1.Tính cấp thiết của đề tài. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ nền kinh tế hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều thành phần kinh tế, nhiều ngành nghề với quy mô và trình độ khác nhau, công nghệ khác nhau. Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp gắn liền công nghệ chế biến và xây dựng nông thôn mới. Để đưa nền kinh tế nông thôn phát triển ngang tầm nền kinh tế thành thị, từng bước công nghiệp hóa hiện đại hóa trong nông nghiệp. Vì thế việc phát triển và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu, nó có tầm quan trọng trong việc nâng cao và ổn định đời sống của hộ sản xuất nông nghiệp, không ngừng tăng cường và phát triển đời sống mới ở nông thôn. Muốn đạt được mục đích trên trước hết phải chú ý đến nền sản xuất nông nghiệp hiện nay bằng cách trong sản xuất nông nghiệp phải thay đổi cơ cấu và tính chất trong quan hệ sản xuất nông nghiệp, lấy sản xuất hộ nông dân là mặt trận hàng đầu, thông qua việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh việc phát triển trong chăn nuôi gia súc, gắn liền với việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng phải đẩy mạnh sản xuất hàng hóa xuất khẩu, mở rộng kinh tế đối ngoại phát triển kinh tế dịch vụ, đẩy mạnh việc mở rộng và phát triển ngành nghề truyền thống. Từng bước xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, xây dựng nền công nghiệp nặng với bước đi thích hợp. Ngày 02 tháng 03 năm 1993 Thủ tướng Chính Phủ ra nghị định số 14 ban hành quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông lâm ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Kèm theo nghị định này có những quy định cụ thể về chính sách cho vay hộ sản xuất. Mục đích khai thác hết tiềm năng thế mạnh của từng vùng, sức lao động, năng lực trình độ tổ chức sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, nâng cao đời sống của các hộ sản xuất hết đói nghèo. Tạo điều kiện cho các hộ sản xuất có điều kiện vươn lên làm giàu chính đáng. Để thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ...chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông lâm ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước đã tổ chức triển khai tới toàn ngành, việc đầu tư cho các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn để sẩn xuất kinh doanh không phân biệt các thành phần kinh tế. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chấp nhận khó khăn vì lợi ích kinh tế của đất nước và của ngành đã vượt qua những bước thăng trầm đứng vững lên trong cơ chế thị trường chuyển hướng đầu tư tín dụng về với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Người nông dân mấy năm qua đã gắn bó, gần gũi, thực sự đã là người bạn đồng hành với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Họ đã tiếp nhận vốn vay và sử dụng có hiệu quả nên thực sự đã hết được nghèo đói, một số hộ đã vượt lên làm giàu chính đáng vì vậy đầu tư vốn cho hộ sản xuất là rất cần thiết, thực sự là ý đảng lòng dân luôn được các cấp các ngành quan tâm giúp đỡ. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ”
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỤC LỤC 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 1.Tính cấp thiết của đề tài 4 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6 3.Mục đích nghiên cứu 6 4.Phương pháp nghiên cứu 6 5.Bố cục đề tài 6 CHƯƠNG I : 7 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7 1.1 Khái quát về hộ sản xuất 7 CHƯƠNG II: 19 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN QUỲNH PHỤ 19 2.1 Giới thiệu sơ lược chi nhánh NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ. 19 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ 48 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 SV: Đoàn Thị Nhung 1 NHB - 13110560 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn : NHNN & PTNT Ngân hàng thương mại : NHTM SV: Đoàn Thị Nhung 2 NHB - 13110560 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai Ngân hàng nhà nước : NHNN Hộ sản xuất : HSX Tổ chức tín dụng : TCTD Tiền gửi không kỳ hạn : TGKKH Tiền gửi có kỳ hạn : TGCKH Doanh nghiệp : DN Cho vay tiêu dùng : CVTD Nợ quá hạn : NQH Dư nợ ngắn hạn : DN NH Dư nợ trung dài hạn : DN TDH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa : CNH – HĐH Cán bộ viên chức : CBVC DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 01: Tình hình huy động vốn tại NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ năm 2010 – 2012 Bảng 02: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn năm 2010 – 2012 Bảng 03: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế năm 2010 – 2012 SV: Đoàn Thị Nhung 3 NHB - 13110560 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai Bảng 04: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế năm 2010 – 2012 Bảng 05: Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ Bảng 06: Kết quả tài chính của NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ năm 2010 – 2012 Bảng 07: Doanh số cho vay HSX năm 2010 – 2012 Bảng 08: Tỷ trọng cho vay HSX so với tổng doanh số cho vay năm 2010 – 2012 Bảng 09: Tỷ lệ thu hồi nợ HSX năm 2010 – 2012 Bảng 10: Dư nợ cho vay HSX năm 2010 – 2012 Bảng 11: Tỷ trọng dư nợ HSX so với tổng dư nợ năm 2010 – 2012 Bảng 12: Tỷ lệ nợ quá hạn HSX năm 2010 – 2012 Bảng 13: Vòng quay vốn tín dụng HSX giai đoạn 2010 - 2012 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ nền kinh tế hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều thành phần kinh tế, nhiều ngành nghề với quy mô và trình độ khác nhau, công nghệ khác nhau. Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp gắn liền công nghệ chế biến và xây dựng nông thôn mới. Để đưa nền kinh tế nông thôn phát triển ngang tầm nền kinh tế thành thị, từng bước công nghiệp hóa hiện đại hóa trong nông nghiệp. Vì thế việc phát triển và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng SV: Đoàn Thị Nhung 4 NHB - 13110560 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai đầu, nó có tầm quan trọng trong việc nâng cao và ổn định đời sống của hộ sản xuất nông nghiệp, không ngừng tăng cường và phát triển đời sống mới ở nông thôn. Muốn đạt được mục đích trên trước hết phải chú ý đến nền sản xuất nông nghiệp hiện nay bằng cách trong sản xuất nông nghiệp phải thay đổi cơ cấu và tính chất trong quan hệ sản xuất nông nghiệp, lấy sản xuất hộ nông dân là mặt trận hàng đầu, thông qua việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh việc phát triển trong chăn nuôi gia súc, gắn liền với việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng phải đẩy mạnh sản xuất hàng hóa xuất khẩu, mở rộng kinh tế đối ngoại phát triển kinh tế dịch vụ, đẩy mạnh việc mở rộng và phát triển ngành nghề truyền thống. Từng bước xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, xây dựng nền công nghiệp nặng với bước đi thích hợp. Ngày 02 tháng 03 năm 1993 Thủ tướng Chính Phủ ra nghị định số 14 ban hành quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông lâm ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Kèm theo nghị định này có những quy định cụ thể về chính sách cho vay hộ sản xuất. Mục đích khai thác hết tiềm năng thế mạnh của từng vùng, sức lao động, năng lực trình độ tổ chức sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, nâng cao đời sống của các hộ sản xuất hết đói nghèo. Tạo điều kiện cho các hộ sản xuất có điều kiện vươn lên làm giàu chính đáng. Để thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông lâm ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước đã tổ chức triển khai tới toàn ngành, việc đầu tư cho các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn để sẩn xuất kinh doanh không phân biệt các thành phần kinh tế. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chấp nhận khó khăn vì lợi ích kinh tế của đất nước và của ngành đã vượt qua những bước thăng trầm đứng vững lên trong cơ chế thị trường chuyển hướng đầu tư tín dụng về với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Người nông dân mấy năm qua đã gắn bó, gần gũi, thực sự đã là người bạn đồng hành với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Họ đã tiếp nhận vốn vay và sử dụng có hiệu quả nên thực sự đã hết được nghèo đói, một số hộ đã vượt lên làm giàu chính đáng vì vậy đầu tư vốn cho hộ sản xuất là rất cần thiết, thực sự là ý đảng lòng dân luôn được các cấp các ngành quan tâm giúp đỡ. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ” SV: Đoàn Thị Nhung 5 NHB - 13110560 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu đề tài là hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quỳnh Phụ trong những năm 2010, 2011, 2012. Phạm vi nghiên cứu các hộ sản xuất vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn cư trú và có cơ sở hoặc dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ trong giai đoạn 2010 – 2012, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất trong những năm kế tiếp. 3. Mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của đề tài là nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ. Vận dụng lý luận về những đặc trưng của hộ sản xuất, vận dụng những lý luận về cho vay hộ sản xuất để phân tích đánh giá thực trạng việc đầu tư cho vay hộ sản xuất tại NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của hộ sản xuất ở huyện Quỳnh Phụ. Đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại trong thời gian qua trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay HSX nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài này sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận giải thích thực tiễn như: phương pháp chọn vùng nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích : từ nguồn và số liệu thu thập được, sau khi kiểm tra chọn lọc các chỉ tiêu tiến hành các phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp tổng hợp thống kê mô tả, so sánh để rút ra được những kết luận từ vấn đề nghiên cứu. 5. Bố cục đề tài. Chuyên đề gồm 3 phần : Lời mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong phần nội dung gồm 3 chương : Chương I : Cơ sở lý luận về hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng thương mại. SV: Đoàn Thị Nhung 6 NHB - 13110560 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai Chương II : Thực trạng hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình. Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình. CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về hộ sản xuất. 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hộ sản xuất. Để phù hợp với chế độ sở hữu khác nhau giữa các thành phần kinh tế (quốc doanh và ngoài quốc doanh) và khả năng phát triển kinh tế từng vùng (thành thị và nông thôn), theo phụ lục của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 499A TDNH ngày 02/09/1993 thì khái niệm hộ sản xuất được nêu như sau: " Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình". Hộ sản xuất hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá phụ thuộc rất nhiều vào trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng kỹ thuật, quyền làm chủ những tư liệu sản xuất và mức độ vốn đầu tư của mỗi hộ gia đình. Việc phân loại hộ sản SV: Đoàn Thị Nhung 7 NHB - 13110560 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai xuất có căn cứ khoa học sẽ tạo điều kiện để xây dựng chính sách tín dụng phù hợp nhằm đầu tư đem lại hiệu quả. Có thể chia hộ sản xuất làm 3 loại sau: + Loại thứ nhất: Là các hộ có vốn, có kỹ thuật, kỹ năng lao động, biết tiếp cận với môi trường kinh doanh, có khả năng thích ứng, hoà nhập với thị trường. Như vậy các hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, biết tổ chức quá trình lao động sản xuất cho phù hợp với thời vụ để sản phẩm tạo ra có thể tiêu thụ trên thị trường. Chính vì vậy mà các hộ này luôn có nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất tức là có nhu cầu đầu tư thêm vốn. Việc vay vốn đối với những hộ sản xuất này hoàn toàn chính đáng và rất cần thiết trong quá trình mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Đây chính là các khách hàng mà tín dụng ngân hàng cần phải quan tâm và coi là đối tượng chủ yếu quan trọng cần tập trung đồng vốn đầu tư vào đây sẽ được sử dụng đúng mục đích, sẽ có khả năng sinh lời, hơn thế nữa lại có thể hạn chế tối đa tình trạng nợ quá hạn. Đây cũng là một trong những mục đích mà ngân hàng cần thay đổi thông qua công cụ lãi suất tín dụng, thuế… Nhà nước và ngân hàng có khả năng kiểm soát và điều tiết hoạt động của các hộ sản xuất bằng đồng tiền, bằng chính sách tài chính ở tầm vĩ mô. + Loại thứ hai là: Các hộ có sức lao động làm việc cần mẫn nhưng trong tay họ không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, tiền vốn hoặc chưa có môi trường kinh doanh. Loại hộ này chiếm số đông trong xã hội do đó việc tăng cường đầu tư tín dụng để các hộ này mua sắm tư liệu sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng để phát huy mọi năng lực sản xuất nông thôn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Việc cho vay vốn không những giúp cho các hộ này có khả năng tự lao động sản xuất tạo sản phẩm tiêu dùng của chính mình mà còn góp phần giúp các hộ này có khả năng tự chủ sản xuất. Mặt khác, bằng các hoạt động đầu tư tín dụng, tín dụng ngân hàng có thể giúp các hộ sản xuất này làm quen với nền sản xuất hàng hoá, với chế độ hạch toán kinh tế để các hộ thích nghi với cơ chế thị trường, từng bước đi tự sản xuất hàng hoá, tự tiêu dùng (tự cung tự cấp) đến sản xuất sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường. + Loại thứ 3 là: Các hộ không có sức lao động, không tích cực lao động, không biết tính toán làm ăn gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh, gặp tai nạn ốm đau và những hộ gia đình chính sách… đang còn tồn tại trong xã hội. Thêm vào đó SV: Đoàn Thị Nhung 8 NHB - 13110560 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai quá trình phát triển của nền sản xuất hàng hoá cùng với sự phá sản của các nhà sản xuất kinh doanh kém cỏi đã góp thêm vào đội ngũ dư thừa. Phương pháp giải quyết các hộ này là nhờ vào sự cứu trợ nhân đạo hoặc quỹ trợ cấp thất nghiệp, trách nhiệm và lương tâm cộng đồng, không chỉ giới hạn về vật chất sinh hoạt mà còn giúp họ về phương tiện kỹ thuật đào tạo tay nghề vươn lên làm chủ cuộc sống, khuyến khích người có sức lao động phải sống bằng kết quả lao động của chính bản thân mình. Tại Việt Nam hiện nay, trong tổng số lao động của ngành sản xuất vật chất thì riêng ngành nông nghiệp đã chiếm tới 80%. Trong số những người lao động nông nghiệp chỉ có 1,5 % thuộc thành phần kinh tế quốc doanh còn 98,5% còn lại là người lao động trong lực lượng hộ sản xuất (chủ yếu là hộ gia đình). Kinh tế hộ gia đình được hiểu là kinh tế của một tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính chất gia đình (truyền thống). Trong các hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh, kinh tế gia đình hiện nay đã và đang trở thành chủ thể kinh tế phổ biến. Một đặc điểm nữa của kinh tế hộ sản xuất là việc tiến hành sản xuất kinh doanh đa năng, vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi và làm nghề phụ. Sự đa dạng ngành nghề sản xuất ở một góc độ nào đó là sự hỗ trợ cần thiết để kinh tế hộ sản xuất có hiêụ quả. 1.1.2 Vai trò của hộ sản xuất trong phát triển kinh tế. * Hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm ở nông thôn. Việc làm là một trong những vấn đề cấp bách đối với toàn xã hội nói chung và đặc biệt là nông thôn hiện nay. Nước ta có trên 70% dân số sống ở nông thôn. Với một đội ngũ lao động dồi dào, kinh tế quốc doanh đã được nhà nước trú trọng mở rộng song mới chỉ giải quyết được việc làm cho một số lượng lao động nhỏ. Lao động thủ công và lao động nông nhàn còn nhiều. Việc sử dụng khai thác số lao động này là vấn đề cốt lõi cần được quan tâm giải quyết. Từ khi được công nhận hộ gia đình là 1 đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời với việc nhà nước giao đất, giao rừng cho nông – lâm nghiệp, đồng muối trong diêm nghiệp, ngư cụ trong cứ nghiệp và việc cổ phần hóa trong doanh nghiệp, hợp tác xã đã làm cơ sở cho mỗi hộ gia đình sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất nguồn lao SV: Đoàn Thị Nhung 9 NHB - 13110560 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hồng Mai động sẵn có của mình. Đồng thời chính sách này đã tạo đà cho một số hộ sản xuất, kinh doanh trong nông thôn tự vươn lên mở rộng sản xuất thành các mô hình kinh tế trang trại, tổ hợp tác xã thu hút sức lao động, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn. Kinh tế hộ sản xuất có ưu thế là mức đầu tư cho một lao động thấp, đặc biệt là trong nông nghiệp, chi phí cho một lao động ở nông thôn ít tốn kém nhất. Đây là một điều kiện thuận lợi khi nền kinh tế nước ta còn nghèo, ít vốn tích luỹ. Mặt khác, là kinh tế độc lập trong sản xuất kinh doanh hộ sản xuất đồng thời vừa là lao động chính, vừa là lao động phụ thực hiện những công việc không nặng nhọc nhưng tất yếu phải làm. * Kinh tế hộ sản xuất có khả năng thích ứng được thị trường, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh trong sản xuất hàng hoá. Là đơn vị kinh tế độc lập, các hộ sản xuất hoàn toàn được làm chủ các tư liệu sản xuất và quá trình sản xuất. Căn cứ điều kiện của mình và nhu cầu của thị trường họ có thể tính toán sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? Hộ sản xuất tự bản thân mình có thể giải quyết được các mục tiêu có hiệu quả kinh tế cao nhất mà không phải qua nhiều cấp trung gian chờ quyết định. Với quy mô nhỏ hộ sản xuất có thể dễ dàng loại bỏ những dự án sản xuất, những sản phẩm không còn khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường để sản xuất loại sản phẩm thị trường cần mà không sợ ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu do cấp trên quy định. Mặt khác, là chủ thể kinh tế tự do tham gia trên thị trường, hoà nhập với thị trường, thích ứng với quy luật trên thị trường, do đó hộ sản xuất đã từng bước tự cải tiến, thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường. Để theo đuổi mục đích lợi nhuận, các hộ sản xuất phải làm quen và dần dần thực hiện chế độ hạch toán kinh tế để hoạt động sản xuất có hiệu quả, đưa hộ sản xuất đến một hình thức phát triển cao hơn. Như vậy, kinh tế hộ sản xuất có khả năng ngày càng thích ứng với nhu cầu của thị trường, từ đó có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của toàn xã hội. Hộ sản xuất cũng là lực lượng thúc đẩy mạnh sản xuất hàng hoá ở nước ta phát triển cao hơn. SV: Đoàn Thị Nhung 10 NHB - 13110560 [...]... giúp cho ngân hàng có cách đánh giá cụ thể hơn về mặt hiệu quả cho vay, giúp các ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời những khoản vay kém chất lượng Các chỉ tiêu cụ thể mà các ngân hàng thường dùng là: * Chỉ tiêu 1: Tỷ trọng cho vay hộ sản xuất Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng cho vay hộ sản xuất trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng trong một năm Tỷ trọng cho vay hộ sản xuất = Doanh số cho vay HSX... Tổng doanh số cho vay x 100% * Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ thu nợ hộ sản xuất Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng thu hồi được trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất của ngân hàng trong thời kỳ Tỷ lệ thu nợ hộ sản xuất = Doanh số thu nợ HSX Doanh số cho vay HSX x 100% * Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất = Dư nợ quá hạn HSX Tổng dư nợ của HSX x 100% Dư nợ quá hạn hộ sản xuất là chỉ... PHỤ 2.1 Giới thiệu sơ lược chi nhánh NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ được thành lập vào ngày 26 tháng 3 năm 1998 theo nghị định 53 của tổng giám đốc NHNNVN, là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHNN & PTNT tỉnh Thái Bình Thực hiện hoạt động huy động vốn, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng NHNH & PTNT huyện Quỳnh Phụ. .. chỉ tiêu trên đánh giá kết quả thu được sau mỗi lần cho vay đối với hộ sản xuất của ngân hàng và kết quả sử dụng vốn của khách hàng 1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất * Các yếu tố thuộc về ngân hàng Đây là một nhân tố lớn ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với HSX, Một số yếu tố chính thường tác động đến hiệu quả cho vay như: quy trình cho vay, cơ chế hoạt động của... các hộ nông dân nên trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng thì doanh số cho vay hộ sản xuất luôn chi m tỷ trọng lớn qua các năm, năm 2011 là 53,56% năm 2012 là 45,58% Cũng trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất thì nguồn vốn cho vay ngắn hạn tương đối lớn và tăng qua các năm Điều này có thể là do hộ nông dân vay vốn chủ yếu để sản xuất nông nghiệp, mà bản chất của sản xuất nông nghiệp là sản xuất. .. nhánh, bàn giao dịch, tổ lưu động cho vay tại xã Hiện nay mạng lưới của NHNN & PTNT Việt Nam cũng chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu vay của nông nghiệp Do đặc thù kinh doanh của hộ sản xuất đặc biệt là hộ nông dân có độ rủi ro cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác 1.2.2 Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng thương mại 1.2.2.1 Quan niệm về hiệu quả. .. vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ Chủ trương của Đảng và Nhà nước về cho vay hộ sản xuất và hộ nghèo với lãi suất ưu đãi là hợp với ý Đảng lòng dân Thực trạng vốn cho vay hộ sản xuất và hộ nghèo ở huyện Quỳnh Phụ đã góp phần rất đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo nhất, tăng trưởng kinh tế trong huyện Phần lớn vốn vay thì số đông các hộ SV: Đoàn Thị Nhung 31 NHB - 13110560... mạnh cho hoạt động của các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của họ cũng như sự ổn định sẽ kiềm chế lạm phát là những yếu tố tích cực cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng SV: Đoàn Thị Nhung 18 NHB - 13110560 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Phan Hồng Mai CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN QUỲNH... ro để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ sản xuất trong ngân hàng Bên cạnh đó, nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các hộ duy trì và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao mức sống của người dân 2.2.3 Tình hình thu hồi nợ hộ sản xuất Bảng 09: Tỷ lệ thu hồi nợ hộ sản xuất từ năm 2010 – 2012 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh số thu... trung, dài hạn hộ sản xuất để mở rộng sản xuất kinh doanh Cho vay trung dài hạn hộ sản xuất phải đạt cao hơn cho vay ngắn hạn thì hộ mới đủ vốn để cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho sản xuất, từ đó tạo cớ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn Theo đánh giá thì tỷ lệ này cần phải đạt tối thiểu 30% tổng dư nợ Tuy vậy, tỷ lệ này có thể cao, thấp tùy thuộc vào nhu cầu vốn trung , dài hạn tại địa phương . với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình. Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ, . QUỲNH PHỤ 19 2.1 Giới thiệu sơ lược chi nhánh NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ. 19 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ 48 KẾT. tài là nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Quỳnh Phụ. Vận dụng lý luận về những đặc trưng của hộ sản xuất, vận dụng những lý luận về cho vay hộ sản xuất