Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
703,04 KB
Nội dung
Tin lành Việt Nam với hiện đại hóa ( Trong cái nhìn so sánh với tin lành Hàn Quốc) Trần Thị Tuyết Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển Luận văn ThS ngành: Việt Nam học; Mã số: 60 31 60 Người hướng dẫn: GS.TS. Đỗ Quang Hưng Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Tổng quan về đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triểnTin Lành Việt Nam và Hàn Quốc. Nghiên cứu đạo Tin Lành ở hai nước và quá trình hiện đại hóa: Lý thuyết Tin lành và hiện đại hóa; Tin lành Hàn Quốc với hiện đại hóa; Tin lành Việt Nam với hiện đại hóa; Mấy kinh nghiệm lịch sử về vai trò của Tin lành Hàn Quốc đối với hiện đại hóa và nhận xét. Phân tích và đánh giá đạo Tin Lành ở Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Keywords. Việt Nam học; Đạo Tin Lành; Hàn Quốc; Việt Nam Content MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 I. Lý do và mục đích nghiên cứu 1 II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 IV. Phương pháp nghiên cứu 5 V. Cấu trúc của luận văn 6 VI. Đóng góp mới của luận văn 7 B. NỘI DUNG 8 Chương 1. Tổng quan về Tin lành Hàn Quốc và Việt Nam 8 1.1. Tin lành Hàn Quốc 8 1.1.1. Lịch sử, quá trình phát triển 8 1.1.2. Một vài đặc điểm của Tin lành Hàn Quốc 18 1.2. Tin lành Việt Nam 24 1.2.1. Lịch sử hình thành, phát triển 24 1.2.2. Một vài đặc điểm của Tin lành Việt Nam 29 1.3. Một vài nhận xét 31 Chương 2. Đạo Tin lành ở hai nước và quá trình hiện đại hóa 33 2.1. Lý thuyết Tin lành và hiện đại hóa 33 2.2. Tin lành Hàn Quốc với hiện đại hóa 35 2.2.1.Tin lành Hàn Quốc với giáo dục 35 2.2.2. Tác động đến nền kinh tế 44 2.2.3. Với các vấn đề xã hội 48 2.3. Tin lành Việt Nam với hiện đại hóa 63 2.3.1. Tin lành Việt Nam là một cộng đồng nhỏ bé 63 2.3.2. Tin lành Việt Nam đang tự hiện đại hóa và tác động đến đời sống của một bộ phận dân chúng 64 2.3.3. Tin lành và vấn đề lối sống dân cư vùng miền núi (Tây Bắc, Tây Nguyên) 73 2.3.4. Một vài đóng góp của Tin lành miền Nam Việt Nam 76 2.4. Mấy kinh nghiệm lịch sử về vai trò của Tin lành Hàn Quốc đối với hiện đại hóa và nhận xét 77 2.4.1. Với các vấn đề chính trị 77 2.4.2. Với hội nhập văn hóa và tham gia vào đời sống xã hội 79 Chương 3. Đạo Tin lành ở Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay 82 3.1. Quan hệ giữa Tin lành Hàn Quốc và Tin lành Việt Nam: Mấy vấn đề đặt ra 82 3.2. Một số vấn đề liên quan đến Chính sách 90 C. KẾT LUẬN 94 D. MỤC LỤC THAM KHẢO 97 E. PHỤ LỤC 103 1 A. MỞ ĐẦU I. Lý do và mục đích nghiên cứu Ở cả hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc, đạo Tin Lành đều có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị và văn hóa. Hiện nay, vấn đề Tin Lành nói chung và Tin Lành Hàn Quốc nói riêng, nhìn tổng thể đều liên quan đến nước Mỹ, dù không nên đồng nhất Tin Lành là Mỹ nhưng trong thực tiễn ở bất cứ nơi đâu sự hiện diện cộng đồng Tin Lành (với rất nhiều và ngày càng nhiều các nhóm phái) thì rõ ràng ở đó sẽ in dấu văn minh, văn hóa Âu - Mỹ. Với nghệ thuật truyền giáo cao, hiệu quả thiết thực và phải nói là khoa học nữa thì ảnh hưởng của đạo Tin Lành ngày càng lớn. Ở châu Á, không có ví dụ nào điển hình hơn là Tin Lành Hàn Quốc. Hàn Quốc là nước có cộng đồng Tin Lành lớn nhất ở Châu Á và khu vực. Tin Lành ở Hàn Quốc có nhiều vị thế về chính trị văn hoá, Tin Lành cùng với sự biến đổi chính trị, xã hội, kinh tế của quốc gia này đã trở thành vấn đề thu hút được sự quan tâm của giới chính trị và học giả nhiều nước trên thế giới. Chính vì thế cần phải nghiên cứu nó với chủ đích để thấy được bài học kinh nghiệm về tôn giáo và xã hội trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện nay, cũng như trong việc tiếp tục hoàn thiện chính sách ứng xử với tôn giáo ở Việt Nam. Chính vì thế khi so sánh Tin Lành với vấn đề hiện đại hóa, nó có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Tin Lành là một tôn giáo xã hội (không bị gò bó, đóng khung vào một tu viện). Vấn đề nổi bật hiện nay của Tin Lành ở Việt Nam đó là sự phát triển nhanh chóng, chưa có dấu hiệu dừng lại. Mặc dù là một tôn giáo vào muộn hơn so với các tôn giáo du nhập khác nhưng hiện nay đang phát triển đột biến và trở thành một tôn giáo có quan hệ quốc tế lớn ở Việt Nam. Những năm qua Đảng và nhà nước đã có những thành công trong việc giải quyết vấn đề Tin Lành. Nhưng hiện nay vấn đề Tin Lành đang cần đặt ra nhiều vấn đề trong đó có khía cạnh pháp lý. Bên cạnh đó, vấn đề xã hội hiện nay của Tin Lành cũng rất lớn, đặc biệt là ở giới trẻ và đô thị do đó thông qua so sánh để rút ra được nhiều điều. 2 Hơn nữa, hiện nay Hàn Quốc đang có mối quan hệ đối tác lớn đối với Việt Nam. Trong mối quan hệ đó, Tin Lành cũng có tác động rất rõ. Chọn vấn đề nghiên cứu, người viết muốn đi sâu tìm hiểu quá trình diễn biến, hiện đại hóa của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, phân tích sự ảnh hưởng của Tin Lành với sự chuyển biến của mỗi quốc gia. Từ đó đưa ra một số nhận xét, ý kiến đóng góp về mặt kinh nghiệm và chính sách. II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Những công trình nghiên cứu về lịch sử Tin Lành Hàn Quốc, quá trình hiện đại hóa ở Hàn Quốc rất phong phú nhưng những tài liệu này hầu hết đều viết bằng tiếng Hàn nên bị hạn chế trong việc phổ cập tại Việt Nam. Có thể kể ra đây một số tác phẩm tiêu biểu như sau: - Chung-shin Park, Protestantism and politics in Korea, University of Washington Press, Seattle and London, 2003 Tác phẩm đã giới thiệu một cách đầy đủ nhất về lịch sử Tin Lành Hàn Quốc qua các giai đoạn cùng với vai trò của nó với vấn đề chính trị của quốc gia này. - 박영신/정재영, 현대 한국사회와 기독교. 한들. 2006 (Park Yeong-Sin & Jeong Jae-Yeong, Korean society and Christianity of present age, Handl press, 2006). Đây là tác phẩm thể hiện rõ nhất mối quan hệ của Cơ đốc giáo với xã hội Hàn Quốc và xã hội Hàn Quốc hiện đại cũng như vai trò của cộng đồng nhà thờ trong xã hội. Ngoài ra có thể kể đến kho tàng đồ sộ các bài viết, luận văn Thạc sĩ và Tiến sĩ trong các trường Thần học hoặc khoa Thần học, Tôn giáo được lưu tại thư viện các trường Đại học của Hàn Quốc. Ở Việt Nam, chúng ta có thể kể ra một số tác phẩm tiêu biểu giới thiệu về tôn giáo và văn hóa Hàn Quốc bằng tiếng Việt như sau: - Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Lê Đình Chỉnh, Hàn Quốc lịch sử văn hóa (Từ khởi thủy đến 1945), Nxb Văn hóa, 1996. - Phan Huy Lê, Hàn Quốc lịch sử và văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, 1995. 3 Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về tôn giáo Hàn Quốc cũng như mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam trong một số Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hàn Việt như: - Hội thảo quốc tế, Quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc trong lịch sử (Hội thảo lần I, II, III), 2009. - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế về giao lưu văn hóa Việt Nam- Hàn Quốc. Tháng 12 năm 1994. Nhìn chung các tác phẩm, bài viết kể trên đã giới thiệu một cách bao quát nhất về địa lý, dân cư, văn hóa, tôn giáo của Hàn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, ở nước ta vẫn chưa có công trình dịch thuật cũng như nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu về Tin Lành, cũng như những ảnh hưởng của nó đến quá trình hiện đại hóa Hàn Quốc. Liên quan đến Tin Lành Việt Nam, cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu có ý nghĩa đó là các Hội nghị chuyên đề về Tin Lành của Viện nghiên cứu tôn giáo, các ban chuyên trách về công tác tôn giáo của Trung ương và địa phương, có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Đề tài cấp bộ 2005 “Tin Lành hôm qua - hôm nay” của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, do GS Đỗ Quang Hưng chủ nhiệm. Đề tài cấp Bộ “Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin Lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh” (Chủ nhiệm TS. Nông Văn Lưu - 1995); Đề tài cấp Bộ: “Sự phát triển của đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc ít người ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” (Chủ nhiệm TS. Nguyễn Đức Lữ - 2000); Chuyên đề: “Đạo Tin Lành ở Việt Nam - Thực trạng và xu hướng phát triển” (Chủ nhiệm Nguyễn Thanh Xuân - Vụ trưởng Vụ Tin Lành - Ban Tôn giáo chính phủ); Đề tài cấp Bộ “Về tình hình phát triển đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc - Trường Sơn - Tây Nguyên” (Chủ nhiệm GS. Đặng Nghiêm Vạn - Viện Nghiên cứu Tôn giáo - 2000); Luận văn Thạc sĩ “Thực trạng đạo Tin Lành tại thành phố Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra cho công tác an ninh” (Nguyễn Thế Hạnh - 2000) 4 Các công trình nghiên cứu nói trên chủ yếu bàn về vấn đề Tin Lành trên những góc độ như lịch sử, quá trình du nhập, đặc điểm của Tin Lành, các vấn đề về nhận thức và niềm tin của Tín hữu Tin Lành, các vấn đề liên quan đến Tin Lành ở đồng bào các dân tộc thiểu số. Vấn đề Tin Lành với quá trình hiện đại hóa đến hiện nay vẫn chưa chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến nên có thể nói đề tài Tin Lành Việt Nam với hiện đại hóa (Trong cái nhìn so sánh với Tin Lành Hàn Quốc) là công trình nghiên cứu mới, có ý nghĩa thiết thực với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Khi nói “đạo Tin Lành” đại đa số người Việt Nam hôm nay thường hiểu đó là tôn giáo của những người Kitô hữu thuộc hai Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc và miền Nam) với hai địa chỉ quen thuộc là Số 2 ngõ Trạm và 155 Trần Hưng Đạo (Quận 1 TP HCM). Cũng rất đông người Việt Nam chưa hiểu được rằng, khái niệm “đạo Tin Lành”, ít nhất trên phương diện pháp lý của nhà nước hiện nay bao gồm ngoài hai Hội thánh thuộc “Tin Lành C&MA” còn có tới 9 hệ phái khác mà Nhà nước Việt Nam cũng đã công nhận tư cách pháp nhân trong 3 năm gần đây. Tuy nhiên, trong luận văn này chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan đến hệ phái “Tin Lành chính thống”, đông đảo nhất về số lượng tín hữu, cũng là cộng đồng Tin Lành hiện diện lâu đời nhất ở Việt Nam (100 năm tuổi) - Hội thánh Tin Lành Việt Nam (HTTLVN) (Tức C&MA), tên gọi ngắn gọn quen thuộc nhất. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Tin Lành và đóng góp của nó đến quá trình hiện đại hóa của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. Hiện đại hóa ở đây được xác định trong nhiều lĩnh vực: Kinh tế - Chính trị - Văn hóa - Xã hội. Trong đó quan trọng nhất là tác động đến chính cá thể người. Tuy nhiên, do giới hạn về khuôn khổ của luận văn thuộc chuyên ngành Việt Nam học nên người viết tập trung đi sâu nghiên cứu vào ảnh hưởng trên lĩnh vực xã hội của Tin Lành. Từ trọng tâm nghiên cứu đó, luận văn hướng tới mối quan hệ của đạo Tin Lành ở Việt Nam với Tin Lành Hàn Quốc trong quá trình hiện đại hóa và 5 đề xuất một số ý kiến liên quan đến chính sách từ bài học kinh nghiệm tôn giáo của Hàn Quốc. IV. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu dưới đây: 1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu. 2. Phương pháp thực địa * Điều tra bằng bảng hỏi Nội dung hệ thống câu hỏi chủ yếu về bản thân tín hữu như đặc điểm nhân khẩu, tuổi, giới tính, dân tộc, thành phần tôn giáo (chính thức hay không chính thức), trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú. Cách tiến hành điều tra: đến trực tiếp Hội thánh hoặc đến nơi sinh hoạt của nhóm tế bào để phỏng vấn, điều tra. Riêng với Tin Lành Hàn Quốc chúng tôi cũng cố gắng ghi nhận những thông tin, trải nghiệm cá nhân trong những chuyến công tác ở Hàn Quốc, những công trình nghiên cứu gần đây kết hợp với những công trình đã có về Tin Lành. * Phỏng vấn sâu: Nhằm hiểu rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của Tin Lành đến cuộc sống của tín hữu nói riêng và đến công cuộc hiện đại hóa nói chung. Khách thể phỏng vấn: Người viết đã tiến hành phỏng vấn 8 tín hữu với các tiêu chí khác nhau. Các nhân vật Việt Nam được phỏng vấn đó là: 1. Mục sư, phó hội trưởng Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc đương nhiệm: Phùng Quang Huyến 2. Mục sư Nguyễn Thế Trung, Trung Tâm cai nghiện Tin Lành Xuân Mai, Hà Nội. 3. Nhà văn Bùi Bình Thi, tín hữu chính thức. 4. Nguyễn Thị Thu Hà, trình độ học vấn Đại học, tín hữu chính thức 5. Lê Thị Lan, trình độ PTTH, tín hữu chưa chính thức 6. Nguyễn Diệu Anh, trình độ học vấn Đại học, tín hữu chính thức 6 7. Vũ Tuấn Anh, trình độ Đại học, tín hữu chính thức 8. Nguyễn Lan Hương, trình độ học vấn Đại học, tín hữu chưa chính thức. Nội dung phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước gồm các câu hỏi liên quan đến Hội thánh trong quá trình hiện đại hóa. Ngoài ra các câu hỏi được đưa ra cũng nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, niềm tin đối với đạo của Tín hữu. Các nội dung phỏng vấn ở trên được áp dụng linh hoạt tùy từng đối tượng, tùy từng hoàn cảnh cho phù hợp và sử dụng cách hỏi mở. * Quan sát, tham dự: Người viết sử dụng phương pháp này để hiểu hơn về ảnh hưởng của Tin Lành đến công cuộc hiện đại hóa hiện nay, cụ thể hơn là ảnh hưởng đến tầng lớp trí thức. Nội dung quan sát chủ yếu là sinh hoạt tôn giáo như dự nhóm lễ, cầu nguyện, đi nhà thờ, các hoạt động tuyên truyền, truyền giáo ở Hàn Quốc và Việt Nam. Người viết cũng đã tham gia sinh hoạt cùng một nhóm Tin Lành do một người Hàn Quốc chủ quản gần 3 năm, tham gia nhiều vào các buổi lễ; chương trình của hội thánh Tin Lành ở Hà Nội, hội thánh Tin Lành Hàn Quốc ở Hà Nội. Trong thời gian đó người viết được trực tiếp tiếp xúc, làm việc với các tín hữu Tin Lành là người Việt Nam và người Hàn Quốc. Ngoài ra người viết cũng đã đến Hàn Quốc, tham dự sinh hoạt tại nhà thờ Eunhye trong thời gian 3 tháng với mong muốn tìm hiểu thêm về niềm tin của các tín hữu với tôn giáo mình, đồng thời khảo sát ảnh hưởng của Tin Lành Hàn Quốc đối với tín hữu trong giai đoạn hiện nay. V. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan về Tin Lành Việt Nam và Hàn Quốc Chương 2. Đạo Tin Lành ở hai nước và quá trình hiện đại hóa Chương 3. Đạo Tin Lành ở Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. 7 VI. Đóng góp mới của luận văn Hiện nay, những hiểu biết về Tin Lành Việt Nam, dù đã có một số tác phẩm, nhưng người viết cũng như một bộ phận giới trí thức còn hiểu biết hạn chế. Với lịch sử Tin Lành Hàn Quốc cũng thiếu tài liệu để có thể hiểu biết về nó, trong khi quan hệ kinh tế - xã hội và văn hóa của hai quốc gia ngày càng phát triển. Đi sâu vào nghiên cứu Tin Lành Việt Nam với hiện đại hóa (kinh tế, xã hội, văn hóa) hiện vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào. Đặt trong mối tương quan so sánh với Hàn Quốc một đất nước có nền Tin Lành ăn sâu cắm rễ và đặc biệt hiện nay Tin Lành Hàn Quốc đang chi phối rất nhiều đến Tin Lành Việt Nam thì càng không có. Do đó, có thể nói đây là một công trình mới, có nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn, thêm vào đó người viết là người nghiên cứu về Hàn Quốc, được biết tiếng Hàn nên việc nghiên cứu và cập nhật những tin mới về Hàn Quốc được thuận lợi hơn. Thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn góp phần giúp mọi người hiểu hơn về Tin Lành của hai quốc gia và thấy được những mặt tích cực của Tin Lành hai nước trong quá trình hiện đại hóa. Và mong muốn luận văn sẽ trở thành tài liệu tham khảo có giá trị đối với những người quan tâm. Đồng thời, với kết quả nghiên cứu của mình, người viết hy vọng nó sẽ trở thành một dấu chứng khoa học để Đảng và nhà nước xem xét, thấy được những khả năng đặc biệt của Tin Lành để ứng xử (góp cơ sở khoa học thực tiễn của một nước để khai thác mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực). Đồng thời cũng dự báo về mặt chính trị, Việt Nam – Hàn Quốc sẽ có quan hệ hợp tác phát triển lâu dài, nếu chúng ta vun đắp thì cả hai sẽ cùng có lợi. [...]... Thành (1 996), Tương đồng văn hóa Việt Nam Hàn Quốc Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 33 Hà Minh Thành, Lê Thị Thu Giang (Dịch) (2 008), Xã hội Hàn Quốc hiện đại, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội 34 Lê Văn Thiện (2 010), Phúc âm & Văn hóa, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 35 Bùi Hoành Thử, Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, bản viết tay, lưu tại thư viện gia đình nhà văn Bùi Bình Thi 36 Tổng hội thánh Tin Lành Việt. .. Hồng Thái (2 006), Những tôn giáo chính ở Hàn Quốc, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á (số 9), Tr 7- 13 29 Lê Văn Thái (1 971), Bốn mươi sáu năm trong chức vụ (hồi ký), Cơ quan xuất bản Tin Lành Sài Gòn, Hồ Chí Minh 30 Lê Văn Thái (1 950), Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, Nhà in Hội Tin Lành Việt Nam, Đà Lạt 31 Nguyễn Bá Thành (1 996), Hàn Quốc lịch sử văn hóa: từ khởi thủy đến 1945, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội... Tin Lành Việt Nam miền Bắc (2 011), Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam miền Bắc (Lưu hành nội bộ), Hà Nội 37 Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam miền Bắc (2 005), Kinh thánh cựu Ước và Tân Ước- Bản dịch mới 2002, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 38 Tổng hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc) (2 010) - Tài liệu của Ủy ban Y tế xã hội), Bản tin thông công (số 2), Hà Nội 39 Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc (2 005), Niên... Bình (chủ biên) (2 002), Tìm hiểu cải cách giáo dục ở Hàn Quốc (Education Reform in Korea), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 4 Ngô Xuân Bình- Phạm Hồng Thái (2 007), Tôn giáo ở Hàn Quốc và Việt Nam nghiên cứu và so sánh, Nxb Hà Nội, Hà Nội 5 Đặng Văn