Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
483,41 KB
Nội dung
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình Phạm Văn Chung Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: tài chính ngân hàng; Mã số: 60 Người hướng dẫn: TS. Đào Thị Bích Thủy Năm bảo vệ: 2007 Abstract: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa ra khái niệm, các đặc trưng, phân loại cơ cấu kinh tế. Phân biệt cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, sự chuyển dịch, xu hướng vận động của cơ cấu ngành kinh tế. Đồng thời khái quát quan điểm, đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam qua các kỳ đại hội và phân tích, đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2005. Chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đề xuất giải pháp và phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, các phương án để lựa chọn việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình Keywords: Chuyển dịch cơ cấu; Kinh tế; Ninh Bình Content LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Qua hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi sự trì trệ, có bước phát triển tốt, tận dụng các nguồn lực bên ngoài và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực trong toàn bộ nền kinh tế cũng như trong các ngành, các lĩnh vực, các địa phương. Chúng ta đã đánh giá cao kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển quá trình chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng địa phương cũng còn những hạn chế, bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có ý nghĩa to lớn cả về lí luận và thực tiễn. Xây dựng cơ cấu ngành kinh tế hợp lý là một trong những nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta. Đảng ta xác định nội dung “cốt lõi” của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự phát triển của lực lượng sản xuất, hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới căn bản kỹ thuật và công nghệ, phân công lao động xã hội, phát triển mạnh mẽ các ngành có hàm lượng khoa học, công nghệ hiện đại nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ninh Bình là một tỉnh mới được tách lập từ năm 1992, là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Là tỉnh có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nhanh và toàn diện kinh tế, xã hội. Cùng với quá trình đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước, việc tập trung đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình được Đảng bộ tỉnh đề ra tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh. Trong sự nghiệp đổi mới, Ninh Bình đã đạt được những thành tích đáng kể: tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng tăng lên qua các năm, cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Ninh Bình còn nhiều vấn đề đặt ra phải giải quyết. Các vấn đề như tiềm năng lao động, đất đai, và lợi thế địa lý chưa được khai thác hợp lý, kinh tế phát triển chưa toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nền kinh tế vẫn còn ở trình độ thấp và cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp, sản xuất nhỏ là phổ biến, chưa tạo ra những ngành, vùng sản xuất hàng hoá, thương mại, dịch vụ, du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, hệ thống tài chính ngân hàng, kết cấu hạ tầng có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng mà Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đặt ra tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh. Việc chọn đề tài : “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình ” thực sự đáp ứng yêu cầu lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Ninh Bình những năm vừa qua, đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế thiếu sót từ đó đề ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu, giải pháp tiếp tục thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình trong những năm tới. Để đạt được mục đích trên , luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Trình bày cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế. - Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình từ 2001 đến năm 2005. - Đề ra các phương hướng, mục tiêu, giải pháp tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Luận văn lấy vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu luận văn có đề cập tới một số vấn đề có liên quan khác như chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung, đánh giá những nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế… - Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tiến hành thu thập số liệu, nghiên cứu và đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ năm 2001-2005. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Dựa vào những nguyên lý, quan điểm, quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận nghiên cứu chung. - Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, điều tra, mô hình 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN - Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm, luận văn làm rõ sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. - Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2005. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ninh Bình. - Đưa ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho quá trình tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 6. KẾT CẤU CỦA BÀI LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương : Chương 1: Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua (từ 2001- 2005). Chương 3: Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ 1.1. Khái niệm Cơ cấu kinh tế là tỷ trọng giữa những bộ phận, giữa các ngành, các lĩnh vực trong một chỉnh thể kinh tế hợp lý. Các bộ phận kinh tế ấy có mối quan hệ biện chứng trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất ở thời kỳ phát triển nhất định của xã hội. 1.2. Các đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế - Một là, cơ cấu kinh tế mang tính chất khách quan - Hai là, cơ cấu kinh tế có mối quan hệ cân đối, đồng bộ, có tính lịch sử, cụ thể - Ba là, cơ cấu kinh tế có tính đa dạng và tính mở - Bốn là, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 2.1. Khái niệm về cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành phản ánh một phần trình độ phân công lao động xã hội của một đất nước. 2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ý nghĩa của nó Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình tạo ra sự thay đổi trong tổng thể, trong tỷ trọng và trong mối quan hệ của các ngành trong một nền kinh tế phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất. 2.3. Những chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2.3.1. Cơ cấu GDP 2.3.2. Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế 2.3.3. Cơ cấu hàng xuất khẩu 2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2.4.1. Các nhân tố đầu vào của sản xuất - Các nguồn lực tự nhiên - Nguồn lực con người - Nguồn vốn 2.4.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất - Dung lượng thị trường. - Thói quen tiêu dùng. - Các nhân tố về cơ chế chính sách. 3. KHÁI QUÁT QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở TỈNH NINH BÌNH 1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH 1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý - Đặc điểm địa hình và phân vùng - Các đơn vị hành chính 1.2. Phân tích, đánh giá tài nguyên thiên nhiên 1.2.1. Khí hậu thuỷ văn 1.2.2. Đất đai 1.2.3. Tài nguyên khoáng sản 1.2.4. Tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản 1.2.5. Tài nguyên phục vụ du lịch 1.3. Dân số, dân tộc và nguồn nhân lực 1.3.1. Dân số, cơ cấu và dân tộc 1.3.2. Nguồn nhân lực 1.4. Công tác giáo dục, y tế; cơ sở vật chất hạ tầng về giao thông; công tác môi trường và quốc phòng an ninh. 1.4.1. Công tác văn hóa - giáo dục, y tế, thể thao 1.4.2. Kết cấu hạ tầng 1.4.3. Quốc phòng và an ninh 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2001-2005 2.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2005 a. Mục tiêu tổng quát: - Hoàn thành cơ bản việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo đà vững chắc cho sự phát triển tăng tốc của giai đoạn sau. - Trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp (đặc biệt là sản xuất xi măng, đá xây dựng), phát triển nhanh dịch vụ (nhất là du lịch, thương mại), phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. - Đa dạng hóa các thành phần kinh tế, phát huy tiềm năng và thế mạnh của mỗi thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh, từng bước nâng cao đời sống của mọi tầng lớp dân cư. b. Trên cơ sở các mục tiêu tổng quát trên, mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2001-2005 là: - Phấn đấu đưa GDP bình quân đầu người của Ninh Bình tới năm 2005 đạt 60-65% GDP bình quân đầu người của cả nước, so với mức 54,6% của năm 2000. - Huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 8-9% trong giai đoạn 2001-2005. - Ðưa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong tổng GDP lên 10-12% vào năm 2005. - Ðẩy mạnh phát triển du lịch, phấn đấu tăng giá trị của các dịch vụ thu ngoại tệ trong ngành du lịch và các hoạt động dịch vụ khác, đưa du lịch trở thành một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của tỉnh. c. Nhiệm vụ phát triển cụ thế: * Ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Ngành nông nghiệp: Phấn đấu đạt nhịp độ tăng bình quân hàng năm của giá trị sản lượng ngành nông nghiệp là 4% giai đoạn 2001-2005, đưa giá trị tổng sản lượng nông nghiệp lên 1.190 tỷ đồng năm 2005, chiếm tỷ trọng 40% trong tổng GDP của tỉnh. - Ngành lâm nghiệp: Mục tiêu đến năm 2005 là trồng mới 5.000 ha rừng, trong đó vùng cây ăn quả tập trung là 1.070 ha; rừng đặc dụng 12.000-14.000 ha; rừng khoanh nuôi và tái sinh 10.374 ha và 6.000 ha rừng trồng cây phân tán. Ðưa tỷ lệ che phủ đất rừng từ 9% hiện nay lên 31%. - Ngành thuỷ sản: Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm của giá trị sản lượng ngành thuỷ sản là 6,5% giai đoạn 2001-2005. * Công nghiệp - xây dựng: Phấn đấu tăng giá trị tổng sản lượng công nghiệp trong giai đoạn 2001-2005 bình quân hàng năm lên 10-15%, nâng tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp trong GDP toàn tỉnh lên 19-30% vào năm 2005; * Dịch vụ: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh thu các ngành dịch vụ trong cả thời kỳ 2001-2005 là 10-12%, đưa tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP toàn tỉnh năm 2005 lên 30-35%. Chú trọng đầu tư phát triển các ngành dịch vụ khác như bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm y tế, giáo dục, vận tải, dịch vụ xuất khẩu lao động tăng dần tỷ trọng của các ngành này trong GDP của tỉnh. 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2005 2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo GDP Bảng 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo GDP ở Ninh Bình giai đoạn 2001-2005 (Đơn vị: %) Năm 2001 2003 2004 2005 Tổng GDP 100 100 100 100 Nông nghiệp 44,75 40,05 36,72 30,65 Công nghiệp 22,77 27,36 29,99 35,17 Dịch vụ 32,48 32,14 33,29 34,18 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005 Từ bảng trên ta thấy, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng tương đối đều qua các năm, năm 2001 tỷ trọng ngành công nghiệp là 22,77% nhưng đến năm 2005 tăng lên 35,17%. Như vậy, có thể khẳng định rằng ngành công nghiệp ngày càng phát huy hơn vai trò đầu tàu của mình để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá của tỉnh. Nổi bật lên trong sự tăng trưởng của ngành công nghiệp là sự tăng lên nhanh của ngành công nghiệp khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước. Trong cơ cấu kinh tế theo GDP, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm tương đối trong giai đoạn 2001-2005, từ 44,75% năm 2001 xuống còn 30,65% năm 2005 đây là xu thế tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Với tỷ trọng 30,65% thì ngành nông nghiệp đã đạt được chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2001-2005. Tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP giai đoạn 2001-2005 chưa có sự chuyển biến lớn, từ 32,48% năm 2001 lên 34,18% năm 2005, đáp ứng được mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2001-2005. 2.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo vốn đầu tư Bảng 7: Vốn đầu tư phát triển chia theo ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Giá hiện hành, đơn vị tính: triệu đồng) Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ triệu đồng % triệu đồng % triệu đồng % 2001 103.929 31.70 105.734 32.25 118.178 36.05 2003 188.998 12.90 960.079 65.54 315.833 21.56 2004 293.447 14.36 1346.986 65.93 402.537 19.71 2005 371.147 16.26 1218.258 53.36 693.830 30.38 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005 Trong thời gian qua vốn đầu tư cho ngành công nghiệp và dịch vụ đã chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu vốn đầu tư, điều đó cho thấy cơ cấu vốn đầu tư có sự thay đổi đúng hướng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, làm cho kinh tế tỉnh Ninh Bình ngày một phát triển hơn. 2.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế Trong giai đoạn 2001-2005 cơ cấu lao động trong các ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Bảng 8: Thực trạng nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005 Hạng mục Đơn vị 2001 2003 2004 2005 Dân số Nghìn người 859,8 906,0 911,6 915,7 Lao động Nghìn người 424,7 443,0 449,6 460,4 + Nông-Lâm-Thuỷ sản % 74,2 70,4 70,0 68,5 + Công nghiệp-xây dựng % 13,8 16,8 17,3 17,4 + Thương mại-Du lịch % 12,0 12,8 12,9 14,1 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005 Tóm lại, trong giai đoạn 2001-2005 cơ cấu kinh tế tỉnh Ninh Bình đã và đang chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản giảm nhanh (năm 2001 là 44,75% đến 2005 còn 30,65%) trong khi công nghiệp - xây dựng tăng lên mạnh (22,77% năm 2001 đến 2005 là 35,17%). Ngành dịch vụ cũng đã có sự chuyển biến nhưng chưa thực sự lớn mạnh (từ 32,48% năm 2001 lên 34,18% năm 2005). Như vậy, tốc độ tăng trưởng hai ngành công nghiệp và dịch vụ giai đoạn 2001-2005 chưa tương xứng với nguồn lực tài nguyên của tỉnh. 2.2.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế 2.2.4.1. Đối với ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng (bao gồm ngành Nông nghiệp, ngành Lâm nghiệp và ngành Thủy sản) Bảng 9: Giá trị sản xuất của từng ngành nông nghiệp (Giá so sánh 1994) Năm Tổng số Ngành Nông nghiệp Ngành Lâm nghiệp Ngành Thuỷ sản Giá trị sản lượng (Triệu đ) Tỷ trọng (%) Giá trị sản lượng (triệu đ) Tỷ trọng (%) Giá trị sản lượng (triệu đ) Tỷ trọng (%) 2001 1.473.137 1.369.098 92,9 20.579 1,4 83.460 5,7 2003 1.625.449 1.429.971 88,0 23.095 1,4 172.383 10,6 2004 1.699.202 1.490.056 87,7 24.523 1,44 184.623 10,86 2005 1.694.394 1.437.710 84,8 36.096 2,2 220.588 13 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005 Nhìn chung, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần từ 92,9% năm 2001 giảm xuống còn 84,4% năm 2005. Trong khi ngành Thủy sản có sự chuyển biến lớn từ 5,7% năm 2001 tăng lên 13% vào năm 2005. Phân tích cụ thể vào từng ngành. A. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp (bao gồm các ngành Trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ đi kèm) Bảng 10: Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp (Giá so sánh 1994, đơn vị tính: triệu đồng) Năm Tổng số Ngành Trồng trọt Ngành Chăn nuôi Ngành Dịch vụ Giá trị sản lượng (Triệu đ) Tỷ trọng (%) Giá trị sản lượng (triệu đ) Tỷ trọng (%) Giá trị sản lượng (triệu đ) Tỷ trọng (%) 2001 1.369.098 1.013.860 74,81 336.387 24,45 18.851 0,74 2003 1.429.971 1.020.388 72,72 385.945 25,67 23.638 1,61 2004 1.490.056 1.090.685 70,92 376.503 27,58 22.868 1,50 2005 1.437.710 989.939 64,11 424.510 34,39 23.261 1,50 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005 Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần qua các năm. Trong khi ngành chăn nuôi lại tăng đều qua các năm từ 24,45% năm 2001 lên 34,39% năm 2005. Ngành dịch vụ cũng có sự chuyển biến đáng kể, tăng từ 0,74% năm 2001 lên 1,5% năm 2005. 1.Về trồng trọt: Trong giai đoạn 2001-2005 ngành trồng trọt của tỉnh Ninh Bình đã có bước tăng trưởng khá. Đạt được kết quả như vậy là do cơ cấu cây trồng của tỉnh Ninh Bình đã có sự thay đổi phù hợp. Sự phù hợp trước tiên đó là sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất. Bảng 12: Cơ cấu sử dụng đất ngành trồng trọt ở Ninh Bình giai đoạn 2001-2005 (Đơn vị tính: %) Năm 2001 2003 2004 2005 Tổng 100 100 100 100 1. Cây hàng năm 89,6 87,3 87,15 81 2. Cây lâu năm: - Cây công nghiệp lâu năm - Cây ăn quả - Cây lâu năm khác 2,8 0,65 2,1 0,05 4,35 0,94 3,4 0,01 4,38 0,95 3,42 0,01 8,54 3 4 1,54 3. Đất trồng cỏ 1,26 1,02 1,07 2,82 4. Đất có mặt nước đang dùng vào nông nghiệp 6,34 7,33 7,4 7,64 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005 2. Về chăn nuôi: Trong 5 năm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm đã có sự phát triển về số lượng tổng đàn gia súc, gia cầm trong các hộ gia đình. Đến năm 2006 trên toàn tỉnh, đàn bò tăng lên 20.806 con, [...]... ánh cơ cấu kinh tế; khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành; đặc điểm của quá trình chuyển dịch, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, … với cơ sở lý luận được nêu trong luận văn đã phân biệt cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, sự chuyển dịch, xu hướng vận động của cơ cấu ngành kinh tế, …Cùng với cơ sở lý luận, trong luận văn cũng đã khái quát quan điểm, đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu ngành. .. trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua; Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra còn chậm, cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ năm 2001 là 44,75% - 22,77% - 32,48 năm 2005 là 30,65% - 35,17% - 34,18% (cơ cấu ngành kinh tế chung cả nước năm 2005 là 20,5% - 41,0% - 38,5%) Nếu so sánh cơ cấu ngành kinh tế chung của tỉnh Ninh Bình với cơ cấu ngành kinh tế. .. xã hội của tỉnh Với một độ dài hợp lý, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đây là một vấn đề hết sức quan trọng không chỉ đối với một luận văn khoa học, mà nó còn đưa ra những cơ sở lý luận, khái niệm về cơ cấu kinh tế, các đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế; phân loại cơ cấu kinh tế; đi sâu vào khái niệm cơ cấu kinh tế ngành; các dạng cơ cấu kinh tế ngành; các... NHẰM THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 1 PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1.1 Căn cứ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1.1.1 Ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế, khu vực và sự tham gia WTO 1.1.2 Ảnh hưởng của cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng 1.2 Quan điểm, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1.2.1 Quan điểm chuyển dịch a Phù hợp với đường lối... gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội d Gắn bó chặt chẽ giữa phát triển kinh tế -xã hội với giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội 1.2.2 Mục tiêu chuyển dịch 1.3 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1.3.1 Kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng, lãnh thổ với cơ cấu thành phần kinh tế 1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng giảm mạnh tỷ trọng ngành nông nghiệp,... nông nghiệp, tăng mạnh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ 1.3.3 Phát triển toàn diện đi đôi với quá trình hội nhập 1.3.4 Phát huy lợi thế so sánh 1.4 Phương án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến năm 2020 1.4.1 Đánh giá và lựa chọn phương án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chung của tỉnh Phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình tới năm 2020 về cơ cấu ngành kinh tế có thể lựa chọn 1 trong 2 phương... cao trong cơ cấu GDP của tỉnh Hơn bao giờ hết, lựa chọn được một cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa quan trọn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Đó cũng chính là mục đích đề tài muốn đạt tới Quá trình nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho tỉnh Ninh Bình, tiến tới xây dựng một cơ cấu kinh tế linh hoạt mềm dẻo phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội... phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để đưa công nghiệp và dịch vụ trở thành ngành mũi nhọn đầu tàu có chức năng lôi kéo kinh tế của tỉnh Trong thời gian qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Ninh Bình tuy diễn ra chậm nhưng cũng đã thu được những kết quả nhất định và cơ bản là đã đi đúng hướng Tuy nhiên những kết quả đó chỉ là bước đầu, trong tương lai Ninh Bình còn phải... tiếp tục chuyển dịch trong thời gian tới Sau khi đã phân tích đầy đủ thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh, luận văn đã đưa ra được căn cứ khoa học, phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, các phương án để lựa chọn việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình cùng các giải pháp và biện pháp cụ thể References ... dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam qua các kỳ Đại hội Luận văn đã phân tích, đánh giá, qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001 - 2005 Trong Chương II, Luận văn đã chỉ ra được quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình, những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém cần phải có mục tiêu, giải pháp, biện pháp tiếp tục chuyển dịch trong thời gian . giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ 1.1 hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, các phương án để lựa chọn việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình Keywords: Chuyển dịch cơ cấu; Kinh tế; Ninh Bình Content. - Trình bày cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế. - Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình từ 2001