Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh

59 176 0
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã giành được nhiều thành tựu to lớn như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao…Nhưng bên cạnh đó chúng ta vẫn còn những hạn chế: tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực, quản lý về kinh tế của Nhà nước còn lỏng lẻo thiếu chặt chẽ gây thất thoát vốn, chỉ số tiêu dùng tăng nhanh… Đảng và Nhà nước đã xác định nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước. Muốn thực hiện được điều này chúng ta cần có nguồn vốn trung – dài hạn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật tiên tiến, đồng thời mở rộng sản xuất kinh doanh đối với các thành phần kinh tế từ đó tạo đà cho sự phát triển. Vì vậy nguồn vốn trung – dài hạn đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay. Tuy nhiên có nguồn vốn trung – dài hạn thôi thì vẫn chưa đủ mà phải biết sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó thì mới phát huy hết được vai trò tích cực, tránh sự thất thoát lãng phí vốn. Hay nó cách khác chỉ khi nào mở rộng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng thì nguồn vốn trung – dài hạn mới phát huy được vai trò tích cực của mình. Nền kinh tế của nước ta còn nhiều biến động, chúng ta không thể nào dự doán được hết những rủi ro có thể xảy ra đối với các ngành nghề, lĩnh vực kể cả hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung – dài hạn nói riêng của toàn bộ ngành ngân hàng cũng như của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh, với vốn kiến thức đã được học và được sự giúp đỡ của các cán bộ ngân hàng, nhận thấy vai trò quan trọng của tín dụng trung – dài hạn nên em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh”. Thời gian được nghiên cứu là các năm 2009, 2010, 2011.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã giành được nhiều thành tựu to lớn như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao…Nhưng bên cạnh đó chúng ta vẫn còn những hạn chế: tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực, quản lý về kinh tế của Nhà nước còn lỏng lẻo thiếu chặt chẽ gây thất thoát vốn, chỉ số tiêu dùng tăng nhanh… Đảng và Nhà nước đã xác định nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước. Muốn thực hiện được điều này chúng ta cần có nguồn vốn trung – dài hạn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật tiên tiến, đồng thời mở rộng sản xuất kinh doanh đối với các thành phần kinh tế từ đó tạo đà cho sự phát triển. Vì vậy nguồn vốn trung – dài hạn đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay. Tuy nhiên có nguồn vốn trung – dài hạn thôi thì vẫn chưa đủ mà phải biết sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó thì mới phát huy hết được vai trò tích cực, tránh sự thất thoát lãng phí vốn. Hay nó cách khác chỉ khi nào mở rộng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng thì nguồn vốn trung – dài hạn mới phát huy được vai trò tích cực của mình. Nền kinh tế của nước ta còn nhiều biến động, chúng ta không thể nào dự doán được hết những rủi ro có thể xảy ra đối với các ngành nghề, lĩnh vực kể cả hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung – dài hạn nói riêng của toàn bộ ngành ngân hàng cũng như của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh, với vốn kiến thức đã được học và được sự giúp đỡ của các cán bộ ngân hàng, nhận thấy vai trò quan trọng của tín dụng trung – dài hạn nên em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại SV: Ngô Thị Nhung – Lớp NH B 1 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh”. Thời gian được nghiên cứu là các năm 2009, 2010, 2011. Kết cấu của báo cáo chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng trung – dài hạn của NHTM. Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh. Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh. Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, hơn nữa đề tài tín dụng trung – dài hạn rất rộng và phức tạp do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót trong chuyện đề tốt nghiệp. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các cán bộ trong Ngân hàng để em hoàn thiện hơn đề tài được nghiên cứu. SV: Ngô Thị Nhung – Lớp NH B 2 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN CỦA NHTM 1.1. Khái quát về NHTM 1.1.1. Khái niệm NHTM Trong một nền kinh tế hàng hóa, tại một thời điểm nhất định luôn tồn tại một thực tế là có những người tạm thời đang có một số tiền nhàn rỗi, trong khi đó có những người đang rất cần khối lượng tiền như vậy và họ có thể trả một khoản chi phí để có quyền sử dụng số tiền này. Theo quy luật cung - cầu, họ sẽ gặp nhau và khi đó tất cả (người cho vay, người đi vay, và cả xã hội) đều có lợi, sản xuất lưu thông được phát triển và đời sống được cải thiện. Cách thức gặp nhau rất đa dạng, và theo đà phát triển NHTM ra đời như một tất yếu và là một cách thức quan trọng, phổ biến nhất. Ngày càng có nhiều người quan tâm tới hoạt động của ngân hàng, vậy thực ra ngân hàng là gì. Theo pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng nhà nước Việt Nam xác định: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. 1.1.2. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế NHTM là một pháp nhân thực tế, là một doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặc biệt, với phương châm kinh doanh phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm, một thực thể kinh doanh với tư cách là ngân hàng kinh doanh nên NHTM tổ chức kinh doanh độc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. NHTM vai trò rất to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển vì ngân hàng thương mại đã đáp ứng được những như cầu vốn ngắn hạn cần thiết phải bổ xung cho khách hàng để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Mặt khác ngân hàng còn đáp ứng nhu cầu vốn cố định cho các doanh nghiệp, từ đó làm tăng SV: Ngô Thị Nhung – Lớp NH B 3 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hơn nữa NHTM còn cho vay đối với ngân sách trong những thời kỳ tạm thời thiếu hụt ngân sách, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, phúc lợi. Các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng làm tăng tốc độ thanh toán trong nền kinh tế, khối lượng vốn luân chuyển nhiều hơn góp phần đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hoá. Hơn nữa thanh toán qua các ngân hàng còn làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Từ đó NHTM trở thành một công cụ hiệu quả để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ. Ngoài ra NHTM còn có khả năng mở rộng tiền gửi lên nhiều lần, tức là chức năng tạo tiền của NHTM. Hay nói một cách khác từ một khoản tiền gửi ban đầu vào một NHTM nào đó thông qua việc cho vay, hệ thống NHTM đã mở rộng khoản tiền gửi đó lên nhiều lần, thực chất chức năng này được thực hiện trên cơ sở của quá trình liên kết chặt chẽ giữa hoạt động tín dụng với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của hệ thống NHTM. Hoạt động tín dụng năng động là điều kiện cần thiết cho hoạt động phát triển nền kinh tế với tốc độ nhanh, vững chắc. 1.1.3. Các hoạt động cơ bản của NHTM Hoạt động kinh doanh của NHTM có rất nhiều nghiệp vụ khác nhau và ngày càng được phát triển đa dạng, phong phú. Song để khái quát được toàn bộ hoạt động của NHTM người ta quy các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM thành 3 nghiệp vụ cụ thể chủ yếu sau: - Các nghiệp vụ tài sản Nợ (Bên có). - Các nghiệp vụ tài sản Có (Bên nợ). - Các nghiệp vụ trung gian. 1.1.3.1. Các nghiệp vụ tài sản Nợ (nghiệp vụ nguồn vốn) Nghiệp vụ tài sản Nợ là nghiệp vụ tạo nguồn vốn hoạt động của NHTM và các TCTD. Nguồn vốn của NHTM là những giá trị do ngân hàng huy động tạo lập được dùng để cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác . Nguồn vốn là cơ sở để hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo nguồn vốn là nghiệp vụ đầu tiên của NHTM. Họat động của nghiệp vụ này quyết định đến các SV: Ngô Thị Nhung – Lớp NH B 4 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ khác. Nguồn vốn tạo ra các tài sản Nợ của ngân hàng bao gồm : Nguồn vốn huy động Đây là nguồn vốn mà ngân hàng huy động được từ các khoản tiền nhàn rỗi của các chủ thể trong xã hội. Thông thường nguồn vốn huy động chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại, đây là nguồn vốn quan trọng và chủ yếu để đáp ứng mọi nhu cầu vốn của nền kinh tế. Nguồn vốn huy động bao gồm: + Tiền gửi thanh toán + Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn * Tiền gửi thanh toán Trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp thường mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở ngân hàng nhằm phục vụ cho quá trình thanh toán qua ngân hàng được hình thành nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, đảm bảo an toàn mọi khoản thanh toán chi trả. * Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào, tiền gửi dưới hình thức này là do khách hàng không có điều kiện mở tài khoản hoặc không muốn mở tài khoản tiền gửi thanh toán mà chỉ mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích an toàn tài sản và hưởng một khoản lãi nhất định. Đối với khoản tiền này ngân hàng cũng phải chi trả bất kỳ lúc nào và ngân hàng cũng chỉ được sử dụng một phần số dư của các tài khoản này để kinh doanh . * Tiền gửi có kỳ hạn : Là loại tiền gửi có sự thoả thuận về thời gian giữa người gửi tiền và ngân hàng. Nó được hình thành từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và tạm thời chưa sử dụng đến của khách hàng, mục đích tiền gửi của khách hàng là để đảm bảo an toàn vốn, tránh rủi ro, hưởng lãi và để dự trữ. Do tính chất của nguồn vốn này là có thời hạn quy định nên tương đối ổn định và người gửi tiền được hưởng lãi suất tùy thuộc vào thời hạn và tính chất của mỗi khoản ký thác. Về nguyên tắc thì thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Trả lãi khoản vốn này là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng SV: Ngô Thị Nhung – Lớp NH B 5 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai chi phí của ngân hàng thương mại. Khi nhu cầu tín dụng của khách hàng vượt quá tổng số tiền gửi ngân hàng huy động được thì ngân hàng huy động thêm vốn bằng các hình thức như phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và thời hạn tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn. Mức lãi suất của loại vốn huy động này thường cao hơn lãi suất tiền gửi thông thường, việc định ra lãi suất này ngoài việc dựa vào khung lãi suất quy định, ngân hàng còn phải linh hoạt dựa trên cơ sở cung cầu vốn trên thị trường nhưng vẫn phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Về nguyên tắc tiền gửi có kỳ hạn chỉ được rút ra khi hết thời hạn, tuy nhiên để thực thi tốt chính sách khách hàng, các tổ chức tín dụng có thể giải quyết cho khách hàng rút tiền ra trước hạn nhưng khách hàng không được hưởng lãi suất có kỳ hạn mà được hưởng lãi suất không kỳ hạn . Vốn đi vay Khi nhu cầu tín dụng của nền kinh tế vượt quá tổng số nguồn vốn huy động trên để đảm bảo cho mọi hoạt động của nền kinh tế tiến hành đều đặn, ngân hàng đảm bảo cung cấp mọi nhu cầu vốn cho nền kinh tế thì NHTM ngoài các nguồn vốn trên huy động từ tiền gửi dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế, của các TCTD khác hoặc vay vốn của NHTW hoặc vay vốn của NHNN - Vốn của NHTW NHTW cho các NHTM vay vốn trong trường hợp NHTM thiếu vốn tạm thời trong hoạt động kinh doanh và thanh toán chi trả, hình thức vay chủ yếu là thanh toán chiết khấu. NHTW với tư cách là người cho vay cuối cùng đối với NHTM. Tuy nhiên việc này nằm trong khuôn khổ của chính sách tiền tệ. - Vay ở các TCTD khác Ở bất kỳ mọi thời điểm nào cũng có những ngân hàng có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại tài khoản tiền gửi thanh toán của họ ở NHNN, khoản dự trữ này không sinh lời. Bởi vậy họ sẵn sàng cho các ngân hàng khác vay trong một thời gian ngắn. Quá trình vay và cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại trên thị trường tiền tệ được diễn ra khá phổ biến dưới nhiều hình thức, thời hạn cho vay lãi suất cho vay thường rất linh hoạt nhằm đảm bảo khả năng chi trả. SV: Ngô Thị Nhung – Lớp NH B 6 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai Vốn tự có của NHTM Vốn tự có của NHTM là vốn riêng, được hình thành qua quá trình tạo lập ở một ngân hàng và thuộc sở hữu của một ngân hàng. Nó được hình thành khi thành lập ngân hàng và không ngừng được bổ xung trong quá trình hoạt động. Do tính chất ổn định và thuộc quyền sở hữu của ngân hàng, vốn tự có được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, thiết bị làm việc và tham gia làm vốn liên doanh, liên kết, mua cổ phần Vốn tự có có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Việc hình thành trên các tài sản Nợ sẽ tạo nên các khoản chi chủ yếu và thường xuyên của ngân hàng đó là chi trả lãi. Do vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh doanh thì mỗi ngân hàng cần có các biện pháp để quản lý các tài sản nợ một cách linh hoạt, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi trả lãi và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng. 1.1.3.2 Nghiệp vụ tài sản Có (sử dụng vốn) Nghiệp vụ tài sản Có là nghiệp vụ sử dụng vốn phân bổ các nguồn vốn vào các mục đích kinh doanh. Nghiệp vụ tài sản Có bao gồm : - Nghiệp vụ ngân quỹ - Nghiệp vụ tín dụng - Nghiệp vụ tài chính * Nghiệp vụ ngân quỹ Đây là khoản tiền dự trữ để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng. Mục đích của việc dự trữ là phương tiện thanh toán để đảm bảo khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng mình. Để đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng thương mại phải thường xuyên duy trì một phần tài sản dưới hình thức quỹ dự trữ bao gồm dự trữ tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW và các TCTD khác, tiền dự trữ bắt buộc trong đó mỗi quỹ dự trữ có một ý nghĩa khác nhau. Đối với dự trữ bắt buộc là hình thức dự trữ theo quyết định của NHTW, làm công cụ chủ yếu để NHTW điều hành chính sách tiền tệ, các tài sản dự trữ trong nghiệp vụ này không đem lại một chút lợi nhuận nào cho ngân hàng, song nó đáp SV: Ngô Thị Nhung – Lớp NH B 7 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai ứng cho các nhu cầu rút tiền thoả mãn các nhu cầu vay tiền, đồng thời đảm bảo cho các hoạt động của ngân hàng, đảm bảo uy tín của ngân hàng . * Nghiệp vụ tín dụng Đây là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của NHTM, là nghiệp vụ cơ bản đóng vai trò quyết định cho việc kinh doanh và phương hướng phát triển của ngân hàng. Nghiệp vụ cho vay thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản có của ngân hàng. Xu hướng chung muốn nâng cao tỷ trọng của nghiệp vụ này, vì hoạt động sinh lời chủ yếu của NHTM này là cho vay, tuy nhiên nghiệp vụ này còn gặp nhiều rủi ro. Vì vậy NHTM phải tuân thủ nguyên tắc quản lý các khoản cho vay như sau: - Sàng lọc và giám sát khách hàng để tránh rủi ro thì ngân hàng phải kiểm tra kỹ các thông tin về khách hàng, những thông tin đó phải trung thực chính xác. - Giám sát khách hàng để giảm bớt rủi ro, ngân hàng yêu cầu khách hàng chỉ sử dụng tiền vay cho những mục đích nhất định mà ngân hàng phải giám sát thường xuyên theo các mục đích đã ấn định. Ngân hàng phải đặt mối quan hệ lâu dài với khách hàng từ đó sẽ làm giảm chi phí tập hợp thông tin và việc sàng lọc khách hàng sẽ được dễ dàng hơn. Ngoài ra trong nghiệp vụ cho vay cần phải thực hiện thế chấp vì đây là công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro. Nghiệp vụ tín dụng được chia thành nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn và nghiệp vụ tín dụng trung - dài hạn. Đối với ngân hàng thương mại thì nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn là chủ yếu, đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Xét về kỹ thuật cấp tín dụng của NHTM thì NHTM cấp tín dụng dưới hình thức cho vay chiết khấu tín dụng bằng chữ ký, tín dụng bằng tiêu dùng, tín dụng có đảm bảo * Nghiệp vụ tài chính Đây cũng là một trong những nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng. Nghiệp vụ tài chính bao gồm: + Ngân hàng đầu tư vào chứng khoán của Nhà nước . + Ngân hàng đầu tư vào chứng khoán của công ty. + Ngân hàng hùn vốn liên doanh, liên kết để thành lập công ty. SV: Ngô Thị Nhung – Lớp NH B 8 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai 1.1.3.3. Nghiệp vụ trung gian Đặc trưng cơ bản của nghiệp vụ này là ngân hàng phải bỏ vốn ra rất ít thậm chí không phải bỏ vốn ra để kinh doanh, rủi ro ít song đối với các nghiệp vụ này đòi hỏi phải có kỹ thuật, áp dụng công nghệ ngân hàng. Nghiệp vụ trung gian là việc ngân hàng đứng ra làm trung gian, làm môi giới để phục vụ theo yêu cầu của khách hàng như nghiệp vụ thu hộ, nghiệp vụ chi hộ, nghiệp vụ làm trung gian thanh toán qua ngân hàng, nghiệp vụ hoạt động của ngân hàng trên thị trường chứng khoán, nghiệp vụ uỷ thác tư vấn. Thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ này ngân hàng sẽ được hưởng một khoản lệ phí hoa hồng, đây là một khoản thu nhập của ngân hàng. Khi nền kinh tế càng phát triển thì nghiệp vụ này càng được mở rộng và đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Nghiệp vụ tài sản Nợ, nghiệp vụ tài sản Có và nghiệp vụ trung gian là 3 nghiệp vụ chủ yếu của NHTM, các nghiệp vụ này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nghiệp vụ tài sản Nợ quyết định phạm vi, quy mô sử dụng vốn, đồng thời qua nghiệp vụ này phản ánh được phần lớn nhu cầu chi phí của ngân hàng, nghiệp vụ tài sản Có quyết định mức thu nhập của mỗi ngân hàng. Đồng thời nghiệp vụ trung gian là nghiệp vụ do trung gian tín dụng của ngân hàng mà có. Tuy nhiên nghiệp vụ này cũng góp phần làm tăng thu nhập và phát triển hoạt động của ngân hàng từ đó thu hút được khách hàng. 1.1.4. Các loại hình thức tín dụng ngân hàng Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng thương mại mà có cách phân loại tín dụng như sau: 1.1.4.1. Phân loại theo thời hạn Theo thời gian tín dụng chia thành các loại sau đây: - Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn dưới 1 năm. - Tín dụng trung hạn: Có thời gian từ 1 năm đến 5 năm. - Tín dụng dài hạn: Có thời hạn từ 5 năm trở nên. Thời hạn tín dụng đó chính là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản tín dụng và nó được xác định cụ thể ngày, tháng, năm. Hay SV: Ngô Thị Nhung – Lớp NH B 9 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai thời hạn tín dụng còn được hiểu là thời hạn được tính từ lúc đồng vốn đầu tiên của ngân hàng được phát ra cho đến lúc đồng vốn và lãi cuối cùng phải thu về. Tín dụng ngắn hạn thường gắn với những khoản vay của doanh nghiệp để bổ sung vào tài sản lưu động, bởi vì tài sản lưu động thường có vòng quay trên một vòng thấp hơn 1 năm. Do vậy trong một năm doanh nghiệp có thể hoàn trả được số tiền vay ở ngân hàng. Các tài sản cố định như phương tiện sản xuất, phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi các trang thiết bị nhanh hao mòn có nhu cầu nguồn vốn từ 1 năm đến 5 năm. Ngược lại, những công trình đầu tư lớn, thu hồi vốn lâu, thuộc tầm vĩ mô như máy móc thiết bị công nghiệp nặng, xây dựng cầu đường có nhu cầu nguồn vốn từ 5 năm đến 10 năm có khi tới 20 năm. Phân loại tín dụng theo thời gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với NHTM. Nó phản ánh khả năng hoàn trả, độ rủi ro cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn và sinh lợi của một NHTM. 1.1.4.2. Phân loại theo hình thức cho vay Căn cứ theo hình thức cho vay ta có các loại tín dụng sau: - Chiết khấu: là việc NHTM ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu sau khi đã trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn. Về mặt pháp lý thì ngân hàng không phải là nhà cho vay với chủ sở hữu thương phiếu và chỉ là hình thức trao đổi trái quyền. Tuy nhiên đối với ngân hàng, việc bỏ tiền ở thời điểm hiện tại để thu về một khoản tiền lớn hơn trong tương lai với lãi suất ấn định trước được coi như là hoạt động tín dụng, nhưng có lẽ coi đây là một hoạt động đầu tư của ngân hàng hơn là một hoạt động tín dụng. - Cho vay: được hiểu là việc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng với sự cam kết khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định với mức lãi suất cam kết. Cho vay được gọi là một trong các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng thương mại, nó được hình thành ngay từ buổi sơ khai của các ngân hàng, và được đánh giá là hoạt động sinh lời cao nhất cho các NHTM. SV: Ngô Thị Nhung – Lớp NH B 10 10 [...]... cho vay, tính đa dạng của sản phẩm hay tính chuyên môn SV: Ngô Thị Nhung – Lớp NH B 11 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12 GVHD: TS Phan Hồng Mai hoá trong ngành để phân chia như tín dụng lành mạnh, tín dụng có vấn đề, tín dụng sản xuất, tín dụng tiêu dùng 1.2 Tín dụng trung - dài hạn 1.2.1 Khái niệm tín dụng trung – dài hạn Tín dụng trung – dài hạn là hoạt động cho khách hàng vay vốn trung – dài hạn nhằm... nhuận cao, khách hàng sẽ dùng tiền của mình để trả nợ ngân hàng CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN YÊN PHONG SV: Ngô Thị Nhung – Lớp NH B 27 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 28 GVHD: TS Phan Hồng Mai 2.1 Sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Phong 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Phong NHNo&PTNT. .. khoản vay trung – dài hạn là các khoản vay có thời hạn trên 1 năm Ở Việt Nam hiện nay các khoản vay có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm là vay trung hạn, trên 5 năm là vay dài hạn 1.2.2 Đặc điểm tín dụng trung - dài hạn Tín dụng trung - dài hạn có những đặc điểm quan trọng sau: - Thời gian hoàn vốn chậm: tín dụng trung – dài hạn là các khoản tín dụng nhằm hình thành mới hoặc hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ... hoạt động của NHTM - Tín dụng trung – dài hạn góp phần đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng: tind dụng trung – dài hạn về cả số lượng và chất lượng là hoạt động mang tính chi n lược của các NHTM Với những khoản tín dụng trung – dài hạn thường có quy mô lớn, lãi suất cao, thời gian hoàn vốn chậm, rủi ro cao vì vậy lãi suất cho vay cao mang lại lợi nhuận... nước, đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài - Tín dụng trung – dài hạn tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại: thông qua các hình thức như: tín dụng tài trợ xuất khẩu, tín dụng hỗ trợ phát triển, cho vay viện trợ… 1.3 Chất lượng tín dụng trung – dài hạn 1.3.1 Quan điểm về chất lượng tín dụng trung – dài hạn Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển được các doanh nghiệp... và ngân hàng Dư nợ tín dụng trung - dài hạn Chỉ tiêu dư nợ = Tổng dư nợ tín dụng Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng dư nợ tín dụng trung - dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng Qua chỉ tiêu này chúng ta có thể so sánh được quy mô của tín dụng trung - dài hạn so với tín dụng ngắn hạn của ngân hàng Tỷ lệ dư nợ này càng cao chứng tỏ ngân hàng này có quy mô tín dụng trung - dài hạn đáp ứng được nhu... mong muốn lệ này cao sẽ đem lại cho ngân hàng thu nhập cao do lãi suất tín dụng trung - dài hạn cao song rủi ro đối với ngân hàng cũng cao b Chỉ tiêu nợ quá hạn Là chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng một khoản cho vay Nợ quá hạn của tín dụng trung – dài hạn Tổng dư nợ tín dụng trung – dài hạn SV: Ngô Thị Nhung – Lớp NH B 21 22 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Phan Hồng Mai Đến kỳ hạn trả nợ và lãi... tín dụng trung - dài hạn trở nên không có giá trị Vì vậy chỉ tiêu này không có hoặc càng thấp càng tốt d Chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận từ tín dụng trung – dài hạn Tổng dư nợ tín dụng trung - dài hạn Thông qua chỉ tiêu này, ta sẽ thấy được khả năng sinh lời của tín dụng trung dài hạn Bất kỳ một khoản tín dụng nào cho dù đó là khoản ngắn hạn hay trung - dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó... cao thì rủi ro cũng cao và ngược lại Đồng thời tín dụng trung – dài hạn có thời gian hoàn vốn châm, giá trị khoản vay lớn nên rủi ro trong hoạt động tín dụng trung – dài hạn cao 1.2.3 Các hình thức tín dụng trung - dài hạn 1.2.3.1 Tín dụng theo dự án đầu tư a Cho vay đồng tài trợ - Là quá trình cho vay của một nhóm tổ chức tín dụng (từ 2 tổ chức tín dụng trở lên) cho một dự án, do một tổ chức tín dụng. .. quá hạn của trung - dài hạn chi m bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ tín dụng Tỷ lệ này không có hoặc càng nhỏ càng tốt c Chỉ tiêu nợ xấu Nợ xấu trung – dài hạn Tỷ lệ nợ xấu trung – dài Tổng dư nợ tín dụng trung – dài hạn Nếu tỷ lệ này cao thì nó phản ánh rằng món cho vay của ngân hàng có chất lượng rất thấp, hoạt động của ngân hàng không có hiệu quả và các chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng tín dụng . tín dụng trung – dài hạn của NHTM. Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh. Chương III: Giải pháp nâng cao. chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh. Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, hơn nữa đề tài tín dụng trung – dài. phân chia như tín dụng lành mạnh, tín dụng có vấn đề, tín dụng sản xuất, tín dụng tiêu dùng 1.2. Tín dụng trung - dài hạn 1.2.1. Khái niệm tín dụng trung – dài hạn Tín dụng trung – dài hạn là

Ngày đăng: 24/08/2015, 12:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2.2. Đặc điểm tín dụng trung - dài hạn

    • 1.2.3.1. Tín dụng theo dự án đầu tư

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan