Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
915,56 KB
Nội dung
LOVEBOOK.VN | 1 - Trích đoạn CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC MỘT SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT SINH HỌC MỚI VÀ HAY Trích « CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC « do LOVEBOOK phát hành Câu 214. Cho thông tin sau nói về đột biến số lượng NST: 1. Sự kết hợp giữa loại giao tử n + 1 với giao tử n – 1 sẽ dẫn đến hình thành hợp tử bình thường. 2. Đột biến lệch bội xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể đột biến. 3. Sự không phân li của một hoặc một số NST tương đồng trong quá trình phân bào là một trong những nguyên nhân hình thành thể lệch bội. 4. Trong chọn giống có thể sử dụng lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST. 5. Thể đa bội chẵn thường có ít khả năng sinh sản hơn cơ thể bình thường. 6. Cơ thể có bộ NST càng gấp nhiều lần bộ đơn bội của loài thì tế bào càng to, cơ quan sinh dưỡng càng lớn. 7. Bộ NST càng gấp nhiều lần bộ đơn bội của loài thì khả năng tạo ra càng thấp. 8. Các cơ thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản nên được ứng dụng tạo cây ăn quả không hạt như dưa hấu, nho, bắp. Có bao nhiêu thông tin chính xác? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 215. Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể như sau: 1. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên nhiễm sắc thể. 2. Làm giảm hoặc làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. 3. Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết. 4. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động. 5. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. 6. Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên nhiễm sắc thể đó. Trong các hệ quả nói trên thì đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể có bao nhiêu hệ quả? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 216. Cho các thông tin: 1. Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào. 2. Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên nhiễm sắc thể. 3. Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể. 4. Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN. 5. Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể. 6. Xảy ra ở cả thực vật và động vật. Trong 6 thông tin nói trên thì những thông tin nào là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể và đột biến lệch bội? A. 1, 3 B. 2, 6 C. 4, 5 D. 1,4 Câu 217. Cho các nhận định về thực hành quan sát đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời: 1. Công việc đầu tiên trong việc quan sát trên tiêu bản là đặt tiêu bản lên kính hiển vi rồi quan sát mẫu vật. 2. Khi quan sát đột biến số lượng NST, người ta qua sát dưới vật kính 10x để quan sát sơ bộ sau đó mới chuyển sang quan sát dưới vật kính 40x. 3. Hóa chất oocxerin axetic là chất giúp nhuộm màu NST. 4. Trong cách tiến hành làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST, lúc đầu dùng bội giác lớn để xác định các tế bào, sau đó dùng bội giác nhỏ. Có bao nhiêu nhận định đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 218. Cho các nội dung sau: 1. Mã di truyền có tính phổ biến, tức tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền. 2. Theo cơ chế phiên mã, ADN polimeraza trược dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều từ 3’ đến 5’. LOVEBOOK.VN | 2 - Trích đoạn CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC 3. Khi đường lactozo bị phân giải hết thì protein ức chế không thể liên kết với vùng vận hành vì đã bị đường lactozo phá vỡ cấu trúc không gian của nó. 4. Mức độ có hại và có lợi của gen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như tùy thuộc vào tổ hợp gen. 5. Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ nhân lên và luôn luôn truyền lại cho thế hệ sau. 6. Lặp đoạn và chuyển đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. 7. Sự rối loạn trong quá trình phân li của một số NST là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lệch bội và đa bội. Có bao nhiêu nội dung chính xác? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 219. Cho các nội dung sau: 1. Gen có nhiều loại như gen điều hòa, gen cấu trúc,… trong đó các gen điều hòa là gen qui định các cơ quan có chức năng điều hòa các hoạt động của cơ thể. 2. Quá trình nhân đôi ADN tuân theo 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. 3. Riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’- 3’ có vai trò như giá đỡ phức hợp codon – anticodon. 4. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu là điều hòa phiên mã. 5. Tác nhân hóa học như tia tử ngoại (UV) có thể làm cho hai bazo timin trên cùng 1 ADN liên kết với nhau dẫn đến phát sinh đột biến gen. 6. Nuleoxom gồm 8 phân tử histon và được một đoạn ADN chứa 146 nucleotit, quấn quanh 1 3 4 vòng. 7. Sự tiếp hợp trao đổi chéo không cân giữa hai NST khác cặp tương đồng dẫn đến hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ. 8. Dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST của nhiều loài khác nhau trong một tế bào. Những nội dung đúng: A. 1, 2, 4, 5, 7, 8. B. 2, 3, 5, 6, 7, 8. C. 2, 3, 4, 5, 7, 8. D. 1, 3, 4, 6, 7, 8. Câu 220. Cho các trường hợp sau: (1) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotit. (2) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thêm 1 cặp nucleotit. (3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit. (4) Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axitamin (5) NST số 21 bị mất một đoạn gen nhỏ. (6) Cặp NST giới tính XY không phân li trong giảm phân I. Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen? A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 221. Ở một loài thực vật (2n = 6) có kiểu gen AaBbDd, xét các trường hợp sau: 1. Nếu cơ thể này giảm phân bình thường thì số giao tử có thể tạo ra là 8. 2. Khi giảm phân, ở một số tế bào cặp Aa không phân li ở giảm phân I, giảm phân II bình thường và các cặp khác giảm bình thường thì số loại giao tử tối đa có thể tạo ra là 16. 3. Khi giảm phân, ở một số tế bào cặp Aa không phân li ở giảm phân II, giảm phân I bình thường và các cặp Bb, Dd không phân li ở giảm phân I, giảm phân II bình thường thì số loại giao tử có thể tạo ra là 80. 4. Gây đột biến đa bội bằng consixin ở cơ thể này đã tạo ra các thể đột biến số lượng NST khác nhau, số thể đột biến có kiểu gen khác nhau có thể tìm thấy là 8. 5. Giả sử gây đột biến đa bội thành công tạo ra cơ thể tứ bội có kiểu gen AAaaBBbbDDdd, nếu đem cơ thể này tự thụ thì đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là ( 35 : 1 ) 3 Số trường hợp cho kết quả dự đoán là đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 222. Cho các phát biểu nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực: 1. Tất cả các gen trên NST đều được phiên mã nhưng với số lần không bằng nhau. 2. Sự phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào. 3. Không phải tất cả quá trình phiên mã đều trải qua giai đoạn hoàn thiện mARN. 4. Quá trình phiên mã thường tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành khác nhau từ 1 gen duy nhất. Những phát biểu đúng là: LOVEBOOK.VN | 3 - Trích đoạn CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC A. 1, 2 B. 2, 4 C. 3, 4 D. 1, 3 Câu 223. Cho các phát biểu sau: 1. Trong các dạng đột biến gen, dạng đột biến chuyển đoạn có vai trò quan trọng nhất. 2. Chiều tổng hợp của ARN polimeraza và chiều của mARN lần lượt là 5’ → 3’ và 3’ → 5’. 3. Vật chất di truyền của cơ thể sinh vật chưa có nhân có thể là ADN hoặc ARN. 4. Sự không phân li của nhiễm sắc thể giới tính ở ruồi giấm đực xảy ra ở lần phân bào 2 của giảm phân ở một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra các tinh trùng X, YY, O, Y, XX. Số phát biểu sai là: A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 224. Cho các phát biểu sau: 1. Một đột biến cấu trúc NST cũng có thể dẫn đến ung thư. 2. Một đột biến làm giảm sản phẩm của gen cũng có thể dẫn đến ung thư. 3. Đột biến gen tiền ung thư thành gen ung thư có thể gây ra do các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học. 4. Một đột biến thay thế cặp nucleotit dẫn đến sự thay đổi của 1 axit amin có thể dẫn đến ung thư. Những phát