1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

KHẢO sát mô học tác DỤNG của PORITES LUTEA SAU NHỔ RĂNG THỰC NGHIỆM TRÊN THỎ

3 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đánh giá hiệu quả sử dụng vật liệu san hô trong Y khoa [2, 4, 5, 8] , do đó chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm đánh giá quá trình lành thươ

Trang 1

Y học thực hành (762) - số 4/2011 25

KHảO SáT MÔ HọC TáC DụNG CủA PORITES LUTEA SAU NHổ RĂNG THựC NGHIệM TRÊN THỏ

Vế CHÍ HÙNG, PHẠM VĂN LIỆU TểM TẮT

Nghiên cứu nhằm khảo sát mô học tác dụng của

Porites lutea sau nhổ răng thực nghiệm trên thỏ Thực hiện

trên 16 con thỏ, mỗi con đều nhổ một răng hàm nhỏ thứ

nhất hàm dưới được chia thành hai nhóm mỗi nhóm 8 con,

nhóm thực nghiệm ghép vật liệu san hô Porites lutea (sản

xuất tại Việt Nam), nhóm chứng không ghép vật liệu Khảo

sát mô học sau 2; 4; 8; 12 tuần sau nhổ răng bằng kính

hiển vi quang học Kết quả cho thấy: vật liệu san hô

Porites lutea không gây phản ứng thải trừ vật ghép, có tính

dẫn tạo xương và tiêu hủy vật liệu ghép Nghiên cứu kết

luận có thể sử dụng vật liệu này để ghép sau nhổ răng

Từ khóa: Porites lutea, nhổ răng

Summary

This investigation is to histologically evaluate the

efficacy of Porites lutea in alveolar bone regeneration

in rabbits 16 rabbits were extracted one premolar

and randomly divided into 2 groups: the experimental

group (8) which received Porites lutea graft in

alveolar socket and the control group (8) Histological

evaluation was done after 2, 4, 8, 12 weeks under

microscope The results showed that Porites lutea

was not subjected to graft rejection and had good

osteo conduction, and material resorption

characteristics It is concluded that the material can

be used in alveolar bone to favor regeneration

following extraction

Keywords: of Porites lutea, alveolar bone

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay việc sử dụng vật liệu ghép trong phẫu

thuật sửa chữa và tái tạo các tổn thương và khiếm

khuyết mô ngày càng phổ biến Mỹ là nước dẫn đầu

trong việc sử dụng mô ghép hiện nay với khoảng

300.000 mô ghép mỗi năm, kế đó là khu vực châu Âu

và hiện nay các nước thuộc khu vực châu á phát triển

nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng mô

ghép ở Việt Nam, các nghiên cứu về ghép mô đặc

biệt là ghép xương đã bắt đầu khá sớm vào những

năm 1970 Gần đây Việt Nam đã tham gia Hiệp hội

Ngân hàng Mô phẫu thuật Châu á Thái Bình Dương

(APASTB) và được cơ quan Năng lượng nguyên tử

quốc tế (IAEA) tài trợ Việc sử dụng mô ghép song

song với việc áp dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất

và bảo quản mô ghép đã tăng lên đáng kể, nhiều nơi

đã nghiên cứu chế tạo và bảo quản mô ghép đạt tiêu

chuẩn của APASTB Đối với chuyên khoa Răng Hàm

Mặt, mô ghép được sử dụng phần lớn là mô xương để

duy trì thể tích xương ổ răng sau nhổ răng, tái tạo

những khiếm khuyết xương hay phục hồi những phần

xương bị thiếu hổng do chấn thương hoặc bệnh lý với

nhiều kỹ thuật đa dạng và vật liệu ghép khác nhau [9,

10, 11, ]

Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đánh giá

hiệu quả sử dụng vật liệu san hô trong Y khoa [2, 4, 5, 8]

,

do đó chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm

đánh giá quá trình lành thương trên thỏ, sử dụng vật

liệu có nguồn gốc từ san hô sản xuất tại Việt Nam ghép vào ổ xương sau nhổ răng với mục tiêu: Khảo sát mô học hiện tượng dẫn tạo xương của vùng xương

ổ răng thỏ được ghép vật liệu san hô Porites lutea sau nhổ răng thực nghiệm

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU

Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả,

so sánh

Phương tiện nghiên cứu

Vật liệu : San hô thiên nhiên loài Porites lutea lấy tại vùng biển Nha Trang và được xử lý theo quy trình của Phòng thí nghiệm vật liệu sinh học, Trung tâm

Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế TP Hồ Chí Minh,

có kích thước hạt từ 100-500

Đối tượng nghiên cứu : 16 thỏ đực (để tránh việc thỏ sinh sản trong quá trình thí nghiệm), 4-5 tháng tuổi, không thuần chủng, cân nặng từ v2-2,5 kg, được nuôi trong điều kiện môi trường và thức ăn giống nhau

Quy trình kỹ thuật : mỗi con thỏ được nhổ một răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới và được chia vào 2 nhóm, nhóm 1 ghép vật liệu (nhóm thử nghiệm), nhóm 2 không ghép vật liệu (nhóm chứng) Gây mê bằng cách tiêm bắp vào cơ mặt trong đùi sau của thỏ (0,4ml dung dịch Zoletil 50, tương đương với 6mg/kg cân nặng) Sát trùng vùng nhổ, bóc tách nướu, nhổ răng Dùng dũa xương nạo sạch ổ răng để loại bỏ dây chằng nha chu, lấy bớt một phần gờ xương ổ khoảng 2mm để tránh bờ xương sắc nhọn làm rách vạt Trộn san hô với nước muối sinh lý và máu lấy từ hốc răng nhổ Nhồi vật liệu vào hốc răng vừa đủ tới bờ xương ổ, khâu kín vạt bằng chỉ soie 4.0 Gắn khoen tai có số để theo dõi và cũng

là mã số thí nghiệm và tiêu bản khảo sát mô học Sau phẫu thuật, thỏ được chăm sóc và cho ăn chế độ ăn

đặc biệt (mầm lúa) để tránh việc gây chấn thương và tạo áp lực quá mức lên vùng phẫu thuật

Làm tiêu bản vào khảo sát mô học : Hai tuần sau phẫu thuật, giết một cặp thỏ bằng cách bơm 10ml không khí vào tĩnh mạch vành tai gây thuyên tắc động mạch phổi dẫn đến tử vong Bóc tách, cắt đoạn khối xương hàm tại vùng răng hàm nhỏ hàm dưới, cố định trong formalin 10% (có pH từ 6-8) trong 24 giờ Khử khoáng bằng axit nitric 5% đến khi cắt được bằng dao

mổ Sau đó, cắt theo chiều ngoài trong làm 2 phần,

đánh số, rửa và khử nước, vùi trong parafin, cắt lát ngoài - trong theo trục răng đi qua trung tâm ổ răng, sao cho lát cắt có độ dày 6m Tạo tiêu bản, nhuộm

HE, đánh số tiêu bản thí nghiệm Đọc tiêu bản dưới kính hiển vi quang học Olympus CH2, chụp hình tiêu bản bằng máy chụp Olympus SC 35, sử dụng phim Kodak 200 ASA Khảo sát cục máu đông trong ổ răng

đã nhổ, tế bào trung mô, nguyên bào sợi, mạch máu, các bạch cầu, tạo cốt bào, hủy cốt bào Khảo sát các

bè xương tân tạo, các kiểu tân tạo xương, hình dạng

Trang 2

Y học thực hành (762) - số 4/2011 26

xương tân tạo nếu có Bốn, tám và 12 tuần sau phẫu

thuật: cách lấy mẫu và làm tiêu bản để khảo sát mô

học tương tự như trên

KẾT QUẢ

Hai tuần sau phẫu thuật

Nhóm thử nghiệm: hình ảnh mô học cho thấy sự

tăng sinh các tế bào trung mô, nguyên bào sợi trong

các hốc tủy xương ổ răng thông với vùng sang thương

Tế bào trung mô là nguồn gốc của các tạo cốt bào để

tân tạo xương Về hiện tượng dẫn tạo xương, hình ảnh

vi thể cho thấy có sự tập trung các tế bào trung mô ở

trong các hốc tủy của xương ổ, vùng lân cận và trong

vùng ghép vật liệu Có sự hiện diện mô xương mới ở

những vùng không phải là xương ổ, trong vùng mô sợi

viêm của sang thương dưới hai hình thức: (1) dạng các

bè xương hình cây xương rồng kế cận xương ổ răng;

(2) dạng bao quanh vật liệu ghép hình ống (do khi thực

hiện tiêu bản đã làm vật liệu tróc ra) ở xa xương ổ răng

Các bè xương tân tạo được vây quanh bởi tạo cốt bào

giống như một đường viền giả

Không có sự hiện diện của các hủy cốt bào trong

tiêu bản nhóm thí nghiệm, có sự tập trung của tế bào

viêm xung quanh vùng ghép vật liệu Xương tân tạo ở

nhiều mức độ khác nhau và tập trung chủ yếu ở vùng

ghép vật liệu, vùng kế cận với xương ổ răng xương tân

tạo theo dạng cây xương rồng giống sự lành thương ở

nhóm nhổ răng không ghép vật liệu sau 4 tuần

Nhóm chứng: Chỉ thấy sự tập trung của các

nguyên bào sợi, ổ xuất huyết rộng và chưa thấy sự

tân tạo xương

Bốn tuần sau phẫu thuật

Nhóm thử nghiệm: Quan sát thấy xương tân tạo

dưới hai hình thức: hình cây xương rồng và hình ống,

vây quanh vật liệu ghép là các tế bào viêm

Nhóm chứng: quan sát thấy hình ảnh xương tân

tạo dạng cây xương rồng kế xương ổ răng, còn ổ xuất

huyết, xung quanh xương tân tạo và xương ổ có các

hủy cốt bào

Tám tuần sau phẫu thuật

Nhóm thử nghiệm: quan sát thấy hiện tượng thực

bào vật liệu ghép, tân tạo xương và sự tập trung các

nguyên bào sợi xung quanh vùng ghép Nhóm chứng:

có tân tạo xương hình cây xương rồng gần xương ổ

răng, hủy cốt bào vây quanh vùng xương ổ và xương

tân tạo

12 tuần sau phẫu thuật

Nhóm thử nghiệm: Xương tân tạo ở xa xương ổ,

quanh vùng xương tân tạo hiện diện nhiều tạo cốt

bào, cốt bào trong bè xương tân tạo

Nhóm chứng: Quan sát thấy bè xương tân tạo hình

cây xương rồng gần xương ổ răng, có sự hiện diện

của các hủy cốt bào xung quanh xương tân tạo

BÀN LUẬN

Vật liệu san hô Porites lutea : thỏa mãn một số tiêu

chuẩn của vật liệu ghép

Quan nghiên cứu ghi nhận vật liệu san hô Porites

lutea không gây phản ứng thải trừ vật liệu ghép, có

tính dẫn tạo xương, tiêu hủy mảnh ghép Tuy vậy, sự

lành thương xương có đặc thù riêng so với quá trình

lành thương xương nói chung Trong nghiên cứu này,

ở nhóm thử nghiệm không có sự hiện diện của hủy cốt bào, ngược lại hủy cốt bào hiện diện ở nhóm chứng, có lẽ quá trình tiêu vật liệu ghép chỉ thông qua hiện tượng thực bào của các tế bào viêm Đây là hình

ảnh ghi nhận đầu tiên mà trong tất cả những tài liệu

có được chúng tôi chưa thấy nói tới

Về hiện tượng dẫn tạo xương : nghiên cứu cho thấy khi ghép vật liệu san hô Porites lutea vào trong xương

ổ răng thỏ sau nhổ răng cho kết quả phù hợp với nghiên cứu của Rajesh và cộng sự khi ghép bột vật liệu HA tổng hợp, đông khô, không xốp và OsteoGenđ vào sang thương nha chu thực nghiệm Trên các tiêu bản quan sát được hiện tượng tập trung các nguyên bào sợi, nguyên bào xương và tạo cốt bào Có sự tăng sinh các tế bào trung mô từ hốc tủy xương ổ răng kế cận với vùng ghép Xuất hiện nhiều

bè xương tân tạo ở trung vùng ghép

Bằng chứng rõ rệt nhất về tính dẫn tạo xương của vật liệu san hô Porites lutea là hình ảnh các tế bào trung mô được biệt hóa, bè xương tân tạo theo kiểu hình ống và hình cây xương rồng Các tiêu bản của nhóm ghép vật liệu cho thấy sự tạo xương diễn ra từ

từ thành từng đợt, biểu hiện rõ nhất ở vùng xương tân tạo có các đường vân như vân gỗ và trong đó, có cốt bào thu hẹp dần vào trong trung tâm của bè xương Các loại vật liệu ghép khác cũng có tính dẫn tạo xương tương tự Tuy nhiên, thời gian và mức độ dẫn tạo xương có khác nhau tùy vào độ xốp và tính chất bề mặt, cũng như thành phần hữu cơ và vô cô của vật liệu

Về hiện tượng tiêu hủy vật liệu ghép : Sự tiêu vật liệu ghép là tính chất quan trọng của vật liệu thay thế xương Hầu hết các loại vật liệu thay thế xương đều

có tính chất này ngoại trừ kim loại và vật liệu xương tự thân tươi

Vật liệu san hô Porites lutea cho thấy rất rõ sự tiêu vật liệu qua hình ảnh tạo xương theo kiểu hình ống, phần xương tân tạo bao bên ngoài vật liệu ngày càng dày hơn, lòng ống bị thu hẹp từ từ Trong khi đó ở nhóm chứng, sự tân tạo xương chỉ theo một kiểu duy nhất là hình cây xương rồng, luôn luôn có sự hiện diện của hủy cốt bào ở vùng xương tân tạo Tuy nghiên cứu thời gian chưa đủ dài để có thể theo dõi cho đến khi vật liệu Porites lutea bị thay thế hoàn toàn bởi mô xương tân tạo, nhưng trên các tiêu bản thí nghiệm cũng có thể kết luận sự tiêu vật liệu ghép

