Thu thập số liệu, đánh giá chung tình hình hoạt động sxkd của vosco 6 tháng đầu năm 2005 - 2006 và nghiên cứu nghiệp vụ đại lý.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
rong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang từng bước khẳng định mình trên tất cả các lĩnh vực văn hoá, chính trị, kinh tế Sắp tới chúng ta đang chuẩn bị cho việc ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), đây sẽ là cơ hội cũng như thách thức lớn đối với nền kinh tế của nước ta Nhất là nhưng ngành có quan hệ buôn bán thường xuyên với đối tác nước ngoài như ngành Vận Tải Biển.
Với khoản thu khủng lồ về ngoại tệ, Vận tải biển đang được coi là ngành thế mạnh của các nước có cảng biển trong đó có Việt Nam Hiện tại Ngành Vận Tải Biển trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn cả về đội tàu cũng như đội ngũ cán bộ thuyền viên Đội tàu của chúng ta được đánh giá là già và trình độ ngoại ngữ của các thuyền viên chưa cao, cũng như việc áp dụng những luật lệ quốc tế của các người làm công tác khai thác còn yếu kém.
Với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong ngành vận tải biển, Công Ty Vận Tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã và đang khác thác đội tàu của mình một cách rất có hiệu quả nhất là đội tàu dầu của công ty đang ngày càng phát triển VOSCO là công ty vận tải biển lớn nhất Việt Nam và rất có uy tin trong khu vực cũng như trên thế giới Cùng với việc kinh doanh khai thác đội tàu, công ty còn kinh doanh rất nhiều các hoạt động khác đang ngày càng phát triển.
Với nội dung đề tài thực tập tốt nghiệp: “THU THẬP SỐ LIỆU, ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA VOSCO 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2005 - 2006 VÀ NGHIÊN CỨU NGHIỆP VỤ ĐẠI LÝ “ với các phần sau:
Phần I:
Giới thiệu chung về công ty vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Phần II:
Thu Thập các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công tynăm 6 tháng đầu năm 2005-2006 và đánh giá chung.
Phần III:
Nghiên cứu cụ thể nghiệp vụ đại lý tàu biển.
Trang 2PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM 1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công Ty Vận Tải Biển Việt Nam (VOSCO) được thành lập ngày 1/7/1970, là một trong những công ty vận tải biển hàng đầu ở Việt Nam, đồng thời là công ty thành viên của tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (VINALINES).
Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, Cục Đường Biển tiền thân của Cục Hàng Hải và Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam ngày nay được thành lập Ba đội tàu Tự Lực, Giải Phóng và Quyết Thắng ra đời phục vụ cho cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc Năm 1970, xuất phát từ nhu cầu vận tải và sự phát triển của đội tàu sau chiến tranh nên ngày 1/7/1970 Công ty vận tải biển Việt Nam ra đời trên cơ sở hợp nhất ba đội tàu này.
Kể từ khi thành lập, VOSCO đã không ngừng phát triển và hiện có đội tàu hiện đại, đa dạng hoá về chủng loại, quy mô hoạt động trên tất cả các khu vực trên thế giới Các tàu của VOSCO được các hội đăng kiểm đáng tin cậy phân cấp.
VOSCO là công ty vận tải biển đầu tiên ở Việt Nam được cấp giấy chứng nhận phù hợp (D.O.C) các năm 1998 VOSCO cũng đặc biệt chú ý đến hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001-2000 để thoả mãn khách hàng nhiều hơn và đảm bảo chất lượng phục vụ tốt Ngày 28/03/2002 công ty đã được DNV cấp giấy chứng nhận ISO 9001-2000.
Với đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ và khối thuyền viên gồm những người có năng lực và kinh nghiệm đủ sức phục vụ và thoả mãn các khách hàng lớn Đội ngũ thuyền viên đã nhận được sự tin cậy của các bạn hàng trong nước và quốc tế.
VOSCO luôn chăm lo chất lượng thuyền viên bằng việc tuân thủ đầy đủ các yêu cầu và quy tắc của Công ước STCW 95 ( Công ước về Tiêu chuẩn Đào tạo, cấp Chứng chỉ và Trực ca cho thuyền viên) VOSCO sẵn sàng cung cấp cho các chủ tàu trong và ngoài nước những thuyền viên có năng lực và kinh nghiệm để làm việc trên tất cả các loại tàu như tàu chở hàng rời, tàu chở hàng bách hoá, tàu Container, tàu chở gỗ, tàu chở dầu, tàu chở khí ga và khí tự nhiên hoá lỏng (LPG & LNG), tàu chở hoá chất v.v với chất lượng phục vụ tốt nhất.
Năm 1975 nước nhà thống nhất, do có sự hình thành hai (?) đội tàu với hai nhiệm vụ chủ yếu khác nhau, 3/1975 Bộ Giao Thông Vận tải quyết định tách một bộ phận lớn phương tiện và lao động của công ty để hình thành công ty vận tải ven biển Do vậy lúc đó công ty vận tải biển Việt Nam chỉ tập trung vận chuyển các tuyến nước ngoài phục vụ cho công tác Xuất Nhập khẩu Đội tàu thường xuyên hoạt động trên tuyến Việt Nam- Hồng- Kông, Việt Nam- Nhật Bản.
Năm 1991 theo nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991, quyết định số 29 TTG ngày 26/1/1993 của Thủ Tướng Chính Phủ và các quyết định bổ sung khác thì công ty Vận tải biển Việt Nam chính thức được coi là doanh nghiệp vận tải biển có tư cách pháp nhân khá lớn ở Việt Nam, có các quyền và nghĩa vụ quân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh trong phạm
Trang 3vi số vốn mà công ty quản lý Công ty có trụ sở chính tại 215 Trần Quốc Toản-Lạch Tray- Ngô Quyền- Hải Phòng Công ty còn có các chi nhánh và văn phòng đại diện tại Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Nha Trang , Sài Gòn, Cần Thơ và một số cảng biển khác Với tên giao dịch quốc tế của công ty là VOSCO
Mục tiêu thành lập công ty
Công Ty Vận Tải Biển Việt Nam được thành lập để vận chuyển hàng hoá XNK kinh doanh trong VTB Xây dựng và phát triển đội tàu ngày càng lớn mạnh phục vụ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Những chức năng và nhiệm vụ chính của công ty như sau: Thực hiện kinh doanh về vận tải biển
Dịch vụ đại lý và môi giới hàng hóa vận tải biển Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phụ tùng Hàng Hải
Cung ứng lao động ngành Hàng Hải cho các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước
Là đại lý bán hàng cho các hãng trên thế giới như: Internationnal Pain, Shell Lubricant và hãng vòng bi SKF
Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do nhà nước giao Nhận và sử dụng đất đai, tài sản, các nguồn lực khác để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh mà trong đó kinh doanh vận tải biển là chu yếu
Ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ vào công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, sĩ quan, thuyền viên, quy hoạch phát triển đội tàu, tham gia các tổ chức, nghành nghề theo yêu cầu và quy định của nhà nước Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động
Hiện nay công ty vận tải biển Việt Nam có 15 phòng ban, nhiều chi nhánh ở các tỉnh và thành phố trong cả nước và các đại diện ở Bangkok, Thái Lan.
Các giai đoạn phát triển
Giai đoạn 1970 - 1985: Giai đoạn xây dựng, phát triển phục vụ công cuộc kháng
chiến chống Mỹ và khôi phục phát triển kinh tế khi đất nước thống nhất: - Giai đoạn 1970- 1975:
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty bao gồm:
+ Về phương tiện vận tải: Có 217 chiếc tàu với tổng trọng tải là 34.245 Tấn, trong đó tàu lớn nhất có trọng tải 2500 Tấn, hầu hết các tàu còn lại trong đội tàu có trọng tải dưới 100 Tấn.
+ Về lực lượng lao động: Có 2.775 người nhưng hầu hết không được đào tạo chính quy, thông qua thực tế trong chiến đấu và sản xuất mà trưởng thành.
Nhiệm vụ của Công ty thời kỳ này: Tập trung bảo đảm mạch máu giao thông trên biển thông suốt, liên tục vận chuyển hàng hóa phục vụ kịp thời yêu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam và các tỉnh Khu 4, tiếp nhận vận chuyển xăng dầu đường sông, đồng thời từng bước ổn định công tác quản lý sản xuất để nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ.
- Giai đoạn 1975- 1985:
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty bao gồm:
+ Về phương tiện vận tải: Giai đoạn này tổng số tấn trọng tải của công ty đã lên tới 26 vạn tấn, gấp 9 lần so với khi thành lập.
+ Về lực lượng lao động: số lượng lao động của Công ty đã tăng từ 520 người lên 2200 người với trình độ chuyên môn cao hơn hẳn khi mới thành lập.
Trang 4Nhiệm vụ của Công ty thời kỳ này: Tổ chức vận tải nước ngoài, phục vụ công tác xuất nhập khẩu và nhanh chóng xây dựng đội tài vận tải biển xa.
Trong giai đoạn này công ty đã đạt được những thàng tích đáng kể: Đội tàu của công ty đã đến 60 nước trên thế giới và qua hơn 160 cảng Công ty đã vận chuyển hơn 6,9 triệu tấn hàng với hơn 38,1 Triệu T.Km.
Giai đoạn từ 1985 đến nay: Giai đoạn đổi mới và phát triển của Công ty trong
thời kỳ mới:
Trong thời kỳ đầu đổi mới, tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới gặp những biến động lớn, nước ta vừa phải khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh vừa phải tiến hành công cuộc đổi mới cải cách kinh tế Trong bối cảnh đó, VOSCO cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác gặp rất nhiều khó khăn Quán triệt phương trâm chỉ đạo của ngành, tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty đã không ngừng cố gắng phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo trong lao động sản xuất Cùng với việc phát triển đội tàu để có đủ điều kiện hòa nhập thị trường vận tải khu vực và thế giới, Công ty đã nhanh chóng đáp ứng các Công ước quốc tế về an toàn Hàng hải, chống ô nhiễm biển và đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp “Giấy chứng nhận phù hợp” (D.o.C), được đăng kiểm DNV cấp giấy chứng nhận quản lý an toàn Quốc tế ISM Code và ISO 9001- 2000.
Đến nay Công ty đã có một đội tàu 26 chiếc với tổng trọng tải là 388.379 DWT, bao gồm các tàu chở hàng khô, hàng rời, hàng bách hóa, dầu và sản phẩm dầu.
Ngoài ra Công ty cũng thành công trong việc thực hiện đa dạng hóa các hình thức kinh doanh như mở Đại lý sơ tàu biển, Đại lý dầu nhờn Shell, Đại lý vòng bi SKF, Đại lý giao nhận vận tải
Vị trí của Công ty vận tải biển Việt Nam trên thị trường trong và ngoàinước:
Là đơn vị đầu tiên của ngành Hàng hải Việt Nam, công ty vẫn giữ được vị trí dẫn đầu của mình trong vận tải đường biển trên nhiều lĩnh vực như:
- Tổng trọng tải đội tàu lớn nhất cả nước hiện nay - Đội tàu trẻ nhất.
- Thiết bị hiện đại phù hợp với hoạt động Hàng hải Quốc tế.
Sự có mặt của đội tàu Vosco trong khu vực đã thể hiện sức mạn của đội tàu Việt Nam trong hoạt động vận tải quốc tế nhất là khi Việt Nam là thành viên của khối ASEAN.
Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động của Công ty Vận tải biển Việt Nam:
Chức năng:
Căn cứ vào điều lệ hoạt động của công ty ban hành kèm quyết định số 622/QĐ- HĐQT ngày 5/7/1996 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại điều 3 quy định chức năng của Công ty như sau:
- Hoạt động kinh doanh vận tải biển.
- Cung cấp dịch vụ đại lý tàu biển, môi giới hàng hải, đại lý vận tải đa phương thức.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư và mua bán thiết bị, phụ tùng dầu mỡ, hoá chất, sơn và các vật tư chuyên dùng khác cho tàu biển.
- Cung ứng lao động chuyên ngành hàng hải cho các tàu trong và ngoài nước - Kinh doanh các ngành nghề khác nhau nếu được cấp giấy theo pháp luật Nhiệm vụ:
- Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giao lại hoặc đứng tên bảo lãnh cho công ty vay, nhận và
Trang 5khai thác có hiệu quả tài sản và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh.
- Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh do Tổng công ty giao và tham gia thực hiện kế hoạch tập trung của Tổng công ty về đầu tư phát triển; phối hợp sản xuất kinh doanh, phân chia bảo vệ phát triển thị trường hoặc những kế hoạch đột xuất khác do Nhà nước giao theo sự phân công của Tổng công ty.
- Kinh doanh đúng các ngành nghề đã được phép.
- Ưu tiên phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh,điều hoà tài chính,phương tiện hoặc nhu cầu sản xuất kinh doanh theo quy trình công nghệ của Tổng công ty - Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên, quốc phòng và an ninh quốc gia.
2 Cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính của công ty.
Công ty Vận tải biển Việt Nam có một trụ sở làm việc khang trang được trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng cần thiết, có một đội tàu viễn dương lớn nhất nước, có các xưởng, các xí nghiệp sửa chữa lớn nhỏ phục vụ cho đội tàu của Công ty Ngoài cơ sở vật chất là đất đai, nhà cửa, thiết bị phục vụ nơi làm việc, Công ty Vận tải biển Việt Nam còn có:
- Đội tàu gồm 25 chiếc với tổng trọng tải là : 374.922 DWT - Đội ca nô đưa đón người ra tàu và từ tàu vào bờ.
- Đội ca nô trực bến chuyên phục vụ tàu
- Đội ca nô chuyên cung cấp nước ngọt và dịch vụ cho tàu - Một số phương tiện vận tải phục vụ cho công tác hành chính Công ty có tài khoản tại ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Số Tài khoản : VND : 3611 001 0026
USD : 621 002 0026
Đội tàu của Công ty hiện nay là đội tàu lớn nhất nước Đến cuối
năm 2005 Công ty có 25 tàu, các tàu này đều là những tàu hiện đại, chế tạo tại các trung tâm đóng tàu lớn (Nhật Bản 14 chiếc, Anh 4 chiếc) Các tàu đều được phân cấp đánh giá bởi các tổ chức đăng kiểm nổi tiếng thế giới.
Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty còn có: - Nhà cửa, vật kiến trúc: 14.000 triệu.
- Ô tô : 11.000 triệu.
- Thiết bị thông tin: 779 triệu.
- Máy móc thiết bị động lực, máy công tác : 932 triệu - Sà lan, tàu kéo : 152 triệu.
- Dụng cụ quản lý: 5.728 triệu.
Tổng tài sản cố định của Công ty là 2.106 tỷ.
Nhìn chung, tài sản cố định cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật của VOSCO tốt Công ty thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng theo định kỳ, bảo đảm tàu cũng như các tài sản luôn luôn trong trạng thái tốt.
Trang 6Các chi nhánh và đại lý của VOSCO
VOSCO HANOI
22 Yet Kieu Str.,Hoan Kiem, Hanoi Tel : (84-4) 942 3557
Fax : (84-4) 822 0532
P.I.C: Mr Nguyen Khanh Hieu
VOSCO VUNG TAU
160 Ha Long Str.,Vung Tau City Tel: (84-64) 856 735
P.I.C: Mr Dang Van Tuan
VOSCO QUANG NINH
53 Le Thanh Tong Str.,Ha Long City Tel: (84-33) 825 375
Fax: (84-33) 828 285
P.I.C: Mr Nguyen Van Hoc
VOSCO CAN THO
89A Cach Mang Thang 8 Str.,Can Tho P.I C: Mr Tran Phi Hung
VOSCO HO CHI MINH
69 Ham Nghi Str.,Ho Chi Minh City Tel: (84-8) 829 8460
Fax: (84-8) 822 3124
P.I.C: CAPT Le Ngoc Minh 9 Ham Nghi Str.,Ho Chi Minh City Tel: (84-8) 821 4676
Fax: (84-8) 822 3482 P.I.C: Mr Dang Van Tuan
VOSCO BANGKOK
Sethiwan Tower 20th Floor, 139 Pan Road, Silom, Bangrak Bangkok 10500, Thailand.
Tel: 0066-2-2666259 Fax: 0066-2-22666260
Email: Voscobkk@loxinfo.co.th
P.I.C: Mr Tran Dinh Thang
VOSCO QUANG NGAI
79 Phan Dinh Phung Str.,Quang Ngai Province
Tel: (84-55) 815 555 P.I.C: Mr Tran Phi Hung
VOSCO QUY NHON
212 Dong Da Str.,Quy Nhon City Tel: (84-56) 827 545
Fax: (84-56) 827 544 P.I.C: Mr Bui Van Cap
VOSCO NHA TRANG
34 Tran Phu Str.,Vinh Nguyen, Nha Trang City
Tel: (84-58) 881 726 / 884 854 Fax: (84-58) 884 855 / 881 134 E-mail: voscont@dng.vnn.vn P.I.C: Mr Le Xuan Sinh
3 Đặc trưng kỹ thuật đội tàu, bộ máy quản lý, nguồn nhân lực của công ty.
3.1 Đặc trưng kỹ thuật đội tàu của Công ty.
Đội tàu của Công ty hiện nay là đội tàu lớn nhất nước Đến cuối năm 2005 Công ty có 25 tàu, các tàu này đều là những tàu hiện đại, chế tạo tại các trung tâm đóng tàu lớn (Nhật Bản 14 chiếc, Anh 4 chiếc) Trong đó có 3 tàu dầu và 22 tàu hàng khô Các tàu đều được phân cấp đánh giá bởi các tổ chức đăng kiểm nổi tiếng thế giới.
Trang 7Tổng trọng tải là 374.922 DWT; Tuổi tàu bình quân là 16 năm
Tổng nguyên giá là 2.072 tỷ Hao mòn : 1.643 tỷ Giá trị còn lại là 654 tỷ
Danh sách đội tàu của công ty vận tảI biển việt nam
STTTªn tµuLo¹i tµu N¨m 1CABOT ORIENTS.DECKER1984JAPANVR4.4852.8265.4525.0892VÜNH LONGS.DECKER1982JAPANVR6.4793.8118.5288.0543F FREIGHTERS.DECKER1978JAPANVR6.5603.7378.3827.9094F NAVIGATORS.DECKER1978JAPANVR6.5443.7468.3827.9095S¤NG tiÒnS.DECKER1984JAPANVR6.502,53.9528.5268.1256S¤NG h»ngS.DECKER1985JAPANGL6.3793.9468.5278.1497S¤NG NG¢NT.DECKER1999JAPANNK6.2054.72610.4379.7058vÜnh thuËnS.DECKER2000VIÖT NAMNK6.5004.1438.8038.4819vÜnh ANS.DECKER2001VIÖT NAMNK6.5004.0898.6108.15910VÜNH H¦NGS.DECKER2002VIÖT NAMNK6.5004.0898.6108.15911TI£N Y£NS.DECKER1989JAPANNK7.0604.56510.0239.56412VÜNH HßAT.DECKER1989JAPANNK7.3175.50612.82011.89613VÜNH PH¦íCBULK CARRIER1988JAPANNK12.3007.16615.12714.63914LAN H¹BULK CARRIER2005VIÖT NAMNK13.3168.21618.60017.74415TH¸I B×NHT.DECKER1980ENGLANDVR15.2108.41421.39019.63616OCEAN STARBULK CARRIER2000KOREAABS18.36611.37624.01722.74817MORNING STARBULK CARRIER1983JAPANNK21.35311.89428.35027.02118SILVER STARBULK CARRIER1995JAPANNK21.96713.86529.25428.29819VEGA STARBULK CARRIER1994JAPANNK22.03513.71329.25428.29920GONLDEN STARBULK CARRIER1983JAPANNK23.79013.99530.50429.17721POLAR STARBULK CARRIER1984JAPANNK24.83514.90531.79230.52222DIAMOND STARBULK CARRIER1990JAPANNK27.00017.13035.69637.325
Để bắt kịp xu hướng hướng phát triển của thời đại thì 4/8/1999 phòng vận tải dầu khí chính thức được thành lập theo nghị định số 256 TCCB-LĐ của Tổng giám đốc công ty vận tải biển Việt Nam
Hiện nay phòng có 4 người: 1 người trưởng phòng phụ trách chung, 2 chuyên viên phụ trách khai thác và điều hành, 1 nhân viên phụ trách cảng phí và thống kê.
Tháng 10 /1999 công ty mua chiếc tàu dầu đầu tiên với tên Đại Hùng trọng tải là 29.997 DWT đóng tại Nhật có thể chở tối đa là 29000T hàng.
Khi đã quen dần với việc khai thác và quản lý loại tàu dầu sản phẩm thì 5/2000 công ty lại đầu tư thêm tàu Đại Long có trọng tải 29.996 DWT cũng đóng tại Nhật với đặc trưng kết cấu giống như tàu Đại Hùng.
Từ cuối năm 2000 đến đầu năm 2004 công ty có kế hoạch mua thêm tàu dầu nhưng lại gặp khó khăn về giá tàu quá cao hơn nhiều so với giá mua tàu hàng khô đồng thời thủ tục mua quá kéo dài và phức tạp Tuy nhiên đầu năm 2005 công ty đã nỗ lực và 8/2005 công ty đã kí được hợp đồng mua thêm một tàu 2 vỏ chở dầu sản phẩm và hóa chất với trọng tải 37.432 DWT Đến 25/10/2005 tàu được bàn giao cho công ty và đổi tên là Đại Việt Sau đây là đặc trưng kĩ thuật của 3 tàu:
Tàu Đại Hùng:
Trang 8Số bơm hàng: 4 chiếc ( loại trục vít) Loại tàu: chở dầu sản phẩm
Loại vỏ: 1 vỏ
Hệ thống ballas: chung với két hàng
Tàu Đại Long:
Số bơm hàng: 4 chiếc ( loại trục vít) Loại tàu: chở dầu sản phẩm
Loại vỏ: 1 vỏ
Hệ thống ballas: chung với két hàng
Tàu Đại Việt:
Trang 9Hệ thống ballast: riêng với két hàng Cần cẩu tàu: 1 chiếc /10 MT
Từ đặc trưng kĩ thuật của 3 tàu dầu của VOSCO ta thấy đã có hai tàu là tàu 1 vỏ, két hàng chung với hệ thống ballast nên có nhiều khó khăn trong khai thác Đây là loại tàu CBT( clean ballast tank) có két ballast chung với két dầu do vậy gây ra nhiều bất tiện, cụ thể là:
Một là, sau mỗi chuyến đi tàu phải lấy ballast và đổi ballast để lấy ballast sạch như vậy sẽ gây ra tốn thời gian và chi phí Thường việc đổi nước này mất 48 tiếng.
Hai là, mỗi khi dỡ hàng xong thì tàu không thể chạy ngay vì còn phải lấy nước ballast để tàu có thể ngập chân vịt đảm bảo an toàn trong quá trình hàng hải.
Ba là, trong trường hợp tàu đến cảng mà không được thải nước ballast ra vùng nước của cảng theo tập quán thì tàu phải giải quyết theo 2 giải pháp: hoặc là giữ nguyên lượng nước ballast trong két như vậy lượng hàng sẽ phải xếp ít đi, chủ hàng sẽ khó chấp nhận, hoặc là bơm ballast lên kho ở trên bờ đối với các cảng có kho dự trữ nhưng chi phí cho việc bơm ballast lên kho rất tốn kém (ở Trung Quốc khỏng 1$ / m3 ).
Bốn là, nguy cơ lẫn nước trong hàng là rất lớn do dùng chung két, chung đường ống và chung cả bơm Hàng lẫn với nước ballast rất dễ xảy ra nếu bơm không đúng quy cách Và vệ sinh két ballast không tốt thì nước này sẽ lẫn dầu như vậy khi bơm ra thì gây ô nhiễm môi trường trong khu vực cảng gây thiệt hại lớn cho chủ tàu
Năm là, loại tàu này có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao đặc biệt là ô nhiễm do đâm va (do chỉ có 1 vỏ) nên nhiều cảng của nước trong khu vực và trên thế giới đã hạn chế và không cho phép các tàu này đến xếp và dỡ hàng.Và thực tế đã xảy ra tàu Prestige và Ericka đều là tàu 1 vỏ bị đắm và gây ô nhiễm nghiêm trọng càng thúc đẩy các nước nhanh chóng xem xét để loại bỏ tàu 1 vỏ này sớm hơn.
Từ những nhược điểm trên mà loại tàu 1 vỏ đã làm hạn chế thị trường hoạt động :
Tàu chở dầu là một trong những loại hàng nguy hiểm, có nguy cơ ô nhiễm cao và hậu quả của việc ô nhiễm rất khó giải quyết trong khi đó cấu tạo của tàu thì chỉ có 1 lớp vỏ bảo vệ dẫn đến việc các chủ hàng không yên tâm trong thời gian kí hợp đồng.
Hiện nay, nhận thức được sự không phù hợp của tàu 1 vỏ để vận chuyển dầu thì hầu hết các cảng ở các nước Châu Âu và một số nước trong khu vực
Trang 10không chấp nhận tàu 1 vỏ vào xếp dỡ hàng từ đó xảy ra tình trạng các chủ tàu sẽ không thuê tàu 1 vỏ để chở hàng.
Thời hạn để loại bỏ tàu 1 vỏ muộn nhất là 2010 và 1 số tàu 1 vỏ có tuổi thọ cao trước năm 1980 đã được tiến hành loại bỏ ở một số nước Trước tình hình vậy thì thời hạn khai thác của loại tàu này giảm, thời gian khấu hao giảm dẫn đến chi phí khấu hao tăng, chi phí vận chuyển tăng, cước tăng.
Đối với loại tàu 1 vỏ từ 15 tuổi trở lên muốn chở hàng của các Oil Major thì phải được kiểm tra, đánh giá lại tăng cường toàn bộ điều kiện hoạt động của con tàu (Condition Assessment Programe) với những yêu cầu nghiêm ngặt hơn như kiểm tra bề dày tôn còn lại của toàn bộ tàu, đánh giá tình trạng thực tế của tàu khi chạy trên biển, xếp dỡ hàng
Tóm lại, đội tàu dầu của VOSCO đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách Công ty đã có 2 tàu Đại Hùng và Đại Long hiện tại là không phù hợp với nhu cầu vận chuyển ngày càng cao của chủ hàng vì nó đã quá cũ và lạc hậu, chưa phù hợp với tiêu chuẩn kĩ thuật ngày càng cao của các công ước quốc tế Cơ cấu đội tàu dầu công ty như vậy đã làm thu hẹp thị phần vận tải, hơn nữa thời hạn loại bỏ hai tàu này ra khỏi thị trường ngày càng gần nên ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác của 2 tàu Từ đây thấy cần phải có kế hoạch bổ sung thêm tàu dầu càng sớm càng tốt
Lướt qua về tình hình khấu hao của các tàu trong đội ta thấy tại thời điểm 13/5/2005 hai tàu Đại Hùng đã khấu hao được 94%, còn Đại Long đã khấu hao được 87%, đến tháng 8/2005 cả hai tàu đã hoàn thành khấu hao Còn tàu Đại Việt tính từ khi đi vào hoạt động từ tháng 11/2005 đến 6/2006 đã khấu hao được tổng cộng là 50.948 triệu đồng.Riêng tàu Đại Việt không cần quá gấp trong việc khấu hao vì tàu mới được mua và đi vào hoạt động năm 2005 và là loại tàu hai vỏ
3.2 Bộ máy quản lý và nguồn nhân lực của công ty.
Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện theo sơ đồ sau
Trang 11Cơ cấu tổ chức của công ty
Ban giám đốc
Giám đốc : Do Chủ tịch HĐQT của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam quyết
định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc tổng công ty Hàng
Trang 12Hải Việt Nam Giám dốc là người đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc, HĐQT và pháp luật về mọi hoạt động của công ty Giám đốc có những quyền hạn và nhiệm vụ sau:
Một là, nhận vốn, tài sản, đất đai, phương tiện và các nguồn lực khác do nhà nước giao để quản lý và sử dụng theo mục tiêu nhiệm vụ, bảo toàn và phát triển vốn đó.
Hai là, xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của doanh nghiệp, phương án đầu tư liên doanh
Ba là, tổ chức điều hành mọi hoạt động theo điều lệ và quy chế tổ chức hoạt động sản xuất của công ty.
Bốn là, ban hành các định mức kinh tế, kĩ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với quy định của nhà nước.
Năm là, báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc : do Tổng giám đốc công ty Hàng Hải bổ nhiệm, miễn nhiệm
theo đề nghị của Giám đốc công ty vận tải biển Việt Nam Gồm có 2 phó giám đốc:
Phó giám đốc khai thác chịu trách nhiệm :
Nghiên cứu thị trường, điều tra nắm bắt nguồn hàng, xây dựng các phương án kinh doanh đảm bảo có hiệu quả kinh tế.
Theo dõi các hoạt động vận tải của đội tàu, giải quyết những yêu cầu trong sản xuất hàng ngày Những phát sinh trong khai thác kinh doanh vận tải biển sẽ được giải quyết trên nguyên tắc lấy hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
Được Giám đốc ủy quyền tham gia kí kết các hợp đồng vận chuyển hàng hóa, phát triển đội tàu.
Phó giám đốc kĩ thuật chịu trách nhiệm :
Theo dõi, nghiên cứu toàn bộ những vấn đề liên quan đến quản lý kỹ thuật, vật tư, sửa chữa, đề xuất với giám đốc ký các hợp đồng sửa chữa.
Theo dõi hoạt động của đội tàu, đảm bảo cho đội tàu luôn hoạt động an toàn, phù hợp với việc quản lý chung của công ty, luật lệ và tập quán Quốc tế.
Giúp Giám đốc quản lý bất động sản
Được Giám đốc ủy quyền một số công việc liên quan đến quản lý kỹ thuật, vật tư, khoa học, phát triển tàu, hợp tác nghiên cứu khoa học.
Kế toán trưởng: do Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng Hải bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Công ty vận tải biển Việt Nam Kế toán trưởng giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán thống kê của công ty Kế toán trưởng cũng kiêm luôn là trưởng phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tổ chức bố chí điều hành hoạt động nghiệp vụ của phòng theo chức năng nhiệm vụ để thực hiện những chỉ tiêu kế hoạch về tài chính, những quy định trong kế toán thống kê những yêu cầu về quản lý tài chính của công ty.
Đề xuất những phương án kinh doanh tiền tệ theo luật định.
Có trách nhiệm chỉ đạo quản lý, hướng dẫn kiểm tra về tài chính phù hợp với đặc điểm tài chính của công ty.
Công ty gồm có các phòng ban :
Phòng khai thác tàu hàng khô
Trang 13 Phòng kiểm toán nội bộ
Phòng quản lý an toàn chất lượng Phòng kinh tế đối ngoại
Trung tâm thông tin và vi tính Trung tâm y tế
Phòng thanh tra - bảo vệ - quân sự Phòng hành chính
Khối kinh doanh dịch vụ gồm có những đơn vị sau: Đại lý tàu VOSCO
Trung tâm thuyền viên
Xí nghiệp sửa chữa tàu VOSCO Đại lý sơn ( Interpaint)
Đại lý giao nhận vận tải đa phương thức và kiểm kiện Đại lý vòng bi (SKF)
Chức năng các phòng ban
Công ty có nhiều phòng ban nhưng ở đây em chỉ đề cập đến những phòng ban chính Gồm có các phòng ban sau:
Phòng tổng hợp: đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc có chức năng tham
mưu giúp Giám đốc:
Kiểm soát các hoạt động về quản lý, sản xuất kinh doanh, thực hiện chế độ, chính sách của nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh, các nội quy, quy chế, các quyết định, mệnh lệnh trong điều hành sản xuất của lãnh đạo công ty.
Tổng hợp, cân đối kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải trình cấp trên và thực hiện triển khai trong công ty Tham mưu cho giám đốc duyệt giao kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị dịch vụ khác.
Theo dõi tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty, phân tích đánh giá từng tháng, quý, năm Từ dó tham mưu cho lãnh đạo công ty biện pháp điều chỉnh cân đối đảm bảo thực hiện kế hoạch đề ra.
Theo dõi thường xuyên diễn biến của thị trường, các chính sách kinh tế kinh tế, xã hội trong và ngoài nước Theo dõi việc quản lý an toàn hàng hải quốc tế ISM Code
Phòng tài chính kế toán: với nghiệp vụ chính là tham mưu cho giám đốc
về quản lý hoạt động tài chính, hạch toán kế toán, hạch toán kinh tế trong công ty Nhiệm vụ của phòng như sau:
Tổng hợp số liệu báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của đội tàu để tìm ra biện pháp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Thực hiện tốt chế độ báo cáo định kì phục vụ tốt cho nhu cầu kiểm toán, thanh tra kiểm tra tài chính của cấp trên
Trang 14Phòng kinh tế đối ngoại: nghiệp vụ chính là tham mưu giúp Tổng giám
đốc về toàn bộ công tác đối ngoại của công ty, có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tham gia đàm phán và ghi biên bản các cuộc họp với các đối tác nước ngoài về khai thác kinh doanh, kĩ thuật, vật tư hàng hải
Tham mưu giúp ban Tổng giám đốc soạn thảo dịch thuật các văn bản, thư tín đối ngoại từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài phục vụ cho công tác đối ngoại của công ty.
Thu xếp các thủ tục cho các đại diện của công ty ở nước ngoài.
Phòng hành chính: giúp giám đốc các công việc hành chính, có các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
Quản lý văn thư, lưu trữ, dự trù lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị văn phòng phẩm phục vụ yêu cầu quản lý sản xuất.
Theo dõi, quản lý, lập dự trù kế hoạch tu sửa bảo dưỡng trụ sở chính, các chi nhánh, các trang thiết bị nội thất, thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin liên lạc của công ty.
Phòng khai thác: chịu trách nhiệm khai thác đội tàu sao cho có hiệu quả
nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc khai thác kinh doanh Phòng thực hiện chủ yếu các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tổ chức khai thác kinh doanh đội tàu của công ty.
Khai thác nguồn hàng, kí kết hợp đồng vận tải, tổ chức thực hiện hợp đồng.
Xây dựng kế hoạch sản xuất, báo cáo thống kê sản lượng vận tải, doanh thu hàng tháng, quý và cả năm, kế hoạch trung và dài hạn về khai thác kinh doanh, đầu tư phát triển sản xuất
Tổ chức đánh giá phân tích hoạt động kinh tế của đội tàu.
Điều hành toàn bộ hoạt động của các tàu theo hợp đồng, chỉ đạo, lựa chọn, quyết định phương án quản lý tàu.
Điều động tàu theo kế hoạch sản xuất và hợp đồng vận tải đã kí.
Đề xuất phương án giải phóng tàu nhanh, thưởng các tàu, các đơn vị liên doanh có đóng góp hợp tác hỗ trợ tàu hoặc Công ty có hiệu quả.
Trung tâm thông tin và vi tính: giúp giám đốc về việc xây dựng, khai
thác sử dụng hệ tin học của Công ty trong sự thống nhất toàn nghành trong điều kiện phát triển chung của khu vực và trên toàn quốc Phòng có những nhiệm vụ chính sau:
Nghiên cứu tiến bộ kĩ thuật thông tin áp dụng cho công ty.
Xây dựng kế hoạch mua sắm, trang thiết bị máy móc theo yêu cầu quản lý sản xuất, các chi phí liên quan Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đào tạo cán bộ, nhân viên thực hiện nghiệp vụ trên máy vi tính, phát huy hiệu quả trong quản lý điều hành sản xuất trong toàn công ty.
Chịu trách nhiệm về kĩ thuật của toàn bộ máy vi tính, chương trình, các thiết bị tin học, hệ thống thông tin dữ liệu điều hành sản xuất khi có hệ thống nối mạng máy tính trong công ty
Phòng thanh tra - bảo vệ - quân sự: tham mưu giúp giám đốc về công
tác thanh tra, bảo vệ sản xuất, thực hiện công tác quân sự Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Trang 15Tham mưu giúp giám đốc giải quyết công tác thanh tra theo những quy định pháp lệnh thanh tra Nhà nước đối với một doanh nghiệp.
Tổ chức triển khai công tác bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự an toàn trong công ty Đảm bảo phòng cháy chữa cháy cho cơ quan, cơ sở vật chất do công ty quản lý sử dụng.
Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn về chống cướp biển, chống khủng bố trên biển
Phòng đại lý hàng hải:
Tổ chức dịch vụ tàu biển và môi giới vận tải Tổ chức dịch vụ kiểm đếm và giao nhận vận tải Phục vụ tốt đội tàu của VOSCO.
Tổ chức quản lý theo chức năng kết hợp với tổ chức quản lý điều hành theo địa bàn ở các chi nhánh để thực hiện kinh doanh có hiệu quả.
Chấp hành những quy định của Nhà nước và Công ty ban hành.
Từ trụ sở chính ở Hải Phòng công ty mở rộng địa bàn hoạt động có thêm chi nhánh ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Tranh, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Cần Thơ Các chi nhánh này ra đời đáp ứng nhu cầu tiện lợi cho việc quản lý các hoạt động của công ty mà xa trụ sở chính, đồng thời tăng quy mô cơ cấu mở rộng sản xuất Nhiệm vụ chung của các chi nhánh là:
Giải quyết, phục vụ mọi yêu cầu quản lý, khai thác kinh doanh của công ty cho các tàu về khu vực xếp dỡ hàng hóa theo hợp đồng vận tải, sửa chữa, nhận vật tư nhiện liệu, thay thế thuyền viện và những yêu cầu đột xuất khác theo sự chỉ đạo của công ty.
Tham mưu giúp giám đốc trong xây dựng mối quan hệ giữa công ty vói địa phương nơi có chi nhánh, phục vụ cho hoạt động khai thác kinh doanh vận tải, dịch vụ, sản xuất cũng như thực hiện, chấp hành những quy định của địa phương.
Thu xếp các hoạt động giao dịch, tiếp xúc với khách hàng, hội nghị, hội thảo, lãnh đạo và cán bộ công ty đến công tác tại địa phương Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các tài sản, trang thiết bị hoạt động của chi nhánh.
Lực lượng lao động:
Theo số liệu thống kê đến năm 2006
- Tổng số lao động bình quân trong toàn Công ty là : 1840 người – Nhân viên quản lý: 183 người.
- Với chức năng của Công ty là “Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh về vận tải đường biển – Cung ứng lao động ngành hàng hải và cho các tổ chức kinh doanh ở trong và ngoài nước” thì rõ ràng lực lượng thuyền viên là rất quan trọng Tuy nhiên nhìn vào thực trạng lực lượng lao động của Công ty ta thấy với số lượng thuyền viên chiếm tới 73,9% tổng số lao động của toàn Công ty.
Công ty vẫn còn tồn tại những khó khăn bên cạnh những thuận lợi trong việc sử dụng đội ngũ lao động chính này.
Thuận lợi là ở chỗ với số lượng sản xuất chính là 1584 người, trong đó số lượng thuyền viên đã chiếm 1401 người, Công ty có khả năng cung cấp đủ số lượng thuyền viên phục vụ cho mục đích “Cung ứng lao động ngành hàng hải” như nhiệm vụ của Công ty đã được giao.
Trang 16Tuy nhiên, khó khăn còn rất nhiều bởi vì trong số lao động này độ tuổi từ 40 trở lên chiếm 70% là một hạn chế của Công ty Tuy số người chờ việc khá đông (563 người, chiếm 40% tổng số thuyền viên) nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu sử dụng và phục vụ trên các tàu trong và ngoài nước đòi hỏi Vì trong số này hầu hết là thuỷ thủ mới qua đào tạo chưa có kinh nghiệm, trong khi đó Công ty lại thiếu những Thuyền trưởng, máy trưởng, những sĩ quan đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành hệ chính quy.
Chính vì vậy nhiệm vụ cần thiết của Công ty là phải tuyển chọn được những người có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng Đối với số lượng lao động hiện có, Công ty “Tiếp tục đào tạo ở trong, ngoài nước đội ngũ sĩ quan, thuyền viên, cán bộ quản lý, nâng cao nghiệp vụ, bổ sung từng bước trẻ hoá lực lượng lao động hiện có, phục vụ cho việc phát triển, đáp ứng trình độ chung của khu vực và quốc tế” như “Báo cáo tổng kết của Công ty trong Đại hội CNVC năm 2005 vừa qua”.
4 Quan hệ của công ty với cơ quan hữu quan.
Công ty Vận Tải Biển Việt Nam là công ty vận tải lớn nhất tại Việt Nam Hoạt động tàu biển của công ty chủ yếu là vận chuyển hàng hoá XNK chính vì vậy công ty có quan hệ với rất nhiều các bên hữu quan trong và ngoài nước Khách hàng của VOSCO bao gồm các công ty XNK hàng hoá như VIETFRACHT, Công ty lương thực miền Bắc…
Ngoài ra để đảm bảo hoạt động hành hải thì VOSCO có quan hệ với các công ty BH như: Bảo Việt, Bảo Minh, PIJCO… và các bên đối tác như Các cảng biển, các đại lý tàu, các công ty cung ứng…
5 Các loại hình hoạt động kinh doanh chính của VOSCO
Kinh doanh về vận tải biển, là loại hình kinh doanh chủ yếu của Công ty Hàng nảm nó mang lại khoảng 90% lợi nhuận cho công ty Về lĩnh vực này gồm có hai loại hình chính: Khai thác kinh doanh vận tải tàu hàng khô và khai thác kinh doanh vận tải tàu dầu.
Dịch vụ đại lý và môi giới hàng hóa vận tải biển Loại hình này lúc đầu không xuất phát từ mục đích kinh doanh mà từ nhu cầu phục vụ cho đội tàu để đảm bảo tiết kiệm chi phi, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh Sau này trong quá trình hoạt động thì phòng đã một số hãng tàu chỉ đinh làm đại lý do đó hoạt động đại lý môi giới hàng hải được hình thành.
Cung ứng lao động nghành Hàng Hải cho các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước Hình thức này cùng với hình thức kinh doanh vận tải biển gắn liền với nhau Hàng năm trung tâm thuyền viên đã cung ứng cho bộ phận khai thác kinh doanh vận tải biển rất nhiều thuyền viên Và từ hoạt động xuất khẩu thuyền viên đã mang lại một phần lợi nhuận không nhỏ cho Công ty.
Là đại lý bán hàng cho các hãng trên thế giới như: International Pain, Shell Lubricant và hãng vòng bi SKF.
Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phụ tùng Hàng Hải Đây là lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu trang thiết bị vật tư phụ tùng Lợi nhuận từ nghành này không lớn nhưng nó có vai trò trọng trong việc cung cấp phụ tùng khi tàu cần thay thế và sửa chữa.
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty hiện nay: Kinh doanh vận tải biển.
Trang 17 Dịch vụ đại lý và môi giới hàng hóa vận tải biển.
Đại lý cho các hãng: International Paint, Shell Lubricant và hãng vòng bi SKF Xuất khẩu thuyền viên.
Kinh doanh khách sạn tại Nha Trang.
Trong các loại hình kinh doanh của VOSCO thì loại hình kinh doanh khai thác vận tải biển là loại hình chính Bên cạnh đó loại hình cho thuê lao động thuyền viên cũng mang lại lợi nhuận đáng kể.
6 Nhưng thuận lợi và khó khăn và phương hướng phát triển của công tytrong thời gian tới.
Thuận Lợi:
Dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam và sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng và cơ quan tham mưu cũng như ban lãnh đạo thành phố, bộ GTVT đã tạo điều kiện tốt nhất cho công ty hoạt động và hoành thành tốt nhiệm vụ SXKD ngày một vững mạnh và phát triển.
Với bề dày kinh nghiệm và với quan hệ lâu dài với các bạn hàng và đối tác thì VOSCO đã xây dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường vận tải trong khu vực và trên thế giới.
VOSCO có một đội ngũ thuyền viên dày kinh nghiệm và toàn thể các cán bộ công nhân viên đồng lòng xây dựng công ty ngày càng phát triển.
Hiện VOSCO đang khai thác rất tốt đội tàu dầu và đem lại hiệu quả to lớn trong kinh doanh, từ đó các đội ngũ nhân viên đang ngày càng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Những định hướng của Tổng công ty hàng hải Việt Nam khẳng định trọng đại hội đại biểu đảng bộ công ty lần thứ XI là một nguồn động viên quan trọng cho Công ty trong năm 2006 Nghị quyết Đại Hội đại biểu đảng bộ công ty lần thứ XI khẳng định nhiệm vụ trong nhiệm kỳ: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; tiếp tục đầu tư phát triển nhanh đội tàu; nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và sỹ quan thuyền viên, phát huy mọi nguồn lực để hội nhập và phát triển” là đúng đắn phù hợp với đường lối của Đảng và mong mỏi của người lao động trong công ty, chắc chắn sẽ tạo động lực cho sự phát triển của công ty trong năm tới.
Khó Khăn:
Những khó khăn khách quan do tính nhạy cảm của vận tải biển đó là : thị trường vận tải, giá cước, giá nhiên liệu luôn biến động phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế, chính trị, thiên tai trên thế giới Đặc biệt những biến động trong chu kỳ làm giảm thị trường vận tải trong thời gian tới, điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty.
Trong xu thế cạnh tranh không ngừng trong ngành vận tải biển VOSCO đang ngày càng mất đi những mối hàng và giá cước ngày càng biển động không ngừng.
Hiện tại thì đội tàu biển của công ty có những tàu đã già và hoạt động ngày càng kém hiệu quả, đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh chung của công ty.
Bộ máy của công ty đang ngày càng tỏ ra kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, sắp tới công ty sẽ chuyển đổi thành hình thức công ty cổ phần nhằm đáp ứng sự thay đổi của xu thế phát triển.
Phương Hướng Phát Triển Của VOSCO Trong Thời Gian Tới:
Trang 18Xây dựng tốt mối quan hệ với các chủ hàng, các đại lý và các bên hữu quan nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các tàu hoạt động tại các cảng.
Mở các lớp đào tạo, tái đào tạo đội ngũ nhân viên, thuyền viên nhằm nâng cao trình độ cho các cán bộ nhân viên để đáp ứng được sự phát triển của thị trường đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý trong công ty tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường theo luật pháp quy định và những quy định của chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước.
Thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của nhà nước đồng thời nghiên cứu tổ chức các đơn vị thành viên theo những hình thức tổ chức phù hợp theo quy định.
Kết hợp đòn bẩy kinh tế thông qua tiền lương, tiền thưởng với việc phát động phong trào thi đua trong từng giai đoạn với chủ đề “ Kỷ cương – An toàn – Tăng trưởng – Hiệu Quả”, tập trung chỉ đạo để đưa phong trào thi đua thành ý thức tự giác của mỗi người lao động.
PHẦN II
THU THẬP CÁC SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINHDOANH 6 THÁNG 2005-2006 VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG.
Chương 1.
ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦAVOSCO 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2005-2006