biểu đúng là: A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 1, 3. D. 1, 2, 3, 4. Câu 225. Cho các nhận định sau về đột biến số lượng NST: 1. Lai xa kèm đa bội hóa là phương thức hình thành loài chủ yếu ở thực vật. 2. Thể tam bội không thể tạo giao tử n đơn có khả năng thụ tinh do bất thụ. 3. Một số động vật như thằn lằn, cá hồi, giun đất là đa bội. 4. Đa bội có thể gặp ở động vật và thực vật với tần suất như nhau. 5. Cỏ Spartina dùng cho chăn nuôi bò sữa là ví dụ về thể tự đa bội. 6. Thể tam bội có thể tạo ra khi lai giữa thể lưỡng bội và tứ bội. Số nhận định đúng là: A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 226. Cho các phát biểu sau: 1. Đột biến thay thế cặp nu gây hậu quả nặng nhất khi làm xuất hiện bộ ba quy định mã kết thúc. 2. Đột biến gen làm cho gen tiền ung thư thành gen ung thư là đột biến gen lặn. 3. Acridin là tác nhân đột biến hóa học có thể gây đột biến dịch khung. 4. Thể n + 2 không phải là thể lệch bội. 5. Đột biến chuyển đoạn giúp làm tăng tính đa dạng của các nòi trong một loài. 6. Một thể khảm đa bội xuất hiện trên cây lưỡng bội do một hoặc một số tế bào. Số phát biểu đúng là: A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 227. Cho các phát biểu sau: 1. Ở người gen tổng hợp một loại mARN được lặp lại tới 200 lần là biểu hiện của điều hòa sau dịch mã. 2. Ung thư là bệnh do đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể gây nên, không chịu ảnh hưởng của môi trường. 3. Trong chu kì tế bào, thời điểm dễ xảy ra đột biến nhất là pha S. 4. Dạng đột biến thay thế có thể tự phát sinh tự phát trong tế bào. 5. Đột biến chuyển đoạn không làm thay đổi nhóm gen liên kết. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 228. Cho các nhận định sau: 1. Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết và mất khả năng sinh sản. 2. Nếu đoạn đảo trong đột biến đảo đoạn NST rơi vào các gen quan trọng thì sẽ ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của cá thể. 3. Trong đột biến mất đoạn, đoạn bị mất nếu không chứa tâm động sẽ bị tiêu biến. 4. Lặp đoạn có ý nghĩa đối với tiến hóa vì tạo ra các vật chất di truyền bổ sung, nhờ đột biến và chọn lọc tự nhiên có thể hình thành các gen mới. LOVEBOOK.VN | 4 - Trích đoạn CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC 5. Cùng với các cá thể chuyển đoạn dị hợp tử, các cá thể đảo đoạn dị hợp tử khi giảm phân nếu trao đổi chéo xảy ra tại vùng đoạn đảo cũng sẽ bán bất thụ. 6. Các cá thể đồng hợp tử mất đoạn thường bị chết, còn các cá thể mất đoạn dị hợp tử có thể chết do mất cân bằng gen hoặc gen lặn có hại biểu hiện. Những nhận định đúng là: A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3, 4, 5, 6. C. 2, 3, 5, 6. D. 1, 3, 5, 6 Câu 229. Cho các phát biểu sau: 1. Hậu quả của đột biến gen là vô hướng. 2. Đột biến gen đa số gây hại. 3. Đột biến vô nghĩa thường làm mất chức năng của protein. 4. Đột biến gen xảy ra ở trình tự intron thường gây hậu quả rất lớn. 5. Trình tự đột biến là: gen → tiền đột biến → đột biến. 6. Trong điều kiện nhân tạo, khi sử dụng tác nhân đột biến thì tần số đột biến sẽ được hạ xuống nhiều lần. Số phát biểu đúng là: A. 4 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 230. Cho hình vẽ sau và các nhận định: 1. Cả 8 dạng trên đều là đột biến cấu trúc NST. 2. (7) là dạng chuyển đoạn không tương hỗ. 3. Dạng (1) có thể gây nên hiện tượng giả trội. 4. Dạng (2) thường xảy ra do sự trao đổi chéo không cân ở kì đầu giảm phân 1. 5. Dạng (4) thường ít ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể. 6. Dạng (5) còn được gọi là chuyển vị. Số phát biểu đúng là: A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 LOVEBOOK.VN | 5 - Trích đoạn CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC Câu 83. Sau đây là một số đặc điểm của thường biến: (1) Là những biến đổi ở kiểu gen. (2) Là những biến đổi di truyền được qua sinh sản. (3) Là những biến đổi đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với môi trường. (4) Là những biến đổi đột ngột, gián đoạn về một hoặc một số tính trạng nào đó. (5) Là những biến đổi ở kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen. Có bao nhiêu đặc điểm là đúng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 84. Hiện tượng bất thụ đực xảy ra ở một số loài thực vật, nghĩa là cây không có khả năng tạo được phấn hoa hoặc phấn hoa không có khả năng thụ tinh. Gen qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất. Nhận xét nào sau đây về dòng ngô bất thụ đực là đúng? A. Cây ngô bất thụ đực nếu được thụ tinh bởi phấn hoa bình thường thì toàn bộ thế hệ con sẽ không có khả năng tạo ra hạt phấn hữu thụ. B. Cây ngô bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhụy của cây làm bố. C. Cây ngô bất thụ đực có khả năng sinh sản vô tính mà không thể sinh sản hữu tính do không tạo được hạt phấn hữu thụ. D. Cây ngô bất thụ đực không tạo được hạt phấn hữu thụ nên không có ý nghĩa trong công tác chọn giống. Câu 85. Những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến là: I. Thường biến là những biến dị kiểu hình còn đột biến là các biến đổi về kiểu gen. II. Thường biến phát sinh trong quá trình phát triển cá thể còn hầu hết đột biến lại xuất hiện ở các thế hệ sau. III. Thường biến xuất hiện do tác động của môi trường còn đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường. IV. Thường biến là biến dị không di truyền còn đột biến là những biến dị di truyền. V. Thường biến xuất hiện đồng loạt, định hướng còn đột biến xuất hiện cá thể, theo hướng không xác định Có bao nhiêu đặc điểm khác nhau nêu ra là đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 86. Cho hình ảnh về biến đổi hình dạng cây rau mác ở các tầng nước khác nhau và một số thông tin liên quan: (I) Hiện tượng kiểu hình của cây rau mác biến đổi theo độ sâu của nước là do thường biến. (II) Hiện tượng trên có thể liên quan đến sự biến đổi kiểu gen kéo theo sự thay đổi hình dạng lá của cây rau mác. (III) Không phải tất cả các cây rau mác ở cùng một tầng đều có hình dạng lá như nhau. (IV) Theo hình trên, ta thấy nếu càng xuống sâu thì thân cây càng dài ra và dạng lá hình mũi mác dần dần tiêu biến. (V) Giả sử hạt của cây mác có lá hình dải ở tầng nước thấp nhất trong hình đem đi gieo trồng trên cạn thì đời con thu được sẽ là những cây rau mác có dạng lá hình dải. (VI) Tập hợp các kiểu hình trên được gọi là mức phản ứng của kiểu gen qui định dạng lá của cây rau mác. Tổ hợp các thông tin đúng là: A. (I), (II), (V). B. (I), (III), (IV). C. (I), (IV), (V). D. (I), (IV), (VI). Câu 87. Trong những điều kiện thích hợp nhất, lợn Ỉ 9 tháng tuổi đạt 50kg, trong khi đó lợn Đại Bạch 9 tháng tuổi đạt 90kg. Kết quả này nói lên: A. Tính trạng cân nặng ở lợn Đại Bạch do nhiều gen chi phối hơn lợn Ỉ. B. Tính trạng cân nặng ở giống lợn Đại Bạch có mức phản ứng rộng hơn lợn Ỉ. C. Vai trò của môi trường trong việc quyết định cân nặng của lợn. D. Vai trò của kĩ thuật nuôi dưỡng trong việc quyết định cân nặng của lợn. Câu 88. Cho một số thông tin sau: (1) Loài đơn bội, đột biến gen trội thành gen lặn. LOVEBOOK.VN | 6 - Trích đoạn CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC (2) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XY. (3) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X. (4) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XO. (5) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen trên nhiễm sắc thể thường. (6) Loài lưỡng bội, đột biến gen lặn thành gen trội, gen nằm trên NST thường hoặc NST giới tính. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Số trường hợp biểu hiện ngay thành kiểu hình là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 89. Làm thế nào để phân biệt đột biến gen trên ADN của lục lạp ở thực vật làm lục lạp mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng với đột biến gen trên ADN trong nhân gây bệnh bạch tạng của cây? A. Trường hợp đột biến ngoài nhân sẽ gây hiện tượng lá có đốm xanh đốm trắng, đột biến trong nhân sẽ làm toàn thân có màu trắng. B. Trường hợp đột biến ngoài nhân gen đột biến sẽ không di truyền, đột biến trong nhân gen đột biến có thể di truyền được cho thế hệ tế bào sau. C. Trường hợp đột biến ngoài nhân gen đột biến sẽ di truyền, đột biến trong nhân gen đột biến không di truyền được cho thế hệ tế bào sau. D. Không thể phân biệt được. Câu 90. Cho sự biến đổi về chiều cao của cùng một giống lúa khi trồng ở các mực nước khác nhau: Mực nước (m) 0,1 0,2 0,5 0,7 1,0 1,2 Chiều cao cây (cm) 40 50 70 90 100 105 Sự tăng dần chiều cao của cây khi trồng ở mực nước càng sâu dần là do hiện tượng gì: A. Đột biến. B. Thường biến. C. Thích nghi kiểu gen. D. Sinh trưởng vượt mức giới hạn. LOVEBOOK.VN | 7 - Trích đoạn CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC Câu 91. Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng Sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng…. đã thay đổi làm cho kiểu gen của giống lúa X bị thay đổi theo. B. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất do môi trường sống ở các vùng có sự sai khác nhau. C. Năng suất thu được giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định. D. Tập hợp tất cả các kiểu hình về năng suất được gọi là mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất của giống lúa X. Câu 92. Tiến hành phép lai thuận nghịch trên một loài cây và thu được kết quả như sau: Phép lai thuận Phép lai nghịch P : ♀Cây lá đốm x ♂Cây lá xanh P : ♀Cây lá xanh x ♂Cây lá đốm F 1 : 100% số cây lá đốm F 1 : 100% số cây lá xanh Nếu lấy hạt phấn của cây F 1 ở phép lai nghịch thụ phấn cho cây F 1 ở phép lai thuận thì theo lí thuyết, thu được F 2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào và tính trạng lá của loài cây này di truyền theo qui luật nào? A. 100% số cây lá xanh, liên kết giới tính. B. 100% số cây lá xanh, di truyền ngoài nhân. C. 100% số cây lá đốm, di truyền ngoài nhân. D. 100% số cây lá đốm, phân li. Câu 93. Khi nói về sự liên quan giữa kiểu gen, kiểu hình về môi trường thì câu nào sai? A. Giữa kiểu gen với ngoại cảnh và kiểu hình có mối quan hệ phức tạp. B. Kiểu gen là tổ hợp tất cả các gen có tác động riêng rẽ độc lập nhau. C. Kiểu hình chịu ảnh hưởng của sự tác động giữa các gen và ngoại cảnh. D. Ngoài tác động giữa các gen alen, còn tác động tương hỗ các gen không alen quy định sự hình thành tính trạng. Câu 94. Một bệnh di truyền gây nên chứng động kinh ở người là do: A. Một đột biến điểm ở một gen nằm trong nhân làm cho các tế bào thần kinh không sản sinh đủ ATP nên các tế bào bị chết và các mô thần kinh bị thoái hóa. B. Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể làm cho các ti thể không sản sinh đủ ATP nên các tế bào bị chết và các mô bị thoái hóa. C. Một đột biến mất đoạn NST số 9 làm cho cơ thể không sản sinh đủ ATP nên các tế bào thần kinh bị chết và các mô bị thoái hóa. D. Một đột biến thay thế hai cặp nucleotit ở một gen nằm trong ti thể làm cho các ti thể không sản sinh đủ ATP nên các tế bào bị chết và các mô bị thoái hóa. Câu 95. Cho các ví dụ, có bao nhiêu ví dụ là hiện tượng thường biến ở sinh vật? (I) Số lượng hồng cầu tăng lên khi con người tham quan thắng cảnh trên núi. (II) Người bị bệnh phêninkêtô niệu nếu phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng bớt thức ăn có chứa phêninalanin thì họ có thể phát triển bình thường. (III) Hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng trồng ở các loại đất có độ pH khác nhau cho màu khác nhau. (IV) Thú ở các vùng xứ lạnh có bộ lông dày hơn các loài tương ứng ở vùng xứ nóng. (V) Một số loài cây như cây phong, xoan rụng lá vào mùa đông có tác dụng giảm sự thoát hơi nước qua lá. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 96. Cho các bước sau: (1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen. (2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen. (3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau. Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau: A. (1) → (2) → (3). B. (1) → (3) → (2). C. (3) → (1) → (2). D. (2) → (1) → (3). Câu 97. Khoảng cách từ gen A đến gen B bằng hai lần khoảng cách từ gen A đến gen C. Hai lần khoảng cách từ gen A đến gen D bằng ba lần khoàng cách từ gen A đến gen C. Trong các thứ tự dưới đây thì có bao nhiêu thứ tự là đúng? (1) CADB. (2) DCAB. (3) BDCA. (4) BCAD. (5) ABCD. (6) CBDA. (7) ABDC. (8) DBCA. A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 LOVEBOOK.VN | 8 - Trích đoạn CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC Câu 98. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Trội không hoàn toàn có thể quan sát thấy được trên cây hoa giấy vừa có hoa đỏ, vừa có hoa trắng. B. Hiện tượng tương tác cộng gộp gặp không nhiều trong cuộc sống. C. Trội không hoàn toàn và át chế bởi gen trội khác locut thực chất đều là tương tác gen. D. Các bệnh tật di truyền ở người không di truyền theo quy luật trội lặn không hoàn toàn. Câu 99. Nguyên nhân dẫn đến sự giống nhau về tỉ lệ phân li KG ở F 1 ; F 2 trong trường hợp lai một tính trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn đối với cùng một phép lai là: A. Không thể có sự giống nhau nào vì tỉ lệ phân li là khác nhau. B. Do cơ sở tế bào học giống nhau. C. Do quá trình giảm phân tạo giao tử giống nhau. D. Do quá trình thụ tinh xuất hiện số tổ hợp như nhau. Câu 100. Cho các hệ quả sau: 1. Bên cạnh các kiểu hình giống bố mẹ, còn có các KH khác bố mẹ. Những KH này được gọi là các biến dị tổ hợp. 2. Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp ở F 2 là kết quả của sự tổ hợp các cặp alen tương ứng của P qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. 3. Nếu biết được các gen quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập với nhau thì ta có thể dự đoán trước được các kết quả phân li KH ở đời sau. 4. Tính được xác suất cặp vợ chồng nào đó mắc một bệnh trên NST thường sinh ra đời con bị bệnh là bao nhiêu từ đó có thể tư vấn cho họ. 5. Lai hai dòng thuần chủng mang các gen tương phản để được đời con có ưu thế lai cao nhất. Số hệ quả có thể được suy ra từ các quy luật của Menden là: A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 LOVEBOOK.VN | 9 - Trích đoạn CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC Câu 15. Hình ảnh bên thể hiện phương pháp nào trong những phương pháp chọn, tạo giống thực vật: A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Nuôi cấy mô. C. Cấy truyền phôi. D. Lai tế bào trần. Câu 16. Để tạo giống lúa chiêm chịu lạnh, người ta lấy hạt phấn của lúa chiêm nuôi cấy trên môi trường nhân tạo trong điều kiện 8-10 o C. Dòng nào chịu lạnh được sẽ mọc, còn các dòng không chịu lạnh được thì sẽ không mọc lên thành cây. Giải thích nào là hợp lý cho thí nghiệm trên? A. Do hạt phấn của 1 cây có chung một kiểu gen, nên toàn bộ hạt phấn đều được chọn. B. Nhiệt độ là một tác nhân chọn lọc trong quá trình chọn lọc nhân tạo. C. Phương pháp này không tối ưu, do một số gen lặn cũng quy định việc chịu lạnh, khi đó, các gen trội tương ứng trong cặp alen sẽ át chế làm cho chúng không được biệu hiện, làm lãng phí vốn gen. D. Sau khi chọn lọc và tiến hành đa bội hóa sẽ tạo được dòng tế bào lưỡng bội thích ứng tốt với mọi điều kiện ngoại cảnh. Câu 17. Nếu dùng tác nhân đột biến tác động lên hạt phấn để gây ra đột biến, trường hợp nào chắc chắn rằng đột biến sẽ biểu hiện thành kiểu hình? A. Đem hạt phấn nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp. B. Đem hạt phấn cấy lên nhụy của cây cùng loài. C. Đem hạt phấn cấy lên nhụy của hoa trên cùng một cây. D. Đem nuôi hạt phấn, sau đó lai với tế bào sinh dưỡng của cây cùng loài. Câu 18. Nếu sử dụng gen quy định insulin của người và cấy vào tế bào vi khuẩn, nhận xét nào là đúng? A. Gen sẽ không được phiên mã do không có nguyên liệu phù hợp. B. Gen sẽ không được dịch mã do bộ mã di truyền không tương thích. C. Gen sẽ vẫn được phiên mã bình thường. D. Hoạt động gen sẽ bị rối loạn. Câu 19. Một gen có 2 alen, một nhà khoa học dùng kỹ thuật chuyển gen mang alen lặn vào trong vi khuẩn Ecoli, nhận định nào sau đây là đúng? A. Gen lặn sau khi chuyển không biểu hiện nên protein không được tổng hợp. B. Gen lặn sẽ không được biểu hiện do thiếu liều gen của alen còn lại. C. Gen lặn sẽ được phiên mã, riboxom của tế bào vi khuẩn dịch mã để tổng hợp protein tương ứng. D. Gen lặn không được biểu hiện thành tính trạng. Câu 20. Ưu điểm của kỹ thuật di truyền là: A. Có thể kết hợp thông tin di truyền của các loài rất xa nhau. B. Có thể sản xuất được các hóoc-môn cần thiết cho người với số lượng lớn. C. Sản xuất được các vacxin phòng bệnh trên qui mô công nghiệp. D. Tất cả đều đúng. Câu 21. Giả sử trong quá trình tạo cừu Đoly: - Trong nhân tế bào của cừu có cặp gen quy định màu lông gồm 2 alen, A màu đen trắng trội hoàn toàn so với a màu xám. - Trong tế bào chất của cừu có gen quy định màu mắt gồm 2 alen, B màu đen trội hoàn toàn so với b màu nâu. - Cừu cho nhân màu trắng (được tạo ra từ cừu mẹ màu trắng và cừu cha màu xám), có mắt màu đen. - Cừu cho trứng có màu xám, có mắt màu nâu. Có bao nhiêu phát biểu sai? (1) Không xác định được màu lông của cừu Đoly. (2) Không xác định được màu mắt của cừu Đoly. LOVEBOOK.VN | 10 - Trích đoạn CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC (3) Cừu Đoly sinh ra với lông màu trắng. (4) Cừu Đoly sinh ra với màu mắt đen. (5) Cừu Đoly được tạo ra từ nhân của cừu cho nhân và tế bào trứng của cừu cho trứng. (6) Cừu cho nhân có kiểu gen AaBb. (7) Cừu cho trứng có kiểu gen aabb. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 22. Đặc điểm của những cá thể cây lúa chịu lạnh được tạo ra từ phương pháp nuôi cấy hạt phấn: (1) Những cây lúa này có cùng kiểu gen. (2) Những cây lúa đều thuần chủng. (3) Những cây lúa có sức chịu lạnh ngang nhau nếu như cùng trong một giai đoạn sinh trưởng. (4) Những cây lúa có cùng số lượng alen trội trong kiểu gen. (5) Những cây lúa có sức chịu lạnh ngang nhau, kể cả khi chúng khác giai đoạn sinh trưởng. Những nhận xét đúng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23. Người ta hạt phấn của một cây có bộ NST lưỡng bội 2n=24, đem thụ phấn bằng phương pháp thụ nhồi với noãn của một cây có bộ NST 2n=12. Sau đó vì muốn cây lai này có thể sinh sản hữu tính, người ta tiến hành dùng consixin để đa bội hóa. Sau đó, vì muốn kết hợp dòng gen của cây song nhị bội trên với một cây khác, người ta lấy mô của cây song nhị bội, phá hủy thành xenlulozo rồi đi lai tế bào với rễ của cây mới có bộ NST 2n=72. Tế bào được tạo thành này được nuôi trong môi trường đặc biệt phát triển thành một cây. Đặc điểm của cây lai trên: A. Có bộ NST 6n=108 , cây này bất thụ. B. Có bộ NST 6n=144, cây này hữu thụ. C. Có bộ NST 6n=108, cây này hữu thụ. D. Có bộ NST 6n=144, cây này bất thụ. Câu 24. Mục đích của quá trình gây đột biến ở cây trồng và vật nuôi là: A. Tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống. B. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể. C. Làm tăng năng suất ở cây trồng và vật nuôi. D. Cả A, B, C. Câu 25. Quá trình phân loại các cá thể đã nhận được ADN tái tổ hợp, người ta thường sử dụng qua mấy tác nhân chọn lọc? A. Chỉ 1 tác nhân chọn lọc. B. Thường sử dụng 2 tác nhân chọn lọc. C. Không cần tác nhân chọn lọc nào do hiệu suất của quá trình chuyển gen là 100%. D. Tối đa là 1 tác nhân chọn lọc do quá trình chuyển ADN tái tổ hợp thường thành công với hiệu suất rất cao. Câu 26. Đặc điểm của cây lai được tạo thành từ phương pháp trên: A. Dị hợp mọi cặp gen. B. Đồng hợp mọi cặp gen. C. Có tỷ lệ dị hợp cao hơn cây lai được tạo ra từ phương pháp nuôi cấy hạt phấn. D. Thường được sử dụng làm giống do có đặc tính di truyền ổn định. Câu 27. Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu mà không bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là: [...]... của sinh vật với môi trường 3 Nghiên cứu cơ chế di truyền các tập tính bẩm sinh và thứ sinh 4 Nghiên cứu sự hình thành quần thể và sự biến động số lượng cá thể trong quần thể tự nhiên 5 Nghiên cứu sự chuyển hóa vật chất và năng lượng qua chuỗi và lưới thức ăn 6 Ứng dụng các hiểu biết về sinh thái học vào thực tiễn sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường, giáo dục dân số Số nhiệm vụ thuộc phạm vi của Sinh. .. đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi D Ở chân núi có số loài thực vật nhiều hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, có số lượng cá thể của một quần thể nhiều hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, tuy nhiên các cây ở chân núi thấp hơn và số cành cũng ít hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi Câu 74 Cho các tập hợp sinh vật sau: 1 Những con cá cùng sống trong một con sông... thể của một quần thể ít hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, các cây ở chân núi cao hơn và số cành cũng nhiều hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi C Ở chân núi có số loài thực vật ít hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, nhưng lại có số lượng cá thể của một quần thể nhiều hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, các cây ở chân núi cao hơn và số cành... xét Hỏi nhận xét nào sau đây là đúng? A Ở chân núi có số loài thực vật nhiều hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, có số lượng cá thể của một quần thể nhiều hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, các cây ở chân núi cao hơn và số cành cũng nhiều hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi B Ở chân núi có số loài thực vật nhiều hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, nhưng lại có số. .. người Câu 61 Cho sơ đồ và các nhận xét sau: (a) Số (1) còn gọi là người đứng thẳng (b) Số (3) còn gọi là người khéo léo (c) Số (4) đã tuyệt chủng (d) Số (3) đã biết sử dụng các công cụ chế tác và sử dụng công cụ bằng đá (e) Số (4) không là tổ tiên trực tiếp của loài người hiện nay (f) Số (3) đã biết sử dụng tiếng nói, họ sống thành bộ lạc và có văn hóa phức tạp (g) Số (2) đã có dáng đứng thẳng và giải... của loài Số phương án đúng là: A 4 B 1 C 2 D 3 Câu 86 Cho các nhóm sinh vật sau: 1 Những con chuột sống cùng ruộng lúa 2 Những con cá rô phi sống cùng một ao 3 Những con chim sống cùng một khu vườn 4 Những con mối cùng sống ở chân đê 5 Những con hổ cùng loài trong một vườn bách thú 6 Bèo nổi trên mặt Hồ Tây 7 Các cây mọc ven bờ hồ Số nhóm sinh vật không phải là quần thể là: A 4 B 3 C 5 D 6 Câu 87 Trong... con chuột cùng sống trong một đám lúa 4 Những con chim cùng sống trong một khu vườn 5 Những cây bạch đàn cùng sống trên một sườn đồi 6 Những con cá rô phi đơn tính trong hồ 7 Những cây mọc ở ven bờ hồ 8 Những con hải âu cùng làm tổ ở một vách núi 9 Những con sơn dương đang uống nước ở một con suối 10 Ếch và nòng nọc của nó ở trong ao Số tập hợp sinh vật là quần thể là: A 5 B 8 C 6 D 7 Câu 75 “Khi trồng... ứng dụng của quy luật sinh thái cơ bản nào? A Quy luật giới hạn sinh thái B Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường C Quy luật tác động tổng hợp các nhân tố sinh thái D Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái LOVEBOOK.VN | 18 - Trích đoạn CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC Câu 76 Cho các hiện tượng sau: 1 Hai con sói đang săn một con lợn rừng 2 Những... cư từ bắc sang nam vào mùa đông Số hoạt động là nhịp sinh học là? A 8 B 6 C 5 D 7 Câu 94 Cho ví dụ: cây sống theo nhóm chịu đựng bão và hạn chế thoát hơi nước tốt hơn cây sống riêng rẽ Trong các hiện tượng sau, có bao nhiêu hiện tượng nào tương tự với ví dụ trên? 1 Nhiều con quạ cùng loài tranh nhau xác một con thú 2 Hổ đuổi bắt một bầy sơn dương 3 Một con linh cẩu không hạ được một con trâu rừng nhưng... dục A 3 B 5 C 4 D 2 LOVEBOOK.VN | 22 - Trích đoạn CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC Câu 98 Ở những loài sinh vật sống trong nước, những quần thể khác nhau trong một loài sống ở những môi trường có hàm lượng oxi khác nhau thường có tổng diện tích các lá mang (của cơ thể) thay đổi thích ứng để bảo đảm sự hô hấp Giả sử trong một loài có 4 quần thể A, B, C, D với tổng diện tích lá mang . CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC MỘT SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT SINH HỌC MỚI VÀ HAY Trích « CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC « do LOVEBOOK phát hành Câu 214 kiến thức sinh học, một số em đã đưa ra một số nhận xét. Hỏi nhận xét nào sau đây là đúng? A. Ở chân núi có số loài thực vật nhiều hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, có số lượng cá thể của một quần. học vào thực tiễn sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường, giáo dục dân số. Số nhiệm vụ thuộc phạm vi của Sinh thái học : A. 5 B. 4 C. 6 D. 3 Câu 78. Cho một số đặc điểm về kiểu phân bố đều