CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁI PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2003-2010 CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1 : Biểu tồng hợp trái phiếu chính phủ giai đoạn 2003-2010
Bảng 2 : Biểu tổng hợp các công trình giao thông giai đoạn 2003-2010
Bảng 3 : Biểu tổng hợp các công trình thủy lợi giai đoạn 2003-2010
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu của tôi, không sao chépcác chuyên đề khác, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỉluật của khoa và nhà trường đề ra
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì đòi hỏi cầnhuy động nhiều nguồn lực Các nguồn lực bao gồm như vốn, lao động, khoa họccông nghệ, tài nguyên thiên nhiên và vốn chính là một trong số những nguồn lực
cơ bản nhất Hiện nay thì đất nước ta còn nhiều khó khăn, nguồn lực còn nhiềuhạn chế mà nhu cầu đầu tư lại rất cao, chính vì thế mà một khi nắm giữ vốn trongtay thì phải làm sao sử dụng cho thật hiệu quả Trong tất cả các nguồn vốn mànước ta đang sử dụng thì nguồn vốn trái phiếu Chính phủ có tầm quan trọng nhất,tuy nhiên trong quá trình thực tập nhận thấy việc sử dụng vốn trái phiếu Chínhphủ còn có nhiều bất cập và chưa hiệu quả nên em quyết định chọn đề tài :
”Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010” để nghiên cứu Lựa chọn đề tài này sẽ đưa ra được
một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ tốt hơntrong giai đoạn này và có thể sử dụng cho các giai đoạn sau
Là một sinh viên thực tập chuẩn bị ra trường, tầm hiểu biết, nhìn nhậnviệc sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ còn có giới hạn, nhưng được sự giúp đỡcủa Ths Trần Mai Hoa và các cán bộ ở Vụ đầu tư-Bộ tài chính nên em đã hoànthành tốt đề tài của mình
Trang 4Kết cấu đề tài gồm 3 chương :
CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁI PHIẾU VÀTRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRÁI PHIẾUCHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2003-2010
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐNTRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
Trang 5CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁI PHIẾU VÀ
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ1.1 Trái phiếu
1.1.1 Khái niệm
Trái phiếu là một công cụ nợ do các cơ quan công quyền, các công ty đanghoạt động phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường, trong đó các trái chủ đượccam kết sẽ thanh toán cả gốc và lãi trong một thời hạn nhất định
Về bản chất, phát hành trái phiếu chính là một hình thức vay nợ Người mua
và sở hữu trái phiếu được gọi là trái chủ chính là chủ nợ của đơn vị phát hành Tráichủ được hưởng các quyền và lợi ích của một chủ nợ Họ sẽ được ưu tiên thanh toántiền lãi và hoàn trả tiền gốc khi đơn vị giải thể hoặc phá sản Thời gian đáo hạn củatrái phiếu là hữu hạn Chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ bao gồm các công ty
cổ phân mà còn bao gồm các loại hình doanh nghiệp khác Ngoài ra, Chính phủtrung ương và chính quyền địa phương cũng phát hành trái phiếu để huy động vốntrên thị trường
Tiền lãi trái phiếu thường là ổn định so với mệnh giá Người ta thường xếptrái phiếu vào loại chứng khoán có thu nhập ổn định Lãi suất của các loại trái phiếutại các thời điểm khác nhau phụ thuộc vào cung cầu vốn trên thị trường
Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sáchcủa Ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụt ngân sách của Chính phủ và phươngthức tài trợ thâm hụt đó Lãi suất trái phiếu cũng phụ thuộc vào mức độ rủi ro củamỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quyđịnh lãi suất của mỗi trái phiếu Rủi ro càng lớn thì lãi suất càng cao Thời gian đáohạn của trái phiếu cũng ảnh hưởng đến lãi suất Nếu trái phiếu có mức rủi ro nhưnhau, thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao
1.1.2 Phân loại trái phiếu
1.1.2.1 Căn cứ vào hình thức thể hiện
Trang 6Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ ,cả trên chứng chỉcũng như trên sổ sách của người phát hành Những phiếu trả lãi đính theo tờ chứngchỉ, và khi đến hạn trả lãi, người nắm giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới ngânhàng nhận lãi Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới ngânhàng để nhận lại khoản cho vay.
Trái phiếu ghi danh: là trái phiếu co ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trênchứng chỉ và trên sổ của người phát hành Hình thức ghi danh có thể chỉ được thựchiện cho phàn vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộn, cả gốc lẫn lãi Dạng ghidanh toàn bộ mà đang phổ biến là hình thức ghi sổ Trái phiếu ghi sổ hoàn toànkhông có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địachỉ của chủ sỡ hữu trên máy tính
1.1.21 Theo chủ thể phát hành
+ Trái phiếu Chính phủ
Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN, Chính phủ các nước thường pháthành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư và các tổ chứckinh tế xã hội Chính phủ một quốc gia luôn được xem là nhà phát hành có uy tínnhất trên thị trường Như vậy, có thể khái quát Trái phiếu Chính phủ là công cụ vay
nợ dài hạn do Chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tàitrợ cho các công trình công ích, hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ Trái phiếu Chínhphủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tínhthanh khoản cao Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu Chính phủ thường đượcxem là lãi suất chuẩn để làm căn cự ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác cócùng kì hạn
Trái phiếu Chính phủ có nhiều loại khác nhau, nếu căn cứ vào kỳ hạn và mụcđích phát hành thì TPCP được chia thành: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tráiphiếu công trình TW, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ, công trái xây dựng tổquốc
+ Trái phiếu doanh nghiệp
Trang 7Trái phiếu doanh nghiệp là các trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành đểvay vốn dài hạn Trái phiếu doanh nghiệp có đặc điểm là : trái chủ được trả lãi định
kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vào công việc của công ty.Nhưng cũng có loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ, người mua được muadưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại đúng mệnh giá Khi công ty giải thểhoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu Trái phiếu doanhnghiệp có thể có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảocho khoản vay Trái phiếu doanh nghiệp bao gồm những loại sau : trái phiếu có đảmbảo và trái phiếu không đảm bảo
- Trái phiếu đảm bảo là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấp
cụ thể , thường là các bất động sản và các thiết bị Người nắm giữ trái phiếu nàyđược bảo vệ ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi
nợ đối với một tài sản cụ thể
- Trái phiếu không đảm bảo(trái phiếu tín chấp) là trái phiếu không được đảmbảo bằng tài sản mà được đảm bảo bằng uy tín của đơn vị phát hành Nếu công ty bịphá sản, các trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ cóbảo đảm, nhưng trước cổ đông
Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyềnchuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành Tuỳ theo quy định,việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc chỉ vào nhữngthời điểm cụ thể xác định Ngoài ra, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể đượcgắn kèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của mộtbên nào đó như:
- Trái phiếu có thể mua lại : cho phép người phát hành mua lại chứng khoántrước khi thấy cần thiết Đặc tính này có lợi cho người phát hành song lại bất lợi chongườ đầu tư, nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những tráiphiếu khác có cùng kì hạn
- Trái phiếu có thể bán lại : cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyềnbán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn Quyền chủ động
Trang 8trong trường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thểthấp hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn.
- Trái phiếu có thể chuyển đổi cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổitrái phiếu thành cổ phiếu phổ thông, tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ trởthành người chủ sở hữu của công ty Loại trái phiếu này thuộc vào nhó hàng háochứng khoán có thể chuyển đổi
1.1.3 Đặc điểm của trái phiếu
Trái phiếu là loại hình chứng khoán nợ, bất kỳ một loại trái phiếu nào cũngmang những đặc điểm sau :
1.1.3.1 Tính rủi ro của trái phiếu
Trái phiếu nào cũng có tính rủi ro, mức độ cao hay thấp thì hoàn toàn phụthuộc vào tính chất, đặc thù của từng loại trái phiếu Thường thì người đầu tư vàotrái phiếu đều trông chờ vào tiền lãi mà không tham gia trực tiếp vào quá trình quản
lý của nhà phát hành trái phiếu Tuy nhiên, trước lúc đầu tư vào trái phiếu họ cũngphi so sánh, cân nhắc giữa tiền lời thu được từ lãi trái phiếu với lợi nhuận thu được
từ việc đầu tư vào các lĩnh vực khác Khi nền kinh tế có những biến động tiêu cựcnhư tỷ lệ lạm phát, lãi suất thị trường cao, kinh tế khủng hoảng thì những yếu tốnày cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến rủi ro trong việc đầu tư vào tráiphiếu Khi trái phiếu được lưu hành giá của trái phiếu được hình thành trên thịtrường do cung và cầu quyết định Rủi ro đối với đầu tư vào trái phiếu thể hiện trênhai khía cạnh đó là: Khi lãi suất thị trường tăng làm cho giá trái phiếu giảm điều này
nh hưởng trực tiếp đến lợi tức đầu tư vào trái phiếu và trong trường hợp thị trườngthiếu tính thanh khon thì việc chuyển đổi trái phiếu ra tiền mặt sẽ gặp nhiều khókhăn
Các loại TP khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau Cụ thể, TPCP có mức độrủi ro thấp nhất vì nguồn vốn thanh toán TPCP khi đến hạn được NSNN đảmbảo, trái phiếu chính quyền địa phương thì được đảm bảo bằng ngân sách của địaphương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp nhà phát hành không
có khả năng trả nợ thì Chính phủ sẽ hỗ trợ, trong khi đó trái phiếu công ty thì có
Trang 9mức độ rủi ro cao hẳn vì nguồn vốn đảm bảo thanh toán các khoản nợ phụ thuộcnhiều vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ thể phát hành.
1.1.3.2 Khả năng sinh lời của trái phiếu
Trái phiếu là chứng chỉ vay nợ của Chính phủ hoặc của công ty, khi đầu tưvào trái phiếu tức là nhà đầu tư sẽ thu lại được một khoản lợi tức mong đợi trongtương lai Thông thường đối với các loại trái phiếu có các khoản lợi tức sau:
- Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất trái phiếu thường được ghi trên chứng chỉtrái phiếu hoặc người phát hành công bố, lãi suất danh nghĩa có tính ổn định cao vì
tỷ lệ lãi suất trái phiếu và mệnh giá là cố định trong một kỳ hạn
- Lãi suất hoàn vốn hiện hành: Được hình thành khi mua bán trái phiếu trênthị trường và nó là số đo gần đúng với lãi suất hoàn vốn, khi giá mua (hoặc bán) tráiphiếu bằng mệnh giá thì lãi suất hoàn vốn hiện hành chính bằng lãi suất hoàn vốn,nghĩa là giá trái phiếu càng gần với mệnh giá thì lãi suất hoàn vốn hiện hành cànggần với lãi suất hoàn vốn Như vậy, lãi suất hiện hành biến động cùng chiều với lãisuất hoàn vốn
Nếu lãi suất thị trường tăng sẽ làm sụt giảm giá trái phiếu, dẫn đến tình trạngthua lỗ về vốn đối với những trái phiếu mà thời gian đến ngày đáo hạn dài hơn thờigian lưu giữ trái phiếu Lãi suất thị trường tăng quá cao có thể dẫn đến tình trạng lỗvốn quá lớn, khi mức lỗ về vốn cao hơn mức lãi suất hiện hành ban đầu thì lãi suất
kỳ hạn của trái phiếu trở thành lãi suất âm Lãi suất thị trường giảm sẽ làm cho giátrái phiếu tăng lên và sẽ có mức lời về vốn đối với những trái phiếu mà thời gian đếnngày đáo hạn dài hơn thời gian lưu giữ trái phiếu
1.1.3.3 Tính thanh khoản của trái phiếu
Đó chính là khả năng chuyển đổi trái phiếu thành tiền mặt, mỗi một loại tráiphiếu có khả năng thanh khoản khác nhau TPCP thông thường có tính thanh khoảncao hơn so với các loại trái phiếu khác Tín phiếu kho bạc là loại TPCP có tínhthanh khoản cao nhất bởi vì kỳ hạn của nó ngắn (dưới 1 năm), nó là một trongnhững công cụ quan trọng của thị trường tiền tệ Tín phiếu kho bạc cũng là một yếu
tố cấu thành khối lượng tiền trong quá trình lưu thông, nó được mua bán trên thị
Trang 10trường vốn còn TPKB thường có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, do vậy tín thanh khoảncủa TPKB thấp hơn tín phiếu kho bạc, TPKB được giao dịch trên thị trường thứ cấp,trong quá trình này NHTW cũng tham gia với vai trò là chiết khấu ngắn hạn cáccông cụ nợ dài hạn, vì thế mà TPKB cũng là một công cụ nợ có tính thanh khoảnkhá cao.
TPCP chính quyền địa phương, trái phiếu do cơ quan Chính phủ phát hành cótính thanh khoản thấp hơn tín phiếu kho bạc và trái phiếu kho bạc Thông qua việcnắm bắt được đặc điểm chung của trái phiếu và các đặc điểm riêng của từng loại tráiphiếu nó giúp cho các nhà đầu tư trong việc ra quyết định khi tham gia đầu tư vàothị trường đầy hấp dẫn và rủi ro này
1.1.4 Các yếu tố cơ bản của trái phiếu
Có nhiều loại trái phiếu khác nhau, nhưng các loại trái phiếu đều có chungnhững yếu tố chủ yếu sau :
1.1.4.1 Mệnh giá của trái phiếu
Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trịđược ghi trên trái phiếu, giá trị này được coi là số vốn gốc Mệnh giá trái phiếu làcăn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả Mệnh giá cũngthể hiện số tiền người phát hành phi hoàn trả khi trái phiếu đến hạn
1.1.4.2 Lãi suất danh nghĩa
Lãi suất trái phiếu thường được ghi trên trái phiếu hoặc người phát hànhcông bố được gọi là lãi suất danh nghĩa Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phầntrăm (%) với mệnh giá của trái phiếu và cũng là một căn cứ để xác định lợi tức củatrái phiếu Lãi suất trái phiếu là một trong những yếu tố căn bản nhất của trái phiếu,
đó là tiêu điểm quan tâm của nhà đầu tư, do vậy, nó có ảnh hưởng nhiều đến giá củatrái phiếu Lãi suất trái phiếu phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như thời hạn của tráiphiếu, chỉ số lạm phát và những biến động khác của thị trường
1.1.4.3 Thời hạn của trái phiếu
Là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trảtiền vốn lần cuối Ngày mà khoản vốn gốc trái phiếu được thanh toán lần cuối được
Trang 11gọi là ngày đáo hạn của trái phiếu Có nhiều cách phân loại kỳ hạn trái phiếu khácnhau, trên thực tế người ta thường phân ra các loại kỳ hạn sau: Trái phiếu ngắn hạn(có kỳ hạn dưới một năm); trái phiếu trung hạn (có kỳ hạn từ 1 đến 5 năm), tráiphiếu dài hạn (có kỳ hạn từ 5 năm trở lên).
1.1.4.4 Kỳ trả lãi
Là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu Tạinhiều nước, lãi suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãitrái phiếu thường được thực hiện 6 tháng một lần
+ Giá phát hành thấp hơn mệnh giá
+ Giá phát hành cao hơn mệnh giá
1.2 Trái phiếu Chính phủ
1.2.1 Khái niệm
Trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khoán nợ, do Chính phủ phát hành cóthời hạn, mệnh giá, lãi suất và xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối vớingười sở hữu trái phiếu, TPCP là tên gọi chung của các loại trái phiếu do KBNNphát hành và trái phiếu chính quyền địa phương, các cơ quan được Chính phủ chophép phát hành và được Chính phủ bảo lãnh
Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là loại chứng khoán nợ do doanh nghiệpphát hành nhằm huy động vốn cho các công trình theo chỉ định của Thủ tướngChính phủ, được Chính phủ cam kết trước các nhà đầu tư về việc thanh toán đúngthời hạn của tổ chức phát hành Trường hợp tổ chức phát hành không thực hiện
Trang 12được nghĩa vụ trả gốc và lãi khi đến hạn thì Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm trả nợthay cho tổ chức phát hành.
Trái phiếu Chính quyền địa phương là một loại chứng khoán nợ, do Ủy bannhân dân cấp tỉnh phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi suất xác nhận nghĩa vụtrả nợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với người nắm giữ trái phiếu
1.2.2 Các đặc điểm của trái phiếu Chính phủ
Chủ thể phát hành trái phiếu là : Chính phủ, các doanh nghiệp được Chínhphủ bảo lãnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Trái phiếu được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ tự
do chuyển đổi Đồng tiền sử dụng để thanh toán trái phiếu phải cùng loại với đồngtiền lúc phát hành Trái phiếu được phát hành dưới dạng chứng chỉ hay bút toán ghi
sổ có tên hoặc không ghi tên Mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng, được quy định cụthể theo từng đợt phát hành do Bộ trưởng Bộ tài chính quy đinh
Đối tượng mua là các tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam sống ởnước ngoài, các tổ chức, cá nhân người nước ngoài làm việc và sinh sống hợp pháptại Việt Nam Đối với các tổ chức Việt Nam không được dùng nguồn kinh phí củaNhà nước để mua trái phiếu
1.2.3 Mục đích của việc phát hành trái phiếu
Mục đích của việc phát hành trái phiếu Chính phủ là nhằm huy động vốn để
bù đắp thiếu hụt NSNN, đầu tư xây dựng các công trình, dự án trọng điểm hoặc đểxây dựng, thực hiện các chương trình mục tiêu của Chính phủ Nguồn thanh toántrái TPCP chủ yếu lấy từ NSNN hoặc nguồn vốn thu hồi trực tiếp từ các công trình
đã phát hành TPCP để đầu tư xây dựng mang lại Do vậy, TPCP có tính an toàn cao,tính rủi ro thấp bởi vì nó sử dụng chủ yếu nguồn vốn NSNN để chi trả nợ
Đối với các loại trái phiếu do KBNN phát hành, trái phiếu chính quyền địaphương nguồn vốn thanh toán được đảm bảo bằng vốn NSNN, còn đối với các loạitrái phiếu do các cơ quan khác được Chính phủ cho phép phát hành nguồn vốn thanhtoán được lấy trực tiếp từ nguồn thu của các chương trình, dự án đó mang lại, trong
Trang 13trường hợp nếu các cơ quan được Chính phủ cho phép phát hành không có đủ khảnăng thanh toán các khoản nợ thì Chính phủ sẽ đứng ra trả nợ.
1.2.4 Phân loại trái phiếu Chính phủ
1.2.4.1 Tín phiếu kho bạc
Tín phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kì hạn dưới một năm doKho bạc Nhà nước phát hành nhằm phát triển thị trường tiền tệ và huy động vốn để
bù đắp những thâm hụt tạm thời của ngân sách Nhà nước trong năm tài chính
Tín phiếu kho bạc được phát hành theo phương thức đấu thầu, nên khốilượng và lãi suất tín phiếu kho bạc được hình thành sau khi đấu thầu Bộ tài chính
có thể ủy thác cho Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại Nhà nước pháthành, thanh toán tín phiếu kho bạc
Tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc bao gồm các tổ chức tín dụng hoạt độngtheo Luật tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư hợppháp tại Việt Nam và các chi nhánh của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.Nếu lượng phát hành đấu thầu không hết thì Ngân hàng Nhà nước có thể mua phầncòn lại
Toàn bộ khoản vay từ tín phiếu kho bạc được tập trung ở ngân sách trungương để sử dụng theo quy định Luật ngân sách Nhà nước Ngân sách trung ươngphải đảm bảo nguồn thanh toán gốc, lãi tín phiếu kho bạc và toàn bộ chi phí cho tổchức nhận ủy thác phát hành
1.2.4.2.Trái phiếu kho bạc
Trái phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kì hạn một năm trở lên doKho bạc nhà nước phát hành để huy động vốn bù đắp thiêu hụt ngân sách Nhà nướctheo dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội quyết định
Trái phiếu kho bạc được bán lẻ qua hệ thống kho bạc Nhà nước hay qua cácđại lý, thị trường tiền tệ Trái phiếu được bán cho các cá nhân, tổ chức, các doanhnghiệp trong và ngòai nước hợp pháp
Trang 14Lãi suất trái phiếu kho bạc do Bộ trưởng bộ tài chính quyết định trên cơ sởthực tế của thị trường tài chính hiện tại Trong trường hợp đấu thầu thì lãi suất dựavào kết quả đấu thầu.
Khi đáo hạn thì kho bạc Nhà nước hay các tổ chức nhận ủy thác của Bộ tàichính để thanh toán phần gốc và lãi cho các chủ sở hữu trái phiếu
1.2.4.3.Trái phiếu công trình trung ương
Trái phiếu công trình trung ương là loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn từmột năm trở lên do kho bạc Nhà nước phát hành, nhằm huy động vốn theo quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ cho các dự án thuộc vốn đầu tư của ngân sách trungương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn trong năm
Trái phiếu này chỉ phát hành khi sử dụng cho công trình nằm trong danh mụcđầu tư trọng điểm hàng năm của Chính phủ Phương án phát hành trái phiếu, kếhoạch sử dụng vốn vay và phương án hoàn trả nợ vay khi đến hạn được thực hiệntheo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề án do Bộ tài chính xâydựng
Trái phiếu loại này được phát hành qua phương thức bán lẻ của Kho bạc Nhànước, đấu thầu hay bảo lãnh phát hành Lãi suất trái phiếu công trình trung ương do
Bộ tài chính quyết định trên cơ sở tình hình tài chính tại thời điểm phát hành Trongtrường hợp đấu thầu thì lãi suất được quyết định bởi lãi suất thắng thầu
Các khoản vay từ trái phiếu công trình trung ương được tập trung ở ngânsách trung ương để chi cho các công trình đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.Ngân sách trung ương đảm bảo việc thanh toán gốc và lãi cho người nắm giữ tráiphiếu
1.2.4.4.Trái phiếu đầu tư
Trái phiếu đầu tư là trái phiếu Chính phủ có kì hạn một năm trở lên do các tổchức Nhà nước, các tổ chức tài chính tín dụng được Thủ tướng Chính phủ chỉ định
để phát hành nhằm huy động vốn để đầu tư theo chính sách của Nhà nước
Trái phiếu này được phát hành riêng cho từng mục tiêu kinh tế, tổng mứcphát hành không được vượt quá chỉ tiêu được Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ
Trang 15phê duyệt cho từng mục tiêu cụ thể hay từng năm cụ thể Phương án phát hành được
Bộ tài chính thẩm định, mức phát hành, thời điểm phát hành, mệnh giá, kì hạn củatrái phiếu do tổ chức phát hành kết hợp với Bộ tài chính thực hiện, Bộ trưởng Bộ tàichính quy định lãi suất trần của trái phiếu trên cơ sở thị trường tài chính và nhu cầuhuy động vốn, trong trường hợp đấu thầu thì lãi suất được sử dụng theo lãi suấtthắng thầu và không được vượt lãi suất trần
Tiền thu từ việc phát hành trái phiếu được theo dõi riêng và chỉ được sử dụngcho các mục tiêu kinh tế mà Thủ tướng quyết định Tổ chức phát hành có tráchnhiệm thanh toán gốc lãi các trái phiếu đã phát hành đến hạn thanh toán và các chiphí liên quan đến việc tổ chức phát hành và thanh toán Ngân sách Nhà nước thanhtoán một phần hay toàn bộ trái phiếu hoặc cấp bù chênh lệch lãi suất cho tổ chứcphát hành theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với từng mục tiêu kinh tế
cụ thể
1.2.4.5.Trái phiếu ngoại tệ
Trái phiếu ngoại tệ là một loại trái phiếu Chính phủ có kì hạn một năm trởlên do Bộ tài chính phát hành cho các mục tiêu chỉ định của Thủ tướng Chính phủ
Trái phiếu được phát hành bằng đồng tiền là ngoại tệ tự do chuyển đổi, cácloại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu sử dụng do Bộ trưởng Bộ tài chính quyết định
Trái phiếu ngoại tệ được bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước hoặc đấuthầu qua hệ thông Ngân hành Nhà nước Được phát hành theo từng đợt, Bộ tài chínhxây dựng phương án phát hành cụ thể do Thủ tướng Chính phủ quyết định Khốilượng và cơ cấu phát hành mỗi đợt phải phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn theo cácmục tiêu chỉ định của Thủ tướng Bộ trưởng Bộ tài chính quyết định thời gian, đồngtiền phát hành, lãi suất, kì hạn, mệnh giá của trái phiếu ngoại tệ
Ngoại tệ thu được từ các đợt phát hành sử dụng cho các mục tiêu mà Thủtướng Chính phủ quyết định Ngân sách Nhà nước thanh toán gốc và lãi trái phiếukhi đến hạn, trường hợp ngoại tệ thu được từ việc phát hành trái phiếu được bán choNgân hàng Nhà Nước để dự trữ ngoại hối thì Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm
Trang 16bán lại cho Bộ tài chính để thanh toán gốc và lãi khi đến hạn Bộ tài chính quy địnhmức phí phát hành và thanh toán trái phiếu ngoại tệ.
1.2.4.6 Công trái xây dựng Tổ quốc
Công trái xây dựng tổ quốc do Chính phủ phát hành nhằm huy động nguồnvốn trong nhân dân để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và cáccông trình thiết yếu khác phục vụ sàn xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật chođất nước
Công trái xây dưng Tổ quốc được phát hành theo quy định của Ủy banthường vụ Quốc hội về phát hành công trái xây dựng Tổ quốc
Việc mua công trái được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện Nhà nước đảmbảo giá trị công trái và bảo hộ quyền sở hữu các quyền và lợi ích hợp pháp củangười sở hữu công trái
1.2.5 Trách nhiệm của các Bộ ngành, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
A Bộ Kế hoạch đầu tư
Thông báo giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ đến từng Bộ và địaphương về tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ, tổng mức vốn trái phiếu Chínhphủ theo ngành, lĩnh vực do Bộ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quảnlý; danh mục dự án sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn tráiphiếu Chính phủ hàng năm của các dự án đã có trong danh mục để làm căn cứcho việc huy động trái phiếu Chính phủ trong năm, trình Thủ tướng Chính phủxem xét, quyết định
Định kỳ 3 tháng, hàng năm và đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ tìnhhình thực hiện đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ
Chủ trì cùng Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan giám sát việc phân bổnguồn vốn của các Bộ, địa phương đảm bảo đúng mục đích, đối tượng và nguyêntắc bố trí vốn; trình Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề phát sinh vượt quáthẩm quyền trong quá trình thực hiện
B Bộ tài chính
Trang 17Tổ chức thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch và tiến độthực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Thực hiện hạch toán, quyết toán nguồn vốn huy động từ trái phiếu Chínhphủ và việc sử dụng nguồn vốn này; tổ chức quản lý, cấp phát, thanh toán, quyếttoán vốn đầu tư các dự án theo đúng quy định
Định kỳ 3 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình huy động và việccấp phát, thanh toán vốn đầu tư cho các công trình
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan trình Thủtướng Chính phủ xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện
C Ngân hàn Nhà nước Việt Nam
Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu Chínhphủ qua hệ thống ngân hàng
Tổ chức mua lại nguồn ngoại tệ thu được từ việc phát hành trái phiếu bằngngoại tệ để bổ sung dự trữ ngoại hối của Nhà nước và bán ngoại tệ cho Bộ Tàichính để thanh toán tiền gốc và lãi trái phiếu bằng ngoại tệ khi đến hạn
D Các Bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốcphòng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sau khi nhận được thông báo giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ,triển khai việc phân bổ nguồn vốn trên cho từng công trình, dự án theo thứ tự vànguyên tắc nêu tại Điều 3, 4 Quyết định này
- Chỉ bố trí vốn cho các dự án đã có đủ các thủ tục đầu tư theo đúng cácquy định về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành
- Trường hợp không đủ nguồn để bố trí cho công trình, dự án thì phải giãntiến độ sau năm 2010 hoặc sử dụng nguồn vốn khác để triển khai
- Đăng ký phương án phân bổ vốn đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tàichính để theo dõi và cấp phát thanh toán
- Đối với đường giao thông ô tô đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô,ngoài nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các địa phương cần bố trí ngân sách địaphương và huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác, kể cả việc huy động từđóng góp của cộng đồng dân cư để đầu tư
Trang 18Hàng năm đề xuất nhu cầu về mức vốn trái phiếu Chính phủ vào kỳ báocáo kế hoạch gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp nhu cầu vốncủa các công trình, dự án đã có trong danh mục làm căn cứ huy động trái phiếuChính phủ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Hàng quý báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của các dự án sử dụngnguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đểtổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ
Các Bộ, địa phương sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ phải tập trungchỉ đạo tổ chức thực hiện khẩn trương, dứt điểm, đảm bảo chất lượng, đúng chế
độ quy định, sớm đưa công trình vào sử dụng phát huy hiệu quả, không để xảy ratình trạng thất thoát, lãng phí, tiêu cực
Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý quy hoạch, quản lý vốn đầu tư các dự
án đường tuần tra biên giới, phê duyệt các dự án thành phần theo địa bàn từngtỉnh, thời gian thực hiện dự án thành phần không quá 2 năm
1.2.6 Vai trò và chức năng của trái phiếu Chính phủ trong việc huy động vốn đầu tư phát triển
Để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 vàđẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2020, mộttrong những nhiệm vụ trọng tâm cấp bách là phải mở rộng quy mô và đẩy nhanh tốc
độ huy động vốn Xuất phát từ cấu trúc địa hình và đặc điểm phức tạp của khí hậunước ta, giao thông và thuỷ lợi là một trong những lĩnh vực trọng điểm được nhànước ưu tiên đầu tư, nhằm tạo ra những điều kiện tiền đề để thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh tế, giảm dần sự cách biệt giữa miền núi và miền xuôi, góp phần nâng caodân trí xoá đối giảm nghèo, bảo đảm an ninh quuốc phòng của Tổ quốc Trongnhững năm trước, việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ đãhuy động được một khối lượng vốn lớn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, nguồnvốn trong nước này đã góp phần đáp ứng nhu cầu chi của Ngân sách Với tốc độphát triển thời kỳ 1991-1995 nguồn vốn vay của Nhà nước qua trái phiếu Chính phủ
là 1,3% GDP, chiếm 29% tổng số bội chi NSNN; thời kỳ 1996-2000 là 1,4% GDP,chiếm 33% tổng số bội chi NSNN, thời kỳ 2001-2003 vay bằng trái phiếu Chínhphủ cao hơn, chiếm 53% tổng số bội chi NSNN Kết quả đó huy động vốn trong
Trang 19nước có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Theotính toán của các ngành chức năng, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, mỗi nămchúng ta cần khoảng 250 ngàn tỷ đồng cho đầu tư phát triển, riêng lĩnh vực giaothông, thuỷ lợi nhu cầu vốn bổ xung cho các công trình trọng điểm mỗi năm trên 15ngàn tỷ đồng Được Nhà nước và các ngành, địa phương quan tâm, việc xây dưngcác công trình giao thông thuỷ lợi đạt tốc độ tương đối nhanh Chính vì vậy nhu cầu
về vốn đầu tư cũng trở lên cấp bách
Trái phiếu Chính phủ là một trong những công cụ quan trọng trong việc điềuhành chinh sách tài khoá và chính sách tiền tệ quốc gia TPCP gồm nhiều loại vớicác kì hạn khác nhau, tất cả đều có tác động riêng đến một nền kinh tế trong các giaiđoạn khác nhau Tín phiếu kho bạc vừa có vai trò là huy động vốn để bù đắp thiếuhụt ngân sách vừa là công cụ của thị trường tiền tệ, ngay cả những nước phát triển
họ cũng phát hành trái phiếu ngắn hạn để đảm bảo hàng hoá giúp thị trường tiền tệhoạt động Trái phiếu kho bạc là công cụ huy động vốn cho NSNN và cả đầu tư pháttriển, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước, và thông qua đó sẽ thuhút được các nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu quốc gia, trong trườnghợp NSNN không bị thâm hụt thì Bộ tài chính cũng phát hành trái phiếu kho bạc đểthực hiện chính sách tiền tệ Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (số182/2003/QĐ-TTg ngày 05/9/2003) nhu cầu vốn cho đầu tư các công trình giaothông thuỷ lợi giai đoạn 2003-2010 sẽ được huy động dưới hình thức phát hành tráiphiếu Chính phủ là 63 ngàn tỷ đồng
Trong điều kiện kinh tế đang khó khăn, nguồn thu NSNN còn hạn hẹp Nhucầu chi cho NSNN và chi cho đầu tư lại đang cần thiết, dẫn đến tình trạng mất cânbằng thu chi Đê giải quyết các vấn đề này thì Chính phủ có thể vay mượn nướcngoài hay tốt hơn là nguồn lực trong nước với việc phát hành trái phiếu Chính phủ,việc sử dụng công cụ huy động vốn này đang được nhiều nước trên thế giới ápdụng Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới huy động vốn qua kênh TPCP đangđược Chính phủ sử dụng cùng với tự do hoá thị trường vốn trong nước thì việc pháthành TPCP sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư
Trang 201.3 Sự phát triển của hình thức trái phiếu Chính phủ
1.3.1 Giai đoạn kháng chiến
Ở nước ta, trong thời kỳ đầu lập nước và giữ nước, Chính phủ cũng đã ápdụng các hình thức công phiếu để huy động sự đóng góp và vay của dân để tăngcường nguồn lực tài chính phục vụ cho các mục tiêu chính trị, quân sự và phát triểnkinh tế đất nước trong từng thời kỳ Sau khi giành được chính quyền, để giải quyếtnhững khó khăn về mặt tài chính, ngày 16/7/1946 Chính phủ Việt Nam Dân ChủCộng Hoà đã ra sắc lệnh số 122 cho phép Uỷ ban hành chính Nam bộ phát hànhcông trái vay của dân 5 triệu đồng, lãi đồng niên không quá 5% để phục vụ cho cuộckháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam bộ Năm 1948, Bác Hồ ký sắc lệnh số160-SL ngày 14/4/1948 cho phép phát hành trong toàn quốc “Công trái khángchiến” Nhằm một là: Huy động số tiền nhàn rỗi trong dân để phục vụ sản xuất vàchiến đấu; hai là: Dùng công phiếu kháng chiến như một thứ tiền dự trữ với lãi suất3%, thời hạn trả lãi 5 năm, đến năm 1950, trên tinh thần tổng động viên, Chính phủcho phép phát hành loại ỎCông trái quốc giaÕ ghi bằng thóc để đảm bảo giá trị sốtiền vay lãi suất 3% thời hạn 5 năm (Sắc lệnh số 139-SL ngày 19/9/1950)
1.3.2 Thời kì xây dựng đất nước
Thời kỳ xây dựng đất nước, để tăng cường huy động vốn phục vụ cho nhucầu đầu tư phát triển, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu nhanh chóng hộinhập cộng đồng quốc tế Ngày 25/11/1983 Chính phủ ban hành pháp lệnh về việcphát hành ỎCông trái xây dựng Tổ QuốcÕ bằng đồng Việt Nam, bằng thóc, bằngngoại tệ thời hạn công trái là 10 năm, 5 năm, đảm bảo bằng một số mặt hàng chiếnlược Với mục đích cải thiện tình hình tài chính - ngân sách góp phần ổn định vàphát triển kinh tế - xã hội
1.3.3 Khi thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước
Khi hệ thống Kho bạc Nhà nước mới được thành lập, với chức năng vànhiệm vụ chủ yếu là quản lý quỹ NSNN Thực hiện nhiệm vụ huy động vốn choNSNN và cho đầu tư phát triển: phát hành các hình thức tín phiếu, trái phiếu củaChính phủ với nhiều hình thức, các loại kỳ hạn, lãi suất khác nhau, nhằm huy độngcác nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, mà chủ yếu là nguồn vốn trong dân cư để bùđắp thiếu hụt NSNN và tăng cường nguồn vốn cho đầu tư phát triển Cụ thể là: Các
Trang 21loại tín phiếu Kho bạc thời hạn dưới 12 tháng thường được phát hành để bù đắpkhoản thiếu hụt ngân sách tạm thời khi nguồn thu chưa đến hạn, các loại trái phiếuKBNN có thời hạn dài hơn được dùng để bù đắp bội chi NSNN hàng năm Công tráiNhà nước được phát hành theo đợt, nhằm thu hút vốn thực hiện các chương trìnhkinh tế - xã hội lớn của đất nước.
- Ngày 13/3/1991 Nhà nước phát hành tín phiếu KBNN các loại thời hạn 3tháng, 6 tháng, có ghi địa chỉ người mua, có lãi thanh toán 1 lần cả gốc và lãi, thanhtoán trước hạn không được trả lãi
- Ngày 15/7/1992 Chính phủ phát hành tín phiếu nhằm xây dựng đường dâytải điện 500 KW Bắc - Nam thời hạn phát hành 1, 2, 3 năm đối tượng bắt buộc
- Tháng 11/1993 Nhà nước phát hành tín phiếu trả lãi trước thời hạn 6 tháng,
12 tháng
Từ giữa năm 1995 đến nay, KBNN đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nướcthành lập và đưa vào hoạt động thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, tạo thêm mộtkênh huy động vốn mới cho NSNN, thời gian huy động vốn nhanh, lãi suất thấp hơnhình thức bán lẻ trái phiếu, thuận lợi cho người phát hành và nhà đầu tư Ngoài ra,KBNN còn phối hợp với và hướng dẫn UBND các tỉnh, các Bộ, ngành xây dựng đề
án huy động vốn đầu tư cho các công trình thuộc các ngành: Xi măng, thuỷ điện; cơ
sở hạ tầng tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Cà Mau, Khánh Hoà, Lào Cai, Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh với số vốn huy động hàng nghìn tỷ đồng
- Tháng 5/1999, Nhà nước phát hành công trái xây dựng Tổ quốc kỳ hạn 5năm lãi suất 10% năm Nhằm huy động vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng cho 1000 xãnghèo đặc biệt khó khăn
- Năm 2001 Nhà nước phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 năm lãi suất 6,8 ; 7 %năm
- Năm 2002 Nhà nước phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 năm lãi suất 7,1;7,4; 7,8
% năm
- Căn cứ Nghị quyết số 414/2003/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụQuốc hội về việc phát hành trái phiếu Chính phủ để xây dựng một số công trình giao
thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước Chính phủ đã phát hành 110.000 tỷ đồng
trái phiếu để thực hiện Nghị quyết này
Trang 221.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ
Một hoạt động đầu tư diễn ra bao giờ cũng có mục đích và mục tiêu rõ ràng
Có những dự án đầu tư thì mang nặng tính chất kinh tế, có những dự án lại mang ýnghĩa xã hội Nguồn vốn TPCP là nguồn vốn huy động từ tầng lớp dân cư nên hiệuquả quả bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu Và hiệu quả sử dụng vốn trái phiếuChính phủ được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
Trước hết, thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư đã được thực hiện: đây là tổng sốtiền đã chi ra để tiến hành các hoạt động đầu tư bao gồm các chi phí cho công tácđền bù, giải phóng mặt bằng, công tác xây dựng, chi phí tư vấn, chi phí mua sắm cáctrang thiết bị máy móc, chi phí quản lý…phải so sánh những chỉ tiêu này với nhữngchỉ tiêu đã tính toán Thông thường thì tiêu chí kết quả này sẽ được xem xét tronghàng năm nhằm có những thay đổi hợp lý đảm bảo nguồn vốn của nhà nước đượcthực hiện đúng mục đích và các dự án trọng điểm sẽ được ưu tiên sử dụng vốn trước
vì mục tiêu phát triển chung Tiếp đến là thời gian và khối lượng công trình hayhạng mục công trình đã được hoàn thành và có khả năng phát huy độc lập đưa vào
sử dụng
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kếtquả kinh tế-xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để cócác kết quả đó trong một thời kỳ nhất định Tùy vào mục tiêu của tưng dự án và cácđịnh hướng chiến lược mà có tiêu chuẩn đánh giá khác nhau Với nguồn vốn TPCPthì chỉ tiêu xã hội vẫn được đặt lên hàng đầu Khi một dự án đem lại cho xã hội mộtlợi ích lớn hơn cái giá mà xã hội phải trả đồng thời đáp ứng một số yêu cầu về kinh
tế thì dự án mới gọi là hiệu quả Và các chỉ tiêu về xã hôi như sau luôn được đặt lênhàng đầu để xem xét dự án sử dụng vốn TPCP có hiệu quả hay không:
- Mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống dân cưđược thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm, mức độtăng trưởng phát triển của vùng
- Thể hiện qua các số liệu về số lao động có việc làm, trình độ văn hóa xãhội, mức sống, tuổi thọ bình quân của vùng
Trang 23CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRÁI PHIẾU
CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2003-20102.1 Tình hình huy động vốn trái phiếu Chính phủ
2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn trái phiếu Chính phủ
2.1.1.1 Nhân tố khách quan
- Nhân tố về kinh tế: mặc dù trong mấy năm gần đây, đất nước ta có tốc độtăng trưởng và phát triển kinh tế cao, tuy nhiên, vẫn có nhiều khó khăn do trình độphát triển kinh tế chưa cao với dân cư đang còn nghèo nên việc huy động vốn trongnhân dân cũng đang gặp nhiều khó khăn
- Nhân tố về thu nhập: Thu nhập bình quân đầu ngươi trong cả nước cònthấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, tích luỹ trong dân cư chưa lớn, chưa đồng đều màchỉ tập trung vào một số hộ, một số doanh nghiệp tư nhân Trình độ dân trí thấp nênviệc phát hành trái phiếu Chính phủ của Kho bạc để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân
cư chưa đạt hiệu quả cao
- Nhân tố lạm phát: Do tình hình lạm phát còn lớn, đồng tiền vẫn bị mất giá,
do vậy rủi ro là không tránh khỏi Dù lãi suất cao nhưng tiền mất giá thì lãi suấtkhông bù được vốn gốc, người dân mua trái phiếu Kho bạc phải chịu lãi suất âm Đó
là lý do khiến người dân không dám mạo hiểm bỏ tiền vào mua trái phiếu Chínhphủ Do đó, lạm phát cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn củaKBNN
2.1.1.2 Nhân tố chủ quan
- Nhân tố lãi suất: Đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới việc huy động vốn.Người dân mua trái phiếu Chính phủ trước tiên phải xem xét yếu tố lãi suất vì choNhà nước vay cũng là đầu tư gián tiếp, mà đầu tư phải sinh lợi, ít nhất là sinh lợi đóphải bằng lợi tức bình quân của các ngành kinh tế đạt được sau khi bảo toàn vốn.Song lãi suất Chính phủ chưa hấp dẫn được người dân trong khi người dân có thóiquen gửi tiết kiệm Ngân hàng vì lãi suất Ngân hàng cao hơn, linh hoạt hơn, dễ rútvốn hơn
Trang 24Thực tế đã có nhiều đợt lãi suất Ngân hàng cao hơn nên dân đã rút tiền ra chịukhông hưởng lãi để quay sang gửi tiết kiệm Ngân hàng Hiện nay lãi suất trái phiếuChính phủ đã phần nào hấp dẫn được dân chúng, do vậy việc huy động vốn qua pháthành trái phiếu Chính phủ ở hệ thống KBNN đã tăng lên.
- Nhân tố thông tin, tuyên truyền: Do thông tin, tuyên truyền còn hạn chế,chưa tổ chức được mạng lưới tuyên truyền rộng rãi trên địa bàn cả nước, chưa cóhoạt động Marketing chuyên sâu nên người dân chưa quen với trái phiếu Chính phủ.Tập quán cho Nhà nước vay dài hạn chưa hình thành vững chắc trong dân cư nên họchưa tin vào tương lai của việc mua trái phiếu
- Nhân tố về tổ chức công tác huy động vốn: Việc tổ chức phát hành tráiphiếu Chính phủ tại các địa bàn như thế nào cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởnglớn tới việc huy động vốn
2.1.2 Tình hình huy động vốn
2.1.2.1 Tín phiếu kho bạc
Trong các đợt phát hành, tín phiếu kho bạc có các kỳ hạn 91 ngày, 182 ngày,
273 ngày và 364 ngày Lãi suất phát hành tín phiếu kho bạc được xác định trên cơ
sở kết quả từng đợt đấu thầu Việc đấu thầu tín phiếu kho bạc được thực hiện theomột trong hai hình thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất, hoặc kết hợp giữa đấu thầucạnh tranh lãi suất với đầu thầu không cạnh tranh lãi suất Hoạt động tín phiếu khobạc qua NHNN đã đem lại những kết quả thiết thưc Qua nhiều năm hoạt động thìthị trường tín phiếu kho bạc đã phát triển về cả quy mô lẫn tần suất thực hiện Hầuhết là khối lượng huy động năm sau nhiều hơn năm trước và đây cũng chính lànguồn để bù đắp thiếu hụt NSNN, lãi suất ngày càng ổn định, tăng giảm theo đúnggiá trị của thị trường theo từng năm
2.1.2.2 Trái phiếu kho bạc
Kho bạc Nhà nước đã thực hiện nhiệm vụ phát hành trái phiếu huy động vốnđầu tư cho các công trình trọng điểm của nền kinh tế Ngày 24/9/2003, Bộ chính trị
đã ban hành chỉ thị số 28-CT/TW và Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành nghịquyết số 414/2003/NQ- UBTVQH; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số182/2003/QĐ-TTg về việc phát hành trái phiếu Kho bạc để đầu tư một số công trìnhgiao thông thuỷ lợi quan trọng của đất nước giai đoạn 2003 – 2010 như: Dự án
Trang 25đường Hồ Chí Minh, vành đai biên giới phía Bắc, Hành lang Côn Minh- Hải phòng,các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện Chính phủ đã phát hành nhiều đợt TPKB với cáckhối lượng và lãi suất khác nhau, như đợt 1 năm 2003 đã phát hành lô đầu tiên vớilãi suất 8.2%/năm, đến 2005 phát hành với lãi suất 8.4%/năm …
2.1.2.3 Trái phiếu công trình trung ương
Trong đợt phát hành trái phiếu công trình đợt 1, số tiền thu được đạt gần4.500 tỷ VND và trên 31 triệu USD, vượt hơn 10% kế hoạch Trong đó, số tiền thuđược qua đợt phát hành này chủ yếu dưới hình thức qua Kho bạc Nhà nước, đạt trên2.400 tỷ VND, và hơn 22 triệu USD, bảo lãnh khoảng 1.400 tỷ VND, đấu thầu quangân hàng Nhà nước là 9 triệu USD Trong đợt 2, KBNN phát hành gần 10000 tỉđồng Trái phiếu công trình phát hành trong thời gian qua đã đạt được những kết quảnhất định, đây là một kênh huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư
để đầu tư cho các công trình (chủ yếu là cơ sở hạ tầng) Việc phát hành trái phiếucông trình cũng làm phong phú và đa dạng hoá các loại hình trái phiếu trên thịtrường Đồng thời, trái phiếu công trình TW đã được sử dụng trong các giao dịchnghiệp vụ thị trường mở, qua đó tạo thuận lợi thu hút thêm các thành viên tham giavào thị trường, nâng cao khả năng điều tiết tiền tệ của NHNN Nhờ có nguồn vốnhuy động từ kênh phát hành này mà một số công trình (YaLy, Định Công ) đã cónguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ của dự án, sớm đưa các dự án đi vào hoạt động,khai thác có hiệu quả, tạo ra nguồn thu ổn định đảm bảo thanh toán các khoản nợkhi đến hạn, qua đó nâng cao uy tín, tạo đà thuận lợi cho các đợt phát hành tiếptheo
2.1.2.4 Trái phiếu đầu tư
Lần đầu tiên trái phiếu Chính phủ đầu tư cho y tế sẽ được phát hành trong
giai đoạn từ nay đến 2010 Lượng trái phiếu sẽ được phát hành lên đến 4.000 tỷ
đồng Số tiền này sẽ được đầu tư cho bệnh viện tuyến huyện ở 64 tỉnh thành trong
cả nước, với quy mô 50 - 380 giường bệnh/bệnh viện
2.1.2.5 Trái phiếu ngoại tệ
Nghị định số 141/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/11/2003 đã
mở ra một kênh huy động vốn để đầu tư phát triển các công trình trọng điểm của đấtnước, trong năm 2003 và 2004 Bộ Tài chính (KBNN) đã phát hành trái phiếu Chính
Trang 26phủ có mệnh giá bằng USD Phát hành trái phiếu Chính phủ có mệnh giá bằng ngoại
tệ, là một bước đi mới trong công tác phát hành trái phiếu Chính phủ, tạo cơ hội đầu
tư mới, giúp người dân làm quen với hình thức đầu tư trái phiếu có mệnh giá bằngngoại tệ
300 triệu USD trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ sẽ được đấu thầu trong bađợt và bắt đầu từ ngày 24/3, với đợt đầu tiên dành cho 100 triệu USD trái phiếu kỳhạn 1 năm Các kỳ hạn tiếp theo, 100 triệu USD kỳ hạn 2 năm đấu thầu vào 24/3 và
100 triệu USD kỳ hạn 3 năm đấu thầu vào vào 27/3 Phiên đấu giá đầu tiên pháthành Trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ đã thắng lớn khi 100 triệu USD chào bán
đã được mua hết với lãi suất chỉ 3%/năm Phiên này chào bán trái phiếu ngoại tệ đãrất hấp dẫn các tổ chức đầu tư khi số lượng thành viên tham gia dự thầu là 30 thànhviên với tổng khối lượng dự thầu lên tới 766 triệu USD, gấp 7,66 lần khối lượng gọithầu
Hai phiên đấu giá kỳ hạn 2 năm và 3 năm tiếp theo thì bán không hết hàng docác nhà đầu tư không đạt được kỳ vọng về lãi suất Ngày 27/3, cũng như các lầntrước, trái phiếu ngoại tệ vẫn thu hút được sự quan tâm của khách hàng là các tổchức tài chính. Số lượng mua lên đến 362,1 triệu USD, gấp 3,6 lần số lượng chàobán 100 triệu USD Tuy nhiên, cuối cùng, số lượng trúng thầu chỉ là 50,1 triệuUSD Trái phiếu Chính phủ ngoại tệ kỳ hạn 3 năm bị ế gần một nửa Nhà đầu tư đặtmua số lượng nhiều nhưng bán ít được vì họ không đạt được kỳ vọng về lãi suất Lãisuất khống chế trần do Bộ Tài chính đưa ra chỉ là 3,6%/năm Trong khi đó thì cácnhà đầu tư đều kì vọng lãi suất 7%/năm
2.1.2.6 Công trái xây dựng tổ quốc
Trong giai đoạn từ năm 2003 thì Bộ Tài chính (KBNN) đã tổ chức thànhcông 2 đợt phát hành công trái XDTQ vào năm 2003 và năm 2005 Mục tiêu là huyđộng vốn để đầu tư cho các mục tiêu chưng trình quốc gia Năm 2003, thực hiệnNghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ, Bộ Tài chính (KBNN) đã tổchức thành công đợt phát hành công trái XDTQ (công trái giáo dục đợt I), huy độngvốn trong xã hội để thực hiện mục tiêu “ xoá phòng học ba ca và tranh tre nứa lá” ởcác tỉnh miền núi, tây nguyên và các tỉnh còn nhiều khó khăn Công trái giáo dục có
kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định 40%/5 năm và được thanh toán một lần cùng với tiền
Trang 27gốc khi đến hạn Theo đến ngày 2/5/2005 Bộ Tài chính (KBNN) tổ chức phát hànhcông trái giáo dục đợt II, công trái có kỳ hạn 5 năm, khối lượng huy động trên10.000 tỷ đồng để hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây nguyên và các tỉnh còn khó khăntiếp tục thực hiện mục tiêu xoá phòng học ba ca và tranh tre nứa lá và kiên cố hoátrường lớp học
Công trái XDTQ phát hành năm 2003 và năm 2005 đã nhận được sự hưởngứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan và tổ chức trên địa bàn cảnước Thành công của hai đợt phát hành công trái XDTQ là đã huy động được vượtmức kế hoạch vốn đã đề ra, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vốn để đầu tư cho cácmục tiêu chưng trình quốc gia; đồng thời cũng là một bước tiến mới trong công tácphát hành TPCP, từng bước tạo điều kiện cho người dân làm quen với hình thức đầu
tư trung hạn
2.2 Thực trạng việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ
2.2.1 Nguyên tắc phân bổ, sử dụng nguồn vốn
2.2.1.1 Phân bổ, sử dụng nguồn vốn
Tập trung vốn đầu tư cho các dự án theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo bố trí đủ vốn
để hoàn thành dứt điểm dự án, đáp ứng yêu cầu bức thiết của dự án Mức vốn bố tríhàng năm của các dự án căn cứ vào nhu cầu đăng ký vốn thanh toán theo tiến độthực hiện của dự án và khả năng huy động trái phiếu Chính phủ Việc đăng ký nhucầu về mức vốn trái phiếu Chính phủ hàng năm thực hiện theo thời hạn quy địnhnhư lập dự toán ngân sách nhà nước, nhưng được lập riêng cho các dự án đầu tưbằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ Căn cứ vào tiến độ đầu tư đã được xác định
và tình hình thực hiện các dự án, các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh đăng ký nhucầu về mức vốn trái phiếu Chính phủ hàng năm của từng dự án, gửi Bộ Tài chính và
Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, làm căn cứ huy động và bố trí vốn trái phiếuChính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Kế hoạch vốn đăng ký phải đảmbảo phù hợp tình hình thực hiện, không đăng ký vượt khả năng giải ngân của dự án,dẫn tới thừa vốn huy động, gây lãng phí cho Nhà nước Mức vốn đã đăng ký trongnăm được thanh toán đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau Bảo đảm bố trí vốn khôngvượt quá tổng mức đã được thông báo giao chỉ tiêu theo ngành, lĩnh vực, tổng số
Trang 28vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ đã
bố trí cho dự án cho cả thời kỳ 2003-2010
2.2.1.2 Điều chỉnh mức vốn thanh toán
Nếu tiến độ thực hiện và nhu cầu vốn thanh toán thực tế trong năm của các
dự án có thay đổi so với mức vốn đăng ký đầu năm, các Bộ, Ủy ban nhân dân cáctỉnh thực hiện điều chỉnh giảm mức vốn của các dự án không có khả năng thực hiện,tăng mức vốn cho các dự án có khả năng thực hiện vượt tiến độ Việc điều chỉnhvốn đảm bảo nguyên tắc không được vượt vốn của từng dự án, không vượt vốn theongành và không vượt tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ đã được Thủ tướng Chínhphủ giao cho cả giai đoạn 2003-2010 Để phù hợp với thời điểm phát hành trái phiếuChính phủ, thời gian điều chỉnh mức vốn đầu tư hàng năm kết thúc vào ngày 31tháng 10 Các Bộ, UBND các tỉnh gửi báo cáo điều chỉnh mức vốn các dự án (nếucó) về Bộ Tài chính để làm căn cứ thông báo vốn và chủ động điều chỉnh mức pháthành trái phiếu Chính phủ Đối với các dự án đang đầu tư bằng nguồn vốn ngânsách nhà nước nay được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hoặc các dự ánđược đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, vốn trái phiếu Chính phủ chỉ bố trí để đầu tưtiếp và trong phạm vi nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã được quyết định, khôngthanh toán cho phần vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác đã bố trí cho
dự án Các dự án đã được ứng trước vốn ngân sách nhà nước được bố trí vốn tráiphiếu Chính phủ để hoàn ứng Số vốn hoàn ứng được bố trí trong nhu cầu vốn đầu
tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ hàng năm và được thu hồi bằng cách trừ vào mứcthanh toán vốn đầu tư của dự án Đối với các dự án do địa phương quản lý đã được
Bộ Tài chính ứng vốn trong các năm trước, Ủy ban nhân dân các tỉnh bố trí vào nhucầu vốn trái phiếu Chính phủ năm 2006, 2007 để hoàn ứng Bộ Tài chính chuyểnvốn cho địa phương, đồng thời thu hồi số vốn đã ứng trước Các dự án đang đầu tưbằng nguồn vốn tín dụng nhà nước nay được chuyển sang đầu tư bằng nguồn vốntrái phiếu Chính phủ thì được tiếp tục giải ngân vốn tín dụng theo kế hoạch và hợpđồng tín dụng đã ký và chấm dứt giải ngân đến hết ngày 31/10/2003 Sau thời điểm
đó, dự án được bố trí vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư tiếp và trả nợ vốn tín dụng
đã vay Riêng các dự án đường ngang của tuyến N1 thuộc Bộ Giao thông vận tảiquản lý, vốn trái phiếu Chính phủ bố trí để đầu tư tiếp nhằm hoàn thành dứt điểm
Trang 292.2.1.3 Chuyển vốn, hạch toán, quyết toán
Căn cứ vào khả năng nguồn vốn, Bộ Tài chính chuyển vốn nguồn trái phiếuChính phủ để thanh toán cho các dự án Đối với dự án do các Bộ quản lý, căn cứthông báo danh mục và vốn đầu tư của Bộ Tài chính và nhu cầu vốn thanh toán củacác dự án, Kho bạc nhà nước lập kế hoạch thanh toán vốn hàng quý gửi Bộ Tàichính để Bộ Tài chính chuyển vốn sang Kho bạc nhà nước, Kho bạc nhà nướcchuyển vốn về Kho bạc nhà nước nơi dự án mở tài khoản để thanh toán cho các dự
án Đối với dự án do các tỉnh quản lý, căn cứ thông báo danh mục và vốn đầu tư của
Bộ Tài chính và nhu cầu vốn thanh toán của các dự án do Kho bạc nhà nước tỉnh đềnghị, Sở Tài chính lập kế hoạch thanh toán vốn hàng quý gửi Bộ Tài chính để BộTài chính chuyển vốn về Sở Tài chính, Sở Tài chính chuyển vốn sang Kho bạc nhànước tỉnh Sở Tài chính mở tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước tỉnh để tiếp nhậnnguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính chuyển về Đến hết thời hạn thanhtoán hàng năm theo quy định, số vốn do cơ quan Tài chính đã chuyển nếu còn dư,các cơ quan thanh toán chuyển sang năm sau để thanh toán tiếp
Các chủ đầu tư thực hiện việc quyết toán vốn đầu tư hàng năm theo chế độhiện hành về vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước nhưng quyết toán riêng nguồnvốn trái phiếu Chính phủ Các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh được giao quản lý,thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ tổng hợp quyếttoán từ các chủ đầu tư, quyết toán riêng vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủvới Bộ Tài chính (không tổng hợp vào nguồn vốn ngân sách nhà nước) Kho bạcnhà nước tổ chức hạch toán và theo dõi riêng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, quyếttoán hàng năm với cơ quan Tài chính theo quy định Đối với dự án do địa phươngquản lý, Kho bạc nhà nước các tỉnh quyết toán với Sở Tài chính, Sở Tài chính quyếttoán với Bộ Tài chính riêng nguồn vốn này (không quyết toán vào ngân sách địaphương) Ngân hàng Phát triển quyết toán với Bộ Tài chính về nguồn vốn trái phiếuChính phủ đã thanh toán cho các dự án được giao kiểm soát, thanh toán Việc quyếttoán vốn đầu tư dự án đầu tư hoàn thành được thực hiện theo quy định hiện hành vềchế độ quyết toán vốn đầu tư đối với dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhànước
Trang 302.2.1.4 Báo cáo, quản lý, kiểm tra
- Mở hồ sơ theo dõi
Chủ đầu tư, các Bộ, tỉnh quản lý dự án lập và hoàn thiện toàn bộ hồ sơ của dự
án phục vụ cho việc theo dõi tình hình thực hiện, báo cáo, kiểm tra và quyết toánvốn đầu tư dự án hoàn thành
Hồ sơ được lập riêng cho từng dự án thành phần, tổng hợp theo từng cụmhoặc nhóm dự án hoặc theo dự án tổng thể (theo danh mục tại các Quyết định củaThủ tướng Chính phủ) Nội dung hồ sơ bao gồm toàn bộ các vấn đề liên quan đến
dự án từ khi bắt đầu thực hiện và được bổ sung thường xuyên, đầy đủ theo tiến độthực hiện dự án và khi phát sinh điều chỉnh, bổ sung
Các Bộ, tỉnh quản lý dự án gửi một bộ hồ sơ cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, gồm:
+ Các văn bản pháp lý liên quan đến chủ trương đầu tư: Báo cáo đầu tư xâydựng công trình và quyết định phê duyệt dự án; quyết định phê duyệt thiết kế kỹthuật, tổng dự toán (dự toán); các văn bản khác liên quan đến chủ trương đầu tư (baogồm cả văn bản bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh)
+ Các văn bản liên quan đến thực hiện dự án: Quyết định trúng thầu, chỉ địnhthầu; hợp đồng và thanh lý hợp đồng tín dụng (đối với dự án tín dụng); văn bản đốichiếu, xác nhận về vốn tín dụng
- Chế độ báo cáo định kì
Hàng quý, sáu tháng và cả năm, các chủ đầu tư dự án Trung ương báo cáocác Bộ quản lý; chủ đầu tư dự án địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh; các Bộ,
Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ngân hàng Phát triển báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư tình hình thực hiện vốn trái phiếu Chính phủ
Hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm, Kho bạc nhà nước báo cáo BộTài chính tình hình thanh toán các dự án thuộc vốn trái phiếu Chính phủ (chi tiết đếnngành, lĩnh vực và dự án) của các Bộ, ngành và các tỉnh; Ngân hàng Phát triển báocáo Bộ Tài chính tình hình thanh toán các dự án được phân cấp quản lý thanh toán;
Trang 31Kho bạc nhà nước tỉnh báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính tình hình thanhtoán các dự án do địa phương quản lý
Hàng quý, năm hoặc đột xuất, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổnghợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ngày24/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ
- Chế độ kiểm tra
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các dự
án về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư, tình hình thanh toán, sử dụng vốn và việcchấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước
Các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, các chủ đầu tư được giao quản lý, thựchiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ có trách nhiệm tăngcường công tác quản lý, công tác kiểm tra việc thực hiện tiến độ, khối lượng, chấtlượng công trình, tình hình sử dụng vốn, không được dùng nguồn vốn này để chicho các nhiệm vụ, dự án ngoài danh mục dự án đã được quyết định, không để tìnhtrạng vượt vốn đầu tư của dự án đã được duyệt và tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêucực
2.2.2 Thực trạng phân bổ sử dụng nguồn vốn
2.2.2.1 Tình hình chung
Trong những năm đầu thập niên 90 để phát triển kinh tế Việt Nam cần có vốn
mà vốn vay nước ngoài bị hạn chế, do vậy, việc huy động vốn dưới hình thức pháthành TPCP trở nên quan trọng và cấp thiết Huy động vốn trong nước không những
bù đắp thiếu hụt NSNN mà còn góp phần giải quyết tiền mặt cho các nhu cầu chitiêu của Chính phủ Chính vì vậy, bắt đầu từ năm 1991 Chính phủ đã phát hành cácloại tín phiếu, trái phiếu kho bạc để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầnglớp dân cư Đến 1995 Chính phủ đã đưa ra chủ trương huy động vốn trong nướcthông qua việc phát hành TPCP với quy mô lớn hơn nhằm huy động vốn cho NSNN
và cho đầu tư phát triển
Hiện nay, thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị, Đảng ta đang vận động toàndân tham gia mua trái phiếu Chính phủ để tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng
Trang 32giao thông và thuỷ lợi phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế theo chủtrương của Đảng và Nhà nước ta Đây là một chủ trương sáng suốt và đúng đắn củaĐảng nhằm huy động tiềm năng to lớn và vốn nhàn rỗi trong nhân dân Tổng mứctrái phiếu Chính phủ phát hành trong giai đoạn 2003-2010 là 110.000 tỷ đồng Mứcphát hành và thời điểm phát hành hàng năm được xác định trên cơ sở nhu cầu vốn
và tiến độ thực hiện của các dự án Toàn bộ nguồn vốn huy động từ trái phiếu Chínhphủ được tập trung vào Kho bạc Nhà nước và giải ngân theo tiến độ thực hiện củacác dự án Ngoại tệ thu được từ việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ, sau khi trừnhững khoản chi trực tiếp bằng ngoại tệ, được bán cho Ngân hàng Nhà nước ViệtNam để bổ sung dự trữ ngoại hối của Nhà nước, tiền đồng Việt Nam mà Ngân hàngNhà nước Việt Nam trả để mua số ngoại tệ này được chuyển vào Kho bạc Nhànước Dưới đây là biểu tổng hợp trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010
Bảng 1Biểu tồng hợp trái phiếu chính phủ giai đoạn 2003-2010
Đơn vi: tỉ đồng
Vốn đầu tư theo Quyết định 182
Dự kiến vốn đầu tư điều chỉnh TMĐ Sử dụng
TPCP TMĐT Sử dụng TPCP TỔNG MỨC VỐN
A Các dự án theo Nghị quyết
2 Đường giao thông đến trung
tâm các xã chưa có đường ô