1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của chính sách kiểm định chất lượng giáo dục đại học đến công tác quản lý đào tạo trong hai đại học quốc gia

25 562 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 569,18 KB

Nội dung

Cả hai ĐHQG đã áp dụng các chính sách KĐCLGD và đạt được những hiệu quả nhất định, tạo ra sự ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của các đơn vị thành viên, trực thuộc trong hai đại học, t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TẠ THỊ THU HIỀN

TÓM TẮT LUẬN ÁN

ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG HAI ĐẠI HỌC QUỐC GIA

CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

MÃ NGÀNH: 62140120

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 TS TÔ THỊ THU HƯƠNG

2 TS LÊ VĂN HẢO

Trang 2

lý đào tạo (QLĐT) Cùng với việc hoạch định và triển khai thực hiện chính sách KĐCL để nâng cao chất lượng giáo dục thì đánh giá những ảnh hưởng của chính sách KĐCLGD đến toàn bộ các hoạt động của các cơ sở giáo dục (CSGD) là một khâu không thể thiếu của quy trình thực hiện chính sách KĐCLGD Trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục cũng chưa có nhiều nghiên cứu về đánh giá hiệu quả của chính sách KĐCLGD đến các lĩnh vực của trường đại học

Hai Đại học Quốc gia (ĐHQG) của Việt Nam là Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) là hai đơn vị tiên phong, đi đầu trong việc thực hiện KĐCLGD Cả hai ĐHQG đã áp dụng các chính sách KĐCLGD

và đạt được những hiệu quả nhất định, tạo ra sự ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của các đơn vị thành viên, trực thuộc trong hai đại học, tuy nhiên việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách KĐCLGD

để có những giải pháp đầu tư phù hợp để phát triển hệ thống ĐBCLGD chưa được triển khai thực hiện Với những lí do trên, tác

giả lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của chính sách kiểm định chất lượng giáo dục đại học đến công tác quản lý đào tạo trong hai Đại học Quốc gia” để nghiên cứu tìm ra những ảnh hưởng của chính sách

KĐCLGD đến công tác QLĐT trong hai ĐHQG và đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách KĐCLGD trong hai ĐHQG góp phần nâng

Trang 3

cao hiệu quả hoạt động KĐCLGD của hai ĐHQG nói riêng và hệ thống GDĐH của Việt Nam nói chung

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào những vấn đề

mang tính lý luận và thực tiễn về những ảnh hưởng của chính sách KĐCLGD đến công tác QLĐT trong hai ĐHQG, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động KĐCLGD của hai ĐHQG nói riêng và GDĐH Việt Nam nói chung

Nhiệm vụ nghiên cứu: 1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách

KĐCLGD của nhà nước và việc triển khai chính sách tại hai ĐHQG; làm rõ nội dung liên quan giữa KĐCLGD và công tác QLĐT trong hai ĐHQG; 2) Nghiên cứu thực trạng hoạt động KĐCLGD của hai ĐHQG; 3) Xác định những ảnh hưởng của chính sách KĐCLGD đến công tác QLĐT, làm rõ những hiệu quả của việc áp dụng chính sách KĐCLGD của mỗi ĐHQG đối với công tác QLĐT; 4) Đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách KĐCLGD để phát huy hiệu quả công tác QLĐT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của hai ĐHQG nói

riêng và GDĐH Việt Nam nói chung

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của chính sách KĐCLGD

đến công tác QLĐT của hai ĐHQG

Khách thể nghiên cứu: Hoạt động KĐCLGD và công tác QLĐT

tại hai ĐHQG

4 Câu hỏi nghiên cứu

1) Hai ĐHQG đã thực hiện các chính sách KĐCLGD như thế nào? Công tác QLĐT của hai ĐHQG đã có những thay đổi như thế nào khi hai ĐHQG thực hiện các chính sách KĐCLGD?

2) Có sự khác biệt gì đối với công tác QLĐT khi hai ĐHQG áp dụng chính sách KĐCL CTĐT và KĐCL CSGD?

5 Giả thuyết nghiên cứu

1) Hai ĐHQG có lộ trình và phương pháp thực hiện chính sách KĐCLGD giống và khác nhau và đã tạo ra những ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động liên quan đến công tác QLĐT trong hai ĐHQG

2) Có sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng của chính sách KĐCL

Trang 4

3

CTĐT và KĐCL CSGD đến công tác QLĐT tại hai ĐHQG

6 Phương pháp nghiên cứu

1) Nghiên cứu định tính:

- Phân tích, tổng hợp tài liệu: Phân tích, tổng hợp các tài liệu trong

và ngoài nước có liên quan đến chính sách về KĐCLGD và QLĐT; xác định các ảnh hưởng của chính sách KĐCLGD đến công tác QLĐT tại hai ĐHQG của Việt Nam;

- Sử dụng phỏng vấn bán cấu trúc để lấy ý kiến phản hồi của cán

bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ phụ trách đào tạo, cán bộ phụ trách đảm bảo chất lượng, giảng viên và người học trong hai đại học về những ảnh hưởng của chính sách KĐCLGD đến công tác QLĐT trong hai ĐHQG;

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia

về KĐCLGD và quản lý đào tạo đại học

2) Nghiên cứu định lượng:

- Sử dụng phiếu khảo sát cán bộ phụ trách đào tạo, cán bộ phụ trách ĐBCL, giảng viên, người học ở các trường thành viên trong hai ĐHQG Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng SPSS, Quest để xác định độ tin cậy và độ giá trị của công cụ đo; phân tích các mối tương quan và kiểm định các giả thuyết thống kê để xác định các yếu tố QLĐT ảnh hưởng bởi các chính sách KĐCLGD đại học

- Luận án sử dụng các dữ liệu định lượng từ các tài liệu, báo cáo nghiên cứu về KĐCLGD, về quản lý giáo dục đại học của Việt Nam

7 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng

của chính sách KĐCLGD của Nhà nước đến công tác QLĐT tại hai ĐHQG bao gồm: i) quản lý mục tiêu đào tạo; ii) quản lý chương trình đào tạo; iii) quản lý hoạt động đào tạo; iv) quản lý giảng viên và cán bộ

hỗ trợ; v) quản lý người học; vi) quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị

- Về phạm vi khảo sát: Khảo sát thu thập ý kiến phản hồi của lãnh đạo, cán bộ phụ trách đào tạo, cán bộ phụ trách ĐBCL, giảng viên,

người học của các trường đại học thành viên trong hai ĐHQG

Trang 5

- Về phạm vi thời gian: Luận án tập trung xem xét ảnh hưởng của chính sách KĐCLGD đến công tác QLĐT trong hai ĐHQG trong giai đoạn từ 2007 – 2014

8 Những đóng góp mới của luận án

1) Về lý luận

- Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến chính sách KĐCLGD của Nhà nước và việc áp dụng tại hai ĐHQG; đã xác định được những yếu tố của chính sách KĐCLGD bao gồm mục tiêu KĐCLGD, hoạt động tự đánh giá (TĐG) và đánh giá ngoài (ĐGN) chất lượng CSGD và CTĐT có ảnh hưởng đến công tác

QLĐT trong hai ĐHQG;

- Luận án góp phần hoàn thiện hệ thống khái niệm và nội dung

cơ bản về chính sách KĐCLGD và công tác QLĐT đại học

đến công tác QLĐT;

- Tác giả đã đề xuất được các giải pháp thực hiện chính sách KĐCLGD có tính khả thi để nâng cao hiệu quả công tác QLĐT, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của hai ĐHQG nói riêng và kinh nghiệm

để triển khai hệ thống KĐCLGD của Việt Nam nói chung

3) Về phương pháp

Tác giả đã xây dựng được mô hình, phương pháp và công cụ đánh giá ảnh hưởng của chính sách KĐCLGD đến công tác QLĐT trong hai ĐHQG, từ đó có thể làm căn cứ để áp dụng đánh giá ảnh hưởng của chính sách KĐCLGD đối với toàn bộ hệ thống GDĐH Việt Nam để có những giải pháp cụ thể trong việc triển khai chính sách KĐCLGD trong thời kỳ mới

9 Kết cấu của luận án

Bố cục chính của luận án gồm phần Mở đầu, phần Nội dung và

Trang 6

5

phần Kết luận Phần Nội dung luận án được chia thành bốn chương: Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận; Chương 2: Thiết kế và tổ chức nghiên cứu; Chương 3: Thực trạng hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam và của hai ĐHQG; Chương 4: Những ảnh hưởng của chính sách KĐCL GDĐH đến công tác quản lý đào tạo tại hai ĐHQG

Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu về đánh giá ảnh hưởng của KĐCLGD

Các nghiên cứu về mô hình và chính sách kiểm định chất lượng giáo dục trên thế giới và Việt Nam: Lazär Vläsceanu (2006), Unessco (2010), Nguyễn Đức Chính (2001), Nguyễn Phương Nga (2005), Phạm Xuân Thanh (2013)

Nghiên cứu về ảnh hưởng, tác động của KĐCLGD: Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng vùng New England (NEASC) (2005); Yung-Chi Hou (Angela) (2011); Jon Haakstad (2012); Lee Harvey (2006); Nguyễn Hải Long (2011); John Brennan và Tarla Shah (2000); Kwame Dattey và các cộng sự (2014); Nguyễn Phương Nga (2007, 2009)

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý đào tạo đại học

Nghiên cứu về quản lý đào tạo: Alexander W.Astin (1993); Hoàng Anh Đức (1995); Hồ Văn Vĩnh (2002); Lê Quang Sơn (2010); Nguyễn Hữu Châu (2008);

1.1.3 Các nghiên cứu về đánh giá chất lượng trong đào tạo đại học

Mô hình đánh giá chất lượng theo mô hình logic của Ellen Taylor

- Powell & Ellen Henert (2008), mô hình của Donald Kirkpatrick (1975), (cập nhật 1998); SEAMEO1 (1999); Tổ chức ĐBCL của Mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á (AUN- QA) (1998); Maria Hristova và Iliya Zhelezarov (2006); Nina Backet và Maureen Brookes (2006)

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

1 The Southeast Asian Ministers of Education Organization (SEAMEO)

Trang 7

1.2.1 Các khái niệm: “Chất lượng” và “Kiểm định chất lượng giáo dục”; “Chính sách”, “chính sách giáo dục”, “chính sách KĐCLGD”; “quản lý”, “công tác quản lý đào tạo”

1.2.2 Chính sách kiểm định chất lượng giáo dục của Nhà nước

Nội dung các chính sách KĐCLGD của Nhà nước được thể hiện trong các văn bản Luật, Nghị định do Chính phủ ban hành, các Quyết định, Thông tư, Chỉ thị, Công văn hướng dẫn do Bộ GD&ĐT ban hành

về quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp và lộ trình thực hiện KĐCLGD tạo hành lang pháp lý căn bản giúp triển khai hệ thống KĐCLGD Việt Nam

1.2.3 Các văn bản quản lý về KĐCLGD của hai ĐHQG

1.2.3.1 Văn bản quản lý về KĐCLGD của ĐHQGHN

ĐHQGHN đã xây dựng hệ thống các văn bản quy định và các tiêu chí KĐCL riêng để KĐCL CTĐT và đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN

và các hướng dẫn chi tiết để triển khai các hoạt động KĐCLGD bao gồm cả các hoạt động KĐCL theo các tổ chức quốc tế Các đối tượng

mà ĐHQGHN thực hiện KĐCL bao gồm đơn vị đào tạo và CTĐT

1.2.3.2 Văn bản quản lý về KĐCLGD của ĐHQG-HCM

Cùng tiến hành các hoạt động KĐCLGD với chính sách KĐCL các CTĐT và các trường ĐH thành viên, tuy nhiên ĐHQG-HCM không xây dựng hệ thống văn bản riêng về KĐCL để thực hiện các hoạt động KĐCL nội bộ mà sử dụng các tiêu chuẩn và hướng dẫn của

Bộ GD&ĐT để thực hiện đánh giá chất lượng nội bộ đối với các Trường đại học thành viên Việc KĐCL CTĐT, ĐHQG HCM sử dụng

bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của AUN-QA để thực hiện đánh giá nội bộ Ngoài các kế hoạch, chiến lược về đảm bảo và KĐCLGD, ĐHQG-HCM ban hành duy nhất một văn bản quy định tạm thời về KĐCL năm 2009 Các chính sách KĐCLGD của ĐHQG-HCM được thể hiện rõ trong các kế hoạch chiến lược hàng năm

1.2.4 Hệ thống quản lý đào tạo trong hai ĐHQG

Trang 8

7

Hai ĐHQG có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy Hệ thống QLĐT của hai ĐHQG được phân thành hai cấp quản lý

là cấp đại học và cấp trường thành viên Công tác QLĐT trong hai

ĐHQG có thể nhóm thành các công tác cụ thể sau: Xây dựng, ban hành văn bản quản lý về đào tạo; Quản lý CTĐT (xây dựng chương trình; tổ chức thực hiện, đánh giá chất lượng; quản lý hoạt động giảng dạy và học tập;…); Quản lý hoạt động tuyển sinh, tốt nghiệp

1.2.5 Mối liên hệ giữa chính sách KĐCLGD với công tác QLĐT

Chính sách KĐCLGD được triển khai thực hiện trong hai ĐHQG thông qua các hoạt động TĐG và ĐGN trường thành viên và CTĐT Công cụ để triển khai các hoạt động KĐCL là các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Các bộ tiêu chuẩn có các tiêu chí đánh giá chất lượng

có liên quan trực tiếp đến các hoạt động đào tạo của CSGD Trong công tác QLĐT, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và hai ĐHQG đã ban hành một số văn bản QLĐT trong đó đã tích hợp các yêu cầu trong các chính sách KĐCLGD Các quy định, quy chế về đào tạo của Bộ GD&ĐT và ĐHQG đã thể hiện rất rõ yêu cầu về KĐCL CTĐT

1.3 Khung lý thuyết nghiên cứu

Luận án xem xét các vấn đề của chính sách KĐCLGD bao gồm: quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp thực hiện chính sách KĐCLGD thông qua cơ chế tác động là hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài để tạo ảnh hưởng đến công tác QLĐT Sự ảnh hưởng của chính sách KĐCLGD đến công tác QLĐT theo các nội dung quản lý đào tạo bao gồm: i) Quản lý mục tiêu đào tạo; ii) Quản lý CTĐT; iii) Quản lý hoạt động đào tạo; iv) Quản lý giảng viên và cán bộ hỗ trợ; v) Quản lý người học và vi) Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị

1.4 Kết luận Chương 1

Ở Chương 1 tác giả đã trình bày các nội dung: cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong đó thống nhất quan điểm về chính sách và chính sách KĐCLGD, đồng thời giới thiệu toàn bộ hệ thống chủ trương, chính sách có liên quan đến KĐCL GDĐH của Việt Nam

Trang 9

nói chung và các văn bản quản lý về KĐCLGD hai ĐHQG nói riêng; tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến vấn đề nghiên cứu; chỉ ra mối liên hệ giữa việc triển khai hoạt động KĐCLGD thông qua các tiêu chí đánh giá có mối liên hệ trực tiếp đến công tác QLĐT trong mỗi CSGD

Chương 2 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Quy trình tổ chức nghiên cứu

Quy trình tổ chức nghiên cứu của luận án được xác định dựa trên quy trình nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách, quy trình đảm bảo tuân thủ các bước của một quy trình nghiên cứu khoa học Quy trình tổ chức nghiên cứu được tác giả thực hiện theo 5 bước được mô

tả như Bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1 Quy trình tổ chức nghiên cứu

- Tổng quan các nghiên cứu về KĐCLGD và QLĐT ĐH;

- Xin ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục để xác định mục đích, yêu cầu, nội dung và vấn đề nghiên cứu Bước 2: Lựa

chọn phương

pháp nghiên

cứu

- Áp dụng phương pháp đánh giá tác động của chính sách

- Lựa chọn 02 phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định lượng và định tính

- Lấy ý kiến chuyên gia về các công cụ nghiên cứu

- Thử nghiệm và hoàn thiện công cụ khảo sát: sử dụng phần mềm chuyên dụng SPSS và Quest

Trang 10

- Xử lý các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn; kiểm tra, đối chiếu với thông tin định lượng và định tính thu thập được;

- Kiểm định T-Test, Hồi quy tuyến tính

2.2 Tổ chức nghiên cứu

2.2.1 Xác định mục đích, yêu cầu

2.2.1.1 Mục đích đánh giá: Đánh giá ảnh hưởng của chính sách

KĐCLGD đến công tác QLĐT trong hai ĐHQG nhằm phân tích hiệu quả của chính sách KĐCLGD đến các hoạt động QLĐT nhằm tìm ra những giải pháp cải tiến chất lượng hoạt động KĐCLGD và nâng cao hiệu quả công tác QLĐT

2.2.1.2 Yêu cầu đánh giá: Việc đánh giá phải đảm bảo tính toàn

diện; chính xác; lôgic

2.2.2 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính Để đánh giá ảnh hưởng của chính sách KĐCLGD trong hai ĐHQG, tác giả phối hợp 03 phương pháp tiếp cận sau:

Trang 11

(i) Phương pháp thực nghiệm (đối chứng): một chương trình/một

đơn vị đào tạo thực hiện KĐCLGD và một chương trình/đơn vị đào tạo chưa được KĐCLGD;

(ii) Phương pháp phân tích, so sánh “trước – sau”: Các tác động

của chính sách KĐCLGD đến công tác QLĐT có thể được đánh giá thông qua việc so sánh ảnh hưởng của một CTĐT hoặc đơn vị đào tạo trước và sau khi thực hiện chính sách;

(iii) Phương pháp so sánh mục tiêu – kết quả: So sánh các mục

tiêu KĐCLGD liên quan đến công tác QLĐT với kết quả đạt được trên thực tế trong và sau khi thực hiện chính sách KĐCLGD

2.2.2.1 Nghiên cứu định lượng

Tác giả xây dựng 03 bộ phiếu khảo sát gồm: Phiếu M1 được thiết

kế để khảo sát 03 đối tượng là giảng viên, cán bộ QLĐT và cán bộ làm công tác ĐBCL của các trường đại học thuộc hai ĐHQG về mức độ ảnh hưởng của KĐCLGD trường đối với công tác QLĐT; Phiếu M2.1

và M2.2 được thiết kế để khảo sát đối tượng là giảng viên của CTĐT

đã được ĐGCL và CTĐT chưa được ĐGCL nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của của KĐCLGD CTĐT đối với công tác QLĐT; Phiếu M3 được thiết kế để lấy ý kiến phản hồi của sinh viên của chương trình

đã được ĐGCL nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của của KĐCLGD CTĐT đối với công tác QLĐT

2.2.2.2 Nghiên cứu định tính

Để nghiên cứu sâu về sự ảnh hưởng của chính sách KĐCLGD đến công tác QLĐT trong hai ĐHQG, làm cơ sở giải thích cho các số liệu thống kê trong nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo QLĐT, GV và SV Về phía GV: tác giả phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu đánh giá của GV về mức độ ảnh hưởng của KĐCLGD đến hiệu quả hoạt động giảng dạy của GV Về phía SV: tác giả phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu những đánh giá của SV

về những thay đổi trong công tác QLĐT của nhà trường đặc biệt liên

Trang 12

11

quan đến CTĐT, giảng viên, hoạt động kiểm tra, đánh giá, công tác tuyển sinh và tốt nghiệp

2.2.3 Thao tác hóa khái niệm xây dựng tiêu chí đánh giá

Các hoạt động QLĐT trong luận án được tiếp cận bao gồm: quản

lý đầu vào, quá trình và đầu ra Theo đó các hoạt động quản lý bao

gồm lập kế hoạch, tổ chức, điều chỉnh, kiểm tra và đánh giá Các tiêu

chí đánh giá được xem xét các chiều cạnh để làm rõ những ảnh hưởng của chính sách KĐCLGD đến công tác QLĐT trong hai ĐHQG

2.2.4 Biến số trong nghiên cứu

2.2.5 Chọn mẫu điều tra khảo sát

Luận án khảo sát và phỏng vấn đối tượng là cán bộ QLĐT, cán bộ ĐBCL và giảng viên của các trường ĐH thành viên của hai ĐHQG Mẫu được chọn để khảo sát gồm 06 trường ĐH thành viên của ĐHQGHN và 06 trường ĐH thành viên của ĐHQG-HCM Để thu thập thông tin qua phiếu M1, mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ đối với đối tượng là cán bộ QLĐT và cán bộ ĐBCL tại các trường ĐH thuộc hai ĐHQG, chọn mẫu ngẫu nhiên đối với đối tượng là giảng viên tại hai ĐHQG, đảm bảo cỡ mẫu đạt trên 30 đối với giảng viên từ hai ĐHQG Đối với phiếu M2, tác giả lựa chọn mẫu toàn thể đối với giảng viên của 07 chương trình đã được KĐCLGD; chọn mẫu thuận tiện đối với giảng viên của 06 chương trình chưa được KĐCL

1 Quản lý mục tiêu đào tạo;

2 Quản lý chương trình đào tạo;

3 Quản lý hoạt động đào tạo (tuyển sinh; tổ chức đào tạo; tốt nghiệp);

4 Quản lý đội ngũ giảng viên và cán bộ

hỗ trợ;

5 Quản lý người học;

6 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị

Ngày đăng: 18/08/2015, 22:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w