Vấn đề nợ công của mỹ – bài học đối với việt nam

12 501 8
Vấn đề nợ công của mỹ – bài học đối với việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vấn đề nợ công của Mỹ – bài học đối với Việt Nam Hỏa Hạnh Nhân Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số 60 31 07 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Cẩm Nhung Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Nợ công; Mỹ; Việt Nam; Kinh tế thế giới; Kinh tế đối ngoại. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự sụp đổ của Lehman Brother (tháng 9/2008) sau 158 năm tồn tại đã mở đường cho cơn bão khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, mà ở vị trí “tâm bão”, Mỹ là nước chịu tổn thất nặng nề. Sự suy thoái của nền kinh tế số 1 thế giới đã kéo theo sự sụt giảm về thương mại, đầu tư, cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền tài chính toàn cầu, phủ bóng đen lên kinh tế toàn cầu. Nếu như, trước cuộc khủng hoảng 2008, tăng trưởng kinh tế thế giới đang được duy trì ở mức tương đối cao và ổn định xung quanh 5% (2006: 5,1%, 2007: 5,0% – WEO (2008) . Thì trong 3 năm trở lại đây, tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ được duy trì ở mức thấp – xung quanh 3,5% và con số tăng trưởng năm 2014 đang được IMF dự báo ở cũng chỉ mức khiêm tốn là 4,1% (2010: 3,9%; 2011: 3,2%; 2012: 3,5% – WEO (2013) 1 . Nhìn chung, tăng trưởng của nền kinh tế thế giới đang chậm lại và điều này xảy ra ở tất cả các nền kinh tế, từ các nền kinh tế phát triển đến các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi. 1 WEO: Báo cáo về triển vọng kinh tế của IMF Sau cơn bão suy thoái năm 2008, Chính phủ các nước đã đưa ra nhiều biện pháp rất mạnh tay để ngăn chặn những giảm sút về sự suy giảm của tốc độ tăng trưởng kinh tế và các vấn đề hệ lụy phát sinh như: đưa ra các gói cứu trợ kinh tế, giảm lãi suất, cắt giảm thuế, bơm tiền ồ ạt cho hệ thống tài chính – ngân hàng. Chính điều này đã làm cho thế giới đối mặt với một vấn đề nóng mới đó là tình trạng nợ công gia tăng trên toàn cầu. Tình trạng thâm hụt ngân sách hay nợ công vốn là một hiện tượng bình thường của các nền kinh tế, và nó có vai trò nhất định trong sự phát triển kinh tế nói chung. Tuy nhiên, sự gia tăng bất thường của hiện tượng này lại là một vấn đề đáng báo động đối với các quốc gia. Đồng hồ nợ công toàn cầu trên Economist.com tính đến 10/04/2014 đang là $53,082,202,189,316; đã vượt qua con số 50 nghìn tỷ USD về tổng giá trị nợ, và đang tiếp tục tăng – cho thấy sự gia tăng một cách mạnh mẽ không ngừng nghỉ trong tổng mức nợ công của thế giới. 2. Con số nợ của toàn thế giới năm 2002, chỉ là 19 nghìn tỷ USD – như vậy là chỉ trong vòng 12 năm, tổng nợ công trên toàn thế giới đã tăng lên gấp gần 3 lần. Tình trạng nợ công không chỉ tập trung ở một hay một số quốc gia khu vực mà có vùng phân bổ rất rộng và mức độ trầm trọng một cách đáng báo động. Trên bản đồ nợ, Economist.com thực hiện việc phân loại các quốc gia theo mức độ nợ công tính trên đầu người, tổng mức nợ công, mức nợ công thay đổi theo năm và tổng nợ công trên GPD, theo đó, phủ khắp nơi là một mầu đỏ thể hiện mức độ cảnh báo cao của tình trạng nợ công trên toàn cầu. 3 Gần đây, vấn đề nợ công tại liên minh châu Âu đang được nhắc đến như khu vực nguy hiểm nhất về nợ công trên toàn thế giới, Nhật Bản hiện là quốc gia có số nợ khổng lồ nhất với tỷ lệ nợ công/GDP là 233,1%, trung bình mỗi người dân Nhật đang gánh 99.303,84 USD nợ. Đứng thứ 2 là Mỹ với tỷ lệ nợ công/GDP là 102,5%, và trung bình mỗi người dân Mỹ đang gánh 38.837,02 USD nợ. Nợ công chưa bao giờ trở thành vấn đề thời sự và cấp thiết như thời điểm hiện tại. Giải quyết vấn đề nợ công là khó khăn không chỉ đối với một hoặc một nhóm quốc gia, mà 2 Đồng hồ nợ công toàn cầu The global debt clock được cập nhật theo từng phút tại:http://www.economist.com/content/global_debt_clock (10/04/2014). Đồng hồ này cho thấy tình hình nợ công của thế giới theo từng năm, và được cập nhật liên tục. Song song có 5 bản đồ về tình hình nợ: Bản đồ tổng nợ công; Bản đồ nợ/ đầu người; Bản đồ nợ/GDP và Bản đồ về mức độ thay đổi (gia tăng) của nợ. 3 Trên bản đồ dưới đồng hồ tổng nợ công, Economist phân loại quốc gia theo mức nợ công tuyệt đối– trong đó, những quốc gia có mức độ nợ nặng nề nhất được tô mầu đỏ,đậm, và nhạt dần theo mức độ đáng báo động của tình trạng nợ; còn quốc gia có ít nợ nần nhất được tô mầu xanh đậm. còn là vấn đề mang tính toàn cầu với những ảnh hưởng xâu chuỗi và chồng chéo, tác động lên toàn nền kinh tế thế giới. Nợ công của liên minh châu Âu là vấn đề mang tính khu vực, vì các quốc gia châu Âu hiện đang cùng sử dụng một đồng tiền chung và bị ràng buộc nhau bởi các chính sách kinh tế, mà đặc biệt là nền tài chính chung – trong khi mức độ phát triển và tình hình kinh tế đang rất khác nhau. Nợ công của Nhật Bản tuy đang đứng đầu thế giới về tỷ lệ nợ công/GDP trên 230%, tuy nhiên tính đến hết năm 2013, Nhật Bản vẫn tiếp tục giữ vững ngôi vị chủ nợ số một thế giới, là năm thứ 22 liên tiếp với khối lượng cho vay ròng lên tới 296,32 nghìn tỷ Yên (tương đương 2.930 tỷ USD). Định mức tín nhiệm từ Moody’s của Nhật bản hiện vẫn đang ở mức rất cao là Aa3, nhờ 2 yếu tố là tỷ lệ thất nghiệp thấp (chỉ 4,6%), và trái phiếu chính phủ chủ yếu do các chủ nợ trong nước nắm giữ. 4 Trong khi đó, mức độ thay đổi lớn trong nợ công theo chiều hướng tăng nhanh, cùng với sự gia tăng chi tiêu chính phủ về cả con số tuyệt đối và tỷ trọng, đi kèm với đó là tỷ lệ thất nghiệp lớn đã khiến cho tình hình nợ công của Mỹ trở nên đáng báo động. Vào năm 2001, tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ mới là 45,6%. Đến năm 2011, sau một thập kỷ chi tiêu công gia tăng, nước Mỹ đã chứng kiến khối nợ “phình” lên 77,5% GDP. Vào năm 2001, chi tiêu công của Mỹ tương đương 33,1% GDP, thì đến năm 2011, tỷ lệ này là 39,1%. Nợ công hiện đang làm mất đi sự cân đối của nền kinh tế - tạo cản trở lớn với sự phục hồi và phát triển nền kinh tế Mỹ trong dài hạn. Việc chính phủ Mỹ không đạt được những thỏa thuận mong muốn về ngân sách dẫn đến việc đóng cửa tạm thời trong 2 tuần đã dấy lên mối lo ngại toàn cầu về nguy cơ vỡ nợ của Mỹ và các kịch bản tài chính có thể xẩy ra Để giải quyết vấn đề tình thế này, Chính phủ Mỹ đã đẩy trần nợ lên mốc mới vào ngày 27/02/2014 và bỏ phiếu thông qua dự luật trì hoãn áp dụng trần nợ đến 15/03/2015. Tuy nhiên, tình hình này vẫn tác động đến sự ổn định của cả nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó mạnh mẽ và trực tiếp nhất là vấn đề thương mại. Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu chính của hàng hóa Việt Nam, hơn nữa, vai trò của đồng Đô la tại Việt Nam – không chỉ là ngoại tệ chuyển đổi mang tính thanh khoản cao, mà còn là thước đo giá trị, cũng là một lựa chọn tích lũy của người dân, làm cho vấn đề của Mỹ càng trở nên gần gũi và sâu sắc. Nghiên cứu vấn đề nợ công và những tác động của nó lên sự phát triển kinh tế của một quốc gia – mà cụ thể là Mỹ: quốc gia có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và 4 Moody’s Investor Service cùng với Standard & Poor's và Fitch Ratings là 3 công ty nổi tiếng về đánh giá định mức tín dùng toàn cầu. Theo đó, chính phủ Nhật công bố, 95% dư nợ trái phiếu của Tokyo hiện nằm trong tay của các nhà đầu tư trong nước, chỉ có 5% là do các chủ nợ nước ngoài nắm giữ. Việt Nam nói riêng, là hết sức cần thiết để có thể hiểu tổng quan vấn đề cũng như rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề nợ công hiện nay, trong hoàn cảnh, hiện nợ công tại Việt Nam, theo đánh giá trong nước cũng như theo những đánh giá quốc tế, đã đang ở mức có nợ công trung bình của thế giới. 5 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề nợ công của Mỹ - lịch sử hình thành, mối quan hệ của nợ công với các yếu tố kinh tế khác, cũng như tác động của nó lên toàn thể nền kinh tế, mà nổi bật là một số công trình sau: Franklin Noll (2010) đã tiếp cận nợ công theo chuỗi thời gian. Theo ông, cuộc chiến tranh Cách mạng Mỹ (1775-1783) là thời điểm nợ công bắt đầu xuất hiện do những người sáng lập ra nước Mỹ đã vay tiền từ Pháp và Hà Lan để chi trả cho cuộc chiến. Cho đến khi kết thúc Nội chiến, Chiến tranh thế giới thứ I và II xảy ra thì nợ công của Mỹ tăng với một tỷ lệ ngày càng lớn hơn. Với thời gian tham chiến ngắn, tuy không bị ảnh hưởng trực tiếp từ 2 cuộc chiến tranh trên, nhưng Mỹ đã tiêu một số tiền khổng lồ để phát triển súc mạnh quân sự trong thời gian này, và từ đó, từng bước có được vị trí cường quốc. Ông đã nghiên cứu và thống kê nguyên nhân và diễn biến tình hình gia tăng công nợ của Mỹ, từ năm 1861 (khi nội chiến xảy ra) đến 1975 (khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc và kinh tế Mỹ phục hồi) và chia lịch sử nợ công Mỹ ra 2 giai đoạn là Kỷ nguyên truyền thống (The Traditional Era: 1861-1932) và Kỷ nguyên mới (The New Era: 1932-1975). Với hướng nghiên cứu là tiếp cận theo chuỗi thời gian, Franklin Noll đã tổng kết được nguyên nhân và diễn biến tình hình công nợ của Mỹ trong thời gian từ 1861 – 1975. Steve Williamson (2011) nghiên cứu nợ công trong mối quan hệ với thị trường tài chính – đặc biệt là hiện tượng thoái lui đầu tư. Nghiên cứu của ông đã cho thấy tỷ trọng nợ công của Mỹ/ GDP liên tục tăng theo thời gian, Steve Williamson cũng cung cấp một cách tổng quan nhất công cụ và cách thức mà chính phủ Mỹ đi vay nợ. Ông đưa ra kết luận rằng trong tất cả những chủ thể phát hành nợ thì chính phủ Mỹ đóng vai trò quan trọng nhất đối với thị trường tài chính, không những vì con số tổng của nhà phát hành nợ này rất lớn, mà ảnh hưởng của các hoạt động vay nợ chính phủ lên thị trường tài chính tác động trực tiếp đến lãi suất huy động cũng như cho vay. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, nợ công so với GDP lớn sẽ đặt rất nhiều gánh nặng lên nền kinh tế, đặc biệt là khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, và là nguyên nhân chính của hiện tượng thoái lui đầu tư. 5 Theo số liệu của Economist (2013) thì mức nợ công của Việt Nam nằm ở nhóm nợ công trung bình của thế giới, với mức nợ là 12,328,493,151 USD; mức nợ tính trên đâu người là 153.21 USD/ người; chiếm 37% GDP, nhưng lại có con số thay đổi nợ rất cao là 132.9%. Brian W. Cashell (2010) nghiên cứu về tác động của nợ công đối với tỷ giá hối đoái của Mỹ trong cả ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, gia tăng nợ công sẽ tác động đến việc thúc đẩy nhu cầu và tăng sản lượng đầu ra, tuy nhiên khi nền kinh tế đạt đến trạng thái nhân công toàn dụng, thị trường tín dụng thắt chặt, sự vay mượn của chính phủ sẽ đẩy lãi suất lên cao, điều này sẽ tác động đến dòng chảy vốn quốc tế và do đó tác động đến cán cân thương mại. Tăng nhu cầu về Đô la Mỹ trong thị trường hối đoái sẽ có xu hướng đẩy giá Đô la Mỹ lên so với các tiền tệ khác và làm cho thâm hụt thương mại lớn hơn. Điều này trở nên quan trọng hơn vì vị trí đặc biệt của đồng Đô la Mỹ thường được sử dụng để làm thước đo, là thành phần chính trong rổ tiền tệ thế giới. Brian W. Cashell kết luận là trong ngắn hạn, nợ công là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên trong dài hạn, nợ công làm tăng giá đồng nội tệ và tạo ra thâm hụt thương mại. Francis E. Warnock (2010), phân tích mức độ nguy hiểm của việc gia tăng nợ công của liên bang trong dài hạn và vấn đề khủng hoảng nợ công. Thâm hụt ngân sách càng tăng cao thì triển vọng nợ công sẽ càng tăng, kì vọng lạm phát tăng, trái phiếu kho bạc cũng sẽ tăng. Điều này sẽ không chỉ tăng chi phí vay mượn của chính phủ trong tương lai mà còn đe dọa đến sự phục hồi giá nhà và các lĩnh vực lãi suất nhạy cảm khác. Chi phí vay mượn tăng cao lại không đồng nghĩa với việc đi vay mượn sẽ trở nên khó khăn hơn, (mà chỉ dừng lại ở mức tác động là tăng chi phí cận biện của một đồng tiền vay), chính vì thế điều này sẽ kéo chính phủ lún ngày càng sâu vào nợ nần, cho đến tận khi xẩy ra khủng hoảng. Joshua Aizenman và Nancy Marion (2009) đã đưa ra bốn giải pháp để giảm nợ công. Một là, GDP phải tăng đủ mạnh để giảm tỷ lệ nợ công/GDP, nhưng điều này đòi hỏi phải có sự phục hồi kinh tế đủ mạnh sau khi khủng hoảng tài chính nổ ra, yêu cầu này là biện pháp không khả quan trong tương lai gần với các chỉ số của nền kinh tế Mỹ hiện tại, khi mà tỷ lệ thất nghiệp thì vẫn cao, tăng trưởng kinh tế lại ở con số rất khiêm tốn. Biện pháp thứ hai là tăng lạm phát để giảm giá trị thực của nợ. Các nhà tín dụng nước ngoài sẽ chia sẻ gánh nặng lạm phát cao của Mỹ cùng các nhà tín dụng trong nước, vị trí nền kinh tế số 1 thế giới cũng như đặc điểm thước đo của đồng Đô la Mỹ khiến cho biện pháp này đặc biệt thích hợp và dễ áp dụng với Mỹ. Thứ ba là chính phủ sẽ tăng thuế để tăng nguồn thu bù đắp thâm hụt, vấn đề bội chi ngân sách sớm muộn cũng phải giải quyết bằng tăng thu, giảm chi để tiến tới cân bằng ngân sách. Cuối cùng chính là biện pháp nâng trần nợ. Những nghiên cứu này được đưa ra vào năm 2009, ngay sau cuộc khủng hoảng 2008 một thời gian ngắn, vào thời điểm mà nợ công của Mỹ bắt đầu gia tăng nhanh chóng, và trước rất nhiều so với thời điểm chính phủ Mỹ liên tục tung các gói kích cầu và nâng trần nợ. Mặc dù đã đưa ra 4 giải pháp chủ yếu rất chuẩn xác với tình hình kinh tế hiện tại, vào thời điểm nghiên cứu năm 2009 các tác giả lại đánh giá khả thi và đi sâu phân tích biện pháp tăng lạm pháp để giảm giá trị thực của nợ. Trong các nghiên cứu của Việt Nam về vấn đề tác động của nợ công đối với nền kinh tế Mỹ, Võ Hải Minh (2011) đã phân tích các nguyên nhân và tác động của việc nợ công Mỹ ngày càng gia tăng. Tác giả của nghiên cứu cho rằng nợ công cao có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, gây rủi ro dài hạn đối với thực lực tài chính của Chính phủ liên bang và gây ra một khoản lớn chi phí lãi vay. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nợ công của Mỹ tăng lên mức cao kỉ lục như hiện nay là do hậu quả của tình trạng thâm hụt ngân sách liên bang kéo dài trong nhiều năm. Ngoài ra, việc trả lãi cho chính các khoản nợ công đã có cũng khiến nợ công Mỹ ngày càng phình to. Cù Chí Lợi (2011) cũng phân tích về nguyên nhân và tác động của nợ công Mỹ, nhưng lại đi sâu vào phân tích về tác động của nợ lên quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Ông nhấn mạnh rằng việc trả nợ sẽ đặt gánh nặng lên toàn bộ nền kinh tế vì vậy khả năng tăng thuế rất dễ xảy ra và việc đi vay nợ nước ngoài làm đồng tiền trong nước lên giá (do tỷ lệ tiết kiệm trong nước giảm nên vay nợ trong nước của Mỹ rất khó khăn) hoặc đồng tiền trong nước không giảm giá thì thâm hụt thương mại khó giải quyết hơn. Cả hai vấn đề này sẽ làm chậm lại quá trình phục hồi và phát triển của Mỹ trong trung và dài hạn. Phạm Thị Thanh Bình cùng các cộng sự (2013) đã đưa ra nghiên cứu một cách tổng thể về vấn đề nợ công ở một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam. Ngoài những vấn đề mang tính lý thuyết chung về nợ công, nhóm tác giả đã đưa ra các phân tích sâu theo từng nhóm nước. Các nhóm được đề cập đến là: nhóm nước phát triển: Mỹ, Nhật, khu vực châu Âu và nhóm đang phát triển: Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN. Nghiên cứu đã tìm ra những đặc điểm chung về nợ công của từng nhóm, cũng như những đặc điểm riêng của từng quốc gia (ví dụ, đối với khu vực châu Âu, nhóm tác giả có phân tích chi tiết đến từng quốc gia riêng biệt như: Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha). Ngoài phân tích về nguyên nhân phát sinh nợ, diễn biến công nợ từng nước và từng khu vực, nhóm tác giả cũng đã đưa ra giải pháp xử lý thích hợp nên có đối với từng trường hợp. Riêng về vấn đề nợ công Việt Nam, nghiên cứu: “Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai” của nhóm tác giả Phạm Thế Anh, Đinh Tuấn Minh, Nguyễn Trí Dũng, Tô Trung Thành (2013) thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tài trợ, có mục tiêu là nhận diện các rủi ro và thách thức trong việc giám sát và quản lý nợ công đã nghiên cứu rất chi tiết với những nhận định sâu sắc. Nghiên cứu bao gồm các nội dung cụ thể như: xem xét kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, phân tích thực trạng và những tác động tiêu cực của thâm hụt tài khóa và nợ công tăng nhanh đối với các biến số vĩ mô, đánh giá rủi ro và tính bền vững của nợ công, dự báo nợ công Việt Nam theo những kịch bản kinh tế khác nhau (đề tài đã đưa ra 3 kịch bản kinh tế giả định, với dự báo xu hướng riêng với từng kịch bản đó). Sau những phân tích chuyên sâu, đề tài đã đưa ra một số gợi ý chính sách chung cho tất cả các kịch bản. Những gợi ý này có định hướng nhằm nâng cao tính minh bạch, khả năng giám sát và quản lý nợ công theo hướng bền vững trong tương lai ở Việt Nam, đặt nó vào trong mối quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là mối quan hệ Việt Nam với ASEAN. Các biện pháp nổi bật được nhóm tác giả đi sâu vào phân tích là: chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu; nâng cao năng lực quản lý đầu tư công, minh bạch chi tiêu công; phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; đẩy mạnh quá trình hợp tác với các nước trong khu vực để đảm bảo an ninh tài chính trong khu vực. Tóm lại, việc nghiên cứu về tình hình nợ công Mỹ đều là phân tích chuyên sâu về mối quan hệ giữa nợ công của Mỹ với 1 yếu tố của nền kinh tế (ví dụ như với thị trường tài chính, với vấn đề lạm phát, thoái lui đầu tư ), hoặc nghiên cứu về tính lịch sử của vấn đề, hoặc đặt ra những giả định về mức độ nghiêm trọng và những dự báo về sự tiến triển của tình hình, … Các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về nợ công thường được rút ra bài học kinh nghiệm hoặc hàm ý chính sách từ tình hình nợ công thế giới nói chung hoặc từ tình hình nợ công của từng khu vực nói riêng. Trước tình hình nghiên cứu như trên, việc nghiên cứu tổng quan các đặc điểm và bản chất của nợ công về mặt lý thuyết và tình hình diễn biến thực tế để có thể hiểu được một cách căn bản nhất về vấn đề nợ công từ đó phân tích được nguyên nhân thực trạng nợ công hiện nay của Mỹ cũng như phân tích về các đối sách của chính phủ Mỹ trong việc giải quyết nợ, từ đó đưa ra những gợi ý cho Việt Nam là cần thiết. Việc nghiên cứu của luận văn hi vọng sẽ đem lại một bức tranh tổng quan về tình hình nợ công hiện nay cũng như rút ra bài học cả về lý luận lẫn thực tiễn trong vấn đề giải quyết nợ công ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở một số quan điểm phổ biến về nợ công, tác giả chọn ra một cách tiếp cận về nợ công để làm căn cứ cho các phân tích trong bài. Mục đích nghiên cứu là đưa ra một bức tranh tổng thể về diễn biến, tình hình nợ công và cách giải quyết của Mỹ trong giai đoạn 2000 – 2013, và rút ra những bài học cho việc giải quyết nợ công ở Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau: - Thực trạng nợ công tại Mỹ (2000 – 2013) : quy mô, mức độ và diễn biến tình hình ra sao? - Đâu là nguyên nhân gây ra sự gia tăng nợ công tại Mỹ và một số ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của nó đối với nên kinh tế? - Chính phủ Mỹ đã có những đối sách như thế nào với vấn đề nợ công? - Việt Nam có thể học tập được gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những cách tiếp cận và một số quan điểm, cách thức xử lý về vấn đề nợ công nói chung. Đối tượng nghiên cứu chính là tình hình công nợ của chính phủ Mỹ và các chính sách kinh tế mà Chính phủ Mỹ đã đưa ra để ứng phó với nợ công. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào phân tích thực trạng của tình hình nợ công dưới các cân đối vĩ mô khác và những biện pháp chính phủ Mỹ đã tiến hành trên thực tế và những ảnh hưởng trực tiếp của các biện pháp này lên kinh tế Mỹ. Đề tài không mở rộng ra phân tích về những ảnh hưởng của nó tới tổng thể của nền kinh tế thế giới hay đặt trong tình hình nợ công toàn cầu hoặc gắn với các vấn đề chính trị của Hoa Kỳ. Về mặt thời gian nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu từ 2000 – 2013, đây là khoảng thời gian mà nợ công của Mỹ cũng như thế giới có những thay đổi đáng kể về quy mô lẫn tính chất. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong quá trình thực hiện là phương pháp duy vật biện chứng, xét trên các quan điểm thực tiễn về tính ứng dụng của vấn đề nghiên cứu, quan điểm hệ thống khi xem xét sự vật trong chỉnh thể, và quan điểm lịch sử: xem xét sự vật trong những hoàn cảnh cụ thể; kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng để phân tích, tổng hợp. Các phương pháp nghiên cứu tổng quát được sử dụng cụ thể như sau: - Phân tích và tổng hợp lý thuyết: sử dụng để nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về cùng chủ đề nợ công; bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt để hiểu chúng một cách toàn diện, để từ các xu hướng, những trường phái nghiên cứu của từng tác giả, lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp quan sát khoa học và thống kê được sử dụng để thu thập đầy đủ thông tin về đối tượng cần nghiên cứu: phân loại, hệ thống hóa, tính toán một cách khoa học các thông số. Cùng với đó là phương pháp so sánh để nhìn nhận rõ những thay đổi về quy mô, mức độ về mặt thời gian: So sánh kỳ này với cùng kỳ trước để đánh ra rõ sự tăng giảm và quy mô tăng giảm của số liệu với cùng một nguồn và cùng một hệ quy chiếu có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa: sắp xếp các tài liệu, số liệu, sự kiện thành một hệ thống logic trên cơ sở mô hình lý thuyết đã lựa chọn, cân đối và phân tích tỷ lệ để khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn, để nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: là phương pháp trong đó nhà nghiên cứu dùng lý luận để xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho để tìm ra các giải pháp hoàn hảo hơn, trên cơ sở phân tích những giải pháp, kinh nghiệm đã có từ thực tiễn. Luận văn được sử dụng các nguồn dữ liệu từ các tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước và quốc tế, các ấn phẩm về kinh tế tài chính. Tham khảo các trang web của Nhà trắng, Bộ tài chính Mỹ, cơ quan nghiên cứu trực thuộc Quốc hội Mỹ, các tổ chức tín dụng, ngân hàng quốc tế, các trang thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam, bộ Tài chính 6. Những đóng góp của luận văn Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, tác giả đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về nợ công của Mỹ, bao gồm tính lịch sử và một số mối quan hệ liên quan; nêu ra, phân tích và đánh giá cách thức và hiệu quả của những biện pháp mà chính phủ Mỹ đang sử dụng để xử lý vấn đề, cũng như những tác động của các biện pháp đang được áp dụng lên nền kinh tế Mỹ qua những vấn đề then chốt như: tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng lên thị trường tài chính và đầu tư, và tình trạng thất nghiệp. Từ đó, đúc rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc giải quyêt vấn đề nợ công ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn bao gồm 3 phần: Chương 1: Một số quan điểm và cách tiếp cận về nợ công Chương 2: Thực trạng nợ công của Mỹ hiện nay Chương 3: Đối sách của chính phủ Mỹ và bài học cho Việt Nam. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt 1. Phạm Thế Anh (2008), “Khảo sát mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số tháng 10/2008. 2. Trần Thị Vân Anh (2013), “Mỹ và bài toán nợ công”, Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 5 – 2013. 3. Phạm Thị Thanh Bình (2013), Vấn đề nợ công ở một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam, NXB KHXH 2013. 4. Phạm Thị Thanh Bình, Hà Việt Châu (2011); “Nợ công Nhật Bản, thực trạng và giải pháp”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 11 (187), 2011. 5. Bộ Tài chính (14/5/2013), Bản tin nợ công số 1. 6. Depocen (2012). Báo cáo Kinh tế tài chính Việt Nam 2011 7. Nguyễn Thị Hiền (2010), “Phân tích thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng (Số 23/2010) 8. Cù Chí Lợi; (9/2011); “Những vấn đề của kinh tế Mỹ hiện nay”, Châu Mỹ ngày nay, số 9 năm 2011 9. Võ Hải Minh (2011), “Nợ công của Mỹ và những tác động”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số tháng 11/2011. 10. Mai Thanh Quế (Tháng 4/3013); “Khủng hoảng nợ công và tác động của khủng hoảng nợ công đến Liên minh châu Âu”; Báo cáo Hội thảo khoa học của Viện nghiên cứu châu Âu, T4. 11. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật quản lý nợ công, số: 29/2009/QH12. 12. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân sách nhà nước, số 01/2002/QH11. 13. Tạ Đức Thanh (15/4/2013), “Khủng hoảng nợ công thế giới và bài học cho Việt Nam”, Kinh tế và dự báo, số tháng 4/2013. 14. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam(2010): “Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai”, NXB Tri Thức. Tiếng Anh 15. Congressional Budget Office (Văn phòng ngân sách quốc hội Mỹ) (2011), CBO historical Table, 29/8/2011. [...]... Mỹ) (2013), Báo cáo của Ủy ban Tài chính 37 Treasury Direct (Bộ Tài chính Mỹ) (2011), Monthly Statement of Public Debt Held by the U.S January 2011 38 Treasury Direct (Bộ Tài chính Mỹ) (2012), Foreign Holdings of U.S Debt – As of July 2012 39.Treasury Direct (Bộ Tài chính Mỹ) (2011) - Cục phân tích kinh tế (BEA: Bureau of Economic Analysis), Báo cáo ngày 26/8/2011 40 Treasury Direct (Bộ Tài chính Mỹ) ... mô, Nxb Thống kê và Đại học Kinh tế quốc dân 24.Government Accountability Office (Văn phòng chính phủ Mỹ) (2012), Trả lời thắc mắc ngày 16/4/2012 25 Isidore, Chris (1 tháng 10 năm 2013), Shutdown: A multi-billion dollar hit to economy, tại CNN Monne 26 IMF (2008), Báo cáo về triển vọng kinh tế của IMF (WEO) – điều chỉnh ngày 24/3/2008 27 IMF (2013), Báo cáo về triển vọng kinh tế của IMF (WEO) - điều chỉnh... Treasury Direct (Bộ Tài chính Mỹ) Lịch sử nợ thường niên (Historical Debt Outstanding – Annual), 2000-2012 41.US Department of Commerce (Ủy ban thương mại Mỹ) (2013), Phân tích kinh tế tổng hợp (Bureau of Economic Analysis) ngày 26,Tháng 8, 2013 42.Veronique de Rugy (2010), Cost of the Debt Drives Long-Term Spending Explosion, NCKH của Trung tâm Mercatus thuộc đại học George Mason 43.W.Cashell; (2 tháng...16.Chính phủ liên bang Hoa kỳ (2013), Báo cáo tháng về nợ công Hoa kỳ 30/09/2013 (hết năm tài chính) 17.Cục dự trữ liên bang Mỹ (14/1/2013),U.S Treasury securities held by the Federal Reserve: All Maturities 18.D.Andrew Austin (2011), Overview of the Federal Debt, Fast.org 19 D.Andrew Austin... on U.S government debt, a brewing time bomb, Michael Pollaro wordpress 32.Office of management and Budget (Văn phòng điều khiển ngân sách Mỹ) (2014), Bảng số liệu tổng hợp tháng 2/2014 (historical table 1-1) 33.Paul A Samuelson, Wiliam D Nordhalls (2007), Kinh tế học, NXB Tài chính 34.Steve Williamson; (tháng 8, 2011); Credit Markets, Limited Commitment, and Government Debt, Washington University/St . trị thực của nợ. Trong các nghiên cứu của Việt Nam về vấn đề tác động của nợ công đối với nền kinh tế Mỹ, Võ Hải Minh (2011) đã phân tích các nguyên nhân và tác động của việc nợ công Mỹ ngày. Vấn đề nợ công của Mỹ – bài học đối với Việt Nam Hỏa Hạnh Nhân Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế thế giới. nghiên cứu về tình hình nợ công Mỹ đều là phân tích chuyên sâu về mối quan hệ giữa nợ công của Mỹ với 1 yếu tố của nền kinh tế (ví dụ như với thị trường tài chính, với vấn đề lạm phát, thoái lui

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan