Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công ty VMEP Đặng Thị Hiền Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 01 02 Người hướng dẫn: TS. Trương Minh Đức Năm bảo vệ: 2015 Keywords. Quản trị kinh doanh; Quản trị nhân lực; Nguồn nhân lực; Tuyển dụng Content 1. Về tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trước bối cảnh nền kinh tế thị trường mở rộng được đánh dấu bằng việc Việt Nam ra nhập tổ chức Thương Mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội sử dụng các nguồn lực bên trong và bên ngoài để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đặt ra không ít những thách thức cho mỗi doanh nghiệp như cạnh tranh về công nghệ, mẫu mã, thương hiệu, làm sao để thu hút, tuyển dụng và giữ chân nguồn nhân lực có chất lượng trong điều kiện nguồn tài chính bị giới hạn. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức thành công hay thất bại phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố chính quyết định là yếu tố con người, đó tài sản vô cùng quý giá của doanh nghiệp. Nhận thấy vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, đa số doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến quản trị nhân sự trong doanh nghiệp mình như tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, tạo động lực…Có thể nói tuyển dụng là khâu đầu tiên trong quản trị nguồn nhân lực, là biện pháp hữu hiệu trong việc tìm kiếm và xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần quan trọng cho sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Vậy làm sao để tuyển dụng và phát huy được nguồn lực quan trọng này trong môi trường cạnh tranh gay gắt, những cơ hội và thách thức đòi hỏi tổ chức phải có cơ chế linh hoạt để thích ứng, thu hút, giữ chân được nguồn nhân lực có chất lượng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công Chế biến hàng Xuất khẩu Việt Nam (VMEP) là một trong ba Công ty lớn và có uy tín trong lĩnh vực sản xuất xe máy. Để thu hút được lao động có chất lượng ngoài chính sách đãi ngộ, đào tạo còn phải làm tốt ngay từ khâu tuyển dụng. Vì vậy Công ty đã xây dựng và thực hiện vấn về này theo một quy trình nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó trong quá trình thực hiện vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục để công tác tuyển dụng nhân sự đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì lý do đó tác giả đã chọn đề tài “Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công ty VMEP” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, quá trình nghiên cứu cần phải trả lời các câu hỏi sau: - Yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng tuyển dụng của Công ty VMEP - Nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng tuyển dụng - Giải pháp nào phù hợp để nâng cao chất lượng tuyển dụng 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích: Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công ty VMEP qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về công tác tuyển dụng, các nhân tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa công tác tuyển dụng với chức năng khác trong quản trị nhân lực doanh nghiệp. + Đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng của Công ty VMEP hiện nay như thế nào? Các vấn đề còn tồn tại trong tuyển dụng của Công ty VMEP cần khắc phục ? + Đưa ra giải pháp để khắc phục những tồn tại về tuyển dụng của Công ty VMEP. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty VMEP. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài + Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài là công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty VMEP và tập trung vào đối tượng nhân viên. + Không gian nghiên cứu: chủ yếu tập trung trong phạm vi của Công ty VMEP tại chi nhánh Miền Bắc. + Thời gian thu thập dữ liệu nghiên cứu được thực hiện từ 2009 đến 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công ty VMEP, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: * Phương pháp nghiên cứu chung Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như duy vật lịch sử được thể hiện qua việc khảo sát các số liệu thống kê của năm 2009 đến 2013, phương pháp duy vật biện chứng được thể hiện qua việc nghiên cứu các nhân tố tác động qua lại ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng của Công ty, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê và phân tích các số liệu hiện có của Công ty VMEP. *Phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài Ngoài các phương pháp nghiên cứu nêu trên tác giả sử dụng một số phương pháp cụ thể sau: + Phương pháp nghiên cứu định tính: tác giả chú trọng đến việc phỏng vấn sâu một số đối tượng làm công tác quản lý nhân sự và có sự tham khảo ý kiến của lãnh đạo Công ty VMEP cùng với các nhân viên để xác định những vấn đề có thể nảy sinh trong công tác tuyển dụng. + Phương pháp định lượng: Một số công cụ được sử dụng trong nghiên cứu này đó là: Thống kê số liệu, bảng biểu, biểu đồ, bảng hỏi điều tra được sử dụng để trình bày, lý giải về thực trạng công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty VMEP trong thời gian qua. 5. Những đóng góp của luận văn Bằng lý luận được trang bị và sự tích lũy kinh nghiệm thực tế kết hợp với điều kiện, đặc điểm tuyển dụng cụ thể tại Công ty VMEP tác giả mong muốn luận văn của mình sẽ góp phần nâng cao công tác tuyển dụng, tạo ra sự gắn bó lâu dài của nhân viên từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty VMEP. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm 4 chương: Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về tuyển dụng nguồn nhân lực. Tác giả trình bày khái quát tình hình nghiên cứu vấn đề tuyển dụng trong và ngoài nước cùng các khái niệm về tuyển mộ, tuyển chọn, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng cùng mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố. Chương II: Phương pháp nghiên cứu. Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tin dữ liệu sử dụng trong luận văn từ đó đưa ra quy trình và mô hình nghiên cứu cho luận văn. Chương III: Thực trạng công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công ty VMEP. Từ các thông tin và số liệu thu thập được tác giả tiến hành phân tích, đối chiếu và so sánh để tìm ra những ưu điểm, tồn tại trong công tác tuyển dụng và chỉ ra nguyên nhân những tồn tại. Chương IV: Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao công tác tuyển dụng của Công ty VMEP. Dựa vào kết quả nghiên cứu thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty VMEP tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị để giải quyết những tồn tại trong tuyển dụng của Công ty. References Tài liệu tiếng việt : 1. Bộ Lao động thương Binh và Xã hội, 2013. Bộ luật Lao động. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động Xã hội. 2. Business Edge, 2003. Tuyển dụng đúng người. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Dương Thị Kim Chung, 2007. TPHCM. Nhà xuất bản trẻ. 3. Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công Chế biến hàng Xuất khẩu Việt Nam, phòng Nhân sự, 2013. Báo cáo thống kê nhân sự. 4. Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công Chế biến hàng Xuất khẩu Việt Nam, phòng Kế toán, 2013. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 5. Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công Chế biến hàng Xuất khẩu Việt Nam, phòng Kinh doanh, 2013. Danh mục sản phẩm. 6. Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công Chế biến hàng Xuất khẩu Việt Nam, 2013, Tài liệu nội bộ. 7. Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công Chế biến hàng Xuất khẩu Việt Nam, phòng Nhân sự, 2013. Tài liệu nội bộ. 8. Trần Thị Kim Dung, 2009. Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội : Nhà xuất bản Thống kê. 9. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2010. Giáo trình quản trị nguồn nhân lực. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 10. Trương Minh Hiền, 2012. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tạp chí Phát triển Nhân lực, số 28, trang 21-23. 11. JohnM. Ivancevich, 2008. Quản trị nguồn nhân lực. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Võ Thị Phương Oanh, 2012. TPHCM. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. 12. Trần Tiến Khai, 2012. Phương pháp nghiên cứu kinh tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội. 13. Đình Phúc, 2007. Quản lý nhân sự. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 14. Nguyễn Phước Phúc, 2014. Thu hút, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Tạp chí Phát triển Nhân lực, số 32, trang 18 -22. 15. Ros Jay, 2007. Phỏng vấn tuyển dụng. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Đỗ Thúy Hằng, 2009. Hà Nội : Nhà xuất bản Lao động Xã hội. 16. Nguyễn Hữu Thân, 2008. Quản trị nhân sự. TPHCM: Nhà xuất bản Lao động Xã hội. 17. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. TPHCM: Nhà xuất bản Lao động Xã hội. Tài liệu trên Internet 18. Website : http//www.sym.com.vn 19. Website : http//www.nguonnhanlucquocte.com . đề tài là công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty VMEP. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài + Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài là công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty VMEP và tập. cao chất lượng tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công ty VMEP qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về công tác tuyển dụng, các nhân tố ảnh hưởng. hạn chế cần khắc phục để công tác tuyển dụng nhân sự đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì lý do đó tác giả đã chọn đề tài Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công ty VMEP làm đề tài nghiên cứu