà víttải xả
Sau khi lập sơ đồ lắp ráp tổng thể cho việc lắp hệ thống vít tải, ta sẽ lập các sơ đồ lắp ráp cụ thể cho từng vít tải như sau :
+ Lắp ráp vít tải đáy lên xe
Lắp ráp vít tải đáy lên xeChuẩn bị lắp vít tải đáy Lắp vít tải đáyChuẩn bị bề
mặt, vị trí lắp
Chuẩn bị dụngcụ hỗ trợ lắp
Lắp vít tải đáylên xe
Liên kết vít tảiđáy vào xeChuẩn bị bề mặt
đáy của bồn
chứa cám
Thiết bị nâng hạvít tải, súng siếtbulong, búa,bơm mỡ, bệ đỡ
Dùng thiết bịnâng đưa vít tảiđáy lên đúng vịtrí lỗ lắp trên
Liênkết 2đầu víttải đáy
Liênkếtthâncủa vỏ
Trang 37vít tải bồn chứa, sau đó
xỏ vít dần vàotrong
vớikhungxe
vít tảiđáy vớibồnchứa+ Lắp ráp vít tải đứng lên xe
Lắp ráp vít tải đứng lên xeChuẩn bị lắp vít tải đứng Lắp vít tải đứng
Chuẩn bị bề
mặt, vị trí lắp
Chuẩn bị dụngcụ hỗ trợ lắp
Lắp vít tải đứnglên xe
Liên kết vít tảiđứng vào xeChuẩn bị bề mặt
ngoài phía sau
của xe
Thiết bị nâng hạvít tải, bệ đỡ víttải, súng siếtbulong, búa
Đưa vít tải lêncao vào đúng vịtrí lắp, sau đó cốđịnh vít vào xebằng các mốiliên kết hàn
Liênkết víttải vớivỏ bồn
Liênkết víttảiđứngvới víttải đáy
+ Lắp ráp vít tải xả lên xe
Lắp ráp vít tải xả lên xeChuẩn bị lắp vít tải xả Lắp vít tải xảChuẩn bị bề
mặt, vị trí lắp
Chuẩn bị dụngcụ hỗ trợ lắp
Lắp vít tải xảlên xe
Liên kết vít tảixả vào xeChuẩn bị mặt
nóc bên trái
thùng chứa
Thiết bị nâng hạvít tải, bệ đỡ víttải, súng siếtbulong, búa
Đưa vít tải xảlên cao và đặtnằm lên nóc bồn
chứa
Vít xả chỉ liênkết với vít tảiđứng (do tínhchất linh động
Trang 38của vít tải xả)
+ Liên kết vít tải đáy với vít tải đứng :
- Vít tải đáy sẽ liên kết với vít tải đứng bằng mối liên kết hàn (liên kết cố định không tháo được) thông qua một đoạn nối ngắn
- Mục đích của sự liên kết này là chuyển cám từ buồng chứa cám xuống vít tải đáy rồi chuyển ra vít tải đứng để chuyển cám lên cao (cho vít tải xả), đồng thời liên kết này giúp cố định và định vị cho cả vít đáy và phần vỏ cố định phíadưới của vít đứng
+ Liên kết vít tải đứng với vít tải xả
- Vít tải đứng sẽ liên kết với vít tải xả ở 2 vị trí :
Vị trí thứ nhất là liên kết ở 2 mặt bích của vít tải đứng và vít tải xả (đây là mốiliên kết cố định nhưng có thể tháo ra được ) Mối liên kết này giúp tạo ra sự thông suốt từ vít tải đứng ra vít tải xả, từ đó cám chuyển từ vít tải đáy ra sẽ được chuyển lên theo vít tải đứng và được chuyển ra ngoài theo vít tải xả
Vị trí thứ hai là liên kết thông qua xylanh thủy lực nâng hạ cần Liên kết này làm điểm tựa cho xylanh thủy lực có thể nâng hạ vít tải xả
Sau khi lắp ráp hoàn chỉnh hệ thống vít tải, phải tiến hành kiểm tra theo cácmục sau :
Trang 39- Kiểm tra các liên kết giữa các vít tải với xe
- Kiểm tra các liên kết giữa các vít tải với nhau
Trong quá trình kiểm tra nếu thấy không đạt thì phải tiến hành khắc phục ngay cho đến khi đạt các yêu thì mới chuyển sang công đoạn lắp ráp sau
4 Lắp ráp hệ thống thủy lực
a Đặc điểm truyền động thủy lực
Sau khi lắp ráp và hoàn chỉnh hệ thống vít tải, ta tiến hành lắp ráp hệ thống thủy lực Hệ thống thủy lực được lắp vào xe với mục đích điều khiển việc chuyển cám từ trong xe đến nơi cần đổ cám ra (nơi đổ cám ở đây là trang trại nuôi gia súc )
Ưu điểm của việc truyền động thủy lực thể tích là
- Độ nhạy và độ chính xác cao trong việc điều chỉnh
- Tính ổn định cao trong trong chuyển động của bộ phận chấp hành
- Việc điều khiển nhẹ nhàng và làm việc an toàn
Tuy nhiên, nó cũng tồn tại một số nhược điểm như :
- Khó làm kín các khoang chứa dầu, do áp suất làm việc của dòng chất lỏng quácao Yêu cầu gia công chi tiết và các cụm trong hệ thống cần có độ chính xác cao nên tương đối đắt tiền
Trang 40- Yêu cầu cao đối với chất lỏng làm việc : phải sạch, không ăn mòn, bôi trơn tốt,có độ nhớt ổn định khi nhiệt độ thay đổi.
b Sơ đồ truyền động của hệ thống thủy lực xe bồn chở cám :