Việc dạy học tiếng Việt ở bậc THCS nói chung và ở lớp 7 nói riêng, sẽ trang bị vốn từ thông thường cần thiết, lại cung cấp hệ thống từ Hán Việt, rồi hiện tượng nghĩa của từ và rèn luyện
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TỪ NGỮ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 7
*****************
A ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trong đời sống, cũng như trong lịch sử văn học nước nhà, có nhiều bài nói, nhiều bài viết hướng tới đề tài tiếng Việt Nhà văn Đặng Thai Mai đã từng viết “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng hay, một thứ tiếng đẹp” Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã viết “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng
ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh, kinh nghiệm dựng nước, giữ nước…Tiếng Việt của chúng ta đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên” Và thực tế, tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của chúng ta, là thứ tiếng vô cùng trong sáng, đẹp đẽ và giàu có Tiếng Việt cũng có một sức sống vô cùng mãnh liệt Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, hàng mấy trăm năm bị xâm lược, kẻ thù với âm mưu đồng hoá dân tộc ta, muốn triệt tiêu tiếng nói của cha ông ta, nhưng như một mãnh lực, tiếng ta vẫn trường tồn và ngày một tăng lên về số lượng và ý nghĩa ngày một sâu sắc hơn Vì sao vậy?
Với những giá trị to lớn đó, trong chương trình giáo dục nói chung, dạy học tiếng Việt là công việc hết sức được chú trọng Và thực tế ở bậc Trung học cơ sở, việc dạy Tiếng Việt là phân môn lại càng có vị trí quan trọng, bởi ở lứa tuổi này tâm sinh lí phát triển chưa ổn định, rất dễ bị lai căng về ngôn ngữ Việc dạy học tiếng Việt ở bậc THCS nói chung và ở lớp 7 nói riêng, sẽ trang bị vốn từ thông thường cần thiết, lại cung cấp hệ thống từ Hán Việt, rồi hiện tượng nghĩa của từ
và rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy và năng lực thực hành những kĩ năng
Trang 2về Tiếng việt, đồng thời rèn luyện cho học sinh ngôn ngữ giao tiếp ứng xử Nhưng làm sao cho các em có cách tiếp thu tốt nhất, hiểu được, nhớ được từ ngữ tiếng Việt và dùng có hiệu quả nhất? Đó là vấn đề được đặt ra và được sự quan tâm của nhiều người Riêng bản thân tôi , đó là vấn đề tôi luôn trăn trở và cũng là điều thúc giục tôi rất nhiều Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn từ ngữ - trong chương trình Ngữ văn 7” để nghiên cứu, với mong muốn góp một sức nhỏ của mình cho sự nghiệp giáo dục
B GIẢI QUYẾT VẤN Đ Ề
I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, nghiên cứu về dạy học từ ngữ tiếng Việt đã có bề
dày lịch sử Đây là vấn đề không phải mới nhưng cũng là vấn đề không cố định hoàn toàn mà nó có sự phát triển theo sự phát triển của xã hội, đã được nhiều nhà giáo, các nhà nghiên cứu quan tâm và có nhiều bài viết có chất lượng Bởi lẽ từ ngữ tiếng Việt là đơn vị kiến thức rất phong phú, đa dạng nên khi dạy phân môn này ở bậcTHCS nói chung, ở lớp 7 nói riêng , người giáo viên, ngoài việc nắm vững kiến thức trong sách , trong các tài liệu còn phải vận dụng phương pháp lên lớp phù hợp, có một tâm hồn phong phú, sự đồng cảm với học sinh Trên tinh thần kế thừa và phát huy những điểm mới, tôi rất mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào quá trình nghiên cứu đề tài
Và để dạy và học tốt từ ngữ tiếng Việt lớp 7, điều trước tiên, người dạy và người học cần phải nắm vững hệ thống kiến thức từ ngữ lớp 7
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Trên thực tế việc dạy phân môn từ ngữ ở trường THCS có nhiều thiếu sót nhất định Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó thì có nhiều, song theo tôi , do một số nguyên nhân chủ yếu sau :
1 Đối với người dạy
Trang 3Nhìn chung các thầy cô đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao
- Do những điều kiện khách quan nên đã có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh
2 Đối với học sinh
- Một số học sinh vì lười học,chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học văn - phân môn từ ngữ tiếng Việt
- Vì trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn, hầu hết các em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp , không có thời gian học
- Đa số các em lười hoặc không bao giờ đọc sách, ít tìm tòi khám phá về tiếng Việt
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao , một số nhu cầu giải trí như xem ti vi , chơi game ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học
bị lôi cuốn , xao nhãng việc học
- Hoặc học sinh chưa chịu khó tìm hiểu đầy đủ và vận dụng vốn từ đã
- Ngoài ra cách giao tiếp ứng xử đối với mọi người của các em còn rất nhút nhát, e dè
Kết quả học từ ngữ tiếng Việt của học sinh lớp 7 ở một số năm học trước chưa được cao.Trong quá trình giảng dạy Ngữ văn lớp 7 trong các năm sau, tôi nhận thấy các em có vốn từ tiếng Việt còn hạn hẹp, viết sai từ, dùng sai từ rất nhiều hoặc việc giải nghĩa của từ chưa chính xác Năm học 2010 - 2011, tôi đã tiến hành kiểm tra việc học từ ngữ tiếng Việt của các em học sinh lớp 7A, với kết quả như sau:
9 -10 7 - 8 5 - 6 1 - 4 0
Trang 47A 2010- 2011 22 0 02 11 9 0
Qua phần thống kê trên đây, tôi nhận thấy kết quả làm bài của học sinh còn ở mức TB và yếu là phần nhiều Đó là một kết quả chưa được như mong muốn Đến năm học 2011 -2012, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn vận dụng phương pháp mới vào dạy học phân môn từ ngữ lớp 7
III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1 Các giải pháp
Điều tra, tập trung khảo sát chất lượng vốn từ của học sinh
Giảng dạy,cung cấp tri thức về cách học phân môn từ ngữ lớp 7
Tổ chức cho học sinh luyện tập về tiếng Việt- phân môn từ ngữ
Kiểm tra, đánh giá, bổ sung, sửa lỗi cho học sinh
2 Các biện pháp đ ể tổ chức thực hiện:
2.1 Đ iều tra, tập trung khảo sát chất l ư ợng.
- Yêu cầu học sinh tạo từ, giải nghĩa của từ, phân biệt từ ngữ có cùng một yếu tố thông qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm
- Phân tích kết quả, tìm ra những mặt tích cực, những hạn chế, tìm nguyên nhân
2.2 Giảng dạy, cung cấp tri thức cách học tiếng Việt - phân môn từ ngữ lớp 7
Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn từ ngữ cho học sinh lớp 7, theo tôi
cần áp dụng một số biện pháp sau :
a) Việc giải nghĩa từ cho học sinh phải đầy đủ, chính xác.
Điều quan trọng trong việc dạy học từ ngữ là giúp học sinh hiểu đúng và chính xác nghĩa của từ ngữ Muốn vậy giáo viên phải giải nghĩa từ, thông thường việc giải nghĩa từ cần giúp cho học sinh nắm được các lớp nghĩa của từ
Học sinh phải nắm được nghĩa chính lẫn nghĩa phụ (nghĩa đen và nghĩa bóng )
Ví dụ : từ “Trông” học sinh phải nắm được nghĩa chính của từ này là “nhìn”
các nghĩa phụ là “mong”, “coi giữ”…
Trang 5Nhưng việc giải nghĩa từ trên khiến học sinh khó phân biệt nghĩa chính
và nghĩa khác của từ Vì thế cách giải nghĩa tốt nhất là sự phát triển các mối quan hệ của từ nhiều nghĩa Nói như vậy có nghĩa là sự phát triển ngữ nghĩa của
từ có một cơ sở, một lí do nhất định, có thể giải thích được , chẳng hạn các nghĩa của từ “chân”
+ “chân” bộ phận dưới của cơ thể của người hay động vật dùng để đứng + “chân” bộ phận dưới của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho bộ phận khác (chân bàn, chân giường )
+ “chân” phần dưới của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền
Chúng ta có thể thấy rõ cơ sở chung của sự phát triển nghĩa ở đây là nét nghĩa
“ bộ phận dưới cùng”, có như thế thì học sinh mới dễ dàng phân biệt được nghĩa chính và nghĩa khác của từ
Giáo viên cần lưu ý học sinh cần tham khảo thêm sách vở và giáo viên cũng dựa vào từ điển để tránh sai sót trong giải nghĩa của từ, đồng thời trong giải nghĩa của từ cần đặt trong văn cảnh, thông qua các câu chuyện vui, hấp dẫn, các câu tục ngữ, thành ngữ… Để giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và qua đó mà nắm được nghĩa của từ
b) Coi trọng việc mở rộng vốn từ cho học sinh
Mở rộng vốn từ cho học sinh là một nhiệm vụ cơ bản của phân môn từ ngữ, khi có vốn từ phong phú học sinh sẽ rất thuận lợi trong hoạt động giao tiếp và hoạt động tư duy, có thể mở rộng vốn từ cho học sinh bằng nhiều cách khác nhau
b.1 Phương pháp ghép từ
- Từ ghép đẳng lập Đây là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ
bình đẳng với nhau về nghĩa
Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp Đây là một trong những điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ
Trang 6- Từ ghép chính phụ Những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc
vào thành tố cấu tạo kia, đều được gọi là từ ghép chính phụ Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính
Xuất phát từ một tiếng có nghĩa, bằng phương pháp ghép giúp học sinh tìm ra
từ mới
Ví dụ : Giáo viên lần lượt cho các tiếng : “sách, hoa, giầy, ăn, cá”, “xanh”, học sinh dễ dàng tìm ra từ mới để tạo từ ghép :
Tiếng có nghĩa Từ ghép phân nghĩa Từ ghép hợp nghĩa
Sách Sách Văn, sách Toán… sách vở, sách bút…
Hoa hoa hồng, hoa huệ, hoa lan hoa quả, hoa lá…
Giầy Giầy da, giầy vải, giầy nilon Giầy dép, giầy tất, giầy guốc
Ăn ăn cơm, ăn bánh., ăn quà… ăn uống…
Cá cá trắm, cá trắm cỏ cá tôm, cá cua, …
xanh xanh da trời, xanh ngắt xanh đỏ, xanh đen
Sau khi cho học sinh ghép từ, giáo viên gợi cho học sinh biết phân biệt từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
Ví dụ: giữa từ “bà ngoại” và từ “ông bà”
Từ “bà ngoại” chỉ người phụ nữ đã sinh ra và nuôi dưỡng mẹ mình (một nghĩa)
Từ “ông bà” chỉ những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mẹ hoặc bố mình (nghĩa tổng hợp)
Bằng phương pháp ghép từ như trên học sinh dễ dàng nhận biết đâu là từ ghép chính phụ và đâu là từ ghép đẳng lập
Muốn học sinh phân biệt nghĩa của các từ ghép chính phụ, giáo viên lưu ý học sinh căn cứ vào tiếng phụ (tiếng thứ hai)
Ví dụ phân biệt từ ghép chính phụ : “bà ngoại” với “bà nội” cần căn cứ theo tiếng “ngoại” và tiếng “nội”
Ví dụ phân biệt từ ghép chính phụ : “hoa hồng nhung” với “hoa hồng bạch” cần căn cứ theo tiếng “nhung” và “bạch” V v…
Trang 7b.2 Phương pháp láy
Đây là phương pháp giúp học sinh tìm ra các từ mới bằng nhiều cách, lặp lại phụ âm đầu, phần vần hoặc toàn bộ tiếng đã có Các từ mới này có thể làm giảm nhẹ sắc thái từ hoặc tăng tốc độ, tính chất… của các sự vật hoặc hiện tượng nói đến
- Láy hoàn toàn Gọi là láy hoàn toàn nhưng thực ra bộ mặt ngữ âm của hai
thành tố (hai tiếng) không hoàn toàn trùng khít nhau, chỉ có điều là phần đối của chúng rất nhỏ khiến người ta vẫn nhận ra được hình dạng của yếu tố gốc trong yếu tố được gọi là yếu tố láy Để cho từ ngữ phát âm xuôi tai và dễ dàng, người
ta thường biến các thanh điệu Ví dụ thực chất của từ “thăm thẳm” là từ “thẳm thẳm”, hoặc từ “bần bật” thực chất là “bật bật”
- Láy bộ phận Những từ láy nào chỉ có điệp ở phần âm đầu, hoặc điệp ở phần
vần thì được gọi là láy bộ phận
Ví dụ : giáo viên cho tiếng “xinh, nhỏ, lạnh, phồng, rào, ló, béo, chậm” bằng phương pháp láy lại để tìm ra từ mới
Tiếng gốc Từ láy hoàn toàn Từ láy bộ phận
c) Phương pháp liên tưởng
Trong phương pháp liên tưởng bao gồm hệ thống từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa
- Từ đồng âm: là những từ phát âm giống nhau nhưng khác xa nhau về nghĩa
Trang 8- Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần nhau Có hai loại từ đồng nghĩa:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: có thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái khác nhau
- Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau, thường dùng trong các thể đối Sau khi nhắc lại kiến thức đã học của bài “từ đồng nghĩa”, “từ trái nghĩa”, giáo viên đưa ra một số từ cho trước, yêu cầu học sinh tìm ra những từ gần nghĩa hay từ trái nghĩa
Các từ cho trước Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa
chăm chỉ siêng năng, cần cù, chịu khó lười nhác, lười biếng
chết chóc khuất núi, hi sinh sống
Sau khi nhắc lại kiến thức đã học của bài “từ đồng âm”, giáo viên yêu cầu học sinh tìm nghĩa của một số từ đồng âm
Đường này thật rộng! - chỉ về địa điểm, nơi xe chạy, người đi
Chúng ta nên pha thêm đường - chỉ về một loại vật chất có vị ngọt
Con ngựa đá con ngựa đá - Con ngựa thật đá con ngựa làm bằng đá
2 3 Tổ chức cho học sinh luyện tập:
Học phân môn từ ngữ, học sinh phải sử dụng được vốn từ đã có trong giao tiếp, để giúp học sinh sử dụng được vốn từ của mình Theo tôi cần áp dụng các biện pháp sau :
a) Làm các bài tập điền từ
Mục đích của bài tập điền từ là giáo viên luyện cho học sinh biết kết hợp từ: Loại bài tập này có 2 mức độ
- Mức độ 1 : Cho trước các từ yêu cầu tìm trong số những từ đã cho những
từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn
Trang 9Ví dụ : Yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống các từ sau : ai, bao nhiêu, bấy nhiêu, ta :
+ …….ơi đừng bỏ ruộng hoang (điền từ “ai”)
+………tấc đất, tấc vàng……… (điền từ “bao nhiêu”)
+………làm cho bể kia đầy (điền từ “ai”)
Cho ao kia cạn cho gầy cò con
+ Qua đình ngã nón trông đình
Đình ……… ngói thương mình ……… (điền từ “bấy nhiêu”)
- Mức độ 2 : Không cho trước các từ để học sinh tự tìm trong vốn từ của mình mà điền từ vào :
Ví dụ :
- Dù ai nói ……… nói ………… (điền các từ “ngả, nghiêng”) Lòng ta vẫn vững ………kiềng ba chân (điền từ “kiềng”)
- Gần ….thì đen, gần … thì sáng (điền các từ “mực, đèn”)
- ……bị bệnh…Nam phải nghỉ học (điền cặp từ “vì nên”)
b) Đặt câu với từ cho trước
Loại bài tập này yêu cầu học sinh tự đặt câu và qua việc đặt câu các
em thể hiện sự hiểu biết của mình về nghĩa của từ và cách kết hợp từ với nhau
Ví dụ : Đặt câu với từ “bàn” là danh từ, từ “bàn” là động từ
- Chúng em ngồi xung quanh bàn 1 để bàn 2 về buổi biểu diễn văn nghệ mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- bàn 1 : danh từ chỉ đồ vật
- bàn 2 : động từ chỉ hành động
c) Lựa chọn từ phản ánh cô động, hàm xúc chính xác một tình huống, một hoàn cảnh, một tâm trạng nào đó
Mục đích của bài tập này là hình thành cho học sinh thói quen cân nhắc, thận trọng, có ý thức khi sử dụng từ
Trang 10Ví dụ :
- Tiếng gió thổi rì rào
- Gió đưa cành trúc la đà
- Em Thuỷ khóc nức nở
- Bà nội em đã quy tiên
- Các bác sĩ đang tiến hành khám nghiệm tử thi
- Suối cháy róc rách
- Chim hót líu lo
- Mọi việc trong nhà đều do mẹ em lo toan
Giáo viên lưu ý học sinh ở chỗ: khi sử dụng từ phù hợp tình huống khiến cho câu văn nhã nhặn, lịch sự, gợi hình ảnh, khiến cho người đọc, người nghe dễ tiếp nhận
Giáo viên lấy ví dụ về Bác Hồ Tại sao bài nói bài viết của Bác lại khiến nhân dân hiểu được, nhớ được và làm theo được Vì lời nói, bài viết của Bác rất giản
dị Và khi nhân dân hiểu được, nhớ được và làm theo được thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng Khi nói về tinh thần đoàn kết, Bác đã nói: Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết
Thành công, thành công đại thành công
Chính vì vậy, việc dùng từ là vô cùng quan trọng Cần biết lựa chọn từ ngữ cho thích hợp hoàn cảnh giao tiếp
2 4 Kiểm tra, đánh giá, sửa lỗi, bổ sung:
a Tổ chức kiểm tra:
Đề bài:
Câu 1: Phân biệt cấu tạo của từ láy, từ ghép? Cho ví dụ?
Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa với từ “chết” Có mấy loại từ đồng nghĩa.
Câu 3: Em hãy chỉ ra và phân tích giá trị của cặp từ trái nghĩa trong hai câu thơ
sau: