Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố Việt Trì - Phương hướng và giải pháp Lưu Thị Thanh Mai Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Sở Năm bảo vệ: 2014 Abstract. - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố Việt Trì giai đoạn 2007 – 2012. Từ đó, rút ra các mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở cho giải pháp và khuyến nghị. - Đề tài đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp có khả năng thực thi hữu hiệu để tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố Việt Trì theo hướng phù hợp trong giai đoạn 2013-2020. Keywords. Quản lý kinh tế; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Việt Trì Content. 1. Về tính cấp thiết của đề tài. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011- 2020 là: "Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; …". Cơ cấu kinh tế hợp lý là đảm bảo cho sự phát triển, tăng trưởng đồng bộ và cân đối, tạo điều kiện thúc đẩy những ngành trọng điểm mũi nhọn nhằm tạo ra tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Ngoài ra, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn dẫn tới giải phóng sức sản xuất xã hội, khai thác có hiệu quả những tiềm năng của đất nước, thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá được Đảng và Nhà nước ta đặt lên trên hết. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế xuất phát từ tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế. Đảng ta đã chủ trương nhất quán chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, do vậy cơ cấu kinh tế hợp lý phải thích ứng được với kinh tế thị trường, vừa năng động, vừa hiệu quả, vừa phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Để thực hiện thắng lợi chủ trương này, các địa phương cần phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội cụ thể xây dựng các phương án khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh hiện có nhằm phát triển một số ngành nghề mũi nhọn, trên cơ sở đó sẽ làm thay đổi nhịp độ phát triển các ngành nghề và sẽ xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lý. Thành phố Việt Trì là một trong mười ba huyện thành thị trực thuộc tỉnh Phú Thọ, nằm ở vùng Tây Bắc - Việt Trì là cửa ngõ của Tỉnh, là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của tỉnh Phú Thọ, Việt Trì được chính phủ công nhận là đô thị loại một vào ngày 04/6/2012. Về giao thông Việt Trì có ba tuyến đường: đường bộ, đường sắt và đường thủy. Cách Hà Nội 80 km về phía Tây, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển Đảng, chính quyền và nhân dân thành phố đang nỗ lực xây dựng thành phố Việt Trì là trung tâm kinh tế văn hóa của vùng Tây Bắc Bộ, là trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa của các tỉnh phía Bắc. Trong những năm qua thành phố Việt Trì đã nhận được sự quan tâm của các Bộ, Ngành, Trung ương đặc biệt là sự đầu tư của tỉnh Phú Thọ. Do đó Thành phố Việt Trì luôn giữ được sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Kinh tế thành phố liên tục giữ được mức tăng trưởng khá về mọi mặt, đời sống người dân Thành phố không ngừng được nâng cao. Thành phố Việt trì đang phấn đấu để sớm trở thành Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được nền kinh tế Thành phố còn có những mặt hạn chế như: thu nhập bình quân đầu người thấp, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển dịch nhưng chưa vững chắc Vì vậy, việc vận dụng những quan điểm, tư tưởng của Đảng qua các kỳ Đại hội để xây dựng cơ cấu kinh tế Thành phố một cách hợp lý đòi hỏi phải nghiên cứu một cách khoa học, đồng bộ và có hệ thống giữa lý luận và thực tiễn. Là một người con sinh ra và lớn lên ở thành phố Việt Trì với mong muốn thành phố ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh, hiện đại do vậy tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố Việt Trì, phương hướng giải pháp chủ yếu giai đoạn 2013 – 2020”. 2. Tình hình nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một trong những vấn đề lớn trong giai đoạn đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Xung quanh vấn đề này đã có một số công trình nghiên cứu: Trong tác phẩm: “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” NXB Khoa học Xã hội, năm 2006, tác giả Bùi Tất Thắng đã khái quát lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, nêu ra những thực trạng, quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành ở nước ta giai đoạn hiện nay. Trong tác phẩm “Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyền dịch cơ cấu ngành trong thời kỳ công nghiệp hoá ở Việt nam”, NXB Khoa học xã hội, 1997, tác giả Bùi Tất Thắng cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau và phân tích mối quan hệ đó. Ngoài ra trong cuốn: “Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” NXB Chính trị Quốc gia, 2005, tác giả Nguyễn Thị Bích Hường đã trình bày những vấn đề có tính lý luận về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế, hội nhập khu vực và quốc tế. Phân tích mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Phân tích và đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta. Đề ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu cho việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong tác phẩm “Luận cứ khoa học của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân” của tác giả Ngô Đình Giao (1994) đã đề cập đến những cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quan điểm và phương hướng xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả ở Việt Nam. Trong tác phẩm “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới” của GS.TSKH. Lê Du Phong và PGS.TS. Nguyễn Thành Độ (1999) đề cập tới luận cứ khoa học của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập, thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta những năm 1991-1997, phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Những công trình, tác phẩm, bài viết của các tác giả được đăng tải trên đã đề cập, nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau, phân tích một cách sâu sắc về lý thuyết và thực tiễn trên các mặt: khái niệm, đặc điểm, tính quy luật của xu hướng chuyển dịch và những giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam làm cho nhiều vấn đề phải nhìn nhận khác đi. Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện có hệ thống về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một thành phố như thành phố Việt Trì góp phần đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm dịch chuyển cơ cấu kinh tế thành phố Việt Trì theo một cơ cấu hợp lí trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện của Việt Nam. Những công trình trên có đề cập đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cơ sở cho việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Việt Trì. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở thực tiễn của thành phố Việt Trì và đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, phân tích rõ các tác nhân tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam, qua đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp đồng bộ có cơ sở khoa học nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Việt Trì đến năm 2020 theo một cơ cấu hợp lí để khai thác tốt các tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Để đạt được mục đích trên, Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Trình bày cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Trình bày vị trí địa lý, các tiềm năng và thế mạnh của thành phố Việt Trì. - Nghiên cứu kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số địa phương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bài học rút ra cho thành phố Việt Trì. - Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố Việt Trì giai đoạn 2007 – 2012. Từ đó, rút ra các mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở cho giải pháp và khuyến nghị. - Đề tài đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp có khả năng thực thi hữu hiệu để tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố Việt Trì theo hướng phù hợp trong giai đoạn 2013-2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu đối tượng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố Việt Trì giai đoạn 2007 – 2012. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Việt Trì về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng kinh tế ở thành phố Việt trì giai đoạn 2007- 2012 và đề xuất một số phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố giai đoạn 2013 – 2020. - Về nội dung: Nghiên cứu các nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với điều kiện của thành phố Việt Trì. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết vấn đề đang nghiên cứu, tác giả có đưa các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì? Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Việt Trì ? - Hiện trạng cơ cấu kinh tế của thành phố Việt Trì? - Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới và các giải pháp đẩy nhanh chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Việt Trì? MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp định lượng và định tính, sử dụng các số liệu điều tra, thu thập thông tin, các phương pháp dự báo kinh tế, ứng dụng các phần mềm và các công cụ máy tính để xử lí dữ liệu và các công cụ tìm kiếm thông tin Mục tiêu chuyển dịch CCKT Thực Trạng CCKT (TP Việt trì, 2007-2012) - Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT - Chính sách KTXH - CSHT, vốn, KHCN - Nhân lực - Thị trường … Giải pháp chủ yếu chuyển dịch CCKT (TP Vtrì đến năm 2020) như mạng internet, các tài liệu tại các diễn đàn, v.v… Từ đó, rút ra các kết luận cho các vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp dự báo: là phương pháp dựa vào điều kiện thực tế của địa phương, khả năng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, tỉnh và đất nước. Căn cứ vào tình hình thực trạng đã nghiên cứu đánh giá từ đó đề ra phương hướng phát triển về quy mô cũng như sản lượng, chất lượng Phương pháp sử dụng mô hình SWOT: để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Mô hình SWOT là mô hình dùng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe doạ đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức hoặc đối với một vấn đề nào đó. Là mô hình được sử dụng rộng rãi có hiệu quả cao trong việc hoạch định chiến lược cũng như định hướng cho tương lai. - S (Strengths): Các điểm mạnh; - W (Weeknesses): Các điểm yếu; - 0 (Oppertunities): Các cơ hội; - T (Threatens): Các thách thức. T rên cơ sở kết hợp các điểm mạnh với các điểm yếu, cũng như các cơ hội với các thách thức, hoặc kết hợp xen kẽ giữa các điểm với nhau, chúng ta sẽ có nhiều phương án khác nhau. Từ đó cho phép lựa chọn được phương án tối ưu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài. Nguồn số liệu sử dụng được lấy từ: Dữ liệu được thu thập từ những nguồn có sẵn, thông qua các tài liệu sách, báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết của tỉnh, thành phố và các sở ban ngành như: Sở Công thương, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê, phòng Kinh tế, phòng TC-KH và văn phòng HĐND- UBND thành phố Việt Trì… 6. Những đóng góp của luận văn Các yếu tố môi trường S. Các điểm mạnh 1- 2- W. Các điểm yếu 1- 2- O. Các cơ hội 1- 2- 1- S 1 O 1 2- S 2 O 2 1- W 1 O 2 2- W 2 O 1 T. Các thách thức 1- 2- 1- S 2 T 1 1- W 1 T 1 2- - Luận văn làm rõ thêm vấn đề cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế về mặt lý luận. - Luận văn góp phần làm phong phú thêm đề tài về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và đề tài về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Việt Trì nói riêng. - Luận văn đưa ra những đánh giá, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Việt Trì, qua đó đưa ra những vấn đề còn tồn tại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơi đây. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, các danh mục, luận văn gồm 3 chương Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố Việt Trì giai đoạn 2007-2012. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố Việt Trì giai đoạn 2013 – 2020. References. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường (1995), Nghiên cứu xác định cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển có trọng điểm, Chương trình khoa học cấp nhà nước (Đề tài KX.03.02), nghiệm thu tháng 12, Hà Nội. 2. C.Mác (1975) ,Tư bản, Quyển 2, tập 2, NXB Sự thật- Hà Nội. 3. Phạm Văn Chiến – Nguyễn Ngọc Thanh ( 2010), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 4. Đỗ kim Chung (2003), Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển kinh tế các vùng kinh tế lãnh thổ Việt Nam. 5. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2008), Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2008, Phú Thọ. 6. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2009), Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2009, Phú Thọ. 7. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2010), Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2010, Phú Thọ. 8. Lê Đăng Doanh (2003), Kinh tế và giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở một số nước trong khu vực và nước ta. Hội thảo quốc gia về công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Ngô Đình Giao (1994), Luận cứ khoa học của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân. 12. Ngô Đình Giao (1997), Một số vấn đề thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế (ngành, vùng, thành phần) trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài khoa học xã hội 0204, Chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước KHXH 02, nghiệm thu tháng 12, Hà Nội. 13. Phan Thúc Huân (2006) , Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Bích Hường (2005), Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 15. GS.TSKH. Lê Du Phong và PGS.TS. Nguyễn Thành Độ (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới 16. Ngô Thúy Quỳnh (2003) , Một số vấn đề lý luận chung về cơ cấu kinh tế (Tài liệu báo cáo tại Hội thảo một số vấn đề lý luận và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đô thị hóa trên địa bàn quận Tây hồ tháng 10), Hà Nội. 17. Bùi Tất Thắng (1997), Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội. 18. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội. 19. Trung tâm biên soạn từ điển quốc gia (1995), Từ điển bách khoa việt nam, tập 1, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. UBND Thành phố Việt trì (2011) , Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 2006 – 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2015 của Thành phố Việt Trì. 21. UBND Thành phố Việt trì (2012), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai thành phố Việt Trì giai đoạn 2010 -2014 và kế hoạch giai đoạn 2015– 2020, Việt Trì. 22. UBND Thành phố Việt trì (2012), Báo cáo quy hoạch thành phố Việt Trì giai đoạn 2010 -2015 có tính đến năm 2020, Việt Trì. 23. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII. 24. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII. 25. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX. 26. Ngô Doãn Vịnh (2006), Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/chuyen-dich-co-cau-kinh-te.html . - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì? Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Việt Trì ? - Hiện trạng cơ cấu kinh tế của thành phố Việt Trì? - Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. cơ cấu kinh tế ngành. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng kinh tế ở thành phố Việt trì giai đoạn 200 7- 2012 và đề xuất một số phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập, thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta những năm 199 1-1 997, phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng