VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Tiết 61: §11. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: Học sinh nắm được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt là trường hợp hai số cùng dấu âm. Biết vận dụng quy tắc để tính tích của hai số nguyên, biết cách đổi dấu của tích. HS có thể dự đoán kết quả trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của các hiện tượng các số. II. CHUẨN BỊ: - GV: Các bảng phụ, nam châm, bút dạ, phấn màu,… Bảng phụ 1: Ghi nội dung của câu hỏi 2. Bảng phụ 2: Bảng phụ 3: Ghi nội dung bài ?4. - HS: Chuẩn bị bút dạ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu? Áp dụng làm bài 113/68 SBT. - HS2: Làm bài tập 77/ 89 SGK. Hỏi thêm: Nếu tích hai số là số âm thì hai thừa số có dấu như thế nào? * Vào bài: Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta thực hiện như thế nào? 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Nhân hai số nguyên dương - GV nêu: Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0. - GV ghi ?1 lên bảng để HS lên thực hiện. Tích của hai số nguyên dương là một số có dấu như thế nào? - GV chỉ cho HS thấy : (+) . (+) ( (+) 1. Nhân hai số nguyên dương: - Là nhân hai số tự nhiên khác 0. Hoạt động 2: Nhân hai số nguyên âm - Làm bài tập ?2: GV đưa bảng phụ 1. 2. Nhân hai số nguyên âm: Cách nhận biết dấu của tích: (+) . (+) → (+) (-) . (-) → (+) (+) . (-) → (-) (-) . (+) → (-) VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - GV nhấn mạnh để HS thấy các tích tăng 4 đơn vị. Theo quy luật đó thì kết quả của 2 phép tính cuối sẽ như thế nào? - HS điền kết quả của hai phép tính cuối. Kết quả của phép tính sau như thế nào? (-3) . (-4) = ? (-5) . (-4) = ? (-4) . (-4) = ? (-6) . (-4) = ? Ta đã nhân hai số nguyên âm như thế nào? - HS phát biểu quy tắc. - GV đưa ví dụ. HS đứng tại chỗ thực hiện. Em thấy tích của hai số nguyên âm là một số có dấu như thế nào? (dấu +) - GV chỉ rõ cho HS thấy: (-) . (-) ( (+) - GV nêu nhận xét. - Làm bài ?3: 2 HS lên bảng. Muốn nhân hai số nguyên dương ta làm như thế nào? - GV chốt lại: Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta chỉ việc nhân hai GTTĐ với nhau. ?2: (-3) . (-4) = 12 (-4) . (-4) = 16 (-5) . (-4) = 20 (-6) . (-4) = 24 * Quy tắc: (SGK/90) * Ví dụ: (-4) . (-25) = 4 . 25 = 100 * Quy tắc: (SGK/90) ?3: 5 . 17 = 85 (-15) . (-6) = 90 Hoạt động 3: Kết luận - Kết quả của phép nhân một số nguyên với số 0 ? - Nhân hai số nguyên cùng dấu ? - Nhân hai số nguyên khác dấu ? * GV nêu cách nhận biết dấu của tích. - Tích của hai số dương mang dấu gì ? - Tích của hai số âm mang dấu gì ? - Một số âm nhân một số dương thì tích mang dấu gì ? - Một số dương nhân một số âm thì tích mang dấu gì ? Nếu a . b = 0 thì theo em a và b là những số như thế nào ? - GV nêu tiếp cách đổi dấu trong phép nhân. - Làm bài tập ?4: GV đưa bảng phụ 3. + HS đứng tại chỗ trả lời. 3. Kết luận: a . 0 = 0 . a = 0 a, b cùng dấu => a . b = |a| . |b| a, b khác dấu => a .b = -(|a| . |b|) * Chú ý: (SGK) + Dấu của tích: (+) . (+) ( (+) (-) . (-) ( (+) (+) . (-) ( (-) (-) . (+) ( (-) + a . b = 0 ⇒ a = 0 hoặc b= 0. + Đổi dấu 1 thừa số thì tích đổi dấu. Đổi dấu hai thừa số thì tích không đổi 3. Củng cố: - Nêu quy tắc nhân hai số nguyên? - So sánh quy tắc dấu của phép nhân và quy tắc dấu của phép cộng? - Làm bài tập 79/91 SGK: + HS tính tích 27 . (-5) = - 135. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Tích thứ nhất ta đã đổi dấu mấy thừa số? Vậy tích là bao nhiêu? - Tích thứ hai ta đã đổi dấu mấy thừa số? Vậy tích là bao nhiêu? 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm vững quy tắc nhân hai số nguyên, chú ý cách xác định dấu của tích. - Nắm vững quy luật đổi dấu trong phép nhân để tính nhanh các tích. - Làm các bài tập: 78, 80, 81, 82/91; 92 SGK. - Tiết sau chuẩn bị máy tính để học. - Gợi ý làm bài: Bài 80: Dựa vào bài ?4. Bài 81: Hãy tính mỗi loại điểm sau đó cộng lại. Dựa vào tổng điểm để so sánh. Tiết 62: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - Củng cố quy tắc nhân hai số nguyên, chú ý đặc biệt là quy tắc dấu. - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính nhân hai số nguyên, bình phương của một số nguyên, sử dụng MTBT để thực hiện phép nhân. - HS thấy rõ tình hình thực tế của phép nhân hai số nguyên. II. CHUẨN BỊ: - GV: Các bảng phụ, nam châm, bút dạ, phấn màu, máy tính bỏ túi các loại,… Bảng phụ 1: Kẻ bảng của bài 84/92 SGK. Bảng phụ 2: Kẻ bảng của bài 86/93 SGK. Bảng phụ 3: Bài 133/71 SBT. Bảng phụ 4: Bảng của bài 89/93 SGK. - HS: Chuẩn bị máy tính bỏ túi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu ? Áp dụng làm bài 78/91 SGK. - HS2: So sánh quy tắc dấu của phép cộng và phép nhân hai số nguyên? 2. Tổ chức luyện tập: Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Áp dụng quy tắc và tìm thừa số. * Làm bài 84/92 SGK: - GV đưa nội dung của bài bằng bảng phụ 1. Bài 84/92 SGK: VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - HS lên bảng điền vào cột 3 trước. (Tìm dấu của a . b) Căn cứ vào dấu ở cột 1, 2 và 3 hãy điền dấu vào cột 4? - GV nhắc lại quy tắc dấu và lưu ý cho HS trương trường hợp dấu của bình phương. * Làm bài 86/93 SGK: - GV đưa nội dung bài tập bằng bảng phụ 2. - Gọi 1 HS lên bảng điền vào ô trống. - HS dưới lớp độc lập làm vào vở. - GV đi kiểm tra HS làm và nhắc nhở những sai sót. GV nhắc lại: Ta cần xác định dấu của số trong ô đó sau đó mới xác định GTTĐ của số trong ô. * Làm bài 87/93 SGK: - HS đọc đề bài và trả lời ngay câu hỏi. - GV giúp HS ghi bảng. Hai số nào có bình phương bằng nhau? Có nhận xét gì về dấu của bình phương? (luôn không âm) Bài 86/93 SGK: Bài 87/93 SGK: 32 = (-3)2 = 9 Hoạt động 2: So sánh các số * Làm bài 82/92 SGK: - GV ghi đề bài. Để so sánh được ta cần phải làm gì trước ? - Nhắc nhở HS tính tích trước - Cho 1 HS đứng tại chỗ thực hiện phần a, GV ghi bảng. - Cho 2 HS lên bảng thực hiện phần b và c. * Làm bài 88/93 SGK: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu của bài . Số x có thể nhận những giá trị nào ? - Các bàn thảo luận tìm kết quả. - Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét. - GV chốt lại cách trình bày. Bài 82/92 SGK: a) Ta có: (-7) . (-5) = 35 Vì 35 > 0 nên (-7) . (-5) > 0 Bài 88/93 SGK: Cho x € Z và (-5) . x - Nếu x > 0 → (-5) . x < 0 - Nếu x < 0 → (-5) . x > 0 - Nếu x = 0 → (-5) . x = 0 Hoạt động 3: Bài toán thực tế. - GV đưa bài tập 133/71 SBT bằng bảng phụ. - HS đọc bài. Quãng đường (S) và vận tốc (v) được quy ước như thế nào ? Thời điểm được quy ước như thế nào ? Ở phần a cho v = 4 có nghĩa người đó đi theo chiều nào ? (từ trái qua phải) - GV cùng HS trình bày 1 phần. Bài 133/71 SBT: a) Người đó ở vị trí: (+4) . (+2) = +8 (km) b) ……. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Gọi 3 HS lên bảng tính tiếp 3 phần còn lại. Hoạt động 4: Sử dụng máy tính bỏ túi. - HS nghiên cứu SGK. - GV treo bảng phụ 4 để HS tiện quan sát. Hãy cho biết cách bấm số âm trên máy tính ? - Làm bài 89/93 SGK: HS bấm máy tính và đọc kết quả. - GV nhắc nhở HS khi sử dụng các loại máy tính khác nhau thì cách bấm nút có thay đổi. Bài 89/93 SGK: 3. Củng cố: - Khi nào tích hai số nguyên là một số nguyên dương? là một số âm? là số 0? 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn lại quy tắc nhân hai số nguyên. - Ôn lại các tính chất của phép nhân trong N. - Làm các bài tập 85/93 SGK; 129, 130, 131/70 SBT. - Đọc trước bài: Tính chất của phép nhân. - Gợi ý làm bài: Các bài tập ở SBT làm tương tự như các bài đã chữa trong SGK. . dấu của bình phương? (luôn không âm) Bài 86/ 93 SGK: Bài 87/93 SGK: 32 = (-3 )2 = 9 Hoạt động 2: So sánh các số * Làm bài 82/ 92 SGK: - GV ghi đề bài. Để so sánh được ta cần phải làm gì trước ? -. 113 /68 SBT. - HS2: Làm bài tập 77/ 89 SGK. Hỏi thêm: Nếu tích hai số là số âm thì hai thừa số có dấu như thế nào? * Vào bài: Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta thực hiện như thế nào? 2. Bài mới: Hoạt. 81, 82/ 91; 92 SGK. - Tiết sau chuẩn bị máy tính để học. - Gợi ý làm bài: Bài 80: Dựa vào bài ?4. Bài 81: Hãy tính mỗi loại điểm sau đó cộng lại. Dựa vào tổng điểm để so sánh. Tiết 62 : LUYỆN TẬP I.