Báo cáo thực tập tổng hợp vụ thẩm định và giám sát đầu tư, bộ kế hoạch và đầu tư

31 262 0
Báo cáo thực tập tổng hợp vụ thẩm định và giám sát đầu tư, bộ kế hoạch và đầu tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I Một số vấn đề chung của Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư, Bộ Kế hoạch và đầu tư. 2 1. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch và đầu tư. 2 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và đầu tư hiện nay. 6 2.1. Vị trí và chức năng. 6 2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn. 7 2.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ. 8 3. Quá trình hình thành và phát triển của Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư. 10 4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư. 10 5. Quy trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư. 11 5.1. Tiếp nhận hồ sơ: 11 5.2. Lập kế hoạch và triển khai thực hiện công việc được giao: 12 5.3. Quy trình xủ lý công việc trong đơn vị: 13 5.4. Thời hạn thực hiện công việc: 16 5.5. Hồ sơ trình duyệt: 17 Chương II Thực trạng hoạt động thẩm định và giám sát đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư 19 1. Những kết quả đã đạt được. 19 1.1. Thực hiện thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tư. 19 1.2. Giám sát và đánh giá đầu tư. 20 1.3. Các công tác khác: 21 2. Những tồn tại cần khắc phục. 22 2.1. Một số thiếu sót chung. 22 2.2. Thiếu sót trong công tác thẩm tra, thẩm định dự án. 23 2.3. Thiếu sót trong việc thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư. 24 Chương III Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định và giám sát đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư 26 1. Định hướng hoạt động. 26 1.1. Bối cảnh hoạt động năm 2007. 26 1.2. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2007. 26 2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định và giám sát đánh giá đầu tư. 28 3. Một số kiến nghị. 29

Lời nói đầu Kết thúc phần học lý thuyết ở trường mỗi sinh viên đều có giai đoạn thực tập tốt nghiệp. Thực tập tốt nghiệp là rất cần thiết cho sinh viên, thực tập tốt nghiệp như một cầu nối giữa lý luận và thực tiễn nhằm giúp sinh viên làm quen với thực tế, vận dụng kiến thức lý luận đã được học vào việc phân tích lý giải và xử lý các vấn đề do thực tiễn đặt ra, qua đó nhằm củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị. Toàn bộ thời gian thực tập được chia làm hai giai đoạn: Thực tập tổng hợp với thời gian 5 tuần và thực tập chuyên đề chuyên ngành với thời gian 10 tuần, tương ứng với mỗi giai đoạn thực tập thì có các yêu cầu khác nhau. Để đợt thực tập tổng hợp có hiệu quả, yêu cầu sinh viên phải tìm hiểu và phân tích tổng quan về các vấn đề : Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý, những kết quả đạt được, những khó khăn tồn tại và phương hướng hoạt động trong tương lai của cơ sở thực tập. Sau một thời gian thực tập tại Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư, Bộ kế hoạch và đầu tư. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo và các cô, chú chuyên viên trong vụ đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Từ Quang Phương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt đợt thực tập này . Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các chuyên viên trong vụ, đặc biệt là chuyên viên Nguyễn Đức Chung đă trực tiếp hướng dẫn để em hoàn thành giai đoạn thực tập này. Chương I - Một số vấn đề chung của Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư, Bộ Kế hoạch và đầu tư. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Ngay sau khi giành được chính quyền dân chủ nhân dân, ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 78/SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Khiến thiết- tiền thân của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trước đây và nay là Bộ Kế hoạch và đầu tư. Theo Sắc lệnh số 78/SL, Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết được thành lập gồm có 40 thành viên, bao gồm tất cả các Bộ trưởng và Thứ trưởng của các Bộ, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sau đó, ngày 14 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 4/SL cử thêm 10 thành viên vào Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết. Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến Thiết có nhiệm vụ nghiên cứu một kế hoạch thiết thực để kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, hành chính, xã hội, văn hoá và thảo ra những đề án kiến thiết trình lên Chính phủ. Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký Sắc lệnh số 68/SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ thay cho Hội nghị Liên Bộ Kinh tế thành lập theo quyết định của Hội đồng Chính phủ tháng 3 năm 1949. Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu khởi thảo để đệ trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng về kinh tế. Thành phần của Ban Kinh tế Chính phủ theo Sắc lệnh số 68/SL, bao gồm: Thủ tướng Chính phủ hay Phó Thủ tướng là Chủ tịch; các Bộ trưởng và Thứ trưởng của các Bộ Kinh tế, Canh nông, Giao thông công chính, Lao động, Tài chính; Quốc phòng; 01 đại diện Mặt trận; 01 đại diện Tổng Liên đoạn Lao động; 01 đại diện Hội Nông dân Cứu quốc. Ngay sau khi thành lập, Ban Kinh tế Chính phủ đã bắt tay vào nghiên cứu, soạn thảo trình Chính phủ các chính sách, các chương trình, kế hoạch kinh tế, xã hội và những vấn đề quan trọng khác nhằm động viên sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến lần thứ nhất thắng lợi. Ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết thành lập Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia, trong đó xác định: “Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia là một cơ quan của Chính phủ, để kế hoạch hoá công cuộc kiến thiết kinh tế và văn hoá, tổ chức và chỉ đạo công tác thống kê, kế toán trong cả nước”. Trong Thông tư số 603/TTg ngày 14/10/1955 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký đã ghi rõ: “Trong chế độ Dân chủ Nhân dân của chúng ta ở miền Bắc, việc khôi phục và phát triển kinh tế và văn hoá phải dần dần kế hoạch hoá. Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia sẽ thực hiện từng bước công việc kế hoạch hoá, bảo đảm việc củng cố miền Bắc. Như vậy, việc thành lập Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia là một thắng lợi, đánh dấu một bước tiến mới trong toàn bộ công tác của chúng ta”. Ngày 26 tháng 7 năm 1960, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công bố Lệnh số 18-LCT về Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ, trong đó nêu rõ Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (UBKHNN) là một trong 24 cơ quan Bộ và ngang Bộ trực thuộc Chính phủ. Sau đó ngày 09 tháng 10 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của UBKHNN, trong đó xác định: “UBKHNN là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế quốc dân và văn hoá theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ”, “Uỷ ban còn có trách nhiệm quản lý công tác xây dựng cơ bản của Nhà nước, bảo đảm công tác xây dựng cơ bản đúng theo đường lối, chính sách, kế hoạch của Nhà nước nhằm rút ngắn thời gian xây dựng, bảo đảm chất lượng công trình tốt nhất và giá thành hạ”. Ngày 25 tháng 3 năm 1974, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 49-CP phê chuẩn Điều lệ về tổ chức và hoạt động của UBKHNN: “UBKHNN là cơ quan của Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm trước toàn bộ công tác kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân; chuẩn bị cho cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ra quyết định một cách có căn cứ khoa học về các vấn đề cơ bản của việc phát triển kinh tế có kế hoạch cân đối với nhịp độ nhanh và hiệu quả; nghiên cứu làm dự đoán kinh tế; tổng hợp, cân đối và xây dựng các dự án kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và tăng cường củng cố quốc phòng; nghiên cứu và hướng dẫn phương pháp và chế độ kế hoạch hoá, theo dõi kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch và kiến nghị các biện pháp thúc đẩy việc hoàn thành toàn diện kế hoạch Nhà nước ”. Theo đó, Hội đồng Kế hoạch Nhà nước đã được thành lập bao gồm các thành viên của một số Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhà nước, Chủ tịch một số tỉnh, thành phố và Thủ trưởng một số đơn vị cơ sở quan trọng; do Chủ nhiệm UBKHNN làm chủ tịch. Ngày 27 tháng 11 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định số 151/HĐBT giải thể Uỷ ban Phân vùng Kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho UBKHNN. Ngày 27 tháng 10 năm 1992. Chính phủ ban hành Nghị định số 7/CP về việc giao UBKHNN quản lý Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, đảm nhận thêm nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp về lĩnh vực kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới đất nước. Ngày 12 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 86/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của UBKHNN. “UBKHNN được xác định là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước về cơ chế chính sách quản lý kinh tế giúp Chính phủ phối hợp, điều hành thực hiện các mục tiêu và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế. UBKHNN thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định tại Nghị định số 15/CP ngày 2/2/1986 của Chính phủ”. Ngày 21 tháng 10 năm 1995, Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam khoá IX, tại kỳ họp thứ 8 đã ra Nghị quyết về việc điều chỉnh tổ chức một số cơ quan của Chính phủ; Nghị quyết thành lập Bộ Kế hoạch và đầu tư trên cơ sở hợp nhất UBKHNN và Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư. Ngày 01 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Kế hoạch và đầu tư; trong đó đã xác định rõ: “Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của cả nước, về cơ chế chính sách quản lý kinh tế; quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong nước và ngoài nước; giúp Chính phủ phối hợp, điều hành thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân”. Ngày 17 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 99/2000/QĐ-TTg chuyển Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và đầu tư. Từ đó, hệ thống các Ban Quản lý Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nằm trong hệ thống tổ chức các cơ quan kế hoạch và đầu tư. Chức năng, nhiệm vụ của ngành Kế hoạch và Đầu tư được bổ sung, thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới. Ngày 5 tháng 8 năm 2002, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ nhất đã ra Nghị quyết số 02/2002/QH11 quy định danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ. Căn cứ vào Nghị quyết 02/2002/QH11, ngày 6 tháng 6 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Vị trí và chức năng của Bộ Kế hoạch và đầu tư được xác định là: “cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật”. 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và đầu tư hiện nay. Ngày 06 tháng 6 năm 2003 Chính phủ ra Nghị định số 61/2003/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và đầu tư. 2.1. Vị trí và chức năng. Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh lực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực truộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. 2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn. Bộ Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thế sau đây: - Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. - Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thể, dự án kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong dó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính-ngân sách; tổ chức công bố chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của cả nước sau khi được phê duyệt theo quy định. - Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. - Về quy hoạch, kế hoạch. - Về đầu tư trong nước và ngoài nước. - Về quản lý ODA. - Về quản lý đấu thầu. - Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh. - Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ. - Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. - Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ. - Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ. - Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý; đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. - Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật. 2.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ. - Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước: + Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân. + Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ. + Vụ Tài chính, tiền tệ. + Vụ Kinh tế công nghiệp. + Vụ Kinh tế nông nghiệp. + Vụ Thương mại và dịch vụ. + Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị. + Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất. + Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư. + Vụ Quản lý đấu thầu. + Vụ Kinh tế đối ngoại. + Vụ Quốc phòng – An ninh. + Vụ Pháp chế. + Vụ Tổ chức cán bộ. + Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường. + Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội. + Cục Đầu tư nước ngoài. + Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. + Thanh tra. + Văn phòng. - Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ: + Viện Chiến lược phát triển. + Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. + Trung tâm Thông tin kinh tế - xã hội quốc gia. + Trung tâm tin học. + Báo Đầu tư. + Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 3. Quá trình hình thành và phát triển của Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư. Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thành lập vào năm 1974 với tên gọi ban đầu là Văn phòng thẩm tra nhiệm vụ thiết kế và báo cáo kinh tế - kỹ thuật thuộc UBKHNN. Đến năm 1984 được đổi tên thành Vụ Xây dựng cơ bản và năm 1992 được đổi tên thành Văn phòng thẩm định. Từ năm 2003 đến nay thì lấy tên là Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư. Ngày 19 tháng 8 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư ra quyết định số 601/QĐ-BKH về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư. 4.1. Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc thẩm định dự án và giám sát đầu tư. 4.2. Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư có các nhiệm vụ sau đây: - Chủ trì tổ chức thực hiện công tác thẩm định, thẩm tra các quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ; các dự án đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc cho phép đầu tư và các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư. Tham gia với các Vụ liên quan trong Bộ xem xét để Bộ có ý kiến đối với các dự án đầu tư, các dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền quyết định của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. [...]... động thẩm định và giám sát đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư 1 Những kết quả đã đạt được 1.1 Thực hiện thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tư Thực hiện thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tư, bao gồm các dự án do Thủ tư ng Chính phủ quyết định, dự án do Thủ tư ng Chính phủ cho phép đầu tư, Báo cáo Nghiên cưu tiền khả thi (NCTKT) /Báo cáo đầu tư do Thủ tư ng Chính phủ thông qua; dự án đầu tư. .. Bộ - Phối hợp với Văn phòng Bộ quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định theo quy định của Nhà nước - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư giao 4.3 Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư có Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên Biên chế của Vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư quyết định riêng 5 Quy trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Vụ Thẩm định và. .. vị trong Bộ thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư của nền kinh tế quốc dân - Tham gia nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư; chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm cụ thể trong lĩnh vực thẩm định và giám sát đầu tư; hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định, giám sát đầu tư cho các bộ, ngàng và địa phương - Tổng kết, đánh giá, báo cáo về công tác thẩm định, giám sát các dự án đầu tư; cung... đầu tư với các công tác cụ thể sau: - Đã triển khai thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư các dự án nhóm A theo quy định tại Nghị định 07/CP và Thông tư hướng dần của Bộ; đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương các chủ đầu tư dự án nhóm A thực hiện báo cáo, tổ chức thực hiện giám sát các dự án Bước đầu đã hình thành quy trình thực hiện giám sát, đánh giá dự án và giám sát tổng thể đầu tư, giám sát. .. nhiệm rõ ràng cho cán bộ, chuyên viên về theo dõi, giám sát các dự án đầu tư + Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giám sát đầu tư thường xuyên (giám sát các dự án nhóm A) và chế độ báo cáo định kỳ theo quy định, đưa công tác giám sát đầu tư đi vào nền nếp + Tổ chức nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với các bộ, ngành, địa phương về giám sát và đánh giá đầu tư Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương... trong Bộ trong điều kiện mới (đặc biệt là quy trình giám sát, đành giá đầu tư) để làm cơ sở phối hợp công tác - Đề nghị Bộ bố trí và cho phép Vụ thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực cán bộ giám sát đầu tư; hỗ trợ trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm giám sát đầu tư Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I - Một số vấn đề chung của Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư, Bộ Kế hoạch. .. án đầu tư nước ngoài tăng 26 dự án) Trong năm 2006 với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư, cán bộ và chuyên viên của Vụ đã tham gia và tổ chức thẩm định các dự án do Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư thực hiện thẩm định các dự án, như dự án liên hợp sắt Thạnh Khê 1.2 Giám sát và đánh giá đầu tư Vụ đã thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu. .. đầu tư (Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu) có những thay đổi nhất định trong quản lý đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định và giám sát đầu tư (thực hiện triệt để phân cấp quản lý đầu tư, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát) Đồng thời năm 2007 Chính phủ và Quốc hội sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện công tác giám sát đầu tư; nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư. .. tư, Bộ Kế hoạch và đầu tư 2 1 Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch và đầu tư 2 2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và đầu tư hiện nay .6 2.1 Vị trí và chức năng 6 2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn .7 2.3 Cơ cấu tổ chức của Bộ 8 3 Quá trình hình thành và phát triển của Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư ... Bộ, ngành và địa phương thực hiện đầy đủ và nghiêm túc công tác giám sát, đánh giá đầu tư + Báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu về thời gian và nội dung báo cáo + Năng lực và kinh nghiệm của Vụ còn hạn chế - Về chủ quan: + Chỉ đạo, lãnh đạo chưa cân đối giữa nhiệm vụ thẩm định và giám sát đành giá đầu tư + Chuyên viên chưa thực hiện đúng kế hoạch công tác về giám sát đầu tư; một . tin học. + Báo Đầu tư. + Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 3. Quá trình hình thành và phát triển của Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư. Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thành. giám sát đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc thẩm định dự án và giám sát đầu tư. 4.2. Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư có các nhiệm vụ. Văn phòng thẩm định. Từ năm 2003 đến nay thì lấy tên là Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Thẩm định và giám sát đầu

Ngày đăng: 20/08/2015, 19:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan