1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở hà nội

5 475 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 297 KB

Nội dung

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội Nguyễn Hoàng Mỹ Hạnh Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Vũ Thị Dậu Năm bảo vệ: 2015 Keywords. Quản lý kinh tế; Xây dựng nông thôn mới; Nông thôn Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của Việt Nam. Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) đã ra Nghị quyết "về nông nghiệp, nông dân, nông thôn", trong đó đề ra chủ trương, nhiệm vụ hết sức quan trọng là Xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu đến năm 2020 xây dựng được khoảng 50% số xã trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Ðây là một chủ trương có ý nghĩa to lớn cả về chính trị, kinh tế, xã hội; thực hiện thắng lợi chủ trương này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nền kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, một lực lượng xã hội đông đảo chiếm khoảng 70% dân số của cả nước, tạo ra diện mạo nông thôn mới"ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc". [3] Hà Nội là một trong những địa phương được đánh giá là mạnh dạn nhất cả nước khi xác định mục tiêu đến năm 2015 có trên 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và hiện đang là địa phương dẫn đầu cả nước về kết quả xây dựng nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới của Hà Nội được Trung ương đánh giá cao với sự nỗ lực trong chỉ đạo, thực hiện, triển khai và đã đạt được những kết quả bước đầu. Nông thôn Hà Nội đang có những thay đổi rõ rệt trên tất cả các mặt, đời sống văn hóa, kinh tế, Khu vực nông thôn hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tăng cả về chất và lượng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường như vùng hoa cây cảnh, vùng lúa chất lượng cao, vùng rau an toàn. Quan trọng hơn là niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền ngày càng tăng. Nông dân đều cảm nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Thành phố đầu tư ngày càng hiệu quả cho khu vực nông thôn. Tuy nhiên đánh giá toàn diện chương trình vẫn còn những hạn chế như: Công tác quy hoạch chậm, việc đầu tư dàn trải thiếu trọng tâm, trọng điểm, nguồn lực đầu tư cho sản xuất, công trình phục vụ sản xuất chưa tương xứng nên sản xuất chưa tạo đột phá… Công tác tuyên truyền, vận động còn yếu nên một bộ phận cán bộ và người dân chỉ trông chờ sự đầu tư của nhà nước. Hơn nữa, ruộng đất còn manh mún nên việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất và quy hoạch vùng tập trung chuyên canh, hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp. Sự lúng túng trong triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới đã bộc lộ ở nhiều địa phương, gây nên sự hoài nghi trong nhân dân, dẫn đến khiếu nại, tố cáo vượt cấp, thậm chí trở thành điểm nóng bức xúc trong nhân dân… Mục tiêu của Hà Nội là tới năm 2015 có 40% số xã và tới năm 2020 có 70% số xã trên địa bàn Thành phố đạt chuẩn nông thôn mới. Định hướng đến 2030, hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới ở 401 xã trên địa bàn Thành phố, đạt 100%. [28] Những hạn chế nêu trên khiến cho việc thực hiện mục tiêu của Hà Nội về xây dựng nông thôn mới sẽ còn nhiều khó khăn. Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là một trong hai trung tâm kinh tế lơ ́ n cu ̉ a đất nươ ́ c , cho nên ca ́ c yêu cầu xây dư ̣ ng nông thôn mới của Hà Nội có rất nhiều nt khác biệt so với các xã nông thôn khác trong cả nước . Nông thôn Hà Nội có những hướng xây dư ̣ ng, mà các vùng nông thôn ở các tỉnh trong cả nước không có hoặc không là những ưu tiên hàng đầu. Để thực hiện mục tiêu trên cần phải có những giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội. Việc triển khai nghiên cứu để đánh giá thực trạng, rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thực hiện là một trong những việc làm quan trọng hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Song, cho đến nay trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn chưa nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Thiếu căn cứ khoa học, nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện mà thành phố Hà Nội cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Trong khi đó, cũng như cả nước, thành phố Hà Nội đang phấn đấu khẩn trương hoàn thành quá trình xây dựng nông thôn mới để làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nông dân, hơn nữa, để xứng đáng là Thủ đô của cả nước. Chính vì thế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới, đưa ra những giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với yêu cầu, sát với thực tiễn, là những yêu cầu cấp bách. Trên ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ của mình. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Hà Nội đã tiến hành xây dựng nông thôn mới như thế nào? Những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân tình hình của quá trình này là gì? Cần có những giải pháp gì để tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội? 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới và các vấn đề liên quan. Điển hình là các công trình nghiên cứu sau: Tác giả Bùi Nữ Hoàng Anh (2013) có công trình: Giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Đề tài cấp đại học, Đại học Kinh tế và QTKD thực hiện, Đại học Thái Nguyên chủ trì. Từ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, tác giả đưa ra một số giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại thị xã. Tác giả Nguyễn Xuân Chính (2014) có công trình: Đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả phân tích, đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, yếu kém và những vấn đề cần giải quyết, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Công trình của Tô Xuân Dân (2013), Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Cung cấp những kiến thức cơ bản về nông nghiệp, nông dân, nông thôn mới ở Việt Nam cho các cán bộ quản lý nông thôn mới ở cơ sở. Công trình của tác giả Hồ Xuân Hùng (2011), “Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng và nhân dân ta”, Tạp chí Cộng sản, (819). Phân tích xây dựng nông thôn mới cần phải thực hiện những nội dung vừa có tính bức xúc trước mắt, vừa có tính lâu dài, xác định xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng mới lâu dài của toàn Ðảng và toàn dân ta. Nghiên cứu về kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới có công trình của tác giả Vũ Kiểm (2011), “Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình”, Tạp chí Phát triển nông thôn, số tháng 6/2011. Đề tài nghiên cứu thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình; Đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Tác giả Đặng Kim Sơn (2008) có công trình: Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, NXB Chính trị quốc gia. Xác định vai trò phát triển nông nghiệp là tiền đề khởi động công nghiệp hóa, vấn đề tập trung hóa đất đai, vấn đề lao động và di cư lao động ra đô thị, vai trò của công nghiệp nông thôn và dân cư nông thôn, công nghiệp hóa chưa thành công ở những nước đang phát triển… Liên quan đến vấn đề xây dựng NTM có các công trình đã công bố như: Công trình của tác giả Mai Thị Thanh Xuân (2004): Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cung cấp những kiến thức cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Những tài liệu nêu trên đã nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề đẩy mạnh xây dựng nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đặc biệt là những giải pháp đặc thù đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, Thủ đô của cả nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Dựa vào các tiêu chí, nội dung, những nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới, tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá những thành công và hạn chế của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế của tình hình. Trên cơ sở đó đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới của Thủ đô. 3.2 Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những vấn đề sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới. - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước về xây dựng nông thôn mới nhằm rút ra một số bài học cho địa bàn nghiên cứu. - Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội: những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. - Đưa ra các giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là quá trình xây dựng nông thôn mới thỏa mãn các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo cách tiếp cận của khoa học quản lý kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Vấn đề nghiên cứu gắn với những cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới của nhà nước các cấp. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: nghiên cứu quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2014, tầm nhìn đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: phương pháp logic-lịch sử, phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh…Cụ thể: Phương pháp lô gic, tổng hợp được sử dụng để xây dựng khung khổ lý thuyết về xây dựng nông thôn mới. Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và của một số địa phương về xây dựng nông thôn mới. Sử dụng kết hợp phương pháp lô gic và phương pháp lịch sử được thể hiện tập trung nhất trong cấu trúc toàn bộ luận văn, đặc biệt trong nghiên cứu chương 1. Để phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội trong chương 2, luận văn sử dụng phương pháp thống kê các số liệu, tài liệu, tình hình thực tế tại UBND thành phố Hà Nội. Phương pháp phân tích-tổng hợp, so sánh được sử dụng trong việc đánh giá những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội. Ở chương 3, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp, phương pháp logic được sử dụng chủ yếu nhằm làm rõ cơ hội và thách thức đối với việc đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, cũng như đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội . 6. Những đóng góp mới của luận văn - Đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới. - Tổng kết kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở trong và ngoài nước, rút ra những bài học tham khảo cho Thành phố Hà Nội. - Đánh giá quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Hà Nội, phát hiện ra những bất cập và nguyên nhân của tình hình. - Đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội. Những giải pháp được thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội, thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp, tạo thêm việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng thêm niềm tin của người nông dân vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Xây dựng nông thôn mới - Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Chương 2: Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội. Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới của Hà Nội giai đoạn 2014-2015 và đến năm 2020. References *Tiếng Việt 1. Bùi Nữ Hoàng Anh (2013), Giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Đề tài cấp đại học, Đại học Kinh tế và QTKD thực hiện, Đại học Thái Nguyên chủ trì. 2. Tuấn Anh (2012), “Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Cộng sản, ngày 09/02/2012. 3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 4. Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới (2014), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2014 và phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2015. 5. Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU Thành phố Hà Nội (2014), Báo cáo kết quả 03 năm và kế hoạch năm 2014 về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội. 6. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2012), Xây dựng nông thôn mới-Tài liệu hỏi-đáp. 7. Bộ Chính trị (2000), Nghị quyết 15 NQ/TW ngày 15/12/2000 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 – 2010. 8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Xây dựng nông thôn mới, NXB Văn hóa- Thông tin Hà Nội. 9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009. 10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 11. Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 12. Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. 13. Chính phủ (2012), Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 14. Chính phủ (2013), Quyết định số 342/QĐ-TTg về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 15. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. 16. Nguyễn Xuân Chính (2014), Đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014), Thủ đô Hà Nội 60 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH In Khuyến học, Hà Nội. 18. Tô Xuân Dân (2013), Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Vũ Thị Dậu, Mai Thị Thanh Xuân (2001), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh, Đề tài NCKH ĐHQG Hà Nội. 20. Phạm Văn Dũng, Vũ Thị Dậu, Mai Thị Thanh Xuân (2012), Kinh tế chính trị đại cương, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Hồ Xuân Hùng (2011), “Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng và nhân dân ta”, Tạp chí Cộng sản, (819). 24. Vũ Kiểm (2011), “Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình”, Tạp chí Phát triển nông thôn, số tháng 6/2011. 25. Vũ Văn Phúc (2012), Xây dựng nông thôn mới-những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 26. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, NXB Chính trị quốc gia. 27. Thành ủy Hà Nội (2011), Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011- 2015. 28. UBND Thành phố Hà Nội (2010), Đề án xây dựng nông thôn mới Hà Nội giai đoạn 2010- 2020, định hướng 2030. 29. UBND Thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện kết luận Hội nghị TW 6 (khóa X) và Nghị quyết số 15 của Quốc Hội (khóa XII) về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. 30. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2003), Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3, NXB Từ điển Bách khoa. 31. Mai Thị Thanh Xuân (2004), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. *Website: 32. http://hanoimoi.com.vn/ 33. http://ipsard.gov.vn 34. http://nongthonmoi.gov.vn 35. http://sonnptnt.hanoi.gov.vn 36. http://thongkehanoi.gov.vn 37. http://www.hanoi.gov.vn 38. http://www.tapchicongsan.org.vn 39. http://www.trithucvaphattrien.vn . dựng nông thôn mới - Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Chương 2: Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội. Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới của Hà Nội. về xây dựng nông thôn mới. - Tổng kết kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở trong và ngoài nước, rút ra những bài học tham khảo cho Thành phố Hà Nội. - Đánh giá quá trình xây dựng nông thôn mới. việc đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, cũng như đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội . 6. Những đóng góp mới của luận văn - Đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở lý

Ngày đăng: 17/08/2015, 02:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w