Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang Mai Diệu Thúy Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ng
Trang 1Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới tại
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Mai Diệu Thúy
Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân
Năm bảo vệ: 2014
Abstract Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế
xã hội nông thôn trong điều kiện xây dựng mô hình nông thôn mới Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang từ năm 2006 đến nay Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu nông thôn mới đến năm 2020
Keywords Kinh tế chính trị; Hạ tầng kinh tế; Kinh tế xã hội; Bắc Giang; Xây dựng
nông thôn mới
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 15 năm đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nông nghiệp nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận dân cư nông thôn được nâng cao, bộ mặt nông thôn đã từng bước thay đổi, khang trang và sạch đẹp Đó là nhờ trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn, trong đó điển hình là một số chương trình, dự án như: Chương trình Mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm; Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn, Dự án 5 triệu ha rừng… và một số chương trình, dự án lớn khác như: Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; Thực hiện quy chế dân chủ
và cải cách hành chính ở cơ sở; Phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn… nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân mà trọng tâm là nhằm xây dựng nông thôn mới (NTM) có kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực
Huyện Lạng Giang là một huyện thuộc vùng trung du miền núi của tỉnh Bắc Giang Căn
cứ thông báo kết luận số 238-TB/TW, ngày 07/4/2009 của Ban Bí Thư Trung ương và Đề án
“Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới” được Ban Bí thư thông qua Đề án sẽ được triển khai trên 11 xã đại diện cho các vùng kinh tế - văn hoá Trong đó, xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một trong 11 xã đại diện cho vùng trung du, đáp ứng được các yêu cầu: Xã có điều kiện kinh tế xã hội ở mức trung bình khá của tỉnh, thành phố và của vùng; Đại diện cho các vùng kinh tế - văn hoá để thuận lợi cho việc tổ chức nhân rộng mô hình
về sau; Nhân dân nhất trí cao, đồng thuận, hăng hái và tự nguyện xin tham gia chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới; Có đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình, am hiểu về xây
Trang 2dựng nông thôn mới để chỉ đạo, tổ chức người dân và cộng đồng thực hiện Các tổ chức chính trị
- xã hội hoạt động tích cực, sâu sát với đời sống của người dân
Do điều kiện địa lý, tự nhiên khó khăn nên sự phát triển KT-XH của huyện nói chung và phát triển hệ thống KCHT nói riêng còn ở trình độ rất thấp Để phát huy những kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo ở Tân Thịnh để triển khai nhân rộng, huyện đã chú trọng tới công tác xây dựng NTM ở các xã khác trong toàn huyện và nhận thức được tầm quan trọng của hạ tầng
KT-XH, huyện đã nỗ lực phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, trạm y tế, đường điện, các cơ sở giáo dục…, coi đây là tiền đề để xây dựng NTM Dù vậy, trên thực tế việc phát triển hạ tầng
KT-XH tại huyện vẫn còn nhiều hạn chế bất cập so với yêu cầu của mô hình NTM Vấn đề này đang đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề cho cán bộ và nhân dân huyện Lạng Giang trên con đường rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển so với các huyện trong tỉnh cũng như trên phạm vi cả nước
Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài: “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh
tế xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế chính trị
Thực hiện đề tài này, luận văn nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:
+ Tại sao phải xây dựng mô hình nông thôn mới và hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH trong mô hình nông thôn mới phải như thế nào?
+ Huyện Lạng Giang cần phải làm gì để sớm xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới?
2 Tình hình nghiên cứu
Xây dựng NTM là một đề án quan trọng nhằm thay đổi tích cực và toàn diện bộ mặt nông thôn Việt Nam Đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố gần đây về vấn đề này, trong
đó liên quan trực tiếp đến đề tài có các công trình tiêu biểu sau:
Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam của Đỗ Hoài Nam và Lê Cao Đoàn, Nxb Khoa học xã hội, năm 2001 Công trình đã đề cập
đến tầm quan trọng của phát triển hạ tầng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn và những bất cập trong việc phát triển hạ tầng ở nông thôn trong tiến trình kinh tế xã hội hiện nay Đồng thời đưa ra bài học kinh nghiệm về phát triển hạ tầng ở Thái Bình và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hạ tầng trong điều kiện mới
Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới tại một số điểm vùng đồng bằng sông Hồng, Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Tuấn Nghĩa, Trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011 Khóa luận đã đánh giá thực trạng vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới, xác định các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yêu để nâng cao vai trò người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình phát triển nông thôn mới
Công trình: “Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa thế kỷ cuối XX và một số định hướng đến năm 2010” của tác giả Trần Ngọc Bút (2002), đã đi sâu nghiên cứu những chính
sách, cơ chế, giải pháp cho phát triển nông nghiệp, nông thôn… trong đó có đề cập đến một số chính sách phát triển hạ tầng nông thôn
Công trình nghiên cứu: “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”, của
PGS,TS Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê năm 2003 Đây là công trình nghiên cứu dài hơi rất công phu của tác giả bởi ngoài những phân tích có tính thuyết phục về quá trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm, công trình còn cung cấp hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như là một Niên giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ Công trình đã luận giải rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam Những gợi mở về những vấn đề cần giải quyết của phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như vấn đề đầu tư, vấn đề phân hoá giàu nghèo, vấn đề nâng cao khả
Trang 3năng cạnh tranh, xuất khẩu nông sản đã được tác giả lý giải với nhiều luận cứ có tính thuyết phục
Nhìn chung, các công trình trên đã tập trung nghiên cứu tới sự phát triển của nền nông thôn Việt Nam từ sau đổi mới, nhưng kể từ khi Việt Nam thực hiện Đề án nông thôn mới thì chưa có một công trình cụ thể nào, đi sâu phân tích về cơ sở hạ tầng của nông thôn trong giai đoạn mới, nhất là trong những huyện nghèo như Lạng Giang, Bắc Giang Đây là khoảng trống
mà đề tài: “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang, Bắc Giang” sẽ cố gắng giải quyết
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Mục đích của luận văn là trên cơ sở đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu NTM của KCHT KT-XH, tìm ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong việc thực hiện quá trình này, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng hệ thống KCHT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về KCHT KT-XH nông thôn trong điều kiện xây dựng mô hình NTM
- Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống KCHT KT-XH theo yêu cầu xây dựng NTM ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang từ năm 2006 đến nay
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống KCHT KT-XH đáp ứng yêu cầu NTM đến năm 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình NTM và hệ thống KCHT KT-XH nông thôn, bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng văn hóa xã hội,
trong đó tập trung vào nội dung phát triển hệ thống KCHT theo yêu cầu xây dựng NTM
4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu một số yếu tố cơ bản của hệ thống kết cấu hạ tầng
KT-XH nông thôn trong điều kiện xây dựng NTM
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu hệ thống KCHT KT-XH nông thôn tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2006 đến nay và những năm tới
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam về xây dựng mô hình NTM và hệ thống KCHT KT-XH trong mô hình NTM
- Phương pháp cụ thể:
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh… để đánh giá thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của một số học giả trong nước về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn
6 Đóng góp mới của luận văn
Về lý luận: Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn trong mô hình nông thôn mới
Về thực tiễn: Chỉ ra những bất cập của hệ thống KCHT KT-XH nông thôn huyện Lạng Giang so với yêu cầu của xây dựng NTM và đề xuất giải pháp khắc phục
Trang 47 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3
chương:
Chương 1 Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế xã hội theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Chương 2 Thực trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn của
huyện Lạng Giang theo yêu cầu xây dựng mô hình nông thôn mới
Chương 3 Quan điểm và giải pháp xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo
yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2020
References
1 Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới – UBND huyện Lạng Giang (2011), Kế hoạch triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong 05 năm (giai đoạn 2011
- 2015)
2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Bàn về chiến lược phát triển KT – XH của Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội
3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/ TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội
4 Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỳ
XX và một số định hướng đến năm 2010, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội
5 Nguyễn Văn Chiển (2006), “Đô thị hóa, CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở đồng
bằng sông Hồng”, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Đông Nam Á, (Số 4/11 năm 2006), Tr
13-14
6 Vũ Năng Dũng (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, NXB nông nghiệp, Hà Nội
7 Nguyễn Trường Giang (2007), Hoàn thiện quản lý điện nông thôn tại điện lực Hà Tĩnh, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân
8 Gia Hân (2008), Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Việt Nam, Báo Nông
thôn ngày nay, số ra ngày 19 và 25/8/2008
9 Hồ Xuân Hùng (2010), Những vấn đề quan tâm khi xây dựng nông thôn mới, Bản tin
ISG quý 2/2010
10 Huyện ủy Lạng Giang – Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị giai đoạn 2011 – 2015
11 Nguyễn Thị Tuyết Mai (2005), Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ chủ chốt cấp xã ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng trong điều kiện hiện nay, Đề tài cấp Bộ, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
12 Nguyễn Chí Mỳ - Hoàng Xuân Nghĩa (2009), Bốn hướng đột phá chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong giai đoạn hiện nay, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà
Nội
13 Đỗ Hoài Nam – Lê Cao Đoàn (2001), Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
14 Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (2007), Chiến lược cơ sở hạ tầng những vấn đề liên ngành, Hà Nội
15 Nguyễn Ngọc Nông, Lương Văn Hinh, Đăng Văn Minh, Nguyễn Thị Bích Hiệp
(2003), Chiến lược quy hoạch sử dụng đất đai ổn định đến năm 2010, NXB nông nghiệp, Hà
Nội
16 Lê Du Phong (1996), “Xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại phục vụ sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 13, Tr 4-8
Trang 517 Bùi Ngọc Sơn, Báo cáo kiểm điểm kết quả lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015
18 Đặng Kim Sơn (2010), Thực trạng và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, Bản tin ISG quý 2/2010
19 Đào Thế Tuấn (2007), Về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong thời kỳ mới, Tạp chí cộng sản (số 771)
20 Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về Phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, Hà
Nội
21 Nguyễn Đức Tuyên (2009), Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh kinh nghiệm và giải pháp, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân
22 Vũ Đình Thắng, Hoàng Văn Định (2003), Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, Trường đại học KTQD, NXB thống kê, Hà Nội
23 Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội
24 Viện chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa 2006
Các website:
25 http://www.baocantho.com.vn
26 http://baomoi.com
27 http://www.ciem.org.vn
28 http://:ipsard.gov.vn
29 http://www.hoinongdan.org.vn
30 http://nhandan.com.vn
31 http://vietbao.vn
32 http://xaydungdang.org.vn