ĐÁNH GIÁ kết QUẢ 8 TRƯỜNG hợp lõm NGỰC có sử DỤNG nội SOI LỒNG NGỰC hỗ TRỢ TRONG PHẪU THUẬT NUSS tại BỆNH VIỆN CHỢ rẫy

5 377 1
ĐÁNH GIÁ kết QUẢ 8 TRƯỜNG hợp lõm NGỰC có sử DỤNG nội SOI LỒNG NGỰC hỗ TRỢ TRONG PHẪU THUẬT NUSS tại BỆNH VIỆN CHỢ rẫy

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y học thực hành (884) - số 10/2013 64 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 8 TRƯỜNG HỢP LÕM NGỰC CÓ SỬ DỤNG NỘI SOI LỒNG NGỰC HỖ TRỢ TRONG PHẪU THUẬT NUSS TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Lâm Văn Nút - Bệnh viện Chợ Rẫy TóM TắT Đặt vấn đề: Nội soi lồng ngực hỗ trợ trong một số trường hợp lõm ngực tái phát do những lần phẫu thuật trước đó, những trường hợp lõm ngực nặng có chèn ép tim - phổi và những trường hợp có bệnh kết hợp đi kèm. Tuy nhiên, vấn đề nội soi hỗ trợ hiện nay vẫn còn một số quan điểm chưa đồng nhất. Mục tiêu: Đánh giá vai trò nội soi lồng ngực hỗ trợ trong phẫu thuật Nuss. Phương pháp: mô tả dọc, tiến cứu Kết quả: Có 3 trường hợp lõm ngực được phẫu thuật thất bại trước đó: 2 trường hợp phẫu thuật Ravitch (0,9%), 1 trường hợp phẫu thuật Nuss (0,4%). Một trường hợp cắt nốt đơn độc phổi (0,4%), 1 trường hợp cắt kén khí (0,4%). Lõm ngực nặng (HI>15) là 2 trường hợp (0,9%). Thời gian phẫu thuật nội soi trung bình 122 ± 79 phút, nhiều hơn không nội soi (p<0,001) . Thời gian nằm viện trung bình 8,4 ± 2,5 ngày và lượng máu mất trung bình 23 ± 10 ml không khác biệt so với phẫu thuật không nội soi (p>0,05). Kết luận: Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu có nội soi lồng ngực hỗ trợ được thực hiện an toàn, hiệu quả. Từ khóa: Nội soi lồng ngực ĐặT VấN Đề Lõm ngực là do sự quá phát của các sụn sườn đẩy xương ức vào bên trong tạo thành ngực lõm. Theo thống kê ở Mỹ trong 1000 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ bị lõm ngực, tỉ lệ nam:nữ là 4:1. Lõm ngực chiếm 87% trong tất cả biến dạng lồng ngực. Dị tật này ít xảy ra ở người châu Phi [3, 8]. Trẻ bị lõm ngực thường có tâm lý không ổn định, hay mặc cảm và xấu hổ với bạn bè cùng trang lứa, ngày càng xa lánh các hoạt động xã hội, thể dục thể thao: tập thể dục, điền kinh, bơi lội. Đặc biệt, khi trẻ bị lõm ngực nặng sẽ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, tim mạch…. Do đó, những bệnh nhân này cần phải điều trị bằng phẫu thuật [9]. Năm 1998, Nuss D. công bố tổng quan 10 năm kinh nghiệm phẫu thuật điều trị lõm ngực bẩm sinh bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nâng ngực lõm bằng thanh kim loại. Hiện nay, kỹ thuật này đã được phẫu thuật viên lồng ngực khắp nơi trên thế giới áp dụng để thay thế những phương pháp trước đây xâm lấn và tàn phá hơn vì phải cắt xương ức, sụn sườn. Phẫu thuật Nuss (phẫu thuật xâm lấn tối thiểu) cho thời gian hồi phục nhanh hơn và ít biến chứng hơn vì khi phẫu thuật chỉ cần rạch da ở 2 bên đường nách giữa của lồng ngực ngang qua nơi lõm nhất, mỗi đường dài khoảng 2 cm, đặc biệt không cần phải mở xương ức và cắt các sụn sườn. Từ đầu năm 2008 đến nay, khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu, bệnh viện Chợ Rẫy đã triển khai phẫu thuật thường quy điều trị lõm ngực bẩm sinh bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu của Nuss, bước đầu cho kết quả rất tốt. Năm 2009, bắt đầu triển khai nội soi lồng ngực hỗ trợ trong một số trường hợp lõm ngực tái phát do những lần phẫu thuật trước đó, những bệnh nhân lõm ngực nặng có chèn ép tim - phổi và những trường hợp có bệnh kết hợp đi kèm. Chúng tôi nhận thấy rằng việc áp dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ thì an toàn, hiệu quả, thời gian hồi phục nhanh và ít biến chứng. Tuy nhiên, vấn đề áp dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu điều trị lõm ngực hiện nay còn tranh luận. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu “Đánh giá vai trò nội soi lồng ngực hỗ trợ trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu”. TổNG QUAN Hầu hết phẫu thuật viên đứng bên phải bệnh nhân khi sử dung nội soi, một số trường hợp khác đề nghị dùng nội soi bên trái, đôi khi sử dụng nội soi cả hai bên. Hình 1: Tạo đường hầm xuyên trung thất có nội soi hỗ trợ Đối với những bệnh nhân lõm quá sâu có thể sử dụng nội soi hai bên vì tim không chỉ bị chèn ép mà còn lệch về bên trái gây cản trở tầm nhìn từ phía bên phải. Đặt trocar bên trái khi tim di lệch theo hướng đó đòi hỏi phải rất thận trọng. Trocar thường đặt dưới chỗ rạch da, nhưng cũng có thể đặt qua chỗ rạch da, hoặc thậm chí trên chỗ rạch da khi hai tay duỗi ra phía sau. Vị trí đặt phía dưới cho phép quan sát tốt quá trình tạo đường hầm qua trung thất và lúc khâu cố định thanh kim loại. Theo Nuss D. và cộng sự (2008), nghiên cứu điều trị bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu 1015 bệnh nhân lõm ngực từ năm 1987 đến năm 2008, tác giả cho rằng nội soi lồng ngực hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong nhóm bệnh này, vì nội soi giúp quan sát quá trình bóc tách và gỡ dính trước khi tạo đường hầm Y học thực hành (884) - số 10/2013 65 xuyên qua trung thất trước sau xương ức. Ngược lại với Nuss D., một số tác giả cho rằng không cần thiết phải nội soi lồng ngực hỗ trợ trong quá trình thực hiện phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, theo nghiên cứu của Liu, W.Y và cộng sự (2008); Ji, Y. và cộng sự (2008), cho rằng không sử dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ khi thực hiện phẫu thuật xâm lấn tối thiểu điều trị bệnh nhân lõm ngực thì an toàn và hiệu quả, giảm chấn thương và giảm thời gian phẫu thuật. ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP Thiết kế nghiên cứu: Mô tả dọc, tiền cứu Từ tháng 02 năm 2009 đến tháng 08 năm 2012. Tại khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu, bệnh viện Chợ Rẫy, Tp Hồ Chí Minh. Cỡ mẫu: 229 bệnh nhân Tiêu chuẩn chọn bệnh Phẫu thuật lõm ngực thất bại trước đó Bệnh nhân có tiền căn phẫu thuật về lồng ngực: tim, phổi – màng phổi, trung thất, Haller CT Index > 15,5. Tiêu chuẩn loại trừ Những bệnh nhân nhỏ hơn 6 tuổi. Chấn thương thành ngực trước gây lõm ngực. Bệnh nhân hở xương ức. Hội chứng Poland. Vị trí rạch da Rạch da hai bên ngực với chiều dài 2 cm mỗi bên dọc theo đường nách trước hay nách giữa hoặc theo chiều trước sau của lồng ngực. Khi đặt hai thanh, có thể rạch da hai đường mổ riêng biệt cho mỗi thanh. Hình 2: Vị trí rạch da Đối với bệnh nhân là phụ nữ, đường rạch da đặt dưới nếp vú ở vị trí 6 giờ hoặc 9 giờ, có thể mở rộng khi cần thiết. Đường mổ dưới vú rất hiệu quả khi vào thành ngực trước, thậm chí đặt cả hai thanh với độ thẩm mỹ cao. Tạo đường hầm xuyên trung thất Dùng Clamp Crawforth chọc vào khoang màng phổi phải ngay bờ cao nhất của hố lõm, từ từ đi sát thành ngực hướng vào trung thất ngay nơi sâu nhất hố lõm. Có thể sử dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ xác định đường đi chính xác của Clamp Crawforth, bằng cách đặt một trocar dưới chỗ đường nách giữa hai đến ba khoảng liên sườn. Sau đó tiếp tục dùng đầu Clamp Crawforth cẩn thận chọc đường hầm từ từ xuyên qua trung thất trước (trước tim và sau xương ức) vào khoang màng phổi trái, tiếp tục xuyên thành ngực ra ngoài dưới da thành ngực đối xứng bên trái. Qua đầu Clamp Craforwth ta luồn ống dẫn lưu màng phổi nhỏ (số 18Fr hoặc 20Fr) hoặc dây mềm để hướng dẫn và kéo từ từ thanh kim loại qua trung thất theo hướng ngược lại (từ trái sang phải), mặt lõm thanh kim loại luôn hướng về phía sau. Nội soi lồng ngực hỗ trợ Thông thường đặt trocar bên phải bệnh nhân. Nội soi hai bên khi bệnh nhân lõm ngực quá sâu hoặc sau khi đặt nội soi bên phải chưa quan sát tốt khi tạo đường hầm xuyên trung thất trước. Trocar thường đặt dưới chỗ rạch da, nhưng cũng có thể đặt qua chỗ rạch da, hoặc thậm chí trên chỗ rạch da khi hai tay duỗi ra phía sau. Vị trí đặt phía dưới cho phép quan sát tốt quá trình tạo đường hầm qua trung thất và lúc khâu cố định thanh kim loại. Quản lý và phân tích số liệu: Stata phiên bảng 10.0 KếT QUả Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bảng 1. Giới (n=229) Số trường hợp Tỉ lệ (%) Giới Nam 184 80 Nữ 45 20 Nhóm tuổi 6-12 34 15 13-17 114 50 8 81 35 Trung bình * 16,2 ± 4 (6 - 28) (*) Tuổi trung bình và độ lệch chuẩn - Tỉ lệ nam là 80%, chiếm đa số, gấp 4 lần nữ. - Nhóm tuổi từ 13 – 17 chiếm đa số 114 trường hợp, tỉ lệ 50%. - Tuổi trung bình là 16,2 với độ lệch chuẩn ± 4; nhỏ nhất 6 tuổi, lớn nhất 28 tuổi. Bảng 2. Độ sâu hố lõm (n=229) Độ sâu d (cm) Số trường hợp Tỉ lệ (%) 2 < d ≤ 3 11 4,8 3< d ≤ 4 190 83 4 < d ≤ 5 21 9,2 5 < d ≤ 6 4 1,8 6 < d ≤ 7 1 0,4 d >7 2 0,9 Đa số lõm ngực có độ sâu hố lõm từ 3 đến 4 cm có 190 trường hợp, tỉ lệ 83%. Lõm ngực có độ sâu hố lõm trên 7 cm có 2 trường hợp, tỉ lệ 0,9%. Bảng 3. Tiền căn phẫu thuật (n=229) Biến số Số trường hợp Tỉ lệ (%) Phẫu thuật trung thất 1 0,4 Y học thực hành (884) - số 10/2013 66 Phẫu thuật Ravitch thất bại 2 0,9 Phẫu thuật Nuss thất bại 1 0,4 Có 3 bệnh nhân lõm ngực được phẫu thuật trước đây thất bại gồm 2 trường hợp phẫu thuật Ravitch (0,9%) do không giải quyết được tình trạng lõm ngực của bệnh nhân, một trường hợp phẫu thuật Nuss thất bại trước đó do thủng tim (0,4%). Bảng 4. Phẫu thuật kết hợp (n=229) Biến số Số trường hợp Tỉ lệ (%) Cắt nốt đơn độc phổi 1 0,4 Cắt kén khí 1 0,4 Tổng số 2 0,9 Phẫu thuật kết hợp là 2 trường hợp chiếm tỉ lệ 0,9%, trong đó 1 trường hợp cắt nốt đơn độc phổi, và 1 trường hợp cắt kén khí. Phẫu thuật có nội soi hỗ trợ Trong số 229 bệnh nhân, có 8 trường hợp, chúng tôi cần phải sử dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ, kết quả được ghi nhận như sau: Bảng 5. Tiền căn phẫu thuật và bệnh kết hợp (n=8) Biến số Số trường hợp Tỉ lệ (%) Tổng số 8 3,5 Tiền căn PT PT Ravitch 2 0,9 PT Nuss 1 0,4 PT Trung thất 1 0,4 Bệnh kết hợp Nốt đơn độc phổi 1 0,4 Giãn phế quản 1 0,4 Lõm ngực nặng (HI>15) 2 0,9 HI 7,7 ± 5,32* (3,8 - 19,3) (*) Trung bình và độ lệch chuẩn - Phẫu thuật có nội soi hỗ trợ 8 trường hợp, tỉ lệ 3,5%. - Có 2 trường hợp phẫu thuật Ravitch và 1 trường hợp phẫu thuật Nuss thất bại trước đó. - Lõm ngực nặng 2 trường hợp, 1 trường hợp HI=19,3 và 1 trường hợp HI=15,5. - Nội soi hỗ trợ phẫu thuật lõm ngực phối hợp với cắt nốt đơn độc phổi 1 trường hợp và giãn phế quản 1 trường hợp. Bảng 6. Vị trí đặt trocar (n=8) Biến số Số trường hợp Tỉ lệ (%) Bên phải 6 75 Bên trái 0 0 Hai bên 2 25 Nội soi lồng ngực hỗ trợ 2 bên 2 trường hợp, tỉ lệ 25%; trong đó 1 trường hợp được phẫu thuật lõm ngực bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu thất bại do thủng tim; 1 trường hợp lõm ngực rất nặng có chỉ số HI=19,3, có chèn ép tim phổi trên chụp cắt lớp điện toán. Bảng 7. So sánh kết quả có nội soi và không nội soi lồng ngực. Biến số Có nội soi (n=8) Không n ộ i soi p (n=221) Thời gian phẫu thuật (phút) 122,1±78,7 89,2 ± 25,8 0,0004 Thời gian nằm viện (ngày) 8,4 ± 2,5 8,3 ± 2,1 0,939 Lượng máu mất (ml) 22,9 ± 9,9 20 (20 - 25) 0,121* (*) Kiểm định Wilcoxon rank - sum test (Mann- Whitney test) - Thời gian phẫu thuật có nội soi hỗ trợ nhiều hơn thời gian phẫu thuật không sử dụng nội soi hỗ trợ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). - Không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về số ngày năm viện, lượng máu mất trong nhóm phẫu thuật có sử dụng nội soi hỗ trợ và nhóm phẫu thuật không sử dụng nội soi (p>0,05). BàN LUậN Giới: Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 229 trường hợp lõm ngực, trong đó có 184 nam (80%) và 45 nữ (20%), tỉ lệ nam/nữ là 4/1. Theo tác giả Kelly R.E và cộng sự (2010): nghiên cứu và điều trị 1215 bệnh nhi lõm ngực tại bang Virginia (Mỹ) trong giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2008, tỉ lệ nam /nữ là 4/1. Park H.J và cộng sự (2010), phân tích dữ liệu từ 1170 bệnh nhân lõm ngực được điều trị bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong thời gian từ năm 1999 đến năm 2008 tại bệnh viện Mary (Seoul, Hàn Quốc), trong đó có 941 nam và 229 nữ, tỉ lệ nam/nữ là 4/1. Như vậy, với tỉ lệ nam gấp 4 lần nữ, số liệu của chúng tôi tương đương với một số tác giả khác trên thế giới. Tuổi: Tuổi trung bình của nghiên cứu là 16,2 với độ lệch chuẩn ± 4, tuổi nhỏ nhất 6 và lớn nhất 28 tuổi. Có 3 nhóm tuổi trong nghiên cứu này: nhóm 6 – 12 tuổi có 34 trường hợp (15%), nhóm 13 – 17 tuổi chiếm đa số 114 trường hợp (50%), nhóm tuổi trưởng thành và người lớn có 81 trường hợp (35%). Kelly R.E và cộng sự (2010), công bố công trình nghiên cứu 21 năm kinh nghiệm điều trị lõm ngực tại bệnh viện nhi khoa, bang Virginia (Mỹ) cho 1215 bệnh nhân lõm ngực trong thời gian từ năm 1987 đến năm 2008, tuổi trung bình điều trị 10 năm đầu là 6 và 11 năm sau là 14 tuổi, nhỏ nhất là 1 và lớn nhất 31 tuổi. Pilegaard H.K và cộng sự (2008), thực hiện phẫu thuật xâm lấn tối thiểu cho 383 bệnh nhân lõm ngực từ năm 2001 đến năm 2006. Tuổi trung bình là 16, nhỏ nhất 7 và lớn nhất 43 tuổi. Năm 2009, Olbrecht V.A và cộng sự nghiên cứu và điều trị 307 bệnh nhân lõm ngực bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2009 tại bệnh viện John Hopkins, Baltimore (Mỹ), tuổi trung bình của bệnh nhân là 15,5 tuổi. Nội soi lồng ngực hỗ trợ Theo số liệu nghiên cứu của chúng tôi, có 8 trường hợp (3,5%) sử dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu điều trị 229 bệnh nhân lõm ngực. Trong đó có 2 trường hợp (0,9%) phẫu thuật bằng kỹ thuật Ravitch và 1 trường hợp (0,4%) phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trước đó thất bại; một trường Y học thực hành (884) - số 10/2013 67 hợp phẫu thuật trung thất trước đây (0,4%). 2 trường hợp bệnh nhân có lõm ngực nặng (0,9%). 2 trường hợp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu kết hợp với: cắt nốt phổi đơn độc thùy trên phổi phải: 1 trường hợp (0,4%), khâu kén khí thùy trên và thùy dưới phổi phải: 1 trường hợp (0,4%). HI trung bình của 8 bệnh nhân này là 7,7, nhỏ nhất 3,8 và lớn nhất 19,3. Thời gian phẫu thuật có nội soi hỗ trợ trung bình 122 phút, số lượng máu mất 23 ml, thời gian nằm viện 8,4 ngày. Trong 8 bệnh nhân sử dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, có 2 trường hợp nội soi lồng ngực hỗ trợ hai bên, trong đó 1 trường hợp lõm ngực nặng nhất có chỉ số HI là 19,3 và có chèn ép tim - phổi trên chụp cắt lớp điện toán; 1 trường hợp thủng tim do phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trước đó thất bại. Tất cả đều đặt dẫn lưu màng phổi và rút sau 24-48 giờ. Biến chứng sau phẫu thuật của 8 trường hợp trên không đáng kể, chỉ có 1 trường hợp tràn khí màng phổi lượng ít, không cần đặt dẫn lưu màng phổi. Theo Nuss D. và cộng sự (2008), nghiên cứu điều trị bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu 1015 bệnh nhân lõm ngực từ năm 1987 đến năm 2008, số bệnh nhân phẫu thuật lại có dùng nội soi lồng ngực hỗ trợ do thất bại của phẫu thuật trước đó được ghi nhận: 44 trường hợp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, 40 trường hợp phẫu thuật Ravitch, 2 trường hợp phẫu thuật Leonard. Tác giả cho rằng nội soi lồng ngực hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong nhóm bệnh này, vì nội soi giúp quan sát quá trình bóc tách và gỡ dính trước khi tạo đường hầm xuyên qua trung thất trước sau xương ức. Dẫn lưu màng phổi là cần thiết trong quá trình theo dõi sau mổ xem có tràn khí, tràn máu khoang màng phổi hay không. Tuy nhiên, cũng có một số tác giả cho rằng không cần thiết phải nội soi lồng ngực hỗ trợ trong quá trình thực hiện phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Liu, W. Y. và cộng sự (2008), thực hiện phẫu thuật 108 bệnh nhân lõm ngực từ tháng 9 năm 2005 đến tháng 8 năm 2007 bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và không sử dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ. Trong đó, có 91 nam và 17 nữ, có độ tuổi từ 34 tháng đến 25 tuổi. Chỉ số HI từ 3,6 đến 10,1. Kết quả phẫu thuật đều thành công và không có trường hợp nào biến chứng nặng. Thời gian phẫu thuật trung bình là 40 phút. Lượng máu mất trung bình 10 ml. Tác giả cho rằng không sử dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ khi thực hiện phẫu thuật xâm lấn tối thiểu điều trị bệnh nhân lõm ngực thì an toàn và hiệu quả, giảm chấn thương và giảm thời gian phẫu thuật. Theo Ji, Y. và cộng sự (2008), từ tháng 7 năm 2003 đến tháng 11 năm 2007 điều trị 21 bệnh nhân lõm ngực tái phát bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và không sử dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ, trong đó 15 trường hợp do phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và 6 trường hợp do phẫu thuật Ravitch trước đó thất bại. Có 18 nam và 3 nữ, tuổi trung bình 13,3 tuổi, HI trung bình là 3,98. Kết quả phẫu thuật đều thành công, không có trường hợp nào biến chứng nặng. Tác giả cho rằng mặc dù phẫu thuật điều trị lõm ngực tái phát khó khăn hơn phẫu thuật lần đầu, tuy nhiên không sử dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ khi thực hiện phẫu thuật xâm lấn tối thiểu thì an toàn, hiệu quả, giảm thời gian phẫu thuật [10]. Tuy còn một số quan điểm không đồng nhất trong áp dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ khi thực hiện phẫu thuật xâm lấn tối thiểu cho bệnh nhân lõm ngực nhưng chúng tôi nhận thấy rằng việc sử dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ trong một số trường hợp là cần thiết cho những bệnh nhân có phẫu thuật lồng ngực trước đó: phổi - màng phổi, trung thất, phẫu thuật tim, phẫu thuật Ravitch, phẫu thuật Nuss, bệnh nhân có dày dính phổi - màng phổi, bệnh nhân bị lõm ngực nặng có chèn ép tim - phổi trên chụp cắt lớp điện toán;… Đối với nhóm bệnh này, nội soi lồng ngực hỗ trợ giúp quá trình bóc tách và gỡ dính tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tạo đường hầm xuyên trung thất trước sau xương ức, nhằm giảm tối đa biến chứng phẫu thuật. Thực tế, nghiên cứu 8 trường hợp sử dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ của chúng tôi đều là những trường hợp khó và phức tạp, nhưng cho kết quả thành công và không có trường hợp biến chứng nặng nào, mặc dù thời gian phẫu thuật lâu hơn 122 phút so với không sử dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ 90 phút. Như vậy, sử dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu thì an toàn, hiệu quả, nhưng thời gian phẫu thuật lâu hơn so với không sử dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ. Kết luận Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu có nội soi lồng ngực hỗ trợ được thực hiện an toàn, hiệu quả trong những trường hợp: bệnh nhân có tiền căn phẫu thuật tim, phổi, trung thất hay những bệnh nhân phẫu thuật Ravich, phẫu thuật Nuss thất bại trước đó. Thời gian phẫu thuật nội soi lâu hơn so với không sử dụng nội soi. Tài liệu tham khảo 1. Vũ Hữu Vĩnh (2008) "Kỹ thuật can thiệp tối thiểu trong phẫu thuật lõm ngực". Y học Việt Nam, 352, 522- 528. 2. Aronson, D. C. , R. P. Bosgraaf, C. van der Horst, S. Ekkelkamp (2007) "Nuss procedure: pediatric surgical solution for adults with pectus excavatum". World J Surg, 31, (1), 26-9; discussion 30. 3. Brochhausen, C. , S. Turial, F. K. Muller, V. H. Schmitt, W. Coerdt, J. M. Wihlm, F. Schier, C. J. Kirkpatrick (2012) "Pectus excavatum: history, hypotheses and treatment options". Interact Cardiovasc Thorac Surg, 14, (6), 801-6. 4. Cartoski, M. J. , D. Nuss, M. J. Goretsky, V. K. Proud, D. P. Croitoru, T. Gustin, K. Mitchell, E. Vasser, R. E. Kelly, Jr. (2006) "Classification of the dysmorphology of pectus excavatum". J Pediatr Surg, 41, (9), 1573-81. 5. Creswick, H.A. , M. W. Stacey, R. E. Kelly, Jr., T. Gustin, D. Nuss, H. Harvey, M. J. Goretsky, E. Vasser, J. C. Welch, K. Mitchell, V. K. Proud (2006) "Family study of the inheritance of pectus excavatum". J Pediatr Surg, 41, (10), 1699-703. 6. Croitoru, D.P. , R. E. Kelly, Jr., M. J. Goretsky, T. Gustin, R. Keever, D. Nuss (2005) "The minimally invasive Nuss technique for recurrent or failed pectus excavatum repair in 50 patients". J Pediatr Surg, 40, (1), Y học thực hành (884) - số 10/2013 68 181-6; discussion 186-7. 7. Esteves, E. , K. C. Paiva, M. Calcagno-Silva, C. C. Chagas, H. Barbosa-Filho (2011) "Treatment of pectus excavatum in patients over 20 years of age". J Laparoendosc Adv Surg Tech A, 21, (1), 93-6. 8. Fokin, A. A. , N. M. Steuerwald, W. A. Ahrens, K. E. Allen (2009) "Anatomical, histologic, and genetic characteristics of congenital chest wall deformities". Semin Thorac Cardiovasc Surg, 21, (1), 44-57. 9. Hadolt, B. , A. Wallisch, J. W. Egger, M. E. Hollwarth (2011) "Body-image, self-concept and mental exposure in patients with pectus excavatum". Pediatr Surg Int, 27, (6), 665-70. 10. Ji, Y. W. Liu, B. Xu, D. Qin (2008) "Non- thoracoscopic minimally invasive Nuss procedure for correction of recurrent pectus excavatum". Zhongguo Xiu Fu Chong Jian Wai Ke Za Zhi, 22, (10), 1213-7. . hành (88 4) - số 10/2013 64 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 8 TRƯỜNG HỢP LÕM NGỰC CÓ SỬ DỤNG NỘI SOI LỒNG NGỰC HỖ TRỢ TRONG PHẪU THUẬT NUSS TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Lâm Văn Nút - Bệnh viện Chợ Rẫy. nằm viện 8, 4 ngày. Trong 8 bệnh nhân sử dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, có 2 trường hợp nội soi lồng ngực hỗ trợ hai bên, trong đó 1 trường hợp lõm ngực. trường hợp cắt nốt đơn độc phổi, và 1 trường hợp cắt kén khí. Phẫu thuật có nội soi hỗ trợ Trong số 229 bệnh nhân, có 8 trường hợp, chúng tôi cần phải sử dụng nội soi lồng ngực hỗ trợ, kết quả

Ngày đăng: 20/08/2015, 06:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan