1 Chính sách tiền lương cho các doanh nghiệp: Trường hợp Bắc Ninh Wage policy for business: The case of Bac Ninh NXB H. : ĐHKT, 2014 Số trang 73 tr. + Nguyễn Thị Hằng Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 603401 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hương Liên Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Quản lý kinh tế; Chính sách tiền lương; Doanh Nghiệp Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu Châu á. Sự thành công đó bắt nguồn từ quyết tâm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước tiến tới công nghiệp hoá - hiện đại hóa. Sự quyết tâm này được Việt Nam thể hiện qua các cơ chế, chính sách thông thoáng như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp, Luật ưu đãi đầu tư. Môi trường đầu tư thuận lợi, sự phát triển nhanh chóng của nhiều thành phần kinh tế, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, lực lượng lao động ngày càng đông, rất đa dạng và số lượng các doanh nghiệp cũng tăng với số lượng lớn từ đó nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Pháp luật lao động đã hướng dẫn, khuyến khích các bên trong quan hệ lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà ổn định nhưng trên thực tế trong những năm qua, do nhiều lý do khác nhau từ cả hai phía: người lao động và người sử dụng lao động ngày càng nảy sinh nhiều những bất đồng về lợi ích của các bên dẫn đến tranh chấp lao động. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp lao động đó là vấn đề tiền lương trong các doanh nghiệp. Tiền lương luôn là một mối quan tâm hàng đầu của người lao động và của các doanh nghiệp, nó đã và đang dần trở thành một vấn đề nhạy cảm có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ổn định không chỉ của doanh nghiệp, của một khu vực kinh tế, một vùng miền mà còn ảnh hưởng cả tới nền kinh tế của đất nước. Tiền lương không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị và xã hội. Nó phản ánh sự ưu việt của bản chất chế độ, sự quan tâm của Nhà nước đối với người lao động, sự phát triển của xã hội và mối tương quan giữa các tầng lớp xã hội. Tiền lương là một trong những động lực kích thích người lao động làm việc hăng hái, nhiệt tình và có năng suất chất lượng và hiệu quả góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Do vậy việc áp dụng hợp lí chế độ chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp và việc nghiên cứu, đánh giá các chế độ chính sách này để vận dụng tốt hơn luôn là vấn đề cần thiết. Trên thực tế chế độ tiền lương của nước ta đã được cải cách qua nhiều thời kỳ, song vẫn còn những tồn tại chưa giải quyết được: mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với các doanh nghiệp đang ở mức thấp, chưa đáp ứng được với sự phát triển của xã hội, chưa làm động lực, đòn bẩy kích thích lao động và cũng chưa thực sự phát huy đước tác dụng to lớn của nó trong xã hội. 2 Chính sách tiền lương chưa linh hoạt và chưa tạo ra động lực đủ mạnh cho người hưởng lương phát huy tài năng và cống hiến. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, hệ thống tiền lương nói chung và hệ thống tiền lương trong các doanh nghiệp nói riêng vẫn còn một số hạn chế nhất định, việc áp dụng trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn khoảng cách giữa văn bản pháp luật và thực tế áp dụng, có trường hợp các doanh nghiệp lách luật và tìm các kẽ hở của luật để trục lợi cho mình và làm cho quyền lợi của người lao động bị hạn chế theo đó không tránh khỏi xảy ra các vụ đình công đòi tăng lương, giảm giờ làm của người lao động. Điều này không những làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm và đời sống của người lao động mà còn tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường đầu tư của tỉnh. Vậy, làm sao bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động mà không làm ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của tỉnh. Làm sao hạn chế được những tranh chấp lao động? Cơ chế nào phát hiện kịp thời và giải quyết ngay khi chúng mới phát sinh, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất mọi thiệt hại có thể? Đó là những câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý, các chuyên viên trong lĩnh vực lao động. Trên thực tế có rất nhiều những công trình nghiên cứu về vấn đề tiền lương như: “Tiền lương tối thiểu – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Văn Nam năm 2009 trong đề tài này, tác giả tập trung chủ yếu nói về cơ sở và phương pháp xây dựng tiền lương tối thiểu, phân tích các loại tiền lương tối thiểu và khi đề cập đến tiền lương tối thiểu vùng thì chỉ đề cập một cách chung chung, chưa đi sâu nghiên cứu phân tích mặt tích cực – tiêu cực khi áp dụng thực tế tại một địa phương cụ thể. Đối với đề tài “Phân tích những nội dung quản lý Nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước”” của tác giả Trần Như Cương năm 2011 thì tác giả lại nêu lên các nội dung ngắn gọn về một số nội dung quản lý Nhà nước về vấn đề tiền lương cụ thể việc ban hành mức tiền lương tối thiểu, thiết lập quan hệ tiền lương, ban hành cơ chế quản lý Nhà nước về tiền lương, tổ chức thực hiện hệ thống các văn bản luật, dưới luật về tiền lương một cách chung chung và nêu được tình hình tiền lương thu nhập trong Công ty TNHH vật liệu xây dựng Tuệ Như. Trong đề tài “Phân tích đặc điểm của tiền lương trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước”” của tác giả Phạm Hải Hà năm 2011 tác giả đã đi sâu phân tích đặc điểm, vai trò của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và đặc điểm tiền lương trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, trong đó tập trung vào đặc điểm tiền lương trong công ty TNHH Hoàng Phú. Tóm lại các đề tài này cũng chỉ đề cập đến vấn đề pháp lý, đặc điểm về tiền lương một cách chung chung hoặc đề cập trên một khái cạnh cụ thể nào đó và chưa có một công trình nghiên cứu nào nói về chế độ chính sách tiền lương tiền lương tối thiểu vùng và hệ thống thang, bảng lương với những mặt ưu – nhược điểm khi áp dụng trong các doanh nghiệp thông qua thực tiễn tại tỉnh Bắc Ninh. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống tiền lương nói chung và hệ thống tiền lương trong các doanh nghiệp nói riêng cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo: TS.Nguyễn Thị Hương Liên, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Chính sách tiền lương cho các doanh nghiệp: Trường hợp Bắc Ninh” nhằm tìm hiểu về các quy định của chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp, đánh giá thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bắc Ninh và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách tiền lương và nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Đi sâu phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tiền lương và chính sách tiền lương. - Nghiên cứu thực tế việc áp dụng chính sách tiền lương tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và so sánh với các quy định đã được cụ thể hóa trong luật để thấy được thực trạng áp dụng chế độ chính sách tiền lương tại các doanh nghiệp. Từ đó tìm ra điểm hợp lý và bất hợp lý của chính sách tiền lương. - Đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chế độ chính sách tiền lương. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Các bất cập của chính sách tiền lương áp dụng tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 3 Bắc Ninh là gì? - Giải pháp nào để hạn chế được các bất cập đó? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách tiền lương và thực tiễn áp dụng chính sách này tại tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng khảo sát của đề tài là: Các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh bao gồm cả doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Nội dung của chế độ chính sách tiền lương rất rộng. Tuy nhiên đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu một số thực trạng áp dụng chế độ chính sách tiền lương: Tiền lương tối thiểu vùng và hệ thống thang, bảng lương các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tại đơn vị mình. + Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh vì trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có rất nhiều khu công nghiệp và hiện tại trên địa bàn tỉnh còn tồn tại nhiều bất cập về chính sách tiền lương. + Phạm vi thời gian: Lấy mốc nghiên cứu hệ thống thang bảng lương trong các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh từ khi Bộ luật lao động được Quốc hội sửa đổi và Thông qua năm 2002. Về phạm vi nghiên cứu tiền lương tối thiểu vùng sẽ lấy mốc năm 2008 đến nay. Một số số liệu khác sẽ được thu thập từ năm 2005 đến 2013 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng số liệu thứ cấp: thông tin chung về các DN, số lượng lao động, đặc điểm lao động, tình hình QHLĐ trong các năm gần đây. Số liệu được thu thập từ các tài liệu, báo cáo tổng kết, niên giám thống kê của tỉnh, báo cáo của các sở ban ngành có liên quan (sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Lao động - TB và XH, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh ) Sử dụng số liệu khảo sát tình hình sử dụng lao động trong các DN hàng năm đến năm 2013 của Sở Lao động - TB và XH và Cục Thống kê (khảo sát 2270 DN) Sử dụng số liệu điều tra nhu cầu sử dụng lao động trong các DN năm 2011 của Cục Việc làm, Bộ Lao động Lao động – TB và XH (Điều tra tại 716 DN. Trong mỗi DN điều tra 2 lao động, gồm 1 lao động trực tiếp, 1 lao động gián tiếp). Khảo sát theo hình thức hỏi trực tiếp đối với 120 lao động trong các DNĐTNN trong tổng số 716 DN. (Chọn 30 DN, gồm 15 DN chưa xảy ra đình công, 15 DN đã xảy ra đình công. Mỗi DN khảo sát 4 lao động, gồm 3 lao động trực tiếp, l lao động gián tiếp) Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, đề tài thực hiện phân tích các nội dung sau: - QHLĐ trong thực hiện tiền lương: + Tiền lương và thu nhập của NLĐ; + Khoảng cách chênh lệch về lương và thu nhập giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp; + Mức độ hài lòng của NLĐ về lương và thu nhập. - Tranh chấp lao động và đình công. + Số lượng các cuộc đình công của các DN qua các năm; + Số lượng và tỷ lệ các cuộc đình công của các DN chia theo loại hình sản xuất – kinh doanh; + Số lượng và tỷ lệ các cuộc đình công của các DN chia theo quốc gia và vùng lãnh thổ; + Mức độ tham gia của TCCĐCS trong đình công và giải quyết đình công; 4 + Mức độ hoạt động của các kênh thông tin trong nội bộ DN. + Hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động Trong số các chỉ tiêu nêu trên có những chỉ tiêu có thể lượng hoá được, có những chỉ tiêu mang tính định tính. Đối với các chỉ tiêu định tính, tác giả đánh giá thông qua các cuộc trao đổi, thảo luận với các bên liên quan, nhận định của các chuyên gia và thông qua mô tả thực trạng của các nội dung này. Tất cả số liệu được thu thập được đều là những tài liệu có liên quan ở các nguồn tin cậy, thông tin số liệu sau khi thu thập sẽ được so sánh, phân tích, tổng hợp cho phù hợp với mục đích của từng phần. Quá trình tổng hợp sẽ có được cái nhìn bao quát về thực trạng chế độ chính sách tiền lương đang áp dụng tại các doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh. Sử dụng phương pháp thống kê: Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành thống kê, sắp xếp chúng lại cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng biểu về cơ cấu, số lượng, chất lượng lao động và tình hình tiền lương và thu nhập của người lao động. Sử dụng phương pháp bản đồ, biểu đồ để thể hiện tính trực quan của người quan sát qua phân tích thực trạng tại địa phương. Kết hợp phương pháp so sánh, quy nạp, phân tích, tổng hợp, đánh giá để tìm ra những nguyên nhân của vấn đề và các giải pháp thích hợp khắc phục được những hạn chế, từ đó đưa ra những kết luận trong quá trình thực hiện. 6. Đóng góp của luận văn Đề tài Chính sách tiền lương cho các doanh nghiệp: Trường hợp Bắc Ninh được tác giả lựa chọn để nghiên cứu đã đưa ra một tiếp cận mới về cách thức nghiên cứu dựa trên việc áp dụng trên thực tế của doanh nghiệp về các chính sách tiền lương như các chính sách tiền lương tối thiểu vùng và hệ thống thang, bảng lương các doanh nghiệp xây dựng, sau đó tiến hành so sánh với các quy định đã được cụ thể hóa trong luật đã thấy được thực trạng áp dụng chế độ chính sách tiền lương này tại các doanh nghiệp. Từ đó tìm ra điểm hợp lý và bất hợp lý của chính sách tiền lương và đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chế độ chính sách tiền lương 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo, luận văn còn có ba chương. Chương 1: Lý luận chung về tiền lương và chính sách tiền lương Chương 2: Thực trạng áp dụng chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương nhằm nâng cao tính áp dụng trong thực tế. References Tiếng Việt 1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định số 114/2002/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2002, quy định chi tiết và hướng dẩn thực hiện một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương. 2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định 166/2007/NĐ- CP của Chính phủ, ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2007, quy định mức lương tối thiểu. 3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định 110/ 2008/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 10 tháng 10 năm 2008, quy định mức lương tối thiểu vùng đối 5 với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. 4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định 111/2008/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 10 tháng 10 năm 2008, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. 5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định 97/ 2009/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 30 tháng 10 năm 2009, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. 6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định 98/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 30 tháng 10 năm 2009, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. 7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định 107/ 2010/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 29 tháng 10 năm 2010, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. 8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định 108/2010/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 29 tháng 10 năm 2010, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. 9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị định 70/2011/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 22 tháng 08 năm 2011 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp. 10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Thông tư số 13/2003/TT- BLĐTBXH ngày 30/5/2003: Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2003 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp 11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003: Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc Quốc tế tại Việt Nam 12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTPXH của Bộ lao động thương binh và xã hội, ban hành ngày 05 tháng 12 năm 2007,sủa đổi Thông tư 13/2003/TT-BTBXH và 14/2003/TT-BLTBXH hướng dẫn thực hiện một số diều của Nghị định 114/NĐ/2002. 13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1949), Công ước số 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương. 14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002, 2006, 2007), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động. 15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội. 16. Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh (2003), Báo cáo đánh giá 13 năm thực hiện Bộ luật lao động trong doanh nghiệp. 17. Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh (2003), Báo cáo đánh giá 15 năm thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp. 6 18. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh (2008-2013), Báo cáo tình hình tiền lương trong các doanh nghiệp 19. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bắc Ninh (2005-2013), Báo cáo đánh giá chuyên đề về thanh tra, kiểm tra và thực hiện tiền lương của các DN. 20. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (2005-2013), Điều tra, khảo sát DN hàng năm 21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình luật lao động, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Website: 22. http:/laodong.com.vn 23. http:/google.com.vn 24. http:/bacninh.gov.vn . chung về tiền lương và chính sách tiền lương Chương 2: Thực trạng áp dụng chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương. độ chính sách tiền lương này tại các doanh nghiệp. Từ đó tìm ra điểm hợp lý và bất hợp lý của chính sách tiền lương và đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chế độ chính sách tiền lương. chính sách tiền lương và thực tiễn áp dụng chính sách này tại tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng khảo sát của đề tài là: Các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh bao gồm cả doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp