Quá trình thực hiện chính sách BHXH đối vớ i khu vực DN NQD ở thành phố Bắc Ninh còn nhiều hạn chế, thiếu sót, đang đặt ra vấn đề quan tâm cần giải quyết đó là: 1 công tác tuyên truyề
Trang 1Hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội
khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cao Thị Lan Mây
Trường Đại học kinh tế Luận văn ThS Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS Nguyễn Hữu Từ
Năm bảo vệ: 2014
Abstract - Hệ thống hóa được những vấn đề lý lu ận và thực tiễn về b ảo hiểm xã hội và công tác thu Bảo hiểm xã hội
- Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác thu bảo hiểm xã hội khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và những vấn đề đang đặt ra hiện nay trong công tác thu bảo hiểm xã hội khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm ho àn thiện công tác thu b ảo hiểm xã hội khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoa ̣n 2011-2015 và đến năm 2020
Keywords Bảo hiểm xã hội; Doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Bắc Ninh; Quản lý kinh tế
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bảo hiểm xã hội - một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước với bản chất nhân văn sâu sắc, nhằm an sinh xã hội, mang lại cuộc sống an lành, ấm no, tự do và hạnh phúc cho con người, có thể nói Bảo hiểm xã hội là người bạn ''tương trợ'' theo suốt cuộc đời (sinh, lão, bệnh, tử) của người lao động, từ lúc còn trong bụng mẹ được hưởng chế độ trợ cấp thai sản, đến khi trưởng thành là người lao động được hưởng trợ cấp khi ốm đau, tai nạn, thất nghiệp, lúc tuổi già được hưởng trợ cấp hưu trí và đến khi qua đời được BHXH
lo toan chu đáo tiền mai táng phí, tiền tử tuất BHXH góp phần thực hiện mục đích phục
vụ cuộc sống con người, làm cho dân sinh hạnh phúc, xây dựng đất nước với dân giàu nước mạnh, xă hội công bằng văn minh Do đó, nó luôn là chính sách quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới và được Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) công nhận Hiện nay
ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù ở chế độ xã hội nào, dù nền kinh tế phát triển hay đang hoặc kém phát triển cũng đều thực hiện chính sách BHXH
Ở nước ta chính sách BHXH được Đảng, Nhà nước quan tâm ban hành ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công và thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đất nước, đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, viên chức và người lao động Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, với công cuộc đổi mới của Đảng hiện nay khối DN NQD ngày càng lớn mạnh, người lao động tham gia BHXH ngày
Trang 2càng tăng, làm cho tỷ lệ tiền thu BHXH (số thu BHXH) của khối này trong cơ cấu quỹ BHXH tăng lên Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của công tác BHXH những năm gần đây, vấn đề nợ đọng, trốn đóng BHXH của các DN, đặc biệt là các DN NQD đang nổi lên, có xu hướng gia tăng, làm thiệt hại đến ngành BHXH và ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động, gây bức xúc đối với người lao động và dư luận trên cả nước
Thành phố Bắc Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội củ a tỉnh Bắc Ninh, có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, số lượng DN NQD rất lớn Tuy nhiên, số lượng và quy mô DN NQD tăng lên thì những bất cập, hạn chế trong việc thu, nộp bảo hiểm của các DN này cũng gia tăng như tình tr ạng chung của cả nước, có những mặt còn nổi cộm hơn Quá trình thực hiện chính sách BHXH đối vớ i khu vực DN NQD ở thành phố Bắc Ninh còn nhiều hạn chế, thiếu sót, đang đặt ra vấn đề quan tâm cần giải quyết đó là: (1) công tác tuyên truyền, phổ biến về chế độ, quyền l ợi, trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động tham gia bảo hiểm còn hạn chế; (2) việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khu vực NQD còn yếu , tỷ lệ tham gia BHXH còn quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố; (3) vấn đề n ợ BHXH của các DN NQD, tăng nhanh , kéo dài nhưng vi ệc giải quyết nợ tồn đọng BHXH chậm và rất lúng túng; (4) công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm Pháp luật BHXH đối với chủ DN NQD cố tình không đóng, đóng không đúng, đóng không kịp thời, không đầy đủ BHXH cho người lao động còn nhiều hạn chế và đang là một vấn đề vô cùng bức xúc hiện nay; (5) chất lượng công tác qu ản lý thu yếu, việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHXH và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu BHXH bắt buộc còn châ ̣m đổi mới Những vấn
