1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHỦ NGHĨA mác lê NIN NHỮNG vấn đề cần NGHIÊN cứu HIỆN NAY

10 485 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 53,5 KB

Nội dung

CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ-NIN: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU HIỆN NAY Nói tới chủ nghĩa Mác - Lê-nin là nói tới thế giới quan, hệ tư tưởng và phương pháp luận của giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, thực hiện lý tưởng và mục tiêu cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã có lịch sử trên 150 năm, trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, gắn liền với lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân và phong trào công nhân, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sự phát triển lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin từ khi ra đời tới nay còn gắn liền với các cuộc cách mạng vô sản mà tiêu biểu nhất là Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 - cuộc cách mạng mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động không chỉ đối với các Đảng Cộng sản cầm quyền, đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội trong nhiều thập kỷ nay, mà còn đối với các Đảng Cộng sản và công nhân trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Lịch sử hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin còn là lịch sử của cuộc đấu tranh nhằm chống lại chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa cơ hội đủ loại với mưu toan xuyên tạc bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, hòng hạ thấp tầm vóc và ý nghĩa của nó, tiến tới phủ nhận và từ bỏ nó trong đời sống ý thức xã hội và trong thực tiễn phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Cuộc đấu tranh đó càng trở nên phức tạp và gay gắt hơn trong bối cảnh hiện nay, khi chủ nghĩa xã hội hiện thực chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng, phong trào cách mạng thế giới đang lâm vào thoái trào sau sự đổ vỡ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, trật tự thế giới thay đổi, toàn cầu hóa kinh tế mang tính chất tư bản chủ nghĩa và cách mạng khoa học - công nghệ đang tác động mạnh mẽ tới tất cả các khu vực, các quốc gia - dân tộc. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và chủ nghĩa xã hội đang đứng trước những thách thức to lớn và trước những đòi hỏi bức xúc của đổi mới để phát triển. Việc nhận thức lại chúng trên quan điểm đổi mới, phát triển, sáng tạo và hiện đại nhằm làm sáng tỏ bản chất khoa học và cách mạng của chúng có một tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa sống còn đối với những người cộng sản và các Đảng Cộng sản trên thế giới, cũng như đối với tương lai, triển vọng của chủ nghĩa xã hội và đối với công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta. Thực tiễn và kinh nghiệm cho thấy: Khi nào nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn thì phong trào cách mạng phát triển và thu được thành tựu to lớn. Khi nào phạm sai lầm giáo điều, chủ quan, duy ý chí, xa rời bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin thì cách mạng lâm vào khó khăn, lý luận bị xơ cứng, lạc hậu và phong trào cách mạng sẽ bị trì trệ, khủng hoảng, thậm chí gặp tổn thất lớn và thất bại. Những khuynh hướng, quan điểm và thái độ khác nhau giữa bảo vệ và xuyên tạc bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin diễn ra không chỉ trong nội bộ phong trào công nhân, phong trào cộng sản quốc tế và trong các Đảng Cộng sản ở các nước, mà còn trong sự đấu tranh giữa các lực lượng đối lập, giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa những người mác-xít chân chính và những kẻ giả danh mác-xít. Đảng ta, qua 20 năm đổi mới đã nhất quán lập trường có tính nguyên tắc là kiên trì sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, khẳng định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng và của nhân dân ta, là kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam. Việc nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống, làm sáng tỏ bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin chẳng những cần thiết cho việc đổi mới nhận thức, phát triển lý luận, mà còn cung cấp những luận chứng khoa học đáng tin cậy làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới tới thắng lợi, tham gia vào cuộc đấu tranh tư tưởng - lý luận nhằm bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phát huy sức sống và ảnh hưởng của nó trong tiến trình phát triển của cách mạng. Khái niệm "bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin" được sử dụng từ lâu trong lịch sử nghiên cứu, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong hoạt động tư tưởng, lý luận và trong đường lối chính trị của các Đảng Cộng sản, trong phong trào cách mạng của nhiều nước trên thế giới. Thuật ngữ khoa học này thường được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Có khi nó được diễn đạt là tính đảng và tính khoa học, tính cách mạng và tính khoa học, hoặc chủ nghĩa duy vật khoa học và thực tiễn cách mạng Về vấn đề này, đã có lần V. I. Lê-nin chỉ quy vào một từ, đó là phép biện chứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh giá trị, sức sống của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, cho rằng, cái bản chất, cốt lõi của nó mà những người cách mạng phải nắm vững là tinh thần và phương pháp để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Trong các văn kiện chính trị và sách báo lý luận, chúng ta thường thấy cách diễn đạt, trình bày một cách phổ biến về bản chất chủ nghĩa Mác - Lê-nin là: trước hết, nhấn mạnh đến cách mạng, sau đó mới là khoa học trong cụm từ "bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin". Chúng tôi cho rằng, cần phải nhận thức lại vấn đề này. Nghiên cứu một học thuyết, một chủ nghĩa, trước hết là nhận thức, tiếp cận chân lý, nắm lấy thuộc tính bản chất của đối tượng, phát hiện quy luật chi phối sự vận động và xu hướng phát triển của nó. Chỉ trên cơ sở ấy mới có thể bàn tới giá trị, ý nghĩa cách mạng của học thuyết, chủ nghĩa mà chúng ta nghiên cứu. Có thể nói, khoa học là cơ sở, là tiền đề lý luận của cách mạng. Cách mạng là hệ quả tất yếu nảy sinh từ thực tiễn và khoa học. Từ nhận thức khoa học, đi tới hành động cách mạng. Từ nhận thức đúng đắn, chân thực thế giới khách quan, đi tới cải tạo thế giới. Làm sáng tỏ vấn đề và những mối liên hệ nêu trên chẳng những góp phần đổi mới tư duy lý luận, trau dồi năng lực tư duy lý luận sáng tạo trong nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà còn xác lập cơ sở khoa học thực tiễn đúng đắn cho việc giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra trong đổi mới và phát triển hiện nay. Di sản mà các nhà kinh điển để lại cho hậu thế thật là đồ sộ, bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống hiện thực. Đã có không ít công trình của các học giả trong nước và ngoài nước đề cập tới những khía cạnh khác nhau của vấn đề này. Theo chúng tôi, để làm rõ bản chất, đặc điểm của chủ nghĩa Mác - Lê- nin, cần tổ chức tốt lực lượng chuyên gia, tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển từ chủ nghĩa Mác đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong đó cần chú ý đến "giai đoạn Lê- nin trong sự phát triển của chủ nghĩa Mác". Thứ hai, nghiên cứu nội dung lý luận trong từng bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác. Thứ ba, nghiên cứu di sản của V.I. Lê-nin và những đóng góp của ông trong sự truyền bá, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác cũng như trong sự phát triển từ chủ nghĩa Mác đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Thứ tư, nghiên cứu mối tương quan giữa chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa xã hội khoa học - theo cả nghĩa rộng và hẹp. Thứ năm, nghiên cứu mối tương quan giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với chủ nghĩa xã hội hiện thực. Thứ sáu, nghiên cứu lịch sử phép biện chứng mác-xít. Thứ bảy, nghiên cứu các tác phẩm cụ thể của các nhà kinh điển và của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thứ tám, nghiên cứu tác phẩm và chùm tác phẩm theo chủ đề và theo giai đoạn. Thứ chín, nghiên cứu mối quan hệ giữa khoa học và cách mạng, cách mạng và khoa học trong chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Thứ mười, nghiên cứu các mối quan hệ giữa thế giới quan - phương pháp luận - hệ tư tưởng, giữa lý luận và phương pháp, giữa lý luận và tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận và dự báo khoa học. Nhận thức đúng bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, làm sáng tỏ chân giá trị và sức sống của nó trong tình hình hiện nay là một vấn đề không đơn giản. Ở đây, có không ít trở lực cần vượt qua như nhận thức giáo điều đối với chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Sự phong phú của tư tưởng và sự sâu sắc, uyên bác của trí tuệ khoa học thể hiện trong các tác phẩm kinh điển đã bị giản lược hóa, làm nghèo nàn đi, thậm chí bị thông tục và tầm thường hóa. Những giá trị khoa học gắn liền với năng lực sáng tạo cũng như tư tưởng nói chung của các ông đã từng bị diễn giải một cách cứng nhắc, khuôn sáo và hình thức. Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác được hình thành và phát triển trong một quá trình lâu dài, thể hiện sự kết hợp hữu cơ giữa nghiên cứu lý luận nghiêm túc với tổng kết thực tiễn đấu tranh chính trị một cách công phu, với tất cả sự phong phú của kinh nghiệm lịch sử, dũng khí phê phán và tự phê phán, tính nhất quán, triệt để về quan điểm và phương pháp, về tư tưởng và học thuật của các nhà kinh điển nhiều khi đã bị làm lu mờ đi. Trong lịch sử chủ nghĩa Mác từng diễn ra hai tình huống: Một là, những kẻ thù đủ mọi loại của chủ nghĩa Mác thường xuyên tạc, phê phán, bác bỏ C. Mác một cách có dụng ý, thậm chí để chống C.Mác, nhiều khi chúng phải khoác áo mác-xít. Điều đó, theo V. I. Lê-nin, chỉ càng nói lên giá trị, sức sống của chủ nghĩa Mác. Hai là, những người gọi là "mác-xít" theo đuổi chủ nghĩa Mác, ra sức truyền bá và thực hành tư tưởng của chủ nghĩa Mác, tưởng như tất cả đều trung thành và bảo vệ C.Mác nhưng trong thực tế, không ít người đã làm mất tín nhiệm, làm tổn thương giá trị của chủ nghĩa Mác, dù là không tự giác, do thiếu hiểu biết khoa học, do bị cầm tù bởi chủ nghĩa giáo điều. Họ đã vô tình biến tư tưởng khoa học thành những giáo điều, tín điều bất biến, tạo ra những rào chắn mọi khả năng tìm tòi sáng tạo. Học thuyết khoa học và cách mạng bị họ làm cho mất sinh khí lý luận và thực tiễn vốn có của nó. Để khắc phục tình trạng đó, cần bảo đảm tự do tư tưởng trong nghiên cứu, khuyến khích những nghiên cứu sáng tạo trong Đảng, trong xã hội. Nói tóm lại, phải xác lập thái độ, tinh thần và phương pháp khoa học đối với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nghĩa là nghiên cứu, tiếp cận nó trên mảnh đất hiện thực, như Ph.Ăng- ghen đã đòi hỏi. Cũng ở đây, có một tình huống có vấn đề về thuật ngữ chủ nghĩa Mác - Lê- nin - thuật ngữ liên quan đến quan điểm và cách giải thích của Sta-lin. Cần hiểu như thế nào về mối liên hệ giữa "chủ nghĩa Mác" và "chủ nghĩa Lê-nin"? Vì vậy, vấn đề về sự trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vốn được coi là một nguyên tắc tư tưởng của Đảng Cộng sản, cần được làm sáng tỏ hơn. Ở đây, sự trung thành được hiểu là trung thành với phẩm chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trên tinh thần độc lập, sáng tạo, có nghiên cứu, chứ không phải là trung thành một cách giáo điều. Rõ ràng, phải có những nghiên cứu công phu cả về lịch sử và lý luận chủ nghĩa Mác mới đủ sức cắt nghĩa điều đó, mới nhận ra diện mạo chân thực của Mác và chủ nghĩa mang tên ông. Trong nghiên cứu lý luận hiện nay, có thể cần nhận thức lại nhiều điều mà từ bấy lâu nay vẫn được xem là đã rõ ràng, sáng tỏ, nhưng thực tế không hẳn là như vậy. Chẳng hạn, về cách hiểu các nguồn gốc hình thành chủ nghĩa Mác, ngoài ba nguồn gốc trực tiếp được các nhà kinh điển kế thừa có chọn lọc, có phê phán, còn biết bao thành tựu tư tưởng, lý luận, khoa học khác đã được các ông thâu thái, phát triển để làm nên những tinh hoa tư tưởng ở thời đại mình. Hoặc, một vài khía cạnh lý luận có quan hệ trực tiếp đến những kiến giải về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội như: - Lý luận về sở hữu, về xóa bỏ chế độ tư hữu được coi như một tóm tắt lý luận của những người cộng sản trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản". Liệu sở hữu xã hội (chế độ công hữu), được coi là đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội, có tách rời khỏi sở hữu cá nhân với tư cách là sở hữu của người sản xuất hay không? Sở hữu cá nhân có phải chỉ là sở hữu về tư liệu tiêu dùng, của cải, tài sản cho sinh hoạt của anh ta như vẫn hiểu bấy lâu nay, hay nó phải là sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất, và nó là cơ sở không thể thiếu để sở hữu xã hội trở nên có tính hiện thực? - Lý luận về tha hóa, từ tha hóa lao động đến tha hóa bản chất người (nhân tính), trong "Bản thảo kinh tế - triết học 1844" của Mác. Liên quan đến vấn đề này là vấn đề bóc lột, trong những kiến giải của C.Mác ở nửa sau thế kỷ XIX. Cho đến nay, trong điều kiện mới của thế kỷ XXI, vấn đề bóc lột cần được hiểu như thế nào? - Lý luận về lô gic lịch sử - tự nhiên trong sự phát triển của quá trình lịch sử xã hội và sự kế tiếp nhau của các thời đại kinh tế, của các chế độ xã hội. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa mà không làm sai lệch lô-gíc lịch sử - tự nhiên trong tổ chức và xây dựng xã hội mới? - Lý luận về dân chủ và pháp quyền, nhà nước pháp quyền và xã hội công dân hay đời sống xã hội dân sự. Liên quan đến vấn đề này là vấn đề xây dựng một nền chính trị văn minh, không xảy ra tha hóa quyền lực; có thể dùng các thiết chế quyền lực ngoài nhà nước để kiểm soát quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị nói chung được dân chúng ủy quyền? Tư tưởng, học thuyết của chủ nghĩa Mác cần được nhìn nhận trong trạng thái động, cần được bổ sung và phát triển, không nên biến thành những tín điều. Chính Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta rằng, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là kim chỉ nam hành động chứ không phải là kinh thánh. V.I. Lê-nin từng đòi hỏi phải không ngừng bổ sung vào lý luận của C.Mác và phải phân tích cụ thể một tình hình cụ thể khi xem xét từng nguyên lý của chủ nghĩa Mác. Đó chính là bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác. Ph.Ăng- ghen, vào những năm cuối đời, đã đặc biệt lưu ý rằng, lý luận của Mác mà ông có phần đóng góp, là một phương pháp, một sự gợi mở cho tư duy và hành động để mỗi người phải tự mình độc lập giải quyết lấy vấn đề đặt ra, chứ không xem những gì các ông để lại là những câu trả lời vạn năng cho mọi tình huống của cuộc sống. Đó cũng là cái cần thiết cho chúng ta hiện nay trong nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nhằm nhận thức đầy đủ bản chất và đặc điểm của nó, và qua đó, hiểu đúng, làm đúng, phù hợp với thực tiễn đang biến đổi mau lẹ, biến đổi chưa từng có so với thời đại của các nhà kinh điển. . CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ -NIN: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU HIỆN NAY Nói tới chủ nghĩa Mác - L - nin là nói tới thế giới quan, hệ tư tưởng và phương. triển chủ nghĩa Mác cũng như trong sự phát triển từ chủ nghĩa Mác đến chủ nghĩa Mác - L - nin. Thứ tư, nghiên cứu mối tương quan giữa chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa xã hội khoa học - theo cả nghĩa. chủ nghĩa Mác - L - nin, nghĩa là nghiên cứu, tiếp cận nó trên mảnh đất hiện thực, như Ph.Ăng- ghen đã đòi hỏi. Cũng ở đây, có một tình huống có vấn đề về thuật ngữ chủ nghĩa Mác - L - nin - thuật

Ngày đăng: 20/08/2015, 00:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w