Nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh đăk lăk

10 621 6
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh đăk lăk

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk Trần Thị Thu Trƣờng Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 60 34 05 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nhâm Phong Tuân Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản trị kinh doanh; Năng lực cạnh tranh; Cà phê; Tỉnh Đăk Lăk. Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Về tính cấp thiết của đề tài: Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực miền núi, với cao nguyên liền kề và những thế mạnh đƣợc thiên nhiên ban tặng nhƣ diện tích rừng lớn với thảm sinh vật đa dạng, trữ lƣợng khoáng sản phong phú, và lợi thế về đất đỏ bazan, rất thích hợp với các cây công nghiệp dài ngày, trong đó, “đặc sản” là cà phê Buôn Ma Thuột – một thƣơng hiệu nổi tiếng hiện nay. Cà phê nơi đây không chỉ là cây trồng đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho ngƣời dân mà còn có giá trị xuất khẩu rất lớn. Theo số liệu thống kê của tỉnh cho thấy, trƣớc kia, toàn tỉnh mới có 8.600 ha cà phê (1975) thì hiện con số này đã tăng lên trên 200.000 ha 1 (2011) với sản lƣợng ƣớc đạt khoảng 487.747 tấn cà phê nhân xô/năm, chiếm hơn 40% sản lƣợng cà phê cả nƣớc và góp phần làm cho Việt Nam chính thức trở thành nƣớc xuất khẩu cà phê Robusta đứng đầu thế giới. Tuy vậy, những khó khăn của việc sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua, công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, và sự hội nhập quốc tế một cách sâu rộng đã và đang đặt ra những yêu cầu và cũng là cơ hội để các doanh nghiệp hay mặt hàng các sản phẩm có thể nâng cao giá trị gia tăng cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của mình. Mặt khác, các danh mục sản phẩm có khả năng đổi mới đáp ứng yêu cầu khách hàng thƣờng bị chậm hơn so với nƣớc ngoài, bởi sự lúng túng của các doanh nghiệp trong việc lựa chọn các phƣơng án sản xuất, và đặc biệt là các sản phẩm tham gia vào thị trƣờng, vào chuỗi cung ứng toàn cầu lại thiếu đi tính cạnh tranh, dẫn tới việc chúng dần mất đi lợi thế ngay tại trên sân nhà. Một ví dụ điển hình nhƣ mặt hàng cà phê hiện nay, chất lƣợng cà phê chƣa ổn định, công nghệ lạc hậu… Do đó, khi thị trƣờng rơi vào khủng hoảng trong những năm gần đây, giá cà phê thế giới có xu hƣớng giảm mạnh, 1 Nguồn: Niên giám thống kê 2011, Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Đăk Lăk, 2012, tr. 90-91. Việt Nam nằm trong số những nƣớc chịu thiệt hại nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng giá, tính đến hiện tại (cuối tháng 05/2013), theo Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại, Đầu tƣ và Du lịch Đắk Lắk, tại sàn giao dịch Luân Đôn, giá cà phê là 1.922$/tấn, giảm 291$/tấn so với cùng kỳ năm ngoái (2213$/tấn), và giá cà phê robusta của Việt Nam giao tại cảng thành phố Hồ Chí Minh theo giá FOB xuống còn khoảng 1.952$/tấn, tức giảm 231 USD so với 2183$/tấn (2012). Điều này ảnh hƣởng nghiêm trọng không chỉ đến lợi ích kinh tế ngành cà phê, mà còn tác động trực tiếp đến đời sống của hầu hết các đối tƣợng sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Hơn nữa, do quá trình thâm canh quá mức trong điều kiện không có bóng che, thoái hóa đất, sâu bệnh gây hại… khiến cho giá trị cũng nhƣ sản lƣợng cây cà phê ngày càng giảm. Đăk Lăk là một minh chứng cụ thể cho trƣờng hợp này. Theo số liệu thống kê của Sở NN & PTNT tỉnh (2012) có khoảng 50.000 ha cà phê (chiếm ¼ diện tích cà phê toàn tỉnh bƣớc vào giai đoạn già cỗi). Điều này dẫn tới việc ngành cà phê khó có thể duy trì tốc độ tăng trƣởng và thành tựu xuất khẩu mỗi năm của mình. Từ đó đặt ra bài toán, làm thế nào để các sản phẩm đó không những có thể tồn tại và có chỗ đứng trên thị trƣờng nội địa, mà còn có vị thế vƣơn ra thị trƣờng thế giới? Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn tên đề tài luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk”, gắn trực tiếp với đối tƣợng là mặt hàng cà phê để làm chủ đề nghiên cứu của mình, nhằm đƣa ra những gợi ý, giải pháp để điều chỉnh quy mô, cải thiện chất lƣợng và khắc phục những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng này nhƣ hiện nay. Tên đề tài mà tác giả lựa chọn gắn trực tiếp với quản trị chiến lƣợc và chiến lƣợc cạnh tranh trong khung chƣơng trình đào tạo, phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu của tác giả. - Câu hỏi nghiên cứu đặt ra: + Thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê ở Đăk Lăk? Tính đến tại thời điểm hiện nay, có gì khác so với trƣớc đây? + Những mặt tồn tại hay những nhƣợc điểm trong việc nâng cao năng lực canh tranh của sản phẩm? Nguyên nhân của vấn đề đó là gì? Trong các nguyên nhân nói trên, nguyên nhân nào là chủ yếu, tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của cây cà phê? + Một số giải pháp đƣa ra là gì? + Liệu có bƣớc đi chiến lƣợc nào đƣợc đƣa ra nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê hiện nay? 2. Tình hình nghiên cứu: 2.1. Tình hình nghiên cứu của các học giả nước ngoài: Trong những năm trở lại đây, vấn đề nghiên cứu năng lực cạnh tranh đã đƣợc biết đến trên rất nhiều sách báo, cũng nhƣ các công trình nghiên cứu của một số học giả. Theo các tài liệu tác giả tiếp cận đƣợc, có một số công trình ở nƣớc ngoài viết về năng lực cạnh tranh của mặt hàng cụ thể cơ sở nghiên cứu cho đề tài của tác giả nhƣ bài nghiên cứu “A Review on the Competitiveness of Global Supply Chain in a Coffee Industry in Indonesia”, Medwell journals, Issue: 3, Page No.: 105-115. Bài viết này đánh giá khả năng cạnh tranh của nhiều công ty xuất khẩu bao gồm các ngành công nghiệp cà phê ở Indonesia có để đáp ứng những thách thức và yêu cầu đặt ra bởi môi trƣờng kinh doanh toàn cầu hiện nay. Hay công trình nghiên cứu “Restoring the Competitiveness of the Coffee Sector in Haiti”, của tác giả Arias, Diego Brearley, Emily Damais, Gilles, Inter American Development bank, Economic and sector study series, 4/2006, đã cung cấp giải pháp giúp các chuỗi cung ứng ngành cà phê gặt hái những lợi ích tiềm năng từ các cơ hội thị trƣờng mới, bảo vệ môi trƣờng dịch vụ quan trọng trong lƣu vực trên, và thiết lập một ví dụ cho nông nghiệp và các hoạt động sản xuất ở nông thôn Haiti. Trên đây là hai tƣ liệu tác giả đã nghiên cứu và rất sát với công trình nghiên cứu của tác giả, đóng góp thêm cho phần giải pháp của tác giả. 2.2. Tình hình nghiên cứu của các học giả trong nước: Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những chủ đề đƣợc rất nhiều học giả quan tâm với các hình thức khác nhau, không chỉ đơn thuần là năng lực của các doanh nghiệp mà còn năng lực nội tại của sản phẩm mang lại. * Trong khung lý thuyết ở chƣơng 1, có một số công trình đã nghiên cứu về năng lực cạnh tranh nhƣ sau: Cuốn sách “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, Phan Trọng Phức, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 2007. Nội dung đi sâu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010, thông qua lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận trong môi trƣờng cạnh tranh. Từ đó đƣa ra các giai pháp nhằm tạo ƣu thế đối với đối thủ về sự khác biệt. Cuốn sách “Quản trị công ty nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường toàn cầu”, Báo cáo đệ trình lên OECD của nhóm tƣ vấn kinh doanh về Quản trị Công ty, tác giả Ira M. Millstein, Michel Albert, Sir Adrrian Cadbury, Bộ Giao thông vận tải, 1998. Nhóm tác giả giới thiệu các chính sách công liên quan đến quản trị công ty, gợi ra các lĩnh vực nhằm khuyến khích các hoạt động tự nguyện của khu vực tƣ nhân, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Luận án “Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các ngân hàng thương mại đến năm 2010”, Trịnh Quốc Trung, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2004. Tác giả khái quát những lý luận chung về ngân hàng thƣơng mại, thực trạng cạnh tranh và hội nhập quốc tế của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong thời gian qua. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đến năm 2010. Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may để thành công tại thị trường EU”, Nguyễn Hoàng, Bộ Công thƣơng, 2011. Nội dung đƣa ra cơ sở lý luận và thực trạng về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may sang thị trƣờng EU. Định hƣớng và những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Luận án “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên” của Đỗ Thị Thuý Phƣơng, Trƣờng đại học Kinh tế Nông nghiệp Hà Nội. 2011. Công trình nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè. Trình bày đặc điểm, thực trạng năng lực cạnh tranh, cùng một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên. Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành cao su Việt Nam đến năm 2020”, Huỳnh Văn Sáu, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2008. Trên cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành cao su Việt Nam đến năm 2020. [16] Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020”, Trần Thế Hoàng, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2011. Nội dung đã phân tích và xác định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam theo các tiêu chí đặc trƣng của ngành. Đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị đối với nhà nƣớc và ngành thuỷ sản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp này đến năm 2020 [7] Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến lâm sản tỉnh Đăk Lăk”, Phan Ánh Hè, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2010. Từ các phân tích trên cơ sở lý thuyết, tác giả đã đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến lâm sản tỉnh Đăk Lăk. Từ đó đề xuất các giải pháp và định hƣớng phát triển ngành. [5] Tạp chí "Quan hệ khách hàng"- Một biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Phạm Đức Trƣờng, Tạp chí Bƣu chính viễn thông và Công nghệ thông tin, số 255(456), tr.43-45, 2005. Bài viết đƣa ra những kết quả đem lại từ việc “quan hệ khách hàng”- là yếu tố quyết định doanh số hay chính là lợi thế của doanh nghiệp . Từ đó đƣa ra giải pháp định hƣớng chiến lƣợc giúp duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Tạp chí “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, Nguyễn Văn Nam, Tạp chí cộng sản, số 4, tr.39-43, 47, 2005. Tác giả đi sâu nghiên cứu tổng quan lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia, và đƣa ra đánh giá, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế [13] Tạp chí “Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của M. Porter”, Nguyễn Thị Quy, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8. tr.70-73, 2005. Tác giả tổng hợp khung lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Michael E. Porter- Cha đẻ của chiến lƣợc cạnh tranh, một mặt giúp nhìn nhận những tƣ tƣởng chiến lƣợc quan trọng và những triết lý kinh doanh tiến bộ cho các nhà quản lý, nhà hoạch định…, mặt khác góp phần nâng cao sức mạnh về lợi thế, và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thời đại cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay. Bài viết “Năng lực quản trị - nền tảng duy trì năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp”, Phạm Thị Mai Yến, Tạp chí Thƣơng mại, số 10. tr. 10 - 28, 2005. Bài viết đƣa ra cách nhìn nhận về năng lực quản trị - một trong những nhân tố quan trọng trong cạnh tranh, làm nền tảng duy trì năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Bài viết “Chính sách cạnh tranh - công cụ vĩ mô nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dân doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tăng Văn Nghĩa, Nghiên cứu kinh tế, số 2, tr.35-40, 2006. Cạnh tranh là sức mạnh mà hầu hết các doanh nghiệp phải thoả mãn đƣợc các nhu cầu và mong muốn của ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, sức mạnh của thị trƣờng không bảo vệ đƣợc sự cạnh tranh trong kinh doanh và lợi ích mà nó đem lại cho ngƣời tiêu dùng. Do đó, cần sự điều tiết của Chỉnh phủ bởi các công cụ vĩ mô. Bài viết tập trung đề cao vai trò của Chính phủ trong việc đƣa ra các chính sách cạnh tranh – công cụ vĩ mô để nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt đối với khu vực dân doanh trong điều kiện hội nhập. Trong khuôn khổ các công trình nghiên cứu ở trên đã khái quát chung về năng lực cạnh tranh, có thể làm tƣ liệu tham khảo bổ sung cho nội dung của tác giả. * Cùng với một số công trình, bài viết nêu trên, còn có một số công trình đề cập đến đối tƣợng nghiên cứu dƣới góc độ tổng quát nhất về thực trạng và chính sách có liên quan đến mặt hàng cà phê nhƣ: Cuốn sách “Tiêu thụ nông sản ở Việt Nam – Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Phan Huy Đƣờng, 2006. Tác giả nghiên cứu tập trung vào khâu tiêu thụ mặt hàng nông sản ở Việt Nam, từ đó đặt ra một số vấn đề liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Công trình “Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam – Lý luận và thực hiện”, Trịnh Thị Ái Hoa, Nxb. Chính trị quốc gia, 2007. Tác giả đi sâu nghiên cứu những trợ ngại từ những chính sách Chính phủ nhiều nƣớc và xem xét đánh giá tác động chính sách, và đƣa ra những nhận định hƣớng đi cho xuất khẩu nông sản ở Việt Nam. [6]. Công trình “Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Trần Thị Thu Thuỷ (chủ biên), Nguyễn Duy Lƣợng, Nxb. Văn hóa thông tin, 2010. Tác giả trình bày cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, thực trạng năng lực cạnh tranh và những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. [19] Luận án “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam”, Trần Ngọc Hƣng, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2003, Công trình đƣa ra những tính toán, cung cấp những số liệu cụ thể về năng lực cạnh tranh, đánh giá đúng đắn năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam và chỉ ra những tồn tại, góp phần tạo ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê quốc gia nói chung.[9] Luận án “Năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Vũ Trí Tuệ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2012, Công trình phân tích lý luận chung về cạnh tranh kinh tế, làm rõ vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích đặc thù của ngành cà phê và những nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của ngành kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích, đánh giá tiềm năng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam và năng lực tham gia chuỗi giá trị trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh, dự báo xu thế vận động của thị trƣờng, đề xuất quan điểm, định hƣớng và những nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê.[20] Luận văn “Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Đoàn Thị Mai, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2005. Luận văn nêu lên khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Tác giả tập trung phân tích thực trạng đánh giá về sản lƣợng, chi phí sản xuất, giá của mặt hàng nông sản ở nƣớc ta và đƣa ra giải pháp để tạo ƣu thế trên thị trƣờng. [10] Tạp chí “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của cà phê tỉnh Đăk Lăk trong thị trường hội nhập”, Nguyễn Văn Hóa, Mai Văn Xuân, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3, 2012. Nội dung đƣa ra chỉ số DRC/SER để đánh giá khả năng cạnh tranh của cà phê tỉnh Đăk Lăk trong bối cảnh hội nhập thị trƣờng thế giới. Đây là tài liệu nghiên cứu giúp tác giả có cơ sở đánh giá một chỉ tiêu trong đề tài nghiên cứu của mình. [8] Các công trình, bài viết nêu trên đã hệ thống đƣợc khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh, thực trạng và một số giải pháp nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp hay cho mặt hàng sản phẩm. Do đó, có thể làm tƣ liệu tham khảo cho tác giả trong quá trình hoàn thiện nội dung nghiên cứu. Song có rất ít các công trình đƣa ra, có đánh giá cụ thể về các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của ngành hàng hiện nay và một số tiêu chí khi đánh giá còn rất thiếu và yếu. Một số công trình còn lại chƣa đo lƣờng cụ thể và tổng quát nhất về nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, ngành hàng đó. Để từ đó, đƣa các giải pháp thực thi nhƣ đề tài nêu ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khái quát hóa các lý thuyết cạnh tranh, tác giả muốn đào sâu và tìm ra hƣớng đi phù hợp hơn cho mặt hàng cà phê hiện nay.Từ đó, xây dựng một ngành sản xuất cà phê bền vững hơn, có thể duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trƣờng cạnh tranh, nhằm mục tiêu cải tiến, đổi mới, đột phá chất lƣợng trong giai đoạn tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn cần giải quyết các vấn đề sau: + Nghiên cứu hệ thống hoá lý thuyết năng lực canh tranh và vận dụng nó làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận cũng nhƣ thực tiễn liên quan tới những lợi thế của mặt hàng cà phê ở Đăk Lăk + Phân tích, đánh giá nhu cầu thị trƣờng, tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của cà phê dựa trên hệ thống tiêu chí đánh giá; + Phân tích đánh giá những thành tựu cũng nhƣ tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê ở Đăk Lăk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận văn là năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê (giới hạn nghiên cứu chủ yếu dựa trên sản phẩm cà phê nhân của tỉnh) - Phạm vi không gian của nghiên cứu: Khảo sát tại tỉnh Đăk Lăk. Theo Cục thống kê tỉnh Đăk Lăk, nơi có sản lƣợng cà phê xuất khẩu 289.417 tấn (2011) 2 , chiếm đến 80% giá trị xuất khẩu của tỉnh và 40% giá trị xuất khẩu cà phê cả nƣớc. - Phạm vi thời gian của nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu thu thập trong khoảng giai đoạn 2006- 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp thu thập số liệu Tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các bộ ngành, các báo cáo của các Sở, Ban, Ngành có liên quan trên địa bàn, các trang chính thống của Chính phủ, và các công trình nghiên cứu đi trƣớc để đảm bảo tính khả thi cho bài luận văn. Đây là những tƣ liệu hết sức quan trọng để phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành hàng cà phê trên địa bàn tỉnh; Ngoài ra, luận văn còn dựa trên một số nguồn khác nhƣ website khác, các bài báo, bài tạp chí… bổ sung thêm trong phần nghiên cứu của tác giả. 5.2. Phương pháp xử lý số liệu Phƣơng pháp chủ đạo của đề tài đƣợc đƣa ra là phƣơng pháp so sánh và thống kê mô tả. Cụ thể, thống kê các số liệu về sản lƣợng, diện tích, giá cả, chất lƣợng chí phí sản xuất, lợi thế và các mặt hạn chế trong cạnh tranh so với các vùng khác, làm cơ sở đƣa ra giải pháp phù hợp hơn trong tƣơng lai. 6. Những đóng góp của luận văn Dựa trên các kết quả đạt đƣợc, đề tài luận văn có những điểm dóng góp sau: - Hoàn thiện hơn về mặt cơ sở lý luận đối với năng lực cạnh tranh của ngành hàng cũng nhƣ phƣơng pháp để vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành hàng cà phê trong những năm gần đây. - Trên cơ sở lý thuyết, luận văn có đƣa ra hệ thống một số các tiêu chí đánh giá chủ yếu, cơ bản nhất nhằm phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến ngành hàng nhằm làm rõ hơn vị thế của cà phê Đăk Lăk và năng lực của cà phê xuất khẩu so với các nƣớc trên thế giới. Các hệ thống này vừa bảo đảm các điều kiện cần, điều kiện đủ nhƣng vẫn đảm bảo tính đơn giản, dễ thực hiện. - Cùng với đó, đƣa ra những quan điểm cũng nhƣ đề xuất một số giải pháp chủ yếu, khả thi đảm bảo cho việc phát triển mặt hàng cà phê trong thời gian tới. 2 Nguồn: Niên giám thống kê 2011, Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Đăk Lăk, 2012, tr.170 7. Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo…Dự kiến kết cấu luận văn gồm 3 chƣơng: CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO MẶT HÀNG CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trần Thị Minh Châu (2005),“Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8, tr.51-55,73. 2. Cục trồng trọt, Bộ NN & PTNN (2012), Báo cáo hiện trạng sản xuất, giải pháp phát triển và trồng tái canh cà phê trong thời gian tới. 3. Nguyễn Hồng Gấm (2012), Xác định sản phẩm chủ lực và phát triển sản phẩm chủ lực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, Luận án tiến sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế tp. Hồ Chí Minh. 4. Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị chiến lược, Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội, Chƣơng 2- Phân tích Chiến lƣợc, tr.60, sđd. 5. Phan Ánh Hè (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến lâm sản tỉnh Đăk Lăk”, Luận án tiến sỹ Quản trị Kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 6. Trịnh Thị Ái Hoa (2007), “Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam – Lý luận và thực hiện”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Trần Thế Hoàng (2011), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020”, Luận án tiến sỹ Quản trị Kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 8. Nguyễn Văn Hóa, Mai Văn Xuân (2012), “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của cà phê tỉnh Đăk Lăk trong thị trƣờng hội nhập”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3. 9.Trần Ngọc Hƣng (2003), “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam”, Luận án tiến sỹ Quản trị Kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 10. Đoàn Thị Mai (2005), “Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Nam (2005), “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí cộng sản, số 4, tr.39-43,47. 12. Cục thống kê tỉnh Đăk Lăk (2005), (2008), (2011), Niên giám thống kê 2004,2007,2010, sđd. 13. Cục thống kê tỉnh Đăk Lăk (2012), (2013), Niên giám thống kê 2011, 2012, sđd. 14. Nguyễn Trần Quế (2006), Nghiên cứu phƣơng pháp phản ánh và phân tích về năng lực cạnh tranh, Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 3, Viện kinh tế và chính trị thế giới, sđd. 15. Huỳnh Văn Sáu (2008), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành cao su Việt Nam đến năm 2020”, Luận án tiến sỹ Quản trị Kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 16. Sở Công thƣơng tỉnh Đăk Lăk (2011), Báo cáo tổng kết “Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2011 và kế hoạch phát triển ngành công thương năm 2012 17. Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Đăk Lăk (2010), Báo cáo tóm tắt công tác quản lý, khai thác tài nguyên và môi trường. 18. Trần Thị Thu Thuỷ (chủ biên), Nguyễn Duy Lƣợng (2010), “Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 19. Nguyễn Ngọc Toàn (2012), biên dịch “Chiến lược cạnh tranh”, Nxb. Trẻ, 2012, Hà Nội. 20. Vũ Trí Tuệ (2012), “Năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Website: 21.http://daklak.gov.vn/portal/page/portal/daklak/du-khach/tin- tuc?folder_id=2708788&item_id=11145927&p_details=1 22. www.daktra.com.vn/tin-gia-ca-thi-truong.aspx 23. http://vicofa.org.vn/ 24. http://giacaphe.com/to-chuc-ca-phe-the-gioi-ico/ 25.http://lehoicaphe.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1845&lang=vi 26. http://dev.ico.org/documents/cy2012-13/ed-2157e-report-clr.pdf 27. www.vietrade.gov.vn/ 28. www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=430&idmid=3 29. www.moit.gov.vn/vn/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=1677 . VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO MẶT HÀNG. nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê ở Đăk Lăk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận văn là năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê (giới. nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành cao

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan