1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng lao động kỹ thuật ở hà nam

12 344 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nâng cao chất lượng lao động kỹ thuật ở Hà Nam Đoàn Thị Hà Trang Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Huy Đường Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng LĐKT. Phân tích thực trạng nâng cao chất lượng LĐKT trong quá trình CNH - HĐH ở Hà Nam trong những năm gần đây: đánh giá về chất lượng, tình hình đào tạo và sử dụng LĐKT. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả lực lượng LĐKT ở Hà Nam trong giai đoạn tới. Keywords. Lao động kĩ thuật; Hà Nam; Kinh tế lao động; Lực lượng lao động Content. MỤC LỤC Trang DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG LAO ĐỘNG KỸ THUẬT 1.1. Lao động và LĐKT. 1.1.1. Khái niệm lao dộng và LĐKT. 1.1.2. Chất lượng LĐKT và các tiêu chí đánh giá chất lượng LĐKT i ii iii 1 5 5 8 1.1.3. Sự cần thiết nâng cao chất lượng LĐKT. 1.2. Điều kiện nâng cao chất lượng LĐKT. 1.2.1. Cơ chế chính sách nhà nước về nâng cao chất lượng LĐKT 1.2.2. Tổ chức quản lý và các điều kiện vật chất kinh tế cho đào tạo LĐKT trong hệ thống giáo dục. 1.2.3. Môi trường điều kiện chuyển giao kỹ thuật công nghệ trong các đơn vị kinh tế. 1.2.4. Các chính sách sử dụng LĐKT. 1.3. Kinh nghiệm một số địa phương về nâng cao chất lượng LĐKT và bài học cho Hà Nam. 1.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh về nâng cao chất lượng LĐKT 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Hà Nam về nâng cao chất lượng LĐKT Chƣơng 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG LAO ĐỘNG KỸ THUẬT Ở HÀ NAM 2.1. Đặc điểm về lao động kỹ thuật ở tỉnh Hà Nam. 2.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội ở Hà Nam. 2.1.2. Đặc điểm và cơ cấu LĐKT ở Hà Nam. 2.1.2.1. Đặc điểm LĐKT ở Hà Nam. 2.1.2.2. Cơ cấu LĐKT ở Hà Nam. 2.2. Tình hình nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam. 2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo lao động kỹ thuật ở Hà Nam. 2.2.2. Những thành tựu và hạn chế của việc nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam 13 19 20 20 22 23 24 24 29 32 32 36 36 41 43 43 thời gian qua. 2.2.2.1. Những thành tựu của việc nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam 2.2.2.2. Những hạn chế của việc nâng cao chất lượng lao LĐKT ở Hà Nam. 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam. Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG LAO ĐỘNG KỸ THUẬT Ở HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 3.1. Quan điểm định hướng nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam. 3.1.1. Bối cảnh. 3.1.2. Quan điểm định hướng. 3.2. Các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam trong thời gian tới. 3.2.1. Các giải pháp đào tạo LĐKT. 3.2.2. Các giải pháp về sử dụng LĐKT. 3.2.3. Các giải pháp khác. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 55 58 63 67 67 72 78 78 88 91 94 95 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài LĐKT là một bộ phận cấu thành quan trọng của lực lượng lao động. Trong thời gian qua chúng ta đã quan tâm đến việc phát triển bộ phận lao động này cả về số lượng và chất lượng, nhưng trên thực tế sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu lao động vẫn diễn ra, tình trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn mang tính chất phổ biến trong nền kinh tế, chất lượng của lực lượng LĐKT chưa thực sự cao, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của KH - KT nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, để tạo điều kiện phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần phải coi việc nâng cao chất lượng của đội ngũ LĐKT là một trong những ưu tiên hàng đầu trong quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH - HĐH ở Việt Nam hiện nay. LĐKT có vai trò rất quan trọng trong việc tăng NSLĐ xã hội và tăng trưởng kinh tế, và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế. Những yêu cầu cơ bản của đào tạo LĐKT cho nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, đó là mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo; góp phần đổi mới cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế trong từng thời kỳ phát triển và đào tạo phải gắn với sử dụng, gắn với những đòi hỏi của thị trường lao động; chuyển đào tạo từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động, nhất là thị trường lao động chất lượng cao. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh, để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định phải thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ LĐKT, nghĩa là nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên (học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, sức khoẻ) là tiền đề thành công của các nước công nghiệp mới ở Châu Á như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản… Trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc tiếp cận được các tiến bộ về KH - CN phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ LĐKT, đội ngũ trí thức. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, nhưng chúng ta cũng đang phải đối mặt với với vấn đề làm thế nào để có một đội ngũ LĐKT có trình độ để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Với xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế thì số lượng lao động trẻ của Việt Nam không đáp ứng được đòi hỏi của thế giới do trình độ lao động thấp; lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ đang dần không còn phù hợp nữa mà thay vào đó là sự thiếu hụt đội ngũ lao động giỏi về chuyên môn, trình độ, năng động, sáng tạo, áp dụng KH - KT thành thạo, có sức khoẻ tốt. Có được đội ngũ LĐKT lành nghề sẽ là tâm điểm giúp phát triển các DN trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài, đem lại thu nhập cao cho người lao động, thu ngoại tệ và phát triển đất nước, tạo mối quan hệ hữu nghị với các nước trong khu vực và trên thế giới, khẳng định được tầm quan trọng và sự đi lên của đất nước. Do đó, hiện nay nâng cao chất lượng lao động nói chung, LĐKT nói riêng là vấn đề mà không chỉ các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, mà còn cả các nhà đầu tư, cách DN quan tâm. Hà Nam sau ngày tái lập tỉnh (01/01/1997), việc mở rộng và phát triển kinh tế được đẩy mạnh nhằm góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH. Trong thời gian vừa qua, các ngành và các lĩnh vực kinh tế của Hà Nam đã không ngừng được mở rộng, xuất hiện nhiều ngành nghề mới. Do đó, nhu cầu về lao động có chất lượng cao, đặc biệt là LĐKT ngày càng cao. Tuy nhiên, trên thực tế, Hà Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về lực lượng LĐKT lành nghề cho nhu cầu mở rộng và phát triển kinh tế của mình; điều đó đã gây ra không ít khó khăn và cản trở quá trình đầu tư, phát triển kinh tế cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư trên địa bàn tỉnh. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề về nguồn nhân lực trong những năm gần đây đã một số nhà nghiên cứu quan tâm như: - TS.Mạc Văn Tiến (Chủ nhiệm đề tài), TS.Phan Tùng Mậu, Th.S Bùi Tôn Hiến. CN. Hoàng Kim Ngọc (2002), Hoàn thiện hệ thống cơ sở dạy nghề đáp ứng yêu vầu phát triển nguồn LĐKT, Đề tài nhánh của đề tài cấp Nhà nước “Phát triển LĐKT ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010”, Hà Nội. - PGS.TS.Đỗ Văn Cương, TS.Mạc Văn Tiến (Chủ biên), Nguyễn Hữu Dũng (2004), Phát triển LĐKT ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. - Đông Thị Hồng (2005), Đào tạo CNKT theo yêu cầu CNH - HĐH, Luận văn thạc sĩ, ĐH Quốc gia Hà Nội. - TS. Nguyễn Trần Dương (chủ nhiệm), TS. Trần Trí Luân, GS.TSKH. Lê Minh Triết, PGS.TS.Đặng Văn Phan, PGS.TS. Phạm Văn Biên, TSKH. Trần Trọng Khuê, TS. Trần Đình Thêm, KS.Vũ Qang Hải, TS. Vũ Huy Thuận, KS. Nguyễn Xích Hồng, (2006), Báo cáo về Hiện trạng cung - cầu nguồn LĐKT thành phố Hồ Chí Minh và định hướng giải pháp đào tạo, sử dụng cho giai đoạn tới 2010. - TS.Mạc Văn Tiến (2006), Phát triển LĐKT ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (340), Tr 16 – 21. - Đỗ Văn Đạo, Phát triển LĐKT trong nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 303, 1/2007, tr.33-34. - Triều Hải Quỳnh (2007), Một số vấn đề về công tác đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số 16 (136) năm 2007. Nhưng gần như chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng lao động lỹ thuật của Hà Nam. Vì vậy, cho đến nay đề tài “ Nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam” vẫn còn là mới mẻ, cần thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích. Đánh giá thực trạng chất lượng LĐKT ở Hà Nam hiện nay. Từ đó đề xuất phương hướng, quan điểm và các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam trong giai đoạn tới. b. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng LĐKT; - Phân tích thực trạng nâng cao chất lượng LĐKT trong quá trình CNH - HĐH ở Hà Nam trong những năm gần đây: đánh giá về chất lượng, tình hình đào tạo và sử dụng LĐKT. - Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả lực lượng LĐKT ở Hà Nam trong giai đoạn tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam. - Phạm vi nghiên cứu là chất lượng LĐKT ở Hà Nam trong giai đoạn 2005 – 2010 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Xuất phát từ những nguyên lý chung dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phân tích, tổng hợp, thống kế, so sánh … để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đặt ra. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng LĐKT. - Làm rõ thực trạng chất lượng LĐKT ở Hà Nam, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng LĐKT cho đất nước. - Cung cấp cứ liệu khoa học để các cấp lãnh đạo tham khảo, hoạch định chính sách để nâng cao chất lượng LĐKT phục vụ cho quá trình CNH - HĐH đất nước. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng LĐKT. Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam hiện nay Chương 3: Định hướng và các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam. References. Tiếng việt 1. Bộ khoa học và công nghệ - Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc qia (2005), Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở các nước Asean, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại (2005), Hà Nam - thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (Chủ biên), Nguyễn Hữu Dũng (2004), Phát triển LĐKT ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. 4. Vũ Đình Cự, Trần Xuân Sầm (2006), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. Cục Thống kê tỉnh Hà Nam (2009), Niên giám thống kê 2008 tỉnh Hà Nam, Nxb Thống kê. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh uỷ Hà Nam (5/2010), Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVII tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. 10. Đỗ Văn Đạo (2007), Phát triển LĐKT trong nông nghiệp khi gia nhập WTO, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 303, tr.33-34. 11. Đỗ Văn Đạo (2007), Đào tạo LĐKT trẻ trước yêu cầu hội nhập WTO, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 306, tr.18-20. 12. Đỗ Văn Đạo (2007), Đào tạo LĐKT trong thời kì hội nhập, Tạp chí Người xây dựng, số 8, tr.10-11. 13. Phạm Đại Đồng (2008), Nâng cao chất lượng nguồn LĐKT trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 332, tr.37 – 39. 14. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 15. Trần Khắc Hoàn (2006), Kết hợp đào tạo tại trường và DN nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục. 16. Đông Thị Hồng (2005), Đào tạo CNKT theo yêu cầu CNH - HĐH, Luận văn thạc sĩ, ĐH Quốc gia Hà Nội. 17. Nguyễn Quang Hồng (2009), Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật để tiếp nhận công nghệ từ khu vực FDI, Tạp chí Lao động và xã hội, số 369, tr.23-24. 18. Phan Minh Hiền (2007), Đào tạo đội ngũ LĐKT trong kinh tế thị trường: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 4, tr.32-35. 19. Đỗ Trọng Hùng (Chủ nhiệm) (2003), Dự báo nhu cầu về LĐKT giai đoạn 2001 – 2010 gắn với quá trình CNH-HĐH, Đề tài nhánh của đề tài cấp Nhà nước “Phát triển LĐKT ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010”, Hà Nội. 20. Vũ Minh Hùng (2009), Nâng cao chất lượng dạy học trong giáo dục nghề nghiệp góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Luận án tiến sĩ. 21. Phan Văn Kha (1998), Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp ở Việt Nam, một số quan điểm tiếp cận, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Trần Đức Khánh (2002), Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực: Tuyển tập các công trình nghiên cứu và bài báo cáo khoa học của giai đoạn 1990 – 2002, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục, đào tạo: Kinh nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 24. Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong DN vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế quốc dân. 25. Luật Dạy nghề (2007), Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. 26. Luật Giáo dục (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. C.Mác (1984), Bộ Tư bản, tập thứ nhất, quyển I, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 28. Nguyễn Hồng Minh (2005), Một số nội dung cơ bản của việc triển khai thực hiện hệ thống dạy nghề theo 3 cấp trình độ, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 274, tháng 12-2005. 29. Nguyễn Hồng Minh, Hoàn thiện chương trình dạy nghề: Nhu cầu cấp bách triển khai Luật dạy nghề, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 309, tháng 4 - 2007. 30. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc qia Hồ Chí Minh. 31. Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật Lao động về dạy nghề. 32. Lê Du Phong (Chủ biên) (2006), Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 33. Đinh Thị Kim Phượng, Hoàng Yến (2006), Khả năng gia nhập thị trường của LĐKT đã qua đào tạo nghề, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 110, tr.13-17. [...]... Nghĩa (2006), Giải pháp phát triển LĐKT tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 287, tr 14-16Tạp chí Nghiên cứu – Trao đổi, số 16(136), tr.17-20 39 Phan Văn Sơn (2007), Giải pháp phát triển LĐKT ở thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 9, tr.40-41,43 40 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (2010), Báo cáo của chi uỷ Chi bộ Sở Lao động, Thương binh và xã hội tại đại hội lần... Trẻ, Hồ Chí Minh 43 Phan Thanh Tâm (2000), Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu CNH-HĐH đất nước, Luận án Tiến sỹ kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân 44 Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để CNH - HĐH, Nxb Lao động – Xã hội 45 Phan Chính Thức (2001), Kiểm định chất lượng trong hệ thống giáo dục kỹ thuật dạy nghề, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 176, tháng 3 – 2001 46 Mạc Văn... ngày 23/03/2007 Ban hành quy định sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề 35 Quyết định 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/07/2007 Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH và CĐ giai đoạn 2006 – 2020 36 Triều Hải Quỳnh (2007), Một số vấn đề về công tác đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao hiện nay 37 Nguyễn Bá Ngọc (2002), Toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam, Nxb Lao động – Xã hội 38 Trần... cơ sở dạy nghề đáp ứng yêu vầu phát triển nguồn LĐKT, Đề tài nhánh của đề tài cấp Nhà nước “Phát triển LĐKT ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010”, Hà Nội 47 Mạc Văn Tiến (2006), Phát triển LĐKT ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (340), Tr 16 – 21 48 Nguyễn Tiệp (2007), Đào tạo phát triển LĐKT - tiền đề quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, phần 1, Tạp chí Lao động. .. phần 2, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 317, tr.8-9, 12-13 50 Nguyễn Đức Trí (2003), Vấn đề đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề trước những yêu cầu và thách thức mới, Đặc san đào tạo nghề 51 Bùi Đức Tùng (2006), Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam , Luận văn thạc sỹ 52 Phan Mậu Tùng (Chủ biên) (1994), Cơ sở lý luận của hiệu quả kinh tế đào tạo LĐKT, Đề tài NCKH, Hà Nội 53 Trần... biên) (1994), Cơ sở lý luận của hiệu quả kinh tế đào tạo LĐKT, Đề tài NCKH, Hà Nội 53 Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, Nxb Thế giới, Hà Nội Website: http://www.laodong.com.vn http://www.hanam.gov.vn . TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG LAO ĐỘNG KỸ THUẬT Ở HÀ NAM 2.1. Đặc điểm về lao động kỹ thuật ở tỉnh Hà Nam. 2.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội ở Hà Nam. 2.1.2. Đặc điểm và cơ cấu LĐKT ở Hà Nam. . điểm LĐKT ở Hà Nam. 2.1.2.2. Cơ cấu LĐKT ở Hà Nam. 2.2. Tình hình nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam. 2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo lao động kỹ thuật ở Hà Nam. 2.2.2 nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam 2.2.2.2. Những hạn chế của việc nâng cao chất lượng lao LĐKT ở Hà Nam. 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam.

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:01

Xem thêm: Nâng cao chất lượng lao động kỹ thuật ở hà nam

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w