Phát triển thị trường Công ty Bảo Việt Nhân Thọ Lạng Sơn Nguyễn Công Tuấn Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh -; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Liên Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Quản trị kinh doanh; Phát triển thị trường; Lạng Sơn; Bảo hiểm nhân thọ. Content: MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Bắt đầu từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Từ một nền kinh tế yếu kém, vừa thoát khỏi chiến tranh, sức mạnh nội sinh thấp, lạm phát cao và liên tục, các thành phần kinh tế được giải phóng, phát triển năng động, đưa đất nước ta ra khỏi khó khăn, đời sống của người dân từng bước được nâng cao. Trong sự phát triển chung của nền kinh tế, lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm nói chung và ngành Bảo hiểm nhân thọ nói riêng cũng đã có những bước phát triển đáng kể. Doanh thu từ các loại hình Bảo hiểm nhân thọ ngày càng tăng cao và ổn định. Hơn nữa, với tính chất ưu việt riêng có, Bảo hiểm nhân thọ đã góp phần ổn định kinh tế - xã hội thông qua công tác bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động. Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ Việt Nam, Thành viên của tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt chính thức đi vào hoạt động, giới thiệu loại hình dịch vụ Bảo hiểm nhân thọ tới người dân Việt Nam kể từ năm 1996 trong quá trình hoạt động và phát triển đã góp sức chung với tập đoàn, đạt được rất nhiều thành tựu, được người dân cũng như Đảng, Chính phủ, Nhà nước ghi nhận sự đóng góp thông qua rất nhiều các danh hiệu, các giải thưởng cao quý như Giải Cầu vàng, Doanh nhân Việt Nam, Giải Sao vàng đất Việt … và đặc biệt là Huân chương độc lập hạng Ba được nhà nước trao tặng vào ngày 14/01/2005 và mới gần đây nhất là Huân chương độc lập hạng Nhì được nhà nước trao tặng ngày 15/10/2010 nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Tập đoàn Bảo Việt. Công ty bảo Việt Nhân thọ Lạng Sơn, một công ty thành viên của Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ Việt Nam trong quá trình hoạt động cũng luôn luôn nỗ lực cố gắng, góp sức chung trong quá trình hoạt động và phát triển của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ Việt Nam cũng như Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt. Hiện nay, ngành Bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Lạng Sơn nói riêng đã và đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, quy mô thị trường ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, tại thị trường Bảo hiểm nhân thọ Lạng Sơn, với dân số 731.887 người (Điều tra dân số 01/04/2009 – Nguồn: Vietnamtourism.com), là một thị trường đầy tiềm năng nhưng mức độ khai thác thị trường còn rất nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu vể bảo hiểm của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Mặt khác Công ty Bảo Việt Nhân thọ Lạng Sơn cũng đang gặp phải sự cạnh tranh thị phần ngày càng gay gắt, khốc liệt từ các công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài có mặt trên thị trường Lạng Sơn. Thực tế đó, đòi hỏi phải nghiên cứu và đưa ra những giải pháp kinh doanh ưu việt nhằm giữ vững và phát triển thị phần cũng như thị trường bảo hiểm nhân thọ của Công ty Bảo Việt Nhân thọ Lạng Sơn. Đó là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Và cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Phát triển thị trường Công ty Bảo Việt Nhân Thọ lạng Sơn” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Chính (2004), Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Bộ Tài Chính, Hà Nội. 2. Công ty BVNT Lạng Sơn (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 và kế hoạch phương hướng kinh doanh năm 2010, Lạng Sơn. 3. Công ty BVNT Lạng Sơn (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 và kế hoạch phương hướng kinh doanh năm 2011, Lạng Sơn. 4. Công ty BVNT Lạng Sơn (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011 và kế hoạch phương hướng kinh doanh năm 2012, Lạng Sơn. 5. Công ty BVNT Lạng Sơn (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012 và kế hoạch phương hướng kinh doanh năm 2013, Lạng Sơn. 6. Công ty BVNT Lạng Sơn (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013 và kế hoạch phương hướng kinh doanh năm 2014, Lạng Sơn. 7. David A.Aaker (2005), Triển khai chiến lược kinh doanh, Nxb Trẻ, Tp.HCM. 8. Dương Hữu Hạnh (2005), Quản trị tài sản thương hiệu, Nxb Thống kê, Hà Nội. 9. Đỗ Văn Phức (2006), Quản lý doanh nghiệp, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội. 10. Đỗ Văn Phức (2005), Tâm lý trong quản lý kinh doanh, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 11. Đỗ Văn Phức (2005), Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 12. Nhóm Actury Trung tâm OLICD (1997), Nhập môn toán học Bảo hiểm Nhân thọ,Trung tâm Phát triển Bảo hiểm Nhân thọ Đông Phương, Tokyo, Nhật Bản. 13. Nguyễn Hữu Thân (1998), Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh. 14. Nguyễn Như Tiến (2006), Thị trường Bảo hiểm Việt Nam, cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, Nxb lý luận chính trị 15. Nguyễn Văn Định chủ biên, (2005), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nxb Thống kê và Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 16. Nguyễn Văn Định chủ biên, (2008), Giáo trình bảo hiểm, trường đại học Kinh tế quốc dân, Nxb thống kê, Hà Nội. 17. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2006), Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu, Nxb Trẻ, Tp. HCM. 18. Trương Mộc Lâm (2001), Một số vấn đề về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. 19. Vũ Quế Hương (2001), Quản lý đổi mới và phát triển sản phẩm mới, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. . và phát triển của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ Việt Nam cũng như Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt. Hiện nay, ngành Bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm nhân thọ. tặng ngày 15/10/2010 nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Tập đoàn Bảo Việt. Công ty bảo Việt Nhân thọ Lạng Sơn, một công ty thành viên của Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ Việt Nam trong quá trình. đưa ra những giải pháp kinh doanh ưu việt nhằm giữ vững và phát triển thị phần cũng như thị trường bảo hiểm nhân thọ của Công ty Bảo Việt Nhân thọ Lạng Sơn. Đó là việc hết sức cần thiết và có