Hàm ý, hàm ý hội thoại, nghĩa tường minh nghĩa hàm ẩn...Hàm ý hội thoại trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện lá chè mười đồng. khi xử kiện, thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm: Xin xét lại, lẽ phải về con màThầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói: Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải… bằng hai màyCâu chuyện phê phán thói hư tật xấu thường thấy của quan lại đó là tham nhũng. Nội dung truyện là cuộc đối đáp giữa thầy lí và Cải, và cuộc đối thoại của họ chứa hàm ý.Thầy lí: Thằng cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.Cải (xòe năm ngón tay): Xin xét lại, lẽ phải về con màThầy lí (xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt): Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ ĐÀO GIẢI ĐOÁN HÀM Ý HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN KỂ CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT TÂM – THÀNH PHỐ SƠN LA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2015 Lời cảm ơn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của Tiến sĩ Vũ Tiến Dũng đã hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Ban chủ nhiệm Khoa Tiểu học – Mầm non, Phòng Đào tạo, Thư viện, sự động viên cổ vũ của các thầy cô giáo Bộ môn Khoa học cơ bản, cảm ơn tập thể lớp K52 ĐHGD Tiểu học A đã ủng hộ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này. Sơn La, ngày tháng 05 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Đào MỤC LỤC Một số từ viết tắt TGĐ: tiền giả định SGK: sách giáo khoa SGV: sách giáo viên GV: giáo viên HS: học sinh 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài khóa luận Khái niệm hàm ý cùng lý thuyết hàm ngôn hội thoại của H.P. Grice được đánh giá là một bước tiến quan trọng của ngôn ngữ học, mới ra đời cách đây non nửa thế kỷ. Tuy nhiên, việc sử dụng hàm ý để chuyển tải những thông tin mà vì một số lý do nhất định, người ta không tiện hoặc không nên nói thẳng ra là một hiện tượng bình thường trong thực tế, hẳn đã có ngay từ những cuộc giao tiếp đầu tiên trong xã hội văn minh. Trong các công trình của mình, H.P. Grice nhận xét: trong giao tiếp, nhiều khi chúng ta “nói điều này nhưng thật ra muốn nói một điều khác”. Đồng tình với ý kiến này, Hoàng Phê – người đầu tiên giới thiệu và vận dụng lý thuyết của H.P. Grice vào nghiên cứu tiếng Việt, bổ sung: “Hằng ngày sử dụng ngôn ngữ, lắm khi chúng ta nói một điều này, nhưng lại muốn cho người nghe từ đó hiểu ra một điều khác, hoặc hiểu thêm một điều khác nữa” [14, 93]. Thậm chí, ông cho rằng: “Khi một lời nói có hàm ngôn thì ý hàm ngôn thường là quan trọng, thậm chí, có khi hiển ngôn chỉ là dùng để nói hàm ngôn, ý hàm ngôn là ý chính” [14, 93]. W.A. Davis (2005) cũng khẳng định vai trò của việc nghiên cứu loại nghĩa hàm ẩn này trong ngôn ngữ học: “Hàm ngôn hội thoại đã trở thành một trong những chủ đề chính của ngữ dụng học.” Không chỉ có tác dụng trong giao tiếp hằng ngày, hàm ý còn có giá trị sử dụng rất lớn trong các hoạt động chính trị, ngoại giao và sáng tác văn học. Bởi vậy, từ khi có những phát hiện của H.P. Grice, đặc biệt là từ sau khi ông hoàn thiện và công bố chúng trong tập bài giảng ở Đại học Harvard (1967), cuốn Logic và hội thoại (1975) và bài báo Ghi chú thêm về logic và hội thoại (1978), giới nghiên cứu đã tập trung khai thác rất nhiều vấn đề xung quanh khái niệm hàm ý, các loại hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý. Tuy nhiên, vấn đề phân loại hàm ý chưa đạt được sự thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu, việc xem xét phương thức biểu thị hàm ý chủ yếu giới hạn ở việc sử dụng một số biểu thức ngôn ngữ (tạo hàm ý ngôn ngữ) và một số biện pháp vi phạm phương châm giao tiếp (tạo hàm ý hội thoại). Đặc biệt, việc nghiên cứu hàm ý trong sáng tác văn học chưa được đầu tư thỏa đáng nên kết quả chưa có chiều sâu. Phần lớn các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học mới dừng ở việc khai thác các chi tiết, hình tượng nghệ thuật từ kinh nghiệm cá nhân. Ngược lại, phần lớn các nhà ngôn ngữ học tự bằng lòng giới hạn nghiên cứu của mình trong phạm vi ngôn ngữ học đơn thuần, chưa làm rõ được mối quan hệ giữa những kiến giải của lý thuyết hàm ngôn hội thoại với lĩnh vực văn học. 2 Mặt khác, trong một số tác phẩm văn học dân gian được đưa vào giảng dạy trong chương trình Tiểu học thông qua các tiết kể chuyện, việc dùng hàm ý trong các cuộc thoại xuất hiện khá phổ biến. Vì vậy, việc khám phá hàm ý của các cuộc hội thoại trong các câu chuyện đó vừa góp phần làm sáng tỏ đặc tính cơ bản của hàm ý hội thoại, vừa lí giải về thi pháp nghệ thuật trong câu chuyện. Đây là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực, giúp học sinh tiểu học học tập tốt hơn. Từ lí do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Giải đoán hàm ý hội thoại trong truyện kể cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Quyết Tâm - thành phố Sơn La”. 2. Lịch sử vấn đề Ngữ dụng học đã xuất hiện từ lâu. Mãi đến thập niên 70 của thế kỉ XX, ngữ dụng học mới phát triển mạnh mẽ cả về lí thuyết lẫn nghiên cứu cụ thể. Khi xuất hiện, ngữ dụng học đã cuốn hút rất nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Liên quan đến vấn đề hàm ý, có các công trình nghiên cứu của các tác giả sau: Khái niệm “hàm ngôn hội thoại” được Herbert Paul Grice “thai nghén” từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX rồi hoàn thiện trong phác thảo thuyết hàm ngôn mà ông đưa vào tập bài giảng William James khi đang giảng dạy tại Đại học Harvard năm 1967. Ngay từ đầu, các vấn đề về hàm ngôn trong tập bài giảng William James đã có ảnh hưởng rất lớn nhưng có lẽ phải một thời gian, sau khi cuốn Logic và hội thoại (1975) và bài báo Ghi chú thêm về logic và hội thoại (1978) ra đời thì thuyết hàm ngôn hội thoại của Grice mới thực sự trở thành “một trong những chuyên luận kinh điển” của ngữ dụng học. Phát hiện của Grice đã mở ra một trào lưu mới trong nghiên cứu ngôn ngữ. W.A. Davis (2005) khẳng định: “Hàm ngôn hội thoại đã trở thành một trong những chủ đề chính của ngữ dụng học.” Đỗ Hữu Châu trong Đại cương ngôn ngữ học – tập 2 đã nêu ra cơ chế tạo ra hàm ẩn không tự nhiên. Ông đã gọi thuật ngữ hàm ý là hàm ngôn và phân chúng thành hai loại: hàm ngôn ngữ nghĩa và hàm ngôn ngữ dụng. Còn Hồ Lê trong Cú pháp tiếng Việt – quyển 3, đã phân loại nghĩa hàm ẩn gồm hàm nghĩa và hàm ý, trong hàm ý thì bao gồm ẩn ý, dụng ý và ngụ ý. Mặc dù Hồ Lê có sự phân loại khá chi tiết tuy nhiên để áp dụng nó vào việc xác định nghĩa hàm ẩn trong một phát ngôn cụ thể thì không phải dễ. 3 Logic ngôn ngữ học của Hoàng Phê tuy không phân loại nghĩa hàm ẩn một cách rõ ràng như Hồ Lê, nhưng trong quá trình phân tích ý nghĩa hàm ẩn đã bàn khá kĩ các khái niệm thuộc ý nghĩa hàm ẩn như: hàm ý, ngụ ý mà đối lập với nó là tiền giả định và hiển ngôn. Trong Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa của Cao Xuân Hạo cũng có một phần nói về hàm ý (ông gọi là nghĩa hàm ẩn). Cao Xuân Hạo đã chia hàm ý ra hai loại: hàm ý của từ và hàm ý trong câu. Trong đó ông nêu ra một số quy tắc có liên quan đến sự hình thành của các hàm ý và kết quả của việc vi phạm quy tắc ấy. Trong Ngữ học trẻ 2000, Từ Thu Mai có khảo sát về hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian Việt Nam, với đề tài Nghĩa hàm ẩn hội thoại trong truyện cười dân gian Việt Nam với sự vi phạm ngữ cảnh giao tiếp, Từ thu Mai đã khảo sát hàm ý hội thoại thông qua một số mẩu truyện: Hai kiểu áo, Diệu kế, Anh hai vợ, Quan sắp đánh bố… Cho đến nay, có thể nói các công trình nghiên cứu ngữ dụng học đã đạt được quan niệm thống nhất về hàm ý như sau: (1) Hàm ý là phần nghĩa hàm ẩn (nghĩa hàm ngôn) không được thể hiện trên bề mặt câu chữ của phát ngôn nhưng được suy ra từ nghĩa tường minh (nghĩa hiển ngôn) và hoàn cảnh giao tiếp. Quan niệm này không chỉ được thể hiện trong các tác phẩm của Grice mà còn được thể hiện rõ trong những tài liệu vận dụng lý thuyết của ông như các công trình của O. Ducrot (1972), G. Yule (1997), Hoàng Phê (1989), Nguyễn Đức Dân (1996), Hồ Lê (1996), Cao Xuân Hạo (1998), Nguyễn Thiện Giáp (2000), Đỗ Hữu Châu (2005),… Chẳng hạn, O. Ducrot quan niệm: “Thực chất của hàm ngôn là nói mà coi như không nói, nghĩa là nói một cái gì đó mà không vì thế nhận trách nhiệm là đã có nói, có nghĩa là vừa có hiệu lực nói năng vừa có sự vô can trong im lặng” (Dẫn theo [14; 98 – 100]); Hồ Lê (1996) viết: “Hàm ý là tất cả những ý nghĩa, tình thái hàm ẩn mà người phát ngôn ký thác vào phát ngôn nhưng nằm ngoài ý nghĩa hiển hiện của phát ngôn, trong đó có việc biểu thị những sở chỉ khác với những sở chỉ mà hiển nghĩa của phát ngôn biểu thị” [13; 335]; Nguyễn Thiện Giáp (2000) thì giải thích: “Hàm ý chính là những gì người nghe phải tự suy ra qua phát ngôn, để hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của phát ngôn đó” [9; 136]. (2) Hàm ý là phần có giá trị thông tin thuộc nghĩa hàm ẩn, đối lập với tiền giả định (TGĐ) là phần không có giá trị thông tin. 4 H.P.Grice (1975) phân biệt nghĩa hàm ẩn tự nhiên (natural meaning) với nghĩa hàm ẩn không tự nhiên (non-natural meaning). O. Ducrot thống nhất với quan niệm của Grice nhưng thể hiện sự phân biệt đó bằng các thuật ngữ “hàm ngôn” và “tiền giả định” (TGĐ). Ông coi TGĐ là một hình thức hàm ngôn quan trọng, là hàm ngôn nằm trực tiếp trong bản thân “nghĩa từ ngữ” của lời (Dẫn theo [14; 98]). Mặc dù đã đạt được sự thống nhất cơ bản như trên, giữa các nhà nghiên cứu vẫn còn những khác biệt tương đối lớn và có thể coi đây là những điểm chưa rõ trong lý thuyết hàm ngôn hội thoại, cần được tiếp tục nghiên cứu thêm. Cùng với những khác biệt trong sử dụng thuật ngữ, các nhà nghiên cứu ngữ dụng học còn thể hiện quan niệm khác nhau về phạm vi của hàm ý. Phần đông các tác giả có xu hướng giới hạn hàm ý ở nghĩa miêu tả (nghĩa mệnh đề) [6]; [7]; [9]; [12]; [14], chỉ có một số ít tác giả cho rằng nghĩa tình thái cũng có thể là hàm ý ([13]). H.P.Grice và nhiều tác giả nước ngoài theo học thuyết của ông như Horn (1989), Levinson (1983; 1987b; 2000), George Yule (1997),… hay một số tác giả theo lý thuyết về tính quan yếu như D. Sperber& D. Wilson (1995), Carston (2002) và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam như Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân,… đều thống nhất dựa vào mức độ phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp để phân biệt hai loại hàm ý là hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại. Bên cạnh đó, sự phân biệt hàm ý quy ước với hàm ý hội thoại tuy rất quan trọng nhưng vẫn chưa phản ánh được đầy đủ các khía cạnh rất phong phú của hiện tượng hàm ý trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của con người. Một tác giả Việt Nam là Hồ Lê đã đề xuất phân loại hàm ý theo khu vực tình thái mà người nói ký gửi vào phát ngôn [13; 139 – 143], nhưng theo chúng tôi, ranh giới của các loại hàm ý trong cách phân loại này rất mờ nhạt, khiến người học khó nhận diện đối tượng. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận Khi nghiên cứu đề tài này, khóa luận hướng tới mục tiêu làm sáng tỏ hàm ý qua mỗi câu chuyện. Từ đó thấy được bài học đạo đức mà tác giả muốn gửi gắm. Qua đó, hi vọng có thể đóng góp một phần tài liệu tham khảo hữu ích, phục vụ cho việc học tập của các bạn sinh viên và quá trình giảng dạy sau này của bản thân. Với mục tiêu đề ra như vậy tôi lập kế hoạch, nhiệm vụ cần nghiên cứu là khai thác hàm ý hội thoại trong một số truyện kể cho học sinh lớp 5. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận 4.1. Đối tượng nghiên cứu 5 Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hàm ý hội thoại trong một số truyện kể cho học sinh lớp 5. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Hàm ý hội thoại xuất hiện nhiều nhất trong đối thoại của những nhân vật tham gia giao tiếp. Cho nên, đơn vị được chọn để tìm hiểu đối tượng nghiên cứu là các cuộc thoại (cuộc thương tác). Những truyện kể được lựa chọn bao gồm những truyện thuộc kiểu bài nghe – kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể và kể chuyện đã nghe, đã đọc có trong SGK Tiếng Việt 5 và cuốn Truyện đọc lớp 5. Những vấn đề chúng tôi đề cập trong khóa luận này không bao quát toàn bộ các vấn đề liên quan đến hàm ý hội thoại mà chỉ hi vọng góp thêm ý kiến vào việc nhận biết và phân tích hàm ý hội thoại qua một số cuộc thoại trong một số truyện kể cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Quyết Tâm - thành phố Sơn La. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Để nhận biết, phân tích và làm sáng rõ nội dung nghĩa của các hàm ý hội thoại trong truyện kể cho học sinh tiểu học, phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu ở khóa luận này là phương pháp phân tích diễn ngôn luận. Ngoài ra trong quá trình triển khai đề tài khóa luận, chúng tôi còn kết hợp các phương pháp khác như thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp,… 5.2. Nguồn ngữ liệu Triển khai đề tài khóa luận này, chúng tôi chủ yếu sử dụng một số truyện trong cuốn Truyện đọc lớp 5 của PGS. TS. Hoàng Hòa Bình và TS. Trần Thị Hiền Lương làm ngữ liệu khảo sát. Bên cạnh đó, tôi sử dụng những đoạn thoại mô phỏng đối thoại trực tiếp ngoài đời thực, một số chi tiết của tác phẩm báo chí, văn chương. Trong một số trường hợp cần thiết (để so sánh, đối chiếu hoặc minh chứng cho quan điểm của tác giả), chúng tôi có mượn lại một số ví dụ đã dẫn trong các tài liệu nghiên cứu về ngữ dụng học trong và ngoài nước. 6. Ý nghĩa của khóa luận 6.1. Ý nghĩa lí luận Trên cơ sở trình bày lí thuyết ngữ dụng học (qua học tập và nghiên cứu tài liệu) ở phương diện hàm ý hội thoại, phương châm hội thoại, khóa luận xác định cách phân tích và tìm hiểu ý nghĩa của hàm ý trong truyện kể cho học sinh lớp 5. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 6 Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày, có thể được sử dụng làm tư liệu cho việc giảng dạy phân môn Kể chuyện, phần nào đó giúp cho việc giảng dạy phân môn Kể chuyện trong nhà trường tiểu học theo phương pháp mới. Đồng thời đây sẽ là một tư liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc của khóa luận gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Hàm ý hội thoại trong truyện kể ở tiểu học Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 7 [...]... nói trong một ngữ cảnh giao tiếp - Nội dung ngầm ẩn này phải được người nghe giải đoán đúng như ý định của người nói thông qua suy ý - Là chủ định của người nói mặc dù người nói có thể “rút lui ý kiến” hoặc phủ nhận trách nhiệm của mình về nội dung ngầm ẩn đó 1.4.2 Phân loại hàm ý hội thoại Một số nhà ngôn ngữ học phân biệt hàm ý hội thoại tổng quát và hàm ý hôi thoại đặc thù 1.4.2.1 Hàm ý hội thoại. .. nhóm tác giả gọi là hàm ngôn (trong thế đối lập với hiển ngôn), có một số tác giả gọi là hàm ý hội thoại trong thế đối lập với một bộ phận khác của hàm ngôn (như đã nêu ở trên) Đối tượng hướng tới của bài viết là hàm ý ngữ dụng hay còn gọi là hàm ý hội thoại Theo đó thuật ngữ hàm ý được sử dụng và hiểu hẹp là hàm ý hội thoại Giao tiếp là trao đổi những hiểu biết, tình cảm, thái độ, ý muốn, yêu cầu hành... biểu thị bằng một số phương tiện ngôn ngữ đặc biệt - Hàm ý ngữ dụng (tương ứng với tên hàm ý hội thoại) Đây là loại hàm ý được hình thành từ sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng (quy tắc chiếu vật chỉ xuất, quy tắc hội thoại ) phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh giao tiếp 1.4 Hàm ý hội thoại 1.4.1 Khái niệm hàm ý hội thoại Sự thống nhất cao trong quan niệm về hàm ý là một thực tế nhưng cũng có một sự thật tồn tại... của Grice cho thấy lí thuyết này là cơ sở vững chắc cho việc khai thác hàm ý hội thoại, và như vậy nó rất thích hợp với việc giải thuyết các truyện cười dân gian Việt Nam, vì tuyệt đại bộ phận truyện cười được xây dựng theo cách tiếng cười nằm trong phần hàm ý hội thoại Truyện cười chứa tiếng cười lộ liễu rất ít, vả lại chúng cũng giảm phần thú vị bởi tính lộ liễu ấy 1.3.2.2.1 Khái niệm hàm ý Trong các... vào lớp nghĩa hàm ngôn và phân loại các nghĩa hàm ngôn khác theo dấu hiệu phụ thuộc/không phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp Riêng Hồ Lê (1996) thì phân biệt hai lớp nghĩa hàm ẩn là hàm nghĩa và hàm ý dựa theoquan hệ về nội dung đối với hiển ngôn: hàm ý (bao gồm: ngụ ý, ẩn ý, dụng ý) là 20 ý nghĩa hàm ẩn có nội dung khác với hiển ngôn; còn hàm nghĩa là ý nghĩa hàm ẩn bổ sung một phương diện nào đó cho. .. giao tiếp nhất định được người nghe giải đoán đúng như ý định gửi gắm của người nói là hàm ý Các kiểu ý nghĩa ngầm ẩn của phát ngôn A2 và A trong các ví dụ (30, 31) là hàm ý Vậy, hàm ý hội thoại là ý nghĩa ngầm ẩn thể hiện trong phát ngôn gắn với ngữ cảnh giao tiếp cụ thể được người nghe tiếp nhận thông qua suy luận đúng như chủ đích người nói Theo quan điểm này thì hàm ý được xác định bởi các tiêu chí... Cũng có thể đây là đa thoại, vì thông qua cuộc tranh luận, các ứng viên đều hướng đến cử tri để giành giật phiếu bầu của cử tri… Tuy nhiên trong các cuộc hội thoại thì song thoại là hình thức phổ biến nhất và lí thuyết hội thoại chủ yếu là bàn về song thoại vì song thoại là hình thức hội thoại nguyên mẫu (prototype) của mọi cuộc hội thoại 1.2.2 Phương pháp nghiên cứu hội thoại Hội thoại chính là giao... trong thang độ, từ ấy sẽ truyền đạt được nhiều thông tin hơn trong bối cảnh đó Ví dụ: (39) Anh Thắng đã trả được bớt một số nợ cũ Chọn từ một số hàm ý không phải tất cả, không nhiều, không hầu hết Hay: Chồng cô đôi khi cũng nhậu xỉn Chọn từ đôi khi có hàm ý là không phải luôn luôn, tức là anh không thường xuyên nhậu xỉn 1.4.2.2 Hàm ý hội thoại đặc thù Khác với hàm ý hội thoại tổng quát, hàm ý hội thoại. .. thể của những phát ngôn đó để giải thích lý do của việc sử dụng hàm ý, làm cơ sở giúp người nói tạo lập hàm ý và người nghe tiếp nhận hàm ý trong giao tiếp 1 .5. 2 Nhân vật giao tiếp Để cuộc giao tiếp bằng phát ngôn có hàm ý thành công (tức là người nói gửi được hàm ý tới người nghe và người nghe nắm bắt, thậm chí hồi đáp, “điều hành” nội dung cuộc thoại theo hướng của hàm ý) , trước hết phải có sự cộng... lời cho câu hỏi hoàn cảnh giao tiếp nào là lý do sử dụng phát ngôn có hàm ý và tham gia vào quá trình hình thành hàm ý, trong khi quan niệm về hàm ý vẫn còn thiếu sự thống nhất trong giới nghiên cứu, lại càng không đơn giản chút nào Trong phạm vi đề tài này, tôi không có tham vọng giải quyết toàn bộ vấn đề quan hệ giữa hoàn cảnh giao tiếp với hàm ý của phát ngôn mà căn cứ vào các phát ngôn có hàm ý và . cứu, giảng dạy. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc của khóa luận gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Hàm ý hội thoại. nghĩa của khóa luận 6.1. Ý nghĩa lí luận Trên cơ sở trình bày lí thuyết ngữ dụng học (qua học tập và nghiên cứu tài liệu) ở phương diện hàm ý hội thoại, phương châm hội thoại, khóa luận xác định. phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu ở khóa luận này là phương pháp phân tích diễn ngôn luận. Ngoài ra trong quá trình triển khai đề tài khóa luận, chúng tôi còn kết hợp các phương pháp