Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
80 KB
Nội dung
GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG KẾT HỢP VỚI TỔ CHỨC MỘT BUỔI THỰC HÀNH DINH DƯỠNG Người hướng dẫn/ giảng viên: Chuyên trách dinh dưỡng của trạm Y tế, cộng tác viên Dinh dưỡng Số người tham gia: Không quá 30 người Nội dung : Truyền thông giáo dục dinh dưỡng: Giảng viên là chuyên trách dinh dưỡng của trạm Y tế Hướng dẫn thực hành: Giảng viên là cộng tác viên dinh dưỡng I/Truyền thông giáo dục dinh dưỡng: Chủ đề có liên quan đến thực hành dinh dưỡng là hướng dẫn ăn bổ sung hợp lý: 1. Các nhóm thực phẩm cần cho trẻ: Thức ăn bổ sung cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: - Nhóm cung cấp chất đường bột: Gạo , mỳ, ngô, khoai - Nhóm cung cấp chất đạm: Thịt ,cá, trứng, sữa ( Nguồn động vật ) và đậu, đỗ, vừng, lạc (Nguồn thực vật). - Nhóm cung cấp chất béo: Mỡ động vật, dầu thực vật, vừng, lạc - Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng: Rau xanh, quả chín. 1 Ch¨m sãc dinh dìng cho trÎ 2. Thời gian bắt đầu cho ăn bổ sung: Từ tháng thứ 7 3. Nguyên tắc ăn bổ sung: Thực hiện nguyên tắc: “ Từ từ”. về tính chất của thức ăn bổ sung và số lượng. theo từng nhóm tuổi của trẻ. 2 3.1. Về tính chất của thức ăn bổ sung: Thực hiện cho ăn từ lỏng đến đặc, song cần lưu ý thời gian cho ăn từ từ là bao nhiêu lâu. Nếu như trước kia , khi còn khuyến cáo thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ được 4 tháng tuổi thì việc thực hiện nguyên tắc cho ăn “từ từ” từ lỏng đến đặc được thực hiện dễ dàng như trẻ ăn bột loãng 5% trong vòng 1-2 tháng. Nhưng hiện nay với khuyến cáo cho trẻ bắt đầu ăn bổ sung từ tháng thứ 7 nếu vẫn thực hiện cho ăn từ lỏng đến đặc với thời gian dài như vậy để trẻ quen dần thì sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng do thức ăn loãng thì năng lượng thấp không đủ cung cấp cho trẻ .Vì vậy nếu trẻ bắt đầu ăn bổ sung từ tháng thứ 7 thì thời gian cho trẻ quen với thức ăn mới phải rất ngắn ( khoảng 2-3 ngày ) để tránh nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng. Thế nào là thức ăn đặc. Cũng cần hướng dẫn cho bà mẹ cách nhận biết thế nào là thức ăn đặc, vì chỉ có thức ăn đặc mới đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Thức ăn đặc là thức ăn khi đã nguội sau chế biến ( ấm ) nếu lấy thìa xúc lên và để nghiêng một góc khoảng 45 độ mà bột hoặc cháo vẫn lưu lại trên thìa. Cần phân biệt sự khác nhau giữa thức ăn loãng và thức ăn lỏng. Loãng có nghĩa là trong bát bột lượng thực phẩm trên một đơn vị thể tích thấp hơn so với yêu cầu và do đó không đảm bảo đủ cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho trẻ. Còn thức ăn lỏng là nói lên tính chất lý họccủa thức ăn, thức ăn có thể lỏng nhưng đậm độ năng lượng vẫn đủ, song thức ăn loãng thì đậm độ năng lượng và chất dinh dưỡng sẽ thấp Hoá lỏng bát bột. Để cho bát bột mềm, lỏng dễ nuốt có thể sử dụng một số phương pháp như sau: Cho thêm dầu , mỡ . Sử dụng bột mộng, giá đỗ. Cơ chế của bột mộng hoặc giá đỗ dựa trên tác động của men Amilasa có trong hạt nẩy mầm lên liên kết phân tử tinh bột, Men này có tác dụng làm cho mối liên kết đó trở nên lỏng lẻo dẫn đến bát bột sẽ mềm và lỏng hơn. 3 3.2. S lng thc n b sung: S lng thc n b sung cn tng dn trong mt ba v tng dn s ba trong mt ngy theo thỏng tui ca tr. ( Theo bng ) Số lợng thức ăn Tuổi Tính chất thức ăn Số bữa/ngày Số lợng mỗi bữa 6 tháng Bột, thức ăn nghiền kỹ, 2 lần/ngày và bú mẹ nhiều lần 2-3 thìa súp 7-8 tháng Thức ăn nghiền 3 lần/ngày và bú mẹ nhiều lần Tăng dần số lợng đến 2/3 bát 250 ml mỗi bữa 9-11 tháng Thức ăn thái nhỏ hoặc nghiền, thức ăn trẻ có thể nắm đợc 3 bữa và 1 bữa phụ giữa các bữa chính và bú mẹ 3/4 bát 250ml 12-24 tháng Cháo, thức ăn gia đình, thái nhỏ hoặc nghiền nếu cần thiết 3 bữa và 2 bữa phụ giữa các bữa và bú mẹ Một bát đầy 250ml 3.3. Mt s lu ý khỏc n b sung khi tr b mc bnh tiờu chy v viờm ng hụ hp: Cỏc loi thc phm nờn dựng khi tr b tiờu chy: Go, bt go, khoai tõy, tht g nc, tht ln nc, sa u tng du n, c rt, hng xiờm, chui. Tr nh di 6 thỏng tui ang bỳ m: Vn tip tc cho tr bỳ bỡnh thng v tng s ln bỳ. Tr trờn 6 thỏng tui: Ngoi sa m cn cho tr n thờm nhiu ln ( 6 ln/ngy hoc nhiu hn ) v cho n tng ớt mt cỏc thc n giu cht dinh 4 dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa và cần cho thêm một ít dầu mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. Thức ăn cần mềm nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường. ( Chú ý: cần tăng dần độ đặc của thức ăn khi các triệu chứng của bệnh giảm dần.). Cần cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối cam chanh xoài đu đủ để tăng lượng kali. Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt khó tiêu hoá. Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường vì những loại thức ăn này có thể làm tiêu chẩy nặng hơn Sau khi khỏi tiêu chẩy, để giúp trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong 2 tuần liền. Với trẻ bị tiêu chẩy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong vòng một tháng. II/ Thực hành dinh dưỡng: 1. Công tác chuẩn bị cho một buổi thực hành dinh dưỡng: 1.1. Người hướng dẫn: Gồm 02 người. Một người giới thiệu, một người thực hành. Cũng có thể chỉ cần một người vừa hướng dẫn vừa thực hành. 1.2 Chọn địa điểm: Địa điểm để tiến hành một buổi thực hành dinh dưỡng cần đảm bảo dễ tiếp cận ( nên tại thôn, xóm ). Có thể ở nhà văn hoá thôn, có thể tại một gia đình của đối tượng hoặc nhà của cộng tác viên dinh dưỡng. ngoài ra nơi thực hành dinh dưỡng cần phải thoáng, đủ rộng cho 20 – 30 đối tượng, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như tiếng ồn, điều kiện vệ sinh, thông thoáng. 1.3. Thông báo cho đối tượng: Nên phân nhóm đối tượng tương đối đồng nhất về: nhóm tuổi, giới, tình trạng sinh lý, trình độ văn hoá, điều kiện kinh tế xã hội Ví dụ: Nhóm các bà mẹ đang nuôi con dưới 2 tuổi, nhóm phụ nữ có thai nhóm các cặp vợ chồng mới kết hôn 5 1.4. Lên danh mục các dụng cụ và thực phẩm cần thiết cho buổi thực hành dinh dưỡng 1.4.1. Dụng cụ: - Bếp ( Bếp ga du lịch, bếp dầu, bếp củi ) tuỳ thuộc vào điều kiện và địa điểm triển khai buổi thực hành. Nên có khoảng 3 bộ. - Nồi, xoong. nấu bột: 3 cái - Bát ăn cơm, đũa, thìa cà phê loại 5 ml, thìa cà phê 2,5 ml hoặc thìa phở, thìa súp ( tuỳ thuộc vào sự sử dụng thường xuyên của cộng đồng ). Khoảng 10 bộ - Khay nhựa, rổ nhựa, thớt, dao băm , dao thái, chầy, cối 1.4.2. Chuẩn bị thực phẩm:: Lương thực, thực phẩm cần đảm bảo đủ 4 nhóm :: Bột đường, đạm, béo, vitamin và chất khoáng. Có thể mua từ chợ, có thể đề nghị các bà mẹ mang từ vườn nhà đến, nhưng luôn nhớ nguyên tắc tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có của địa phương .Thực phẩm có thể mua từ chợ, có thể do các bà mẹ mang tới từ hộ gia đình 2. Các bước tiến hành trong buổi hướng dẫn thực hành dinh dưỡng: 2.1. Chào hỏi, làm quen 2.2. Giới thiệu mục đích của buổi thực hành dinh dưỡng 2.3. Giới thiệu các nhóm thực phẩm, tầm quan trọng của mỗi nhóm đối với sự phát triển của trẻ Nhấn mạnh đến các loại thực phẩm sẵn có tại địa phương. Chú ý: Vị trí của người hướng dẫn và bàn để trình diễn phải đảm bảo cho các đối tượng dễ quan sát, và có thể nghe rõ lời của hướng dẫn . 2.4. Hướng dẫn chế biến một bát bột : Người hướng dẫn vừa nói vừa thao tác. 6 2.5. Phân nhóm thực hành: Nên phân làm 3 nhóm thực hành chế biên cho 3 nhóm tuổi 7-8 tháng, 9-11 tháng, 12 – 24 tháng . nên có một nhóm sử dụng giá đỗ để hoá lỏng bát bột hoặc cháo. 2.6. Nhận xét: Sau khi đã có sản phẩm người hướng dẫn sẽ nhận xét sản phẩm của từng nhóm theo các tiêu chí như: lựa chọn thực phẩm, số lượng trong một bát bột có phù hợp với tháng tuổi không, tính chất của thức ăn ( độ lỏng, đặc ). Đặc biệt chú ý so sánh sự khác nhau giữa hai bát bột có giá đỗ và không có giá đỗ về độ lỏng đặc để cho học viên thấy rõ được vai trò của giá đỗ trong việc hoá lỏng bát bột. 3. Lưu ý: 3.1.Những sai lầm của các bà mẹ khi chế biến thức ăn bổ sung: - Ninh xương, hầm thịt lấy nước quấy bột: Nhiều bà mẹ cho rằng ninh xương hoặc hầm thịt lấy nước quấy bột cho trẻ sẽ phòng được bệnh còi xương, điều này là không đúng, thực ra trong nước xương hầm có chứa nhiều nitơ làm cho nước có mùi thơm ngon nhưng có rất ít chất đạm và canxi là những chất khó hoà tan trong nước. Vì vậy cần cho trẻ ăn cả phần cái như thịt đã hầm nhừ. - Không cho trẻ ăn dầu mỡ: Một sai lầm khác thường gặp là các bà mẹ không cho trẻ ăn dầu mỡ sợ gây ỉa chẩy , rối loạn tiêu hoá Đó là một quan niệm sai lầm vì dầu và mỡ ngoài tác dụng bổ sung năng lượng cho trẻ còn giúp trẻ hấp thu một số loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, E, D, K dầu mỡ còn làm cho thức ăn có mùi thơm, mềm, lỏng dễ nuốt. - Không cho trẻ ăn rau xanh. Một số bà mẹ cho rằng rau xanh không bổ như thịt cá và có thể gây tiêu chẩy hoặc ngại phức tạp trong chế biến nên không cho trẻ ăn rau Suy nghĩ đó là không đúng. Rau xanh tuy không cung cấp năng lượng nhưng là nguồn cung cấp chủ yếu vitamin và chất khoáng 7 đồng thời là nguồn cung cấp chất xơ giúp cho quá trình tiêu hoá, phòng chống táo bón. 3.2. Khi nào thì biết bột chín: Bột chín khi đổ ra đĩa sẽ dóc không bị dính và khi bột nguội sẽ tạo thành một lớp màng trên bề mặt của bột. 3.3. Khi nào thì cho rau, dầu mỡ vào bát bột: Trong rau có nhiều vitamin và chất khoáng là những chất dễ bị phá huỷ ở nhiệt độ cao. Vì vậy để tránh mất mát vitamin và chất khoáng do tác dụng của nhiệt nên cho rau khi bột gần chín. 3.4. Tại sao lại cho lòng đỏ trứng gà vào khi bột gần chín: Nhiều bà mẹ cứ nghĩ rằng trứng là một loại thức ăn khó tiêu nên khi chế biến bột trứng họ thường đánh tan lòng đỏ trứng gà và hoà với bột và nước rồi mới đem quấy bột, họ cho rằng như vậy thì trứng mới chín kỹ trẻ sẽ không bị rối loạn tiêu hoá. Thực tế lại không phải như vậy, lòng đỏ của trứng dưới tác dụng của nhiệt sẽ tạo thành mối liên kết làm cho quá trình tiêu hoá hấp thu bị cản trở, thể hiện bằng triệu chứng đầy bụng.ở trẻ nhỏ. Do vậy khi quấy bột trứng nên cho trứng vào khi bột gần chín 3.5.Có nên cho mì chính hoặc bột canh vào bát bột của trẻ không Trong mì chính có chứa muối natrt, vì cơ quan bài tiết của trẻ nhỏ dưới 2 tuổi chưa hoàn thiện nên không thải được muối này ra khỏi cơ thể mà muối này lại ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất của tế bào. Mặt khác ăn nhiều mì chính có thể gây ngộ độc. Vì vậy không nên cho trẻ ăn mì chính. 4. Những khó khăn bà mẹ có thể gặp tại gia đình khi thực hiện chế biến ăn bổ sung hợp lý 4.1.Kinh tế: Có thể bà mẹ không đủ điều kiện để mua các thực phẩm tốt cho trẻ nhỏ như thịt cá trứng, sữa , do đó cần hướng dẫn họ sử dụng thực phẩm thay thế như đậu phụ, vừng, lạc, đậu đỗ là nguồn cung cấp chất đạm thực 8 vật , hoặc hướng dẫn xây dựng và . phát triển VAC tạo nguồn thực phẩm tại chỗ 4.2.Kỹ năng thực hành: Nhiều bà mẹ tuy đã được dự buổi thực hành dinh dưỡng song do không được hướng dẫn kỹ hoặc không được trực tiếp thực hành nên khi về nhà rất lúng túng. Ví dụ: không nên tập cho trẻ ăn cùng một ngày với một số loại thực phẩm mới khác nhau. Khi tập cho trẻ ăn một loại thực phẩm mới cần thực hiện nguyên tắc “từ từ”. Vì vậy trong buổi thực hành dinh dưỡng nên cho các bà mẹ trực tiếp chế biến bằng cách phân nhóm thực hành. 4.3.Tác động của những người xung quanh: Có những bà mẹ muốn thực hiện cho con ăn bổ sung hợp lý . Song lại bị mẹ chồng hoặc mẹ đẻ cản trở bởi những thói quen, tập quán lạc hậu. Do đó cần phải tuyên truyền vận động cả những đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ 5. Cách nấu một số loại bột cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi 5.1. Cách nấu một số loại bột cho trẻ 6 tháng tuổi Cách cho ăn: Ngày cho ăn từ 1-2 bữa bột Bú mẹ theo nhu cầu của trẻ ( 6-8 bữa/ngày ) Uống nước hoa quả 2-3 lần/ngày Mẫu công thức bột 1. Bột sữa đậu nành: ( Đậu tương ) Sữa đậu nành: : 200 ml ( 1 bát ăn cơm ) Bột gạo : 2 thìa cà phê Đường : 1 thìa cà phê Rau xanh : 1 thìa cà phê 2. Bột đậu xanh, bí đỏ: 9 Bột gạo : 2 thìa cà phê Bột đậu xanh : 2 thìa cà phê Bí đỏ nghiền nát : 1 thià cà phê Mỡ (dầu ăn) : 1 thìa cà phê Nước : 1 bát con 3. Bột trứng: Bột gạo ; 2 thìa cà phê Trứng gà : ½ lòng đỏ ( hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút ) Mỡ(dầu ăn) : 1 thìa cà phê Rau xanh giã nhỏ : 1 thìa cà phê 4. Bột thịt: Bột gạo : 2 thìa cà phê Thịt nạc : 2 thìa cà phê Mỡ(dầu ăn) : 1 thìa cà phê Rau xanh giã nhỏ : 1 thìa cà phê 5.2. Nuôi trẻ từ 7-9 tháng Cách cho ăn: - Bú mẹ nhiều lần theo nhu cầu - Ăn thêm ngày 2-3 bữa bột đặc - Ăn 2-3 bữa quả chín nghiền nát Một số mẫu công thức bột 1.Bột lạc: Bột gạo : 4 thìa cà phê Lạc rang chín giã nhỏ : 3 thìa cà phê Rau xanh : 1 thìa cà phê Nước : 1 bát ăn cơm 10 [...]... 1 bát con 6 Nuôi trẻ từ 1-2 tuổi Cách cho ăn: - Vẫn cho bú mẹ - Ăn 4 bữa cháo hoặc súp - Ăn quả chín theo yêu cầu Lượng thực phẩm/ ngày: - Gạo : 100-150 g - Thịt (cá, tôm ) : 100-120 g, 3-4 quả trứng gà/1 tuần - Dầu (mỡ) : 30-40 g - Rau xanh : 50-100 g - Quả chín : 200 g Cách nấu một số loại cháo cho trẻ từ 1-2 tuổi: 1 Cháo lạc: 14 Gạo tẻ: 1 nắm tay Lạc rang chín bỏ vỏ, giã nhỏ : 3-4 thìa cà phê Rau... : 2 thìa cà phê : 1 thìa cà phê Rau xanh giã nhỏ : 2 thìa cà phê Nước : 1 bát con 5.3 Nuôi trẻ từ 10-12 tháng Cách cho ăn: Bú mẹ nhiều lần trong ngày Ăn 1-4 bữa bột đặc/ ngày Ăn quả chín 2-3 /ần/ngày Một số mẫu công thức bột 1.Bột lạc: Bột gạo : 5 thìa cà phê Lạc rang giã nhỏ : 4 thìa cà phê Rau xanh giã nhỏ ; 2 thìa cà phê Nước : 1 bát ăn cơm 12 2, Bột đậu xanh, bí đỏ: Bột gạo Bột đậu xanh : 4 thìa . GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG KẾT HỢP VỚI TỔ CHỨC MỘT BUỔI THỰC HÀNH DINH DƯỠNG Người hướng dẫn/ giảng viên: Chuyên trách dinh dưỡng của trạm Y tế, cộng tác viên Dinh dưỡng Số người. dung : Truyền thông giáo dục dinh dưỡng: Giảng viên là chuyên trách dinh dưỡng của trạm Y tế Hướng dẫn thực hành: Giảng viên là cộng tác viên dinh dưỡng I /Truyền thông giáo dục dinh dưỡng: . chuẩn bị cho một buổi thực hành dinh dưỡng: 1.1. Người hướng dẫn: Gồm 02 người. Một người giới thiệu, một người thực hành. Cũng có thể chỉ cần một người vừa hướng dẫn vừa thực hành. 1.2 Chọn