đã diễn ra

Về hiện tượng thải trừ vật liệu ghép: Nguy cơ thải trừ vật liệu ghép rất cao đối với vật liệu ghép xương đồng chủng và dị chủng Đối với vật liệu san hô Porites lutea, về mặt lâm sàng, không có trường hợp nào trong 8 con thỏ nhóm thử nghiệm ghép vật liệu Porites lutea có hiện tượng thải trừ vật liệu ghép

Ưu và khuyết điểm của vật liệu ghép xương hiện có tại Việt Nam

Ưu điểm : các loại vật liệu ghép xương hiện có trên thị trường hầu hết là các vật liệu nhập từ nước ngoài,

đều đã qua giai đoạn thử nghiệm, chứng minh tác dụng của vật liệu trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm

và lâm sàng Hầu hết các vật liệu đều có chỉ định sử dụng rõ ràng và được đóng gói đúng tiêu chuẩn và

Trang 3

Y học thực hành (762) - số 4/2011 27

đẹp như HTR (Septodont) là một loại polymer,

Biocoralđ (Inoted) là loại chế phẩm san hô Các loại

vật liệu này thường được sử dụng trong phẫu thuật

duy trì sóng hàm, điều trị bệnh nha chu viêm, lấp đầy

các nang chân răng

Khuyết điểm: giá thành của vật liệu ghép xương

nhập từ nước ngoài rất cao, khó có thể sử dụng rộng

rãi vì không phù hợp với thu nhập bình quân của

người Việt Nam Việc nhập, cung cấp, tiêu thụ và sử

dụng vật liệu ghép xương cũng rất khó khăn do nhu

cầu của thị trường Việt Nam ít, nên hầu như các công

ty và cửa hàng bán vật liệu không quan tâm nhiều tới

việc nhập, quảng cáo và bán loại vật liệu này

Xu hướng sử dụng vật liệu ghép trong chuyên khoa

RHM

Hiện nay trên thế giới, khuynh hướng sử dụng vật

liệu ghép xương nhiều nhất là vật liệu ghép tổng hợp

như HTRđ, Polyactiveđ, OsteoGenđ hoặc chế phẩm

từ san hô.Đối với HTRđ, Polyactiveđ, phương pháp sử

dụng thường đơn giản và theo các tác giả vật liệu có

thể ghép vào nhiều vùng khác nhau của cơ thể Tuy

nhiên, đối với sử dụng vật liệu là chế phẩm từ san hô,

có thể phối hợp với một số chất khác như kháng sinh

(để chống viêm nhiễm ở những vùng ghép đã bị viêm

từ trước) hoặc protein dạng xương (BMP) để kích

thích sự tạo xương

Nhu cầu sử dụng vật liệu ghép xương đối với

chuyên khoa RHM rất cao nhưng yêu cầu ghép xương

không nhiều.Việc điều trị các bệnh lý răng miệng hiện

nay tại Việt Nam, hầu như chỉ sử dụng các kỹ thuật

kinh điển Vật liệu ghép xương trong nước có nhiều

loại, phần lớn là những vật liệu được tặng, nên số

lượng có hạn, chỉ dùng để nghiên cứu là chính, như

Biocoralđ, HTRđ, nhưng cả hai loại vật liệu này rất đắt

tiền và khó mua Một số vật liệu sản xuất trong nước

như mô xương và mô sụn ở ngân hàng mô vẫn làm

cho các bác sỹ lâm sàng e dè khi sử dụng Vì vậy, theo

chúng tôi cần phải tìm kiếm một vật liệu ghép thay thế

xương có những tính chất cần thiết của vật liệu ghép và

phù hợp cho tình hình điều trị hiện nay

Vật liệu san hô Porites lutea sản xuất trong nước,

với những tính chất có được của vật liệu ghép,

nghiên cứu này đã chứng minh tương tự như sản

phẩm cùng loại của nước ngoài (Biocoralđ), có thể

sẽ là một vật liệu được nhiều bác sỹ điều trị lựa chọn

vì những ưu điểm như: dễ sử dụng và phối hợp với

các vật liệu khác, có đầy đủ tính chất cần có của vật

liệu ghép, nhất là có thể được cung cấp đầy đủ theo

yêu cầu và rẻ tiền

KẾT LUẬN

Sử dụng vật liệu san hô Porites lutea ghép vào ổ

xương sau nhổ răng trên thỏ trong 12 tuần cho phép

rút ra những kết luận sau:

Có hiện tượng dẫn tạo xương: được chứng minh qua

hình ảnh có sự tập trung của các nguyên bào sợi xung

quanh vùng sang thương và có các bè xương và mô

xương tân tạo dưới hai hình thức: (1) hình ống có lòng

rỗng cho biết có sự hiện diện của vật liệu ghép trong

đó, (2) hình cây xương rồng của xương tân tạo sát bên

mô xương chủ Đồng thời đã diễn ra và ghi nhận được các hình ảnh cho thấy sự gia tăng số lượng tế bào trung mô và biệt hóa thành nguyên bào sợi, nguyên bào xương và cuối cùng trở thành tạo cốt bào

Các hình ảnh và hiện tượng trên minh chứng cho sự tạo xương mới: các bè xương mới đã được thấy ở các vị trí như: trong hốc xương ổ răng, kế cận xương hàm và sát lớp biểu mô; các xương mới ở dạng nguyên phát hoặc thứ phát tùy theo thời điểm khảo sát

Có hiện tượng tiêu hủy vật liệu ghép: qua khảo sát

các tiêu bản mô học có ghép vật liệu san hô Porites lutea sau nhổ răng, ghi nhận hiện tượng thực bào đối với vật liệu ghép, không có hình ảnh hủy cốt bào tiêu hủy vật liệu ghép như các trường hợp dùng mô ghép khác hoặc trong nhóm chứng Các tạo cốt bào hoạt

động nằm dọc theo bờ của bè xương tân tạo như một

đường viền giả, cho thấy bè xương vẫn đang được tiếp tục hình thành và mở rộng dần Xương tân tạo, quan sát được ngay bên dưới lớp biểu mô phủ bên trên ổ răng sau khi nhổ, cho biết khả năng xương tân tạo có thể bù đắp phần chân răng đã nhổ

Trên lâm sàng, hầu hết các trường hợp sang thương thực nghiệm đều lành tốt, không có hiện tượng thải ghép trong tất cả các trường hợp có ghép vật liệu san hô Porites lutea sau nhổ Về mô học không quan sát được hình ảnh tạo thành mô sụn trong tất cả các tiêu bản có ghép vật liệu Do đó, có thể lành thương ổ răng sau khi ghép vật liệu san hô Porites lutea là kiểu lành thương trực tiếp Trên một số tiêu bản, quan sát

được hình ảnh màng xương hàm thỏ dày lên, lớp trong màng xương có nhiều nguyên bào sợi bên cạnh các bè xương tân tạo, chứng tỏ đã gây chấn thương xương hàm trong khi thực hiện thủ thuật nhổ răng (dù không quan sát được trên lâm sàng)

Thực nghiệm này cho thấy vật liệu còn tồn tại tới thời điểm 12 tuần sau khi ghép vào ổ răng sau nhổ Cần có những nghiên cứu lâu dài hơn hơn về đặc tính dẫn tạo xương của vật liệu và thời gian để vật liệu

được thay thế hoàn toàn bằng mô xương tân tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đinh Văn Bình; Nguyễn Quang Sức: Nuôi thỏ và chế biến sản phẩm ở gia đình NXB Nông nghiệp Hà Nội.1999

2 Lê Chí Dũng; Trần Bắc Hải: Mô ghép xương: Từ nguyên lý sinh học đến ứng dụng lâm sàng Tài liệu nghiên cứu, TT ĐT & BDCBYT, TP Hồ Chí Minh, 1995

3 Nguyễn Trí Dũng: Phôi thai học người, chương 12:

Hệ xương NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh:

264-280, 2001

4 Trần Bắc Hải: Tình hình nghiên cứu và sử dụng mô ghép trên thế giới và trong nước Tạp chí y học, Số 4, tập 1: 234-239, 6.1993

5 Trần Bắc Hải; Nguyễn Doanh; Vũ Ngọc Huy: Khảo sát quá trình liền xương qua mảnh ghép san hô Porites lutea ở đầu dưới xương đùi thỏ Tập san Hình thái học, Tập 9, số 2: 80-85, 1999

6 Hoàng Tử Hùng: Mô phôi răng miệng phôi học và mô học răng và nha chu Chương VII: Xương ổ răng NXB Y học: 243-261, 12.2001

Ngày đăng: 25/08/2015, 10:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w