1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tái cơ cấu tổng công ty thuốc lá việt nam giai đoạn 2011 2020

7 283 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 285,84 KB

Nội dung

Tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Hà Quang H òa Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trúc Lê Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Doanh nghiệp nhà nước; Kinh doanh; Quản lý điều hành. Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ở Việt Nam, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện khoảng từ năm 1992 dưới hình thức đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước. Quá trình thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã mang lại nhiều kết quả khả quan, trong nền kinh tế của đất nước đã hình thành nhiều Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty có quy mô lớn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Việc thực hiện đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cùng với việc ban hành luật doanh nghiệp và nhiều quy định khác đã tạo môi trường bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh, hiệu quả sử dụng vốn nói chung và sử dụng vốn Nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam thời gian qua mới chủ yếu là dựa vào các quyết định hành chính. Việc sáp nhập, hợp nhất, chia tách để hình thành các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình Công TNHH hoặc mô hình công ty mẹ - công ty con chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, chưa có luận cứ kinh tế xác đáng. Việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp còn mang tính cục bộ, công tác quản trị doanh nghiệp ở các Tập đoàn và Tổng công ty nhà nước chậm đổi mới dẫn đến tình trạng sản xuất kinh doanh thường kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, mất vốn nhà nước. Những hạn chế trước đây của các doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là trong thời gian khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính thế giới từ 2008 đến nay càng bộc lộ rõ những tồn tại này. Không nằm ngoài thực trạng trên của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nêu trên, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam với gần 20 năm (từ năm 1995) hình thành, phát triển, cũng đã trải qua nhiều bước chuyển đổi, cải cách lớn từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, từng bước hội nhập kinh tế thế giới. Cũng trong khoảng thời gian ngắn này, Tổng công ty đã phải đối mặt những đợt suy thoái kinh tế nặng nề diễn ra trong nước và quốc tế, tuy chưa bị thua lỗ nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, đã bộc lộ những bất hợp lý về cơ cấu tổ chức, sử dụng vốn chưa hiệu quả, đầu tư phân tán, dàn trải…Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế, yếu kém đó? Cần phải tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói chung và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nói riêng như thế nào? Trong thời gian tới chúng ta cần phải có những giải pháp gì để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam? Đề tài: “Tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2011-2020” sẽ tìm câu trả lời xác đáng cho cả lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan đến Đề tài đã đề cập ở trên, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết trên báo chí, truyền thông, đề án của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các Bộ, ngành nghiên cứ về vấn đề này như: - Bộ Công Thương, “Đề án sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước ngành công thương giai đoạn 2011- 2015” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 3 năm 2013, đã nêu được một số vấn đề về như: (1) Sự cần thiết tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ngành công thương giai đoạn 2011- 2015; (2) Đánh giá mô hình tổ chức, hoạt động và quản lý DNNN thuộc Bộ Công Thương; (3) Quan điểm, mục tiêu, định hướng tái cơ cấu DNNN ngành công thương; (4) Nội dung và giải pháp tái cơ cấu DNNN ngành công thương. - Bộ Tài Chính và Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015” được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 đã đưa ra: (1) Mục tiêu tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; (2) Nhiệm vụ của các doanh nghiệp nhà nước; (3) Hệ thống các giải pháp tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015. - Một số đề án tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Giấy Việt Nam…các đề án này đã đưa ra được mục tiêu, định hướng và các giải pháp thực hiện, tuy nhiên các mục tiêu, giải pháp mới dừng ở ngắn hạn (trong giai đoạn 2011-2015) chưa có định hướng lâu dài. - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái có cấu trong giai đoạn 2012-2015 tại Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2013, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế như tình trạng cạnh tranh nội bộ về cùng phân khúc sản phẩm giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty, chưa xử lý dứt điểm việc đầu tư ngoài ngành gây thua lỗ và hạn chế của một số chính sách tác động không tốt đến Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Bên cạnh những công trình nghiên cứu, đề án đã được phê duyệt còn có nhiều bài nghiên cứu, bài viết liên quan đến tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc nền kinh tế đã được đăng trên các báo và tạp chí chuyên ngành các báo và tạp chí kinh tế trong và ngoài nước… Những công trình, bài viết nghiên cứu trên đây đã đề cập ở những góc độ hoặc giác độ nhất định về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận, lý thuyết, thực tiễn liên quan đến “Tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2011-2020” trong giai đoạn dài, cụ thể là giai đoạn 2011 đến năm 2020. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, làm rõ những hạn chế yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nói riêng, trên cơ sở đó xây dựng mục tiêu phát triển của Tổng công ty thuốc lá Việt nam trong giai đoạn 2013 – 2020 và đưa ra giải pháp để tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, phân tích các vấn đề nổi cộm của các doanh nghiệp nhà nước. - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty thuốc lá Việt nam trong giai đoạn 2006-2012. - Đề xuất giải pháp để tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững cho Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu doanh nghiệp nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong giai đoạn 2006-2012 đây là giai đoạn các doanh nghiệp nhà nước nói chung và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nói riêng bộc lộ nhiều khiếm khuyết trong quá trình hoạt động. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm: - Phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, những kết quả đã đạt được, hạn chế và các nguyên nhân. - Phương pháp nghiên cứu so sánh nhằm phân tích đánh giá những thay đổi về chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong thời kỳ trước. - Phương pháp thống kê để mô tả những thay đổi về chất và lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau. 6. Những đóng góp khoa học của luận văn Sau kết quả nghiên cứu Luận văn đóng góp một số vấn đề cơ bản sau: - Hệ thống hóa về các vấn đề nổi cộm của việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, sự cần thiết phải tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước. - Phân tích thực trạng của các doanh nghiệp nhà nước. - Phân tích, đánh giá những khó khăn tồn tại của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, đưa ra những định hướng phát triển Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong thời gian tới. - Đề xuất các giải pháp để Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó cũng đề xuất một số biện pháp với Chính phủ, Bộ Công Thương để tạo điều kiện cho Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra và giúp Nhà nước quản lý tốt hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với Tổng công ty Thuốc lá. 7. Kết cấu của luận văn Tên luận văn: “Tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2011-2020”. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục - Luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Chương II: Thực trạng cơ cấu của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Chương III: Giải pháp tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Bộ Công Thương (2012), Đề án Sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước ngành công thương giai đoạn 2011-2015. 2. Bộ Công Thương (2011), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm và kế hoạch năm tới, các năm từ 2006 đến 2011. 3. Ban chấp hành Trung ương (2012), Kết luận số 50-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu BCH TW Đảng khóa XI, Đề án Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. 4. Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp (2013), Báo cáo tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước các năm 2011-2013 và nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh đến năm 2015. 5. Bộ Tài chính (2013), Báo cáo tình hình triển khai đề án tái cơ cấu DNNN trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước. 6. Bộ Tài chính (2013), Báo cáo tình hình sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Triển khai đề án tái cơ cấu DNNN trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước. 7. Bộ Công Thương (2008), Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25/11/2008 hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. 8. Bộ Công Thương (2013), Thông tư số 21/2013/TT-BCT ngày 25/9/2013 hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2007. 9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo về tình hình thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Doanh nghiệp nhà nước. 10. Chính phủ (2013), Báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước. 11. Chính phủ (2012), Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2012 về của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. 12. Chính phủ (2007), Nghị định 119/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 về quản lý SXKD ngành thuốc lá. 13. Chính phủ (2013), Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày 26/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng chống tác hại thuốc lá. 14. Chính phủ (2009), Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 bổ sung thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. 15. Nguyễn Thanh Đức (2012), Cải cách doanh nghiệp nhà nước thời kỳ chuyển đổi: Kinh nghiệm Trung Quốc, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 5. 16. Đảng cộng sản Việt Nam (1991, 2001, 2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI. 17. Hiệp hội thuốc lá Việt Nam (2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Hiệp hội thuốc lá Việt Nam các năm từ 2006 đến 2011. 18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp năm 2005. 19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật phòng chống tác hại thuốc lá. 20. Quốc Hội (1987, 2005), Luật Đầu tư nước ngoài; Luật Đầu tư. 21. Nguyễn Ngọc Thao (2012), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 4. 22. Trần Đình Thiên, Vũ Thành Tự Anh (2011), Tái cơ cấu kinh tế để đổi mới mô hình tăng trưởng, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 12. 23. Tập đoàn dệt may Việt Nam (2012), Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dệt May Việt Nam giai đoạn 2013-2015. 24. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2012), Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2013-2015. 25. Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam các năm từ 2006-2011. 26. Thủ tướng Chính phủ (2012), số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012, phê duyệt Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015. 27.Thủ tướng Chính phủ (1999), Chỉ thị 13/1999/CT-TTg ngày 12/05/1999, Chấn chỉnh sắp xếp sản xuất kinh doanh ngành thuốc lá. 28. Một số báo và tạp chí chuyên ngành viết về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc nền kinh tế… . và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nói riêng, trên cơ sở đó xây dựng mục tiêu phát triển của Tổng công ty thuốc lá Việt nam trong giai đoạn 2013 – 2020 và đưa ra giải pháp để tái cơ cấu Tổng công. doanh của các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam? Đề tài: Tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2011-2020 sẽ tìm câu trả lời xác đáng cho cả lý. hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty thuốc lá Việt nam trong giai đoạn 2006-2012. - Đề xuất giải pháp để tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w