Nghiên cứu ứng dụng khung năng lực vào đánh giá cán bộ quản lý tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong Phạm Thị Thanh Hằng Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Quân Năm bảo vệ: 2014 Abstract. - Hệ thống hóa lý thuyết về khung năng lực và ứng dụng khung năng lực trong hoạt động quản trị nhân sự tại Doanh nghiệp. - Xây dựng khung năng lực chung cho cán bộ quản lý tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong. - Xây dựng khung năng lực riêng cho vị trí Giám đốc chi nhánh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong. - Ứng dụng khung năng lực vào đánh giá năng lực Giám đốc chi nhánh. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ quản lý dựa trên khung năng lực tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong. Khung năng lực đã được chứng minh là công cụ hiệu quả trong tuyển dụng, quản lý thành tích, phát triển nguồn nhân lực và cuối cùng là để nâng cao hiệu quả của toàn doanh nghiệp. Do đó, ngày càng nhiều tổ chức, doanh nghiệp phát triển và áp dụng khung năng lực. Bên cạnh đó đánh giá cán bộ quản lý là nội dung vô cùng quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Đánh giá cán bộ quản lý làm tiền đề cho công tác tuyển dụng, đào tạo, phát triển và đãi ngộ nhân sự. Với rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới khi triển khai hệ thống quản trị theo mục tiêu thì đánh giá cán bộ quản lý trở thành công cụ quan trọng. Với mục tiêu xây dựng khung năng lực cho đội ngũ CBQL, ứng dụng khung năng lực vào đánh giá CBQL tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong, tác giả đã tập trung vào một số nội dung cơ bản sau: - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận chung về khung năng lực và ứng dụng khung năng lực vào đánh giá cán bộ quản lý tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Từ những lý luận chung đến so sánh với thực tế công tác đánh giá cán bộ quản lý (tập trung vào cán bộ quản lý cấp trung là GĐCN) của Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Từ đó rút ra được những điểm mạnh cần phát huy, những điểm tồn tại cần khắc phục. - Trên cơ sở ứng dụng khung năng lực vào đánh giá cán bộ quản lý tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm hướng tới hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ quản lý tại TPBank. Một số giải pháp đã được áp dụng thí điểm tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của đề tài không tránh khỏi những hạn chế do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tác giả đề tài rất mong nhận được sự góp ý của những nhà khoa học, các nhà quản lý và những doanh nghiệp thực tiễn để kết quả nghiên cứu của đề tài được hoàn thiện hơn. Keywords. Quản trị kinh doanh; Cán bộ quản lý; Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong; Kinh doanh quản lý Content. - Chương 1. Cở sở lý luận về khung năng lực và sử dụng khung năng lực đánh giá cán bộ trong Doanh nghiệp. - Chương 2. Ứng dụng khung năng lực vào đánh giá năng lực cán bộ quản lý tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong. - Chương 3. Một số giải pháp ứng dụng khung năng lực tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong. References. Tiếng Việt 1. Đỗ Minh Cương (2011), Phát triển NNL giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Doanh và các đồng sự (1996), Các học thuyết quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội. 3. Trần Kim Dung (2005), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê. 4. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich(1993), Người dịch TS. Vũ Thiếu, Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Đăng Dậu (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 5. Hoàng Văn Hải (2010), Đổi mới chính sách đãi ngộ nhân sự của các doanh nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQGHN, mã số QK.08.04. 6. Trần Thị Vân Hoa (2009), Vị trí và vai trò của cán bộ quản lý cấp trung, Bài giảng Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 7. Hà Văn Hội (2009), “Văn hóa trong quản trị nhân lực”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh (25), 92-98. 8. Nguyễn Thanh Hội (2008), Nghệ thuật lãnh đạo, Viện quản trị doanh nghiệp. 9. Vũ Thành Hưng, Nguyễn Văn Thắng (2005), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nxb Giáo dục. 10. Đỗ Văn Năm (2006), Thu hút và giữ chân người giỏi, Nxb Trẻ. 11. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (2010-2012), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. 12. Lê Quân (2008), Kỹ thuật xây dựng hệ thống tiền lương và đánh giá thành tích, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân. 13. Lê Quân (2008), Hoàn thiện hệ thống đánh giá cán bộ quản lý tại DNTM trên địa bàn HN, đề tài cấp Bộ. 14. Tạ Như Quỳnh (2010), Thu hút và lựa chọn nguồn nhân lực tại Ngân hàng Công thương Hà nội, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 15. Viện Nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2007), Nguyên tắc quản lý – Bài học xưa và nay. 16. Viện Nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2008), Tinh hoa quản lý, NXB Lao động-xã hội, Hà nội. 17. Dương Vũ (2004), Nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo và quản lý, Tạp chí Cộng sản số 19. Tiếng Anh 18. Bernard Wynne, David Stringer (1997), Competency Based Approach to Training and Development. 19. Dennis J.Kravetz (1997), Building a Job Competency Database: What the the Leader do 20. George C.Sinnot, George H.Madison, George E.Pataki (2002), Report of the Competencies Workgroup. 21. Jim Kochanski (1997), Competency-Based management, Training & Development. . doanh quản lý Content. - Chương 1. Cở sở lý luận về khung năng lực và sử dụng khung năng lực đánh giá cán bộ trong Doanh nghiệp. - Chương 2. Ứng dụng khung năng lực vào đánh giá năng lực cán. tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Từ những lý luận chung đến so sánh với thực tế công tác đánh giá cán bộ quản lý (tập trung vào cán bộ quản lý cấp trung là GĐCN) của Ngân hàng TMCP Tiên Phong. . mại cổ phần Tiên Phong. - Xây dựng khung năng lực riêng cho vị trí Giám đốc chi nhánh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong. - Ứng dụng khung năng lực vào đánh giá năng lực Giám đốc chi