Chung chủ biên (1 996), Tiếp cận văn hóa Hàn Quốc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 6 Vũ Dũng (2 005), Vấn đề Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên hiện nay: Nhìn từ góc độ của... 11 Hoàng Văn Hiển (1 998), Giáo dục và đào tạo ở Hàn Quốc, Nxb Lao động, Hà Nội 97 12 Hội thảo quốc tế (2 009, Tp Hồ Chí Minh), Quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc trong lịch sử (Hội thảo lần III), Nxb Thế giới, Hà Nội 13 Lê Đức Hùng (2 005), Hoạt động truyền giáo trong bối cảnh bùng nổ thông tin của thế giới hiện đại, Nghiên cứu tôn giáo (số 6), tr 25-30 14 Nguyễn Xuân Hùng (2 002), Đạo Tin Lành với vấn đề dân tộc... vấn sâu Tín hữu Tin Lành 2 Phiếu phỏng vấn chức sắc Tin Lành (bảng hỏi) 3 Một số hình ảnh nhà thờ Eunhye (Masan- Hàn Quốc) Nơi người viết đã đến thực địa trong 3 tháng (2 8/1/2009 đến 26/ 4/2009 4 Một số hình ảnh tác giả chụp được khi đi thăm quan Seoul và Busan 5 Một số hình ảnh hoạt động của Hội Thánh Hàn Quốc tại Việt Nam ( ăng trên các tạp chí dành cho người Hàn Quốc sinh sống ở Việt Nam) 6 Lễ thờ... cứu Hàn Quốc 2004, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 40 Phạm Nguyên Trường (dịch) (2 008), Chế độ dân chủ - Nhà nước và xã hội (N.M Voskresenskaia, N.B Davletshina), Nxb Tri Thức, Hà Nội 99 41 Nguyễn Thanh Xuân (2 004), Đạo Tin Lành trên thế giới và Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 42 Nguyễn Thanh Xuân (2 005), Đạo Tin Lành và công tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành ở Tây Nguyên, Quản lý nhà nước (số 11),... Nguyễn Xuân Hùng (2 001), Về nguồn gốc và sự xuất hiện tên gọi đạo Tin Lành tại Việt Nam, Nghiên cứu tôn giáo (số 3), tr 24-27 16 Đỗ Quang Hưng (2 003), Nhà nước và Giáo hội: Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn, NxbTôn giáo, Hà Nội 17 Đỗ Quang Hưng (2 010), Đạo Tin Lành ở Việt Nam: Nguồn gốc, những đặc điểm thần học và đời sống tôn giáo, Tạp chí Khoa học xã hội (số 10), tr 53-70 18 Đỗ Quang Hưng (2 010), Đời sống... tiếng Việt 1 Ban biên so n giáo trình Hàn Quốc học (2 008), Xã hội Hàn Quốc hiện đại, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội 2 Báo cáo của Ủy ban cải cách Giáo dục trực thuộc tổng thống Hàn Quốc (2 006), (Biên dịch và giới thiệu: Nguyễn Quang Kính, Phạm Đỗ Nhật Tiến), Cải cách giáo dục cho thế kỷ XXI, bảo đảm để dẫn đầu trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa, , Nxb Giáo dục, Hà Nội 3 Ngô Xuân Bình (chủ... Hưng (2 010), Nghiên cứu tôn giáo Nhân Vật và sự kiện, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 20 Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế (2 011): Hợp tác kinh tế Việt Nam Hàn Quốc triển vọng tới năm 2020, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội 21 Phan Huy Lê (1 995), Hàn Quốc- Lịch sử và văn hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 22 Nguyễn Đức Lữ (2 007), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam, . thành và phát triểnTin Lành Việt Nam và Hàn Quốc. Nghiên cứu đạo Tin Lành ở hai nước và quá trình hiện đại hóa: Lý thuyết Tin lành và hiện đại hóa; Tin lành Hàn Quốc với hiện đại hóa; Tin lành. Tin lành Việt Nam với hiện đại hóa ( Trong cái nhìn so sánh với tin lành Hàn Quốc) Trần Thị Tuyết Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển Luận văn ThS ngành: Việt Nam học;. tài Tin Lành Việt Nam với hiện đại hóa (Trong cái nhìn so sánh với Tin Lành Hàn Quốc) là công trình nghiên cứu mới, có ý nghĩa thiết thực với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện