1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nợ xấu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam

5 262 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 332,3 KB

Nội dung

Nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam Đặng Thị Thanh Nga Trƣờng Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Nợ xấu; Ngân hàng; Ngân hàng thƣơng mại Content 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trƣờng tài chính tiền tệ trở lên khốc liệt hơn bao giờ hết. Để không bị „„lép vế‟‟ và „„tụt hậu”, thời gian qua các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách, đổi mới toàn diện. Thế nhƣng khi mà công cuộc cải cách của các ngân hàng Việt Nam mới đi đƣợc bƣớc đầu thì „„cơn bão khủng hoảng‟‟ ập đến. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hệ thống ngân hàng đã làm bộc rõ những yếu kém nội tại của hệ thống ngân hàng, đƣợc biểu hiện ở những biến động cao về lãi suất, tỷ giá, giá vàng, các giao dịch vốn trên thị trƣờng tiền tệ kém thông suốt, chất lƣợng đầu tƣ hiệu quả chƣa cao, năng lực quản trị, năng lực tài chính ngân hàng kém lành mạnh. Mức độ hoạt động an toàn của hệ thống ngân hàng rất thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiện tƣợng dồn vốn vay cho một khách hàng vƣợt giới hạn an toàn cho phép của luật vẫn xảy ra, dƣ nợ cho vay một số ngành nhạy cảm nhƣ kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dƣ nợ cho vay của một ngân hàng Những rủi ro tiềm ẩn này trở thành mối đe dọa cho ngân hàng khi nền kinh tế có biến động. Thực tế cho thấy trong vài năm trở lại gần đây, những khoản nợ có khả năng mất vốn cả gốc và lãi ngày cảng lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng nhất là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản có lúc đe doạn tới tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Đầu năm 2013 đã có rất nhiều ngân hàng xin sáp nhập do không đáp ứng đƣợc yêu cầu về tình hình tài chính lành mạnh với tiêu chuẩn quản trị tốt, nợ xấu ít. Tình trạng đó là hậu quả của một quá trình dài thiếu hoặc ít quan tâm đến công tác quản lý và xử lý các khoản nợ xấu. Hơn bao giờ hết, nợ xấu đang đƣợc các NHTM đặt lên hàng đầu. Với mong muốn hiểu rõ về thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần (TMCP) Ngoại thƣơng Việt Nam, từ đó nhằm đề xuất các giải pháp giúp ngân hàng tăng cƣờng xử lý các khoản nợ xấu góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính, tăng năng lực cạnh trạnh cho ngân hàng trong quá trình hội nhập, tác giả chọn chủ đề ‘‘NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài Nhìn chung, trong việc nghiên cứu về nợ xấu ở Việt Nam, các tài liệu chính chủ yếu là các bài báo hoặc tạp chí đƣợc trình bày dƣới dạng nêu vấn đề và sự việc, cũng có một số ít đề tài nghiên cứu về nợ xấu ở Việt Nam, nổi bật:  Luận án tiến sĩ kinh tế (2007): “Analysis of the Vietnamese Banking Sector with special reference to Corporate Governance” của tác giả TRẦN BẢO TOÀN bảo vệ thành công tại trƣờng Đại học Kinh tế St. Gallen Thụy Sĩ. Nghiên cứu này đã đặt trọng tâm vào phân tích quản trị ngành ngân hàng tại Việt Nam. Trong đó tại chƣơng 3, tác giả đã đề cập đến vai trò thị trƣờng thứ cấp để xử lý nợ xấu. Đó là nguồn để xử lý nợ xấu phải theo nguyên tắc lấy thị trƣờng nuôi thị trƣờng bằng cách tạo ra thị trƣờng nợ thứ cấp để sử dụng đồng bộ các thiết chế quản trị nợ sẵn có nhƣ các Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản (AMC) ở các Ngân hàng thƣơng mại, Công ty mua bán Nợ và Tài sản tồn đọng (DATC) của Bộ Tài chính, thị trƣờng chứng khoán…, các công cụ tài chính phi tiền tệ, công cụ tiền tệ và cả phƣơng tiện phi vật chất nhƣ không gian, thời gian, kinh nghiệm và uy tín để tạo nguồn xử lý nợ xấu.  Báo cáo của ngân hàng Standard Chartered (2013): "Vietnam-Navigating the macro landscape‟‟ ngày 26/2/2013 trong đó tập trung phân tích về vấn đề nợ xấu cùng các kịch bản tác động, cũng nhƣ phác thảo về các kênh tài trợ giải quyết nợ xấu. Báo cáo cho rằng quy trình phải đƣợc thực hiện theo bốn bƣớc chính để có thể giải quyết nợ xấu một cách hiệu quả: Một là ghi nhận nợ xấu; Hai là trích lập dự phòng đầy đủ; Ba là tái cấp vốn; Bốn là kiểm soát rủi ro.  Báo cáo của Tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) (2013): "TakingStock_Presentation_Dec2013_VN‟‟ trong đó có để cập đến vấn đề cải cách khu vực ngân hàng. Báo cáo cũng nêu rõ những rào cản khiến cho khu vực ngân hàng còn mong manh. Đó là: nợ xấu còn cao do quan ngại về công khai tài chính và minh bạch; phân loại nợ chƣa theo kịp chuẩn mực quốc tế; Nhà nƣớc còn nắm giữ cổ phần lớn trong các ngân hàng; cần quan tâm các quy định về phá sản, vỡ nợ và quyền của ngƣời cho vay.  Bài phát biểu của Ông Sanjay Kalra, đại diện Thƣờng trú của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Việt Nam tại hội nghị "VietNam Development Partner Ship Forum‟‟ ngày 5/12/2013 đã đề cập đến vấn đề cải cách cơ cấu còn chậm mà đặc biệt cải cách ngành ngân hàng vẫn là một ƣu tiên hàng đầu. Nếu trì hoãn cải cách có thể sẽ làm xói mòn niềm tin, khả năng làm tăng nợ dự phòng có thể sẽ nhiều hơn. Giải quyết những điểm yếu liên quan đến chất lƣợng tài sản có, nợ xấu, trích lập dự phòng và mức vốn là việc rất quan trọng để tạo ra một môi trƣờng mà trong đó các ngân hàng làm trung gian chuyển tiết kiệm của quốc gia tới đầu tƣ hiệu quả. Những vấn đề này cần đƣợc giải quyết ở tất cả các ngân hàng lớn và nhỏ, nhà nƣớc hay cổ phần. Để khôi phục sức khoẻ của hệ thống ngân hàng, các Giám đốc đã khuyến nghị nên thực hiện các biện pháp cấp vốn bổ sung các ngân hàng, tăng cƣờng thanh tra và quản lý ngân hàng và thực hiện giải kế hoạch giải quyết nợ xấu. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), gia nhập Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á năm 1995, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và ký hiệp điện thƣơng mại Việt - Mỹ…. Đây là những cột mốc quan trọng đánh dấu quá trình mở cửa hội nhập của Việt Nam. Do ngân hàng là một trong những mắc xích quan trọng của nền kinh tế, nó có tính nhạy cảm rất cao, có ảnh hƣởng to lớn đến sự tăng trƣởng và phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Trong mối quan hệ và tầm quan trọng đó, thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu có nội dung có liên quan đến vấn đề nợ xấu tại các NHTM. Ví dụ nhƣ:  Luận văn thạc sỹ (2012): “Pháp luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại Việt Nam” của tác giả NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG đi sâu vào phân tích những vấn đề pháp lý trong hoạt động cho vay của NTHM hiện nay. Qua đó, luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay trong hoạt động cho vay của NHTM.  Luận văn thạc sỹ kinh tế (2009): “Quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” của tác giả PHẠM THU TRANG. Luận văn đã tập trung nghiên cứu những nội dung sau; Thứ nhất, làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề nợ xấu đối với việc phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đang trong tiến trình hội nhập. Thứ hai, nhận biết rõ những yếu kém trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam cũng nhƣ phân tích những nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngân hàng. Thứ ba, xác định rõ phƣơng hƣớng trong công tác quản lý nợ xấu của ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam. Tuy nhiên đề tài này chỉ đƣa ra một số giải pháp chung chung về quản lý nợ xấu mà chƣa đƣa ra đƣợc giải pháp cụ thể để giải quyết triệt để nợ xấu của ngân hàng trong thời gian tới.  Luận văn thạc sỹ (2006): “Hoàn thiện công tác xử lý nợ tồn đọng tại hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” của tác giả TRẦN THỊ THU TÂM. Đề tài nghiên cứu với mục đích hoàn thiện công tác xử lý nợ tồn đọng tại hệ thống Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam . Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài trên là tƣơng đối xa do đó các số liệu cho đến thời điểm hiện tại đã lạc hậu không mang tính thời sự cao.  Hội thảo khoa học (2012): “Phát triển thị trường mua bán nợ Việt Nam: Rào cản chính sách và định hướng hoàn thiện” do Viện Chiến lƣợc và Chính sách tài chính phối hợp với Trƣờng Đại học Tài chính Marketing miền Nam. Hội thảo tập trung đánh giá thực trạng thị trƣờng mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay; Khuôn khổ pháp lý đối với thị trƣờng mua bán nợ và những định hƣớng sửa đổi bổ sung; Phân tích những cơ chế xử lý nợ hiện nay nhƣ xóa nợ, cơ cấu lại nợ, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), cổ phần hóa, hóa đổi nợ thành vốn chủ sở hữu v.v…  Hội thảo khoa học công bố Báo cáo Thƣờng niên Kinh tế Việt Nam (2013): “Trên đường gập ghềnh tới tương lai” do Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức ngày 27/5/2013. Nội dung cuộc hội thảo đề cập đến vấn đề nghiên cứu nợ xấu quốc tế Từ kinh nghiệm thế giới đến thực tiễn Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã cung cấp một tập hợp các kinh nghiệm quốc tế đa dạng về xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng trong vài chục năm qua trên nhiều vùng lãnh thổ, chế độ kinh tế khác nhau, từ đó chia sẻ về phƣơng án xử lý nợ xấu của Việt Nam hiện nay và gợi ý các chính sách tăng cƣờng hiệu quả của chính sách này. Tóm lại, các đề tài nghiên cứu về nợ xấu ở Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam chƣa có nhiều hoặc có thì hầu hết lấy số liệu cũ, chƣa có sự cập nhật mới. Các đề tài trong nƣớc và nƣớc ngoài nêu trên khi đề cập đến vấn đề nợ xấu, mỗi nhà khoa học có cách tiếp cận dƣới nhiều góc độ khác nhau. Theo quan điểm của tác giả để giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu ngoài vấn đề phải xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh, một yếu tố quan trọng trong quá trình xử lý nợ xấu đó là phải xác định rõ nguồn gốc xâu xa dẫn đến nợ xấu và coi vấn đề nợ xấu là hệ lụy của cả nền kinh tế chứ không chỉ của riêng ngành ngân hàng và phải có lộ trình xử lý nợ xấu cụ thể. Do đó không chỉ riêng ngành ngân hàng mà tất cả các bộ ngành liên quan phải cùng nhau ngồi lại để tìm ra hƣớng đi chung xử lý “cục máu đông” này. Vì thế việc nghiên cứu đề tài này là một yêu cầu khách quan và rất khẩn trƣơng nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có một cách nhìn cụ thể và hệ thống để đƣa ra những giải pháp đúng đắn nhất nhằm góp phần thành công cho quá trình xử lý nợ xấu tại ngân hàng. Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài „„Nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” để nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sau đây: - Một là: Làm sáng tỏ những lý luận cơ bản liên quan đến nợ xấu trong hệ thống NHTM và kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở một số nƣớc trên thế giới. Trên cơ sở đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu tình hình nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. - Hai là: Đánh giá một cách đúng đắn và khách quan nhất thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012. - Ba là: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam trong thời gian tới. Để đạt đƣợc mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu tổng quát trên, mục tiêu của luận văn đƣợc thể hiện thông qua giải quyết các câu hỏi sau đây: - Những công trình nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam? (Mở đầu) - Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài đƣợc tập trung chủ yếu vào những vấn đề nào? (Mở đầu) - Lý thuyết về nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam đƣợc xây dựng nhƣ thế nào? (Chƣơng 1) - Thực trạng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012 có những biểu hiện nhƣ thế nào? Những biện pháp xử lý nợ xấu đƣợc áp dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam? Đánh giá những mặt đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế. Từ đó tìm hiểu những nhân tố tác động gây ra những hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Chƣơng 2) - Để Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam giải quyết nợ xấu có hiệu quả thì cần có những giải pháp gì? (Chƣơng 3) - Những giải pháp bổ trợ có nội dung mang tính khuyến nghị nào đƣa ra cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc? (Chƣơng 3). 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam  Phạm vi nghiên cứu: - Về phạm vi thời gian nghiên cứu: Do khuôn khổ luận văn có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008-2012. - Về phạm vi không gian nghiên cứu: Giai đoạn 2008-2012 là thời kỳ chứng kiến sự giảm sút của nền kinh tế Việt Nam trên tất cả cả lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Đây cũng là khoảng thời gian mà hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam nói riêng có những bƣớc thăng trầm trong hoạt động nên việc đánh giá công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng trong bối cảnh nhƣ vậy sẽ có đƣợc những đánh giá khách quan và đầy đủ hơn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau đây: - Phƣơng pháp tổng hợp: sử dụng nhằm kế thừa những lý luận cơ bản về nợ xấu tại các NHTM, từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài luận văn. - Phƣơng pháp thống kê: sử dụng để thu thập số liệu về tổng quan tình hình hoạt động, thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Các chỉ tiêu định tính và định lƣợng đo lƣờng nợ xấu: Các chỉ tiêu định tính chỉ là những căn cứ để đánh giá chất lƣợng các khoản vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam một cách khái quát. Để có những kết luận chính xác hơn cần phải dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu định lƣợng cụ thể bao gồm các chỉ tiêu lên quan đến hoạt động cho vay nợ của ngân hàng nhƣ: chỉ tiêu về dƣ nợ, chỉ tiêu về thu nợ, các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ quá hạn, chỉ tiêu đánh giá nợ xấu Thực tế, xử lý nợ xấu là một vấn đề rất nhạy cảm liên quan đến rất nhiều các chủ thể: ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Do đó để công tác xử lý nợ xấu mang lại hiệu quả thì cần phải có sự kết hợp linh hoạt cả hai phƣơng pháp trên. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: - Chƣơng 1: Một số vấn đề cơ bản về nợ xấu trong hệ thống NHTM. - Chƣơng 2: Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. - Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm xử lý và hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam trong thời gian tới. References Tiếng Việt 1) Nguyễn Đăng Đờn (2004), Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê. 2) Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản tài chính. 3) Dƣơng Thị Bình Minh, Sử Đình Thành (2004), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội. 4) Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2011), Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. 5) Quốc hội Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng 2010. 6) Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2013), Quyết định số 843/QĐ-TTg ban hành ngày 31/5/2013 v/v: Phê duyệt Đề án "Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng" và Đề án "Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”. 7) Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR (2013), Việt Nam trên đường gập ghềnh tới tương lai. 8) Vietcombank (2008-2012), Báo cáo thƣờng niên Vietcombank. 9) Viện Chiến lƣợc và Chính sách tài chính phối hợp với Trƣờng Đại học Tài chính Marketing miền Nam (2012), Kỷ yếu hội thảo khoa học, “Phát triển thị trường mua bán nợ Việt Nam: Rào cản chính sách và định hướng hoàn thiện”. Tiếng Anh 10) Sanjay Kalra, Resident Representative IMF (2013), “Vietnam Development Partnership Forum”, Research document. 11) Standard Chartered, February (2013), “Vietnam – Navigating the macro landscape”, Research document. 12) World bank (2013), “TakingStock_Presentation_Dec2013_VN”, Report. 13) Worldbank, December (2012), “Vietnam’s Macroeconomic Stability Continues to Improve, Critical Risks Remain”, Research document. Website 14) http://www.baodientu.chinhphu.vn 15) http://www.bbc.co.uk 16) http://.www.chinhphu.vn 17) http://www.hvnh.edu.vn 18) http://www.imf.org 19) http://.www.sbv.gov.vn 20) http://.www.tapchitaichinh.vn 21) http://www.thoibaonganhang.vn 22) http://.www.vietcombank.com.vn 23) http://vietstock.vn 24) http://.www.worldbank.org . trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012. - Ba là: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. bản về nợ xấu trong hệ thống NHTM. - Chƣơng 2: Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. - Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm xử lý và hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại. ra những hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Chƣơng 2) - Để Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam giải quyết nợ xấu có hiệu quả thì cần có những giải

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w