1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng lực canh tranh của ngân hàng TMCP quốc tế việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

6 212 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 266,41 KB

Nội dung

Đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: xây dựng Mô hình quản lý hiện đại, nâng cao năng lực qu

Trang 1

Năng lực canh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế Hoàng Tuấn Anh

Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05

Người hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai

Năm bảo vệ: 2007

Abstract: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng

thương mại (NHTM) Tìm hiểu thực trạng về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam thông qua việc tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển,

cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động, những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, chiến lược phát triển đến năm 2010 Đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: xây dựng Mô hình quản lý hiện đại, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tằng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu

Keywords: Hoạt động ngân hàng; Hội nhập quốc tế; Ngân hàng thương mại; Năng lực

cạnh tranh

Content

Lời nói đầu

1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra nhanh chóng, quyết liệt và trở thành xu thế phát triển không thể đảo ngược của nền kinh tế thế giới hiện nay Trong quá trình này, sự liên kết phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới nói chung và giữa các thành phần trong nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng đang ngày một gia tăng, được thể hiện ở xu hướng tăng cường các hoạt động hợp tác song phương, đa phương và các cấp độ liên kết khu vực

Trang 2

Nhận thức rõ xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới Việt Nam đã xác đinh rõ

sự cần thiết phải tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tiếp tục được khẳng định là một nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay và được thực hiện với quy mô và mức độ ngày càng cao

Với đặc điểm là nền kinh tế đi sau, có điểm xuất phát thấp nên hội nhập kinh tế của Việt nam là một quá trình mới mẻ và khó khăn Để từng bước hội nhập theo xu thế kinh tế quốc tế, nhiệm vụ của chúng ta là xác định đúng vị thế của mình nhằm đề ra những chính sách hội nhập thích hợp và giảm thiểu những thương tổn có thể xảy ra đối với nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tiền tệ - Ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm đối với nền kinh tế quốc dân Với

tư cách là những doanh nghiệp “đặc biệt”, hoạt động của hệ thống NHTM liên quan đến tất cả các chủ thể trong nền kinh tế Vì vậy, một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả sẽ thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính trong việc dẫn vốn từ nơi có nguồn vốn nhàn rỗi đến những nơi có nhu cầu về vốn và cũng không thể có một nền kinh tế mạnh với một hệ thống NHTM yếu kém và ngược lại

Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đứng vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế, các NHTM phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường Mở cửa thị trường tài chính trong nước

sẽ dẫn đến quá trình tái cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng, phân chia lại thị trường giữa các Ngân hàng theo hướng cân bằng hơn, thị phần của các NHTM Nhà nước có thể bị giảm, thị phần của các NHTM Cổ phần và các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ tăng lên Từ đó sẽ xuất hiện các Ngân hàng hoạt động theo hướng chuyên môn hóa (bán buôn, bán lẻ hoặc đa năng) tùy theo vị thế cạnh tranh của mỗi Ngân hàng Nâng NLCT và kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng

là điều kiện để hình thành những ngân hàng có quy mô lớn, tài chính lành mạnh và kinh doanh

có hiệu quả Các ngân hàng kinh doanh yếu kém sẽ bị đào thải hoặc phải vươn lên nếu muốn tồn tại Do vậy, khả năng cạnh tranh của ngân hàng sẽ được nâng cao bởi cơ hội liên kết, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trong việc chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và khai thác thị trường

Dưới sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng phát triển rất nhanh và có chất lượng hơn, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao Qua đó, uy tín và vị thế của NHTM sẽ được nâng lên, ít nhất là ở thị trường khu vực và từ đó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực tài chính, khơi thông dòng vốn, các

Trang 3

NHTM trong nước có khả năng huy động các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế và sử dụng vốn có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và các chi phí cơ hội

Theo lộ trình ra nhập WTO thì kể từ ngày 1/4/2007 Việt nam cho phép ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập và đi vào hoạt động tại thị trường Việt Nam Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có năng lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm quản lý rủi ro tốt và đặc biệt có quy trình nghiệp vụ chuẩn mực tiên tiến và công nghệ hơn hẳn các Ngân hàng Thương mại trong nước Đó sẽ là một thách thức lớn đối với hệ thống NHTM Việt nam, đặc biệt là hệ thống Ngân hàng TMCP

Trong khi đó, các ngân hàng TMCP trong nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ (tính đến tháng 06/2006 thì Việt nam có 37 ngân hàng TMCP và chiếm khoảng 20% thị phần NHTM trong nước) và hầu hết nằm ở mức độ thấp về công nghệ, quy mô vốn nhỏ, trình độ quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế, các sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, chất lượng chưa cao và còn nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống Huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi(chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động) và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu(chiếm trên 80% tổng thu nhập)

Trước tình hình đó, nâng cao NLCT của các Ngân hàng TMCP Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu hết sức thực tế và cấp thiết Để nghiên cứu một cách chi tiết,

cụ thể, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Năng lực canh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế

Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài cho Luận văn của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Ở nước ta trong thời gian vừa qua đã có một số Công trình nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh của các NHTM, cụ thể:

- PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai_Bài tham gia Hội thảo Việt nam gia nhập WTO “Nâng cao

năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt nam trong tiến trình hội nhập”, năm 2004 Nội dung chủ yếu của nghiên cứu này là phân tích, đánh giá những cơ hội và cũng như những thách thức của các NHTM Việt nam khi Việt nam ra nhập WTO Từ đó tác giả cũng đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt nam trong tiến trình hội nhập

- Nguyễn Thị Hiền, Vụ chiến lược NHNN_ Trong bài tham luận đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 5 tháng 03 năm 2006: “ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ

thống NHTM cổ phần Việt Nam” đã khái quát quá trình hoạt động của hệ thống NHTM

cổ phần Việt nam trong thời gian qua, đánh giá những tồn tại của hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nâng cao NLCT của các NHTM cổ phần

Trang 4

- Đặng Công Hoàn_Luận án Thạc sỹ “Nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt

Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”_ Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2004 Công trình này đã phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam, từ

đó đưa ra những giải pháp giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

- Lê Đình Hạc_Luận án Tiến sỹ Kinh tế “ Giải pháp nâng cao NLCT của các NHTM Việt

Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế “_ĐH Kinh tế Hồ Chí Minh năm 2005 Công trình nghiên cứu này đã nghiên cứu hoạt động của NHTM trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng năng lực cạnh tranh và giải pháp nâng cao NLCT của các NHTM Việt Nam

- Trịnh Quốc Trung_Luận án Tiến sỹ Kinh tế “Các giải pháp nâng cao NLCT và hội nhập

của các NHTM”_Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh , năm 2004 Công trình này đã nghiên cứu những lí luận chung về NHTM, thực trạng cạnh tranh và hội nhập quốc tế của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của NHTM Việt Nam đến năm 2010

Các nghiên cứu trên đây đều tập trung vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách chung nhất về những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu và khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, vẫn cần phải có những nghiên cứu sâu, nhận thức một cách toàn diện và có những đánh giá cụ thể, chi tiết về năng lực cạnh tranh của một ngân hàng cụ thể, nhất là NHTM cổ phần để từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực canh tranh của NHTM cổ phần trong đó tiến trình hội nhập kinh tế quốc

tế và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt nam đã được chọn để nghiên cứu và đánh giá trên những tiêu chí cụ thể

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Khảo cứu thực tế hoạt động của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, đưa ra những đánh giá về NLCT của Ngân hàng Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá những lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các NHTM trong cơ chế thị trường

- Phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Trang 5

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao NLCT của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian:

÷ Luận văn tập trung vào nghiên cứu NLCT của hệ thống NHTM Việt Nam và đồng thời luận văn cũng khảo sát một số khía cạnh về năng lực cạnh tranh của một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài

÷ Tập trung đi sâu vào nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLCT và đưa ra những giải pháp nâng cao NLCT của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

- Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng về NLCT của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam từ năm 2003 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài Luận văn chủ yếu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đối chiếu, so sách cũng như sử dụng bảng biểu để trình bày nội dung lý luận và thực tiễn…

6 Dự kiến đóng góp của luận văn

Dự kiến luận văn đưa ra những đóng góp chủ yếu sau:

- Phân tích làm sáng tỏ và khẳng định những tác động tích cực của hệ thống NHTM cổ phần trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của Ngân hàng TMCP Quốc

Tế Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp khắc phục những điểm yếu, điểm hạn chế để nâng cao NLCT của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam và đưa Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vượt qua những thách thức tụt hậu khi Việt nam ra nhập WTO

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo 3 chương:

Trang 6

Chương 1:

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại

Chương 2:

Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Chương 3:

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

References

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w