đề trên, nếu không được quan tâm khắc phục sẽ tác động xấu đến toàn bộ hoạt động BHXH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Là người trực tiếp làm công tác thu BHXH ở địa phương, tôi chọn đề tài: "Hoàn
thiện công tác thu Ba ̉ o hiểm xã hội kh ối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh" làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những vấn đề còn ha ̣n chế đã nêu trên Trong quá trình nghiên cứu , mă ̣c dù đã có nhiều cố gắng nhưng Lu ận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót , kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn Tôi xin chân thành cảm ơn
2 Tình hình nghiên cư ́ u
Nghiên cứu về lĩnh vực BHXH nói chung không còn là lĩnh vực mới mẻ mà đã được đề cập và thể hiện rất nhiều trong chủ đề của một số đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và nhiều luận văn tốt nghiệp tiến sĩ, thạc sĩ khác Ví dụ một số đề tài nghiên cứu về thu
BHXH như: "Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp nâng
cao hiệu quả công tác thu", đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, do Tiến sĩ Nguyễn Văn
Châu, nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Chủ nhiệm đề tài, bảo vệ năm 1996;
"Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội", đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, do Tiến sĩ Dương Xuân Triệu, Giám đốc Trung tâm thông tin khoa học
BHXH Việt Nam, bảo vệ năm 1999; "Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực
DN ngoài quốc doanh ở Việt Nam", đề tài Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Quốc Túy,
Ban Tuyên truyền - BHXH Việt Nam, bảo vệ năm 2000; "Giải pháp tăng trưởng nguồn
Trang 3thu quỹ BHXH ở Việt Nam", Luận văn thạc sĩ, tác giả Lê Thị Quế; bảo vệ năm 2004, trên
cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài đã đưa ra được những giải pháp tầm vĩ mô nhằm tăng
trưởng nguồn thu quỹ BHXH; "Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa", Luận văn thạc sĩ, Phạm Hoàng Tiến, bảo vệ năm 2008, đề tài đi sâu nghiên
cứu thực trạng công tác thu BHXH và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện
quy trình quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Luận văn thạc sĩ “Giải pháp
nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng BHXH ở tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Phạm
Đức Cường, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh, bảo vệ năm 2012, đề tài đã nghiên cứu thực trạng tình hình nợ đọng và trốn đóng BHXH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian qua; đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng BHXH trong thời gian tới.…và một số đề tài nghiên cứu công tác thu, quản lý thu, chi BHXH ở một số tỉnh, thành khác
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, so sánh với các đề tài này tôi nhận thấy Luận văn có nhiều đi ểm mới Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác thu BHXH của khối DN NQD trong bối cảnh và tình hình mới, những thách thức và cơ hội mới, cụ thể là:
- Luận văn xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH c ủa khối
DN NQD trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong bối cảnh Việt Nam đã ban hành Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về BHXH cũng như những văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
- Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác thu BHXH khối DN NQD tại cơ quan BHXH thành phố Bắc Ninh, một thành phố có tốc độ phát triển nhanh, có lợi thế gắn kết với khu vực làng nghề truyền thống và những đặc điểm, đặc thù khác; làm rõ những hạn chế yếu kém, nguyên nhân và bài học từ công tác quản lý thu BHXH
- Từ tình hình thực tiễn của Bắc Ninh, đề xuất quan điểm và mô ̣t số gi ải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH khối DN NQD, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động Đây là căn cứ có cơ sở khoa ho ̣c giúp cho các nhà quản lý, giúp cơ quan BHXH thành phố và cơ quan BHXH cấp trên xây dựng , phát triển các chính sách BHXH và ổn định quỹ BHXH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cư ́ u
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác thu BHXH khối DN NQD giai đoa ̣n 2008-2012 trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, vận dụng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thu BHXH từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH khối DN NQD trên địa bàn, đảm bảo phát triển sự nghiệp BHXH một cách bền vững
3.2 Nhiệm vụ đặt ra đối với luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý lu ận và thực tiễn về BHXH và công tác thu BHXH
Trang 4- Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác thu BHXH khối DN NQD, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và những vấn đề đang đặt ra hiện nay trong công tác thu BHXH khối DN NQD trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thi ện công tác thu BHXH khối DN NQD trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 và đến năm
2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác thu BHXH khối DN NQD trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, bao gồm:
- Chủ thể tham gia BHXH là DN NQD , gồm: công ty trách TNHH , công ty cổ phần, doanh nghiê ̣p tư nhân, công ty hợp danh…
- Chủ thể tổ chức công tác thu BHXH là cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gia n: Luận văn tập trung nghiên cứu tại cơ quan BHXH thành phố Bắc Ninh, các DN NQD đã tham gia và chưa tham gia BHXH trên địa bàn thành ph ố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
- Phạm vi về thời gian : các tài liệu và số liệu nghiên cứu được thu thập từ các nguồn trong giai đoa ̣n từ 2008-2012, tâ ̣p trung vào giai đoa ̣n 2010-2012
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: chỉ nghiên cứu về công tác thu BHXH khối DN NQD trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoa ̣n 2008-2012, không đề cập đến thu BHXH khối HCSN, khối ngoài công lập, DNNN, DN có vốn ĐTNN, BHXH tự nguyện, thu BHYT và đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác thu BHXH khối DN NQD trên địa bàn thành phố Bắc Ninh như thế nào?
- Những nhân tố nào tác đến công tác thu BHXH khối DN NQD trên địa bàn thành phố Bắc Ninh?
- Giải pháp nào để hoàn thiện công tác thu khối DN NQD trên địa bàn thành phố Bắc Ninh?
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp: Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở ha ̣ tầng khu đô thi ̣… Nh ững thông tin về điều kiê ̣n tự nhiên , tình hình phát triển kinh tế - xã hội c ủa thành phố Bắc Ninh do các cơ quan chức năng của thành ph ố Bắc Ninh cung cấp Tình hình thực hiê ̣n công tác BHXH và quản lý thu BHXH và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các bô ̣ phâ ̣n ch ức năng của cơ quan BHXH và các DN NQD có liên quan cung cấp
- Thu thập thông tin sơ cấp: Được sử dụng nhằm thu thập thêm các thông tin liên quan đến thực trạng, những điểm yếu kém trong chính sách và thực hiê ̣n công tác quản lý
Trang 5thu BHXH từ các cơ quan, các chuyên gia, các nhà lãnh đa ̣o đi ̣a phương, doanh nghiê ̣p và người lao đô ̣ng có liên quan đến các thông tin đề tài Luâ ̣n văn cần thu thâ ̣p
Luận văn tập trung khảo sát, điều tra trực tiếp bằng phiếu điều tra đối với chủ sủ dụng lao động theo mẫu định sẵn với phương thức điều tra chọn mẫu
Ta có công thức xác định cỡ mẫu theo Yamane Taro (1967) như sau:
n =
N Trong đó: - n là cỡ mẫu 1+ N*(e)2 - N là số lượng tổng thể
- e là sai số tiêu chuẩn
Với sai số cho phép là 10% và độ tin cậy là 95%, số lượng DN NQD trên toàn thành phố là 468 ta tính được cỡ mẫu là 82 DN NQD
Như vậy Luận văn sẽ khảo sát, điều tra 82 DN NQD (trong đó bao gồm các DN NQD đã tham gia BHXH và các DN NQD chưa tham gia BHXH) Các DN được chọn điều tra theo hình thức ngẫu nhiên theo thứ tự tên DN vần ABC không phân biệt loại hình
DN Nếu trong quá trình điều tra không gặp được chủ DN thì được chuyển đến DN kế tiếp
5.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin
Sau khi các thông tin được thu thập sẽ tiến hành phân loại, lựa cho ̣n, để đưa vào sử dụng trong nghiên cứ u đề tài
5.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp phân tổ thống kê: những thông tin sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như loại hình DN tham gia BHXH, mức đô ̣ tham gia BHXH của các DN, trình độ học vấn chủ sử dụng lao động, nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về BHXH, quy mô DN, công tác thanh tra và kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH, thu nhập bình quân người lao động… Phương pháp phân tổ sẽ giúp ta nhìn nhận rõ ràng các sự kiê ̣n để có được những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình công tác thu BHXH của BHXH thành phố Bắc Ninh
- Phương pháp so sánh: là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về hiệu quả công tác tổ chức và quản lý thu BHXH đối với các DN NQD trên đi ̣a bàn thành ph ố Bắc Ninh,
- Phương pháp thống kê mô tả: dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế - xã hội Mô tả quá trình thực hiê ̣n công tác tổ chức thu và quản lý thu BHXH khối các DN NQD qua đó thấy đươ ̣c những ưu điểm và ha ̣n chế của từng công đoa ̣n tr ong quy trình thu và quản lý thu BHXH, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp
- Phương pháp đồ thị: là phương pháp mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng
đồ thị Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các b ảng số liệu cung cấp thông tin để n gười sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin đối với công tác tổ chức và quản
lý thu BHXH khối các DN NQD ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
5.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
5.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương
Trang 6- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng dân số và lao động
- Chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập củ a thành phố
- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế của thành phố qua các năm
- Thu nhập bình quân đầu người;
5.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác thu BHXH
- Các chỉ tiêu về số lượng và tỷ lê ̣ tăng của khối DN NQD
Tổng số DN NQD (năm n) = Tổng số DN NQD đang hoạt động tính đến ngày 31 tháng 12 (năm n)
Tỷ lệ
tăng DN
NQD
năm (n) =
[Tổng số DN NQD năm n]
-1 x 100%
Tổng số DN NQD (năm n-1)
- Số lượng và tỷ lê ̣ tăng lao động trong khối DN NQD
Tổng số lao động tại DN NQD (năm n) = Tổng số lao động đang làm việc tại các
DN NQD (bao gồm lao động không xác định thời hạn, lao động xác định thời hạn)
Tỷ lệ tăng
Lao động
DN NQD
năm (n)
=
[Tổng số LĐ DN NQD năm n] - [Tổng số
LĐ DN NQD (năm n-1)]
x 100%
Tổng số LĐ DN NQD (năm n-1)
Tổng số DN NQD tham gia BHXH hàng năm là số lượng DN NQD đang thực hiện đóng BHXH cho người lao động ở thời điểm 31 tháng 12 hàng năm
Tỷ lệ tăng
DN NQD
tham gia
BHXH năm
(n)
=
[Số DN NQD tham gia BHXH (năm n)]
- [Số DN NQD tham gia BHXH(năm
n-1)]
x 100%
Số DN NQD tham gia BXHH (năm n-1)
- Số lượng và tỷ lê ̣ tăng người lao động tham gia BHXH
Số lao động tham gia BHXH là số lượng lao động đang tham gia BHXH tính đến ngày 31 tháng 12 hàng năm
Tỷ lệ tăng
lao động tham
gia BHXH
năm (n)
=
[Số LĐ tham gia BHXH (năm n)] – [Số LĐ tham gia BHXH(năm n-1)]
x 100%
Số LĐ tham gia BXHH (năm n-1)
- Nợ đọng BHXH và tỷ lệ nợ đọng BHXH:
+ Nợ đọng BHXH là khi tính đến ngày cuối tháng đơn vị chưa nộp tiền BHXH cho cơ quan BHXH, đơn vị tính là triệu đồng
+ Tỷ lệ nợ đọng BHXH là chỉ tiêu phản ánh tiến độ nộp tiền BHXH của các đơn vị
sử dụng lao động Tỷ lệ nợ đọng BHXH được đo bằng đơn vị tháng
Tỷ lệ nợ
đọng
BHXH =
Số tiền nợ đọng BHXH
x 100%
Số tiền BHXH phải nộp 1 tháng
Trang 7Số đơn vị nợ đọng BHXH, số đơn vị nợ đọng BHXH trên 3 tháng, số đơn vị nợ đọng BHXH trên 6 tháng, số đơn vị nợ đọng BHXH trên 12 tháng; tổng số tiền nợ đọng BHXH, số tiền nợ BHXH trên 3 tháng, số tiền nợ BHXH trên 6 tháng, số tiền nợ BHXH trên 12 tháng; tỷ lệ DN nợ đọng BHXH, tỷ lệ tiền nợ BHXH
6 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về thực trạng công tác thu BHXH khối DN NQD hiện nay trong công tác thu BHXH trên địa bàn thành ph ố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thi ện công tác thu BHXH khối DN NQD trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 đến nă m
2020
7 Kết cấu cu ̉ a luâ ̣n văn
Ngoài phần danh mục chữ viết tắt , mở đầu, kết luận và phần danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thu BHXH bắt buộc khối DN NQD
Chương 2: Thực trạng công tác thu BHXH khối DN NQD trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thi ện công tác thu BHXH khối
DN NQD trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
References
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 BHXH thành phố Bắc Ninh (2010), Báo cáo tình hình khảo sát lao động khối DN
NQD giai đoạn 2006 -2010, Bắc Ninh
2 BHXH thành phố Bắc Ninh (2012),Báo cáo tình hình khảo sát lao động khối DN NQD
năm 2012, Bắc Ninh
3 BHXH thành phố Bắc Ninh (2008), Báo cáo quyết toán thu BHXH, BHYT, BHTN năm
2008, Bắc Ninh
4 BHXH thành phố Bắc Ninh (2009), Báo cáo quyết toán thu BHXH, BHYT, BHTN năm
2009, Bắc Ninh
5 BHXH thành phố Bắc Ninh (2010), Báo cáo quyết toán thu BHXH, BHYT, BHTN năm
2010, Bắc Ninh
6 BHXH thành phố Bắc Ninh (2012), Báo cáo quyết toán thu BHXH, BHYT, BHTN năm
2012, Bắc Ninh
7 BHXH thành phố Bắc Ninh (2012), Báo cáo kết quả công tác năm 2012, phương
hướng nhiệm vụ năm 2012, Bắc Ninh
8 BHXH thị xã Từ Sơn (2012), Báo cáo kết quả công tác năm 2012, phương hướng
nhiệm vụ năm 2012, Từ Sơn
9 BHXH tỉnh Bắc Ninh (2012), Báo cáo tổng kết công tác BHXH, BHYT, BHTN năm
2012, Phương hướng nhiệm vụ năm 2012, Bắc Ninh
10 BHXH Việt Nam (2008), Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2008 về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, Hà Nội
11 BHXH Việt Nam (2012), Quyết định số 1111/QĐ-BHXH, ngày 25/10/2012, về việc ban
Trang 8hành Quy định quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, Hà Nội
12 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII (1998),
Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26/5/1998 về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế
độ BHXH, Hà Nội
13 Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (1999), Thuật ngữ Lao động Thương binh & Xã
hội”, tập I, Nxb Lao động, Hà Nội
14 Chính phủ (2006), Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số
điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, Hà Nội
15 Chính phủ (2007), Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, Hà Nội
16 Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
17 Chu Ngọc Mai (2009), Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao kết quả hoạt động
thu - chi BHXH tại cơ quan BHXH thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ quản trị
kinh doanh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội
18 Lê Phan Nam (2012), "Hải Dương từng bước đưa Luật BHXH, BHYT vào cuộc
sống", Tạp chí BHXH số 10, Tr.21-24
19 Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Bắc Ninh, Báo cáo tình hình dân
số, lao động, việc làm giai đoạn 2006 -2010, Bắc Ninh
20 Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Bắc Ninh, Báo cáo tình hình dân
số, lao động, việc làm 2012, Bắc Ninh
21 Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Bắc Ninh, Báo cáo tình hình dân
số, lao động, việc làm 2012, Bắc Ninh
22 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật BHXH, Hà Nội
23 Lê Thị Quế (2004), Giải pháp tăng trưởng nguồn thu quỹ BHXH ở Việt Nam, Luận
văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Hà Nội
24 Phạm Hoàng Tiến (2008), Hoàn thiện quản lý BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,
Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hồ Chí Minh
25 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2012), Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 08/11/2012 về
việc tăng cường việc thực hiện Luật BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,
Bắc Ninh
26 Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Ninh (2010), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội giai
đoạn từ 2006 đến 2010, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2012 - 2015, Bắc
Ninh
27 Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Ninh (2012), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm
2012, Bắc Ninh
28 Ủy ban nhân dân thành ph ố Bắc Ninh (2012), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm
2012, Bắc Ninh
Website:
29 http://baohiemxahoibacninh.gov.vn
30 http://baohiemxahoivietnam.gov.vn
Trang 931 http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn