1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hộ sản xuất được xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực do Nhà nước quy định. Như chúng ta đã biết, dân số nước ta hiện nay có khoảng 90 triệu người (theo ước tính của Tổng cục thống kê) trong đó: gồm 70% lao động sống ở nông thôn và hơn 60% hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Hơn nữa ngành nông nghiệp lại giữ một vị trí quan trọng trong xây dựng đất nước, vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm hiện đại hoá nông thôn. Từ năm 1989, hộ sản xuất với kinh tế tự chủ đã được giao đất quản lý và sử dụng, được phép kinh doanh và tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đa dạng các mặt hàng kinh doanh (trừ những mặt hàng Nhà nước nghiêm cấm). Với sức lao động sẵn có trong mỗi gia đình hộ sản xuất, họ được phép kinh doanh, được chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên diện tích họ được giao. Để thực hiện được những mục đích trên không phải gia đình nào cũng có đủ vốn mà nhiều gia đình cần tài trợ vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trồng những cây có giá trị cao, những con có giá trị lớn để tăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm cho chính bản thân gia đình họ, đồng thời đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Do vậy, họ cần Ngân hàng hỗ trợ về vốn để họ thực hịên những phương án trồng trọt - chăn nuôi hay kinh doanh dịch vụ ngay trên quê hương họ. Agribank đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết, hỗ trợ vốn đắc lực cho hộ nông dân vươn lên trong sản xuất, kinh doanh, tạo nên những thành tựu nổi bật về sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Tuy nhiên mỗi địa phương lại có những đặc điểm khác nhau nên việc sử dụng vốn vay cũng đem lại nhiều kết quả khác nhau. Huyện Kim Động thuộc tỉnh Hưng Yên có tổng diện tích đất đai lớn, kinh tế chủ yếu là phát triển nông nghiệp vì thế vấn đề đầu tư vốn tín dụng cho hộ sản xuất để họ có vốn thực hiện phương án sản xuất kinh doanh là một chủ trương lớn góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện. Từ vấn đề nêu trên, qua thời gian thực tập tại NHNo & PTNT huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên, tôi đã xem và nghiên cứu vấn đề về hoạt động tín dụng hộ sản xuất để đưa ra một số biện pháp theo ý kiến riêng của mình với sự mong muốn góp phần vào mục đích kinh doanh chung của Ngân hàng NHNo & PTNT huyện Kim Động nói riêng và của toàn ngành nói chung và góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn thông qua đề tài: “Cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kim Động, thực trạng và giải pháp” nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với một đối tượng quan trọng trong nông nghiệp là hộ sản xuất, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả và số liệu bên trong là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của NHNN&PTNT Huyện Kim Động nơi tôi thực tập. Sinh viên Tạ Thị Phương Tạ Thị Phương Lớp: NHI – K12 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Học viện ngân hàng, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá cho tương lai của em sau này. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú, các anh chị trong Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kim Động đã tạo điều kiện giúp đỡ em có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế của ngân hàng. Trong quá trình làm báo cáo do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía quý thầy cô cũng như các cô chú, anh chị trong NHNo&PTNT huyện Kim Động để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! Tạ Thị Phương Lớp: NHI – K12 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN DNCV Dư nợ cho vay DSCV Doanh số cho vay DSTN Doanh số thu nợ HSX Hộ sản xuất NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NQH Nợ quá hạn TMDV Thương mại dịch vụ TTCN Tiểu thủ công nghiệp Tạ Thị Phương Lớp: NHI – K12 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN KIM ĐỘNG CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN KIM ĐỘNG Tạ Thị Phương Lớp: NHI – K12 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng MỤC LỤC CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN KIM ĐỘNG CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN KIM ĐỘNG Tạ Thị Phương Lớp: NHI – K12 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hộ sản xuất được xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực do Nhà nước quy định. Như chúng ta đã biết, dân số nước ta hiện nay có khoảng 90 triệu người (theo ước tính của Tổng cục thống kê) trong đó: gồm 70% lao động sống ở nông thôn và hơn 60% hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Hơn nữa ngành nông nghiệp lại giữ một vị trí quan trọng trong xây dựng đất nước, vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm hiện đại hoá nông thôn. Từ năm 1989, hộ sản xuất với kinh tế tự chủ đã được giao đất quản lý và sử dụng, được phép kinh doanh và tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đa dạng các mặt hàng kinh doanh (trừ những mặt hàng Nhà nước nghiêm cấm). Với sức lao động sẵn có trong mỗi gia đình hộ sản xuất, họ được phép kinh doanh, được chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên diện tích họ được giao. Để thực hiện được những mục đích trên không phải gia đình nào cũng có đủ vốn mà nhiều gia đình cần tài trợ vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trồng những cây có giá trị cao, những con có giá trị lớn để tăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm cho chính bản thân gia đình họ, đồng thời đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Do vậy, họ cần Ngân hàng hỗ trợ về vốn để họ thực hịên những phương án trồng trọt - chăn nuôi hay kinh doanh dịch vụ ngay trên quê hương họ. Agribank đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết, hỗ trợ vốn đắc lực cho hộ nông dân vươn lên trong sản xuất, kinh doanh, tạo nên những thành tựu nổi bật về sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Tuy nhiên mỗi địa phương lại có những đặc điểm khác nhau nên việc sử dụng vốn vay cũng đem lại nhiều kết quả khác nhau. Huyện Kim Động thuộc tỉnh Hưng Yên có tổng diện tích đất đai lớn, kinh tế chủ yếu là phát triển nông nghiệp vì thế vấn đề đầu tư vốn tín dụng cho hộ sản xuất để họ có vốn thực hiện phương án sản xuất kinh doanh là một chủ trương lớn góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện. Từ vấn đề nêu trên, qua thời gian thực tập tại NHNo & PTNT huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên, tôi đã Tạ Thị Phương Lớp: NHI – K12 1 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng xem và nghiên cứu vấn đề về hoạt động tín dụng hộ sản xuất để đưa ra một số biện pháp theo ý kiến riêng của mình với sự mong muốn góp phần vào mục đích kinh doanh chung của Ngân hàng NHNo & PTNT huyện Kim Động nói riêng và của toàn ngành nói chung và góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn thông qua đề tài: “Cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kim Động, thực trạng và giải pháp” nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với một đối tượng quan trọng trong nông nghiệp là hộ sản xuất, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về HSX, về tín dụng ngân hàng đối với HSX và mở rộng hoạt động cho vay đối với HSX. - Phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng cho vay HSX tại NHNo&PTNT huyện Kim Động. - Đề suất và kiến nghị một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay HSX tại NHNo&PTNT huyện Kim Động. 3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Về phạm vi không gian: Hoạt động cho vay HSX tại NHNo&PTNT huyện Kim Động. Về phạm vi thời gian: Giai đoạn 2010-2012. - Đối tượng nghiên cứu: Chủ yếu tập trung nghiên cứu các giải pháp mở rộng cho vay HSX tại NHNo&PTNT huyện Kim Động. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và một số phương pháp khác 4. Kết cấu đề tài Đề tài gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản của tín dụng hộ sản xuất Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kim Động Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kim Động Tạ Thị Phương Lớp: NHI – K12 2 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT 1.1. Những vấn đề chung về hộ sản xuất 1.1.1. Khái niệm hộ sản xuất Theo điều 1, Nghị định của Chính phủ số 14/CP ngày 2/3/1993 ban hành văn bản quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông-lâm-ngư- diêm nghiệp và kinh tế nông thôn thì hộ sản xuất bao gồm các hộ nông dân, hộ tư nhân, cá thể, công ty cổ phần, các tổ chức hợp tác và các doanh nghiệp Nhà nước, thành viên của các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trong các ngành nông-lâm-ngư-diêm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Trên góc độ ngân hàng: "Hộ sản xuất" là một thuật ngữ được dùng trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả hộ. Hiện nay, trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam, hộ được xem như một chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa là một đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế chung. Một số thuật ngữ khác được dùng để thay thế thuật ngữ "hộ sản xuất" là "hộ", "hộ gia đình". Ngày nay hộ sản xuất đang trở thành một nhân tố quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và là sự tồn tại tất yếu trong quá trình xây dựng một nền kinh tế đa thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phù hợp với xu thế phát triển chung, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 499A ngày 2/9/1993, theo đó khái niệm hộ sản xuất được hiểu như sau: "Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong quan hệ sản xuất kinh doanh, tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, địa phương và theo quy định của pháp luật. HSX không chỉ độc lập tự chủ về sản xuất kinh doanh mà còn tự chủ trong quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Do đó họ luôn tích cực khai thác tiềm năng, năng lực, trí tuệ của mình để tổ chức hoạt động kinh tế một cách phong phú, đa dạng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng Tạ Thị Phương Lớp: NHI – K12 3 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng hóa, từng bước nâng cao đời sống, tích lũy cho chính bản thân và cho xã hội. Như vậy, hộ sản xuất là một lực lượng sản xuất to lớn ở nông thôn. Hộ sản xuất hoạt động trong nhiều ngành nghề nhưng hiện nay phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các họ này tiến hành sản xuất kinh doanh đa dạng kết hợp trồng trọt với chăn nuôi và kinh doanh ngành nghề phụ. Đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề nói trên đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất ở nước ta. 1.1.2. Đặc điểm của hộ sản xuất Tại Việt Nam hiện nay, trên 70% dân số sinh sống ở nông thôn trong đó đại bộ phận còn sản xuất theo lối tự cấp tự túc. Trong điều kiện đó, hộ là đơn vị kinh tế cơ sở có những đặc điểm như sau: Hộ gia đình có một số nguồn lực cơ bản để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh như: • Thứ nhất là lao động: Lao động của gia đình là nguồn lực cơ sở của các hộ gia đình và nông trại, đây là yếu tố cơ bản nhằm phân biệt kinh tế hộ gia đình với các doanh nghiệp, công ty. Lao động gia đình của các hộ nông dân bao gồm tất cả những người trong gia đình có khả năng lao động và sẵn sàng tham gia lao động sản xuất sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để cung cấp cho gia đình và cho xã hội trong đó có cả những người trong độ tuổi lao động và những người ngoài độ tuổi lao động. Tuy nhiên trình độ lao động và tay nghề lao động của những thành viên này lại khác nhau, khác nhau giữa các hộ và giữa các vùng. • Thứ hai là đất đai: Bất kỳ hộ nông dân nào cũng đều có quyền sở hữu đất đai hoặc được nhà nước phân chia đất đai để sản xuất. Tuy nhiên chính sách pháp luật về đất đai của nước ta còn nhiều hạn chế. Những người được sinh ra từ năm 1993 cho đến nay không có đất canh tác trong khi những người chết đi vẫn còn đất. Chính vì vậy mà diện tích đất của mỗi hộ gia đình cũng rất khác nhau. • Thứ ba là nguồn vốn sản xuất và các trang thiết bị để pục vụ sản xuất kinh doanh: Phần lớn việc xác định lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình rất khó khăn do khó xác định được ngày công lao động của gia đình bỏ ra, khó phân biệt rõ ràng lượng tiền vốn và trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ tiêu dùng gia đình. Tạ Thị Phương Lớp: NHI – K12 4 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Các sản phẩm mà kinh tế hộ gia đình tạo ra chủ yếu là các sản phẩm từ trồng trọt như lúa, ngô, cây ăn quả… và từ chăn nuôi như lợ, bò, cá…Đây đều là những sản phẩm cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Chính vì vậy mà các hộ gia đình có thị trường tiêu thụ rất tiềm năng. Bên cạnh đó để sản xuất ra những sản phẩm trên thì nguồn nguyên liệu đầu vào cho chúng cũng khá phong phú và người dân có thể dễ dàng tiếp cận Các hoạt động chính của hộ gia đình như trồng trọt chăn nuôi, buôn bán, dịch vụ (cắt tóc, may mặc, bán hàng ăn…) Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ gia đình dựa trên những thu nhập từ việc bán những sản phẩm mà họ tạo ra trừ đi những khoản chi phí mà họ đạt được. Tuy nhiên không phải tất cả các sản phẩm mà hộ gia đình tạo ra đều được bán hết mà một phần chúng được sử dụng để cung cấp cho chính gia đình họ. Vì thế, việc bó tách để tính cụ thể kết quả kinh doanh của hộ gia đình là tương đối khó khăn. 1.1.3. Phân loại hộ sản xuất Xuất phát từ những đặc điểm riêng của HSX, có thể phân loại HSX theo thành phần kinh tế thành các loại sau: Hộ sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi và sơ chế nông sản. Ở nước ta, nông nghiệp chủ yếu tập trung vào trồng trọt và chăn nuôi. Những hộ gia đình sản xuất kinh doanh trong những ngành này gọi là hộ sản xuất nông nghiệp. Hộ sản xuất lâm nghiệp Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân. Hộ sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là xây dựng rừng, quản lý và bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội, …của rừng. Hộ sản xuất thủy sản Thủy sản bao gồm những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con ngườ từ môi Tạ Thị Phương Lớp: NHI – K12 5 [...]... từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước với nhau 2.3.3 Thực trạng hiệu quả cho vay HSX tại NHNo&PTNT Huyện Kim Động 2.3.3.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất Doanh số cho vay HSX tại NHNo&PTNT huyện Kim Động tăng qua các năm, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4: Doanh số cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kim Động Đơn vị tính: triệu đồng 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số... trong việc vay vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh như các chính sách hỗ trợ lãi suất, các ưu đãi đối với hộ nghèo và cận nghèo,… Nhận xét cơ cấu doanh số cho vay Theo thời gian Để nghiên cứu rõ hơn về thực trạng cho vay HSX tại NHNo&PTNT huyện Kim Động ta có thể xem xét cơ cấu DSCV của HSX thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1:Cơ cấu cho vay hộ sản xuất phân theo thời hạn cho vay Tạ Thị... II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN KIM ĐỘNG 2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Kim Động 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Kim Động – Hưng Yên Sau 17 năm hợp nhất, đến tháng 4/1996, Kim Động được tách ra từ huyện Kim Thi (theo Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 27/01/1996 của Thư tướng Chính phủ) với 19 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích 114.684km 2 Huyện. .. cho vay là kim chỉ nam cho các hoạt động cho vay của ngân hàng Một chính sách cho vay đúng đắn và phù hợp sẽ thu hút được nhiều hộ vay vốn, đảm bảo chất lượng của khoản vay Chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất Mở rộng hoạt động cho vay HSX phải luôn đi kèm với chất lượng của khoản vay bởi vì chất lượng có tốt thì mới mở rộng được hay để mở rộng được thì chất lượng phải tốt Chất lượng cho vay HSX được... nghiệp Hộ sản xuất qua quá trình sản xuất kinh doanh của mình đã cung cấp cho nền Tạ Thị Phương Lớp: NHI – K12 Báo cáo tốt nghiệp 10 Học viện Ngân hàng kinh tế một số lượng lớn hàng hóa đồng thời mang lại nhiều giá trị khác cho xã hội Hộ sản xuất là đơn vị tiêu thụ hàng hóa dịch vụ, đây là một thị trường lớn của nền kinh tế, giải quyết đầu ra cho quá trình sản xuất từ đó làm cho quá trình tái sản xuất. .. lại mang tính chất khác nhau với thời gian vay khác nhau nên việc xử lý các khoản vay này từng lần sẽ tốn nhiều thời gian hơn 2.3.1.2 Cho vay hộ sản xuất thông qua tổ nhóm vay vốn HSX có thể vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kim Động thông qua tổ vay vốn, doanh nghiệp hoặc qua việc ủy thác cho các Tổ chức tín dụng ở nông thôn a Ưu điểm của phương pháp cho vay này Nâng cao chất lượng của việc sử... của NHNo&PTNT huyện Kim Động tương đối khả quan trong giai đoạn 2010-2012 Đạt được kết quả đó là do sự nỗ lực cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên của toàn chi nhánh cùng với những phương hướng, chiến lược được đề ra bởi ban giám đốc phù hợp trong từng thời kỳ 2.3 Thực trang hiệu quả cho vay HSX tại NHNo&PTNT huyện Kim Động 2.3.1 Các sản phẩm tín dụng hộ sản xuất Hiện tại, NHNo&PTNT huyện. .. huyện Kim Động áp dụng cả bốn hình thức cho vay đối với hộ sản xuất theo điều 19 quyết định số 666/QĐ-HĐTD-TDHo về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Các sản phẩm tín dụng hộ sản xuất bao gồm: Tạ Thị Phương Lớp: NHI – K12 Báo cáo tốt nghiệp 28 Học viện Ngân hàng 2.3.1.1 Cho vay vốn trực tiếp đối với HSX xuất tại trụ... nhu cầu vay vốn của ngân hàng và các chính sách, quy định của ngân hàng để ra quyết định cho vay đối với hộ sản xuất về thời hạn cho vay, lãi suất vay, mức vốn vay cũng như các quy định về việc trả gốc và lãi… a Ưu điểm của phương pháp cho vay này Ngân hàng nắm bắt thông tin về đối tượng vay vốn một cách xuyên suốt Mọi thông tin do chính cán bộ ngân hàng thu thập được, căn cứ theo đúng nhu cầu thực. .. dàng và chính xác hơn hiệu quả cho vay đối với HSX Một số chỉ tiêu định lượng được dùng làm cơ sở để đo lường hiệu quả cho vay đối với HSX như sau: Doanh số cho vay hộ sản xuất Doanh số cho vay HSX là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền ngân hàng cho HSX vay trong một thời kỳ nhất định thường là một năm Ở đây hiệu quả tín dụng HSX được thể hiện ở mức tăng trưởng doanh số cho vay HSX và tốc . TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN KIM ĐỘNG CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN KIM ĐỘNG. TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN KIM ĐỘNG CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN KIM ĐỘNG. đề tài: Cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kim Động, thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với một đối tượng quan trọng trong nông nghiệp là hộ sản xuất, đáp