1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát kiểu câu, ngôi xưng hô, tình thái trong thư từ giao dịch tiếng Anh Thương mại trên dữ liệu tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt

208 2K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 208
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

tiến hành khảo sát, nghiên cứu ba phương diện ngôn ngữ quan trọng dẫn đến thành công của một bức thư giao dịch đó là kiểu câu, ngôi xưng hô và tình thái trong tiếng Anh và đối chiếu với tiếng Việt.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, nhờ tiến trình cải tổ kinh tế, chính sách mởcửa và đường lối phát triển kinh tế theo hướng đa phương hóa, tăng cườngmọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thiết lập và

mở rộng mối quan hệ với các nước trên thế giới về kinh tế, văn hoá, khoahọc, công nghệ, giáo dục Trong quá trình đó, việc giao lưu và hợp tácthương mại có thể được coi là điểm nổi bật, đặc biệt sau nhiều năm đàmphán thương mại, Việt Nam chúng ta đã chính thức trở thành thành viênthứ 150 của tổ chức thuơng mại thế giới (WTO) Điều đó cho thấy nềnkinh tế của chúng ta đang từng ngày thay đổi, dần hoàn thiện để có thể hoàmình, hội nhập vào xu thế toàn cầu húa, khu vực húa trong lĩnh vực kinh

tế Trước bối cảnh đó, nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học ngoại ngữ nóichung và ngoại ngữ chuyên ngành nói riêng đó trở thành một đũi hỏi thực

tế và cấp bỏch của xó hội Việc học và sử dụng tiếng Anh ngày càng trởnên cấp thiết Vị thế của tiếng Anh ngày càng được nâng cao vì đây chính

là ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu, là chiếc chìa khoá dẫn đến thành công,giúp mở ra cánh cửa giao lưu kinh tế, văn hoá cũng như nhiều lĩnh vựcliên quan khác

Song trên thực tế, trong quá trình học tập, làm việc cũng như kinhdoanh với các công ty nước ngoài, chúng ta đang gặp phải không ít nhữngkhó khăn trong việc soạn thảo thư giao dịch tiếng Anh thương mại(business correspondence) Và điều đó có nguyờn do từ việc cỏc sinh viờntốt nghiệp khối các Khoa cũng như các Trường kinh tế chưa được trang bịhành trang kiến thức cơ bản và những thao tác cơ bản để có thể viết mộtbức thư giao dịch một cách thực sự có hiệu quả Các giáo trình dạy tiếngAnh thương mại hiện nay chỉ mới cung cấp cho người dạy và người họcnhững mẫu câu và những tương đương đại thể giữa tiếng Anh và tiếng

Trang 2

Việt Theo chúng tôi, chừng đó, có thể nói là hoàn toàn chưa đủ để giúpcho người học có thể vận dụng và hiện thực hóa chúng trong việc soạnthảo ra những bức thư giao dịch có hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Số sinh viên ra trường thực sự có khả năng viết và hiểu về phong cáchthư từ giao dịch tiÕng Anh th¬ng m¹i nãi chung cßn rÊt h¹n chÕ Nhữngkhó khăn mà họ gặp phải trong quá trình soạn thảo thư từ giao dịch tiếngAnh thương mại chính là việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ và điềunày đã gây ra không ít những rắc rối Việc nhận thức được cách thức viếtthư hiệu quả có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp trongthế giới kinh doanh, đối với sinh viên sắp tốt nghiệp, các giảng viên khốicác trường kinh tế nói chung và đặc biệt nói riêng đối với Trường Đại học

Ngoại thương Đó chính là lý do để chúng tôi chọn đề tài: “Khảo sát kiểu câu, ngôi xưng hô, tình thái trong thư từ giao dịch tiếng Anh Thương mại trên dữ liệu tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt” làm nội dung nghiên

cứu cho luận văn của mình

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Tên gọi của đề tài mà chúng tôi sẽ nghiên cứu : “Khảo sát kiểu câu, ngôi xưng hô, tình thái trong thư từ giao dịch tiếng Anh Thương mại trên dữ liệu tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt” đã thể hiện một cách hết

sức khái quát đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn Như có thể thấyqua tên gọi, chúng tôi muốn tiến hành khảo sát, nghiên cứu ba phươngdiện ngôn ngữ quan trọng dẫn đến thành công của một bức thư giao dịch

đó là kiểu câu, ngôi xưng hô và tình thái trong tiếng Anh và đối chiếu vớitiếng Việt

Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát nhiều loại thư khác nhau với tổng số là

250 bức thư và được chia thành 5 nhóm:

Trang 3

+ Nhóm 1: do người bản ngữ viết bằng tiếng Anh (English nativespeakers)

+ Nhóm 2: do người nước ngoài (không phải bản ngữ như: Nhật, HànQuốc, Malaysia, Trung Quốc ) viết bằng tiếng Anh

+ Nhóm 3: do người Việt nam làm việc tại doanh nghiệp trong nướcviết bằng tiếng Anh gửi cho các đối tác nước ngoài của các doanh nghiệptrong và ngoài nước

+ Nhóm 4: do sinh viên năm cuối trường Đại học Ngoại thương Hà Nộiviết bằng tiếng Anh

+ Nhóm 5: do người Việt nam viết bằng tiếng Việt để giao dịch giữacác doanh nghiệp trong nước

Dựa trên những kết quả khảo sát, các con số thống kê và những biệnluận cụ thể, chúng tôi muốn làm rõ những loại nào được sử dụng rộng rãi,phổ biến nhất và sử dụng loại nào thì có thể đem lại hiệu quả trong giaodịch kinh doanh Một điều không thể không nhắc đến là trên cơ sở đó, cóthể tìm ra những nét tương đồng và khác biÖt trong th tõ giao dÞch gi÷a haing«n ng÷ Những kết quả nghiên cứu như vậy sẽ đưa đến những gợi mở,giúp cho việc học, việc dạy cũng như việc soạn thảo những bức thư có tínhthực tế trong quá trình làm việc với các đối tác nước ngoài với hiệu quảcao nhất có thể

3 Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu và xác lập cơ sở lý luận cho các vấn đề lý thuyết có liênquan đến đề tài: như kiểu câu, ngôi nhân xưng, tình thái, hành vi ngôn

ngữ, nguyên tắc lịch sự

- Xác lập danh sách tương đối các kiểu câu, ngôi nhân xưng, các từ vàđộng từ biểu đạt tình thái được sử dụng trong các thư từ giao dịch thươngmại

Trang 4

- Trên cơ sở phân tích, nêu các ví dụ minh hoạ về các kiểu câu, cách sửdụng các đại từ nhân xưng, cơ chế hoạt động của các từ biểu thị tình tháitrong thư từ giao dịch TATM chúng tôi sẽ đối chiếu, so sánh với tiếng Việt

để tìm ra những nét tương đồng, khác biệt trong thư từ giao dịch giữa hai

ngôn ngữ

- Vạch ra một số chiến lược để viết thư có tính hiệu quả cao

- Xác định những khó khăn mà người Việt thường gặp trong quá trìnhsoạn thảo thư TATM và định hướng cách giải quyết phù hợp

- Đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc giảngdạy chuyên đề thư tín thương mại cho sinh viên năm cuối tại Trường Đại

học Ngoại thương

4 Phương pháp nghiên cứu và tư liệu

4.1 Phương pháp nghiên cứu.

Trong luận văn này, để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi sử dụngnhiều thủ pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó đặc biệt quan trọng là các thủpháp:

- Thống kê phân loại: Đề tài đã sử dụng thủ pháp thống kê để thu thậpcác bức thư giao dịch gồm các loại thư cơ bản khác nhau như thư chào hàng,hỏi hàng, đặt hàng, khiếu nại , sau đó xử lí chúng theo các phương diện nhưtần xuất sử dụng của các kiểu câu, các cách xưng hô và các phương tiện thểhiện tình thái

- Mô tả phân tích: Chúng tôi sử dụng thủ pháp mô tả và phân tích địnhtính để mô tả và phân tích đặc điểm của từng kiểu câu, các cách xưng hô vàcác phương tiện thể hiện tình thái trong các bức thư được khảo sát

- So sánh: Chúng tôi sử dụng thủ pháp so sánh để nêu lên thực trạng sửdụng ngôn ngữ có liên quan đến ba phương tiện ngôn ngữ quan trọng đã nêu

Trang 5

trên Đồng thời chúng tôi vận dụng thủ pháp này trong việc trình bày các hệthống quan niệm của các tác giả về các vấn đề có liên quan

4.2 Nguồn tư liệu

Trong công trình này, để tiến hành khảo sát, tư liệu thực tiễn là rất quantrọng nên chúng tôi đó cố gắng thu thập tư liệu nghiên cứu từ các nguồn sau:

- Các loại thư từ giao dịch TATM của các công ty Việt Nam và nướcngoài viết như: thư chào hàng, thư hỏi hàng, đặt hàng, khiếu nại, và các loạithư phúc đáp

- Khảo sát các bức thư về giao dịch TATM do sinh viên năm thứ 4, KhoaKinh tế và Kinh doanh Quốc tế và Khoa tiếng Anh Thương mại Trường Đạihọc Ngoại thương viết

- Các mẫu thư của Phòng Thương mại Quốc tế

Ngoài ra, chúng tôi còn phân tích một số ví dụ tiêu biểu trong các sách giáokhoa tiếng Anh thương mại, các sách ngôn ngữ liên quan đến cơ sở lý thuyết

về câu, phát ngôn, ngôi xưng hô, quy chiếu, hành động ngôn từ, chiến lượclịch sự, tình thái và vấn đề liên quan đến đề tài

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn củachúng tôi bao gồm bốn chương:

1 Phần mở đầu

2 Phần nội dung chính của luận văn:

Chương I: Cơ sở lý thuyết

Chương II: Kiểu câu trong thư giao dịch TATM đối chiếu với Tiếng Việt Chương III: Ngôi xưng hô trong thư giao dịch TATM đối chiếu với TiếngViệt

Chương IV: Tình thái trong thư giao dịch TATM đối chiếu với TiếngViệt

Trang 6

3 Phần kết luận

Trang 7

CHƯƠNG I:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.

I Vấn đề về câu:

1 Khái niệm câu

Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, câu không phải là đơn vịthuộc ngôn ngữ mà là đơn vị thuộc lời nói, tức câu không phải là một đơn vị

có sẵn trong ngôn ngữ mà là đơn vị được tạo ra trong quá trình sử dụng ngônngữ (Cao Xuân Hạo 1991) Trong đời sống hằng ngày, thường thường ai cũng

có thể biết được thế nào là một câu, ranh giới của một câu Nhưng trong ngônngữ học, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có được một định nghĩa nhất trí về câu,đặc biệt là rất sự không nhất trí đối với vấn đề xếp câu vào số các đơn vị củalời nói (như ngữ pháp chức năng) hay số các đơn vị ngôn ngữ (cùng với âm

vị, hình vị, từ như quan điểm của ngữ pháp truyền thống) Trong luận vănnày, chúng tôi xin dẫn ra một vài định nghĩa về câu của một số nhà nghiêncứu:

- Viện sĩ V.V Vi-nô-gra-đốp: “ Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói

được hình thành về mặt ngữ pháp theo các quy luật của một ngôn ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng nhất để cấu tạo, biểu thị và truyền đạt tư tưởng Trong câu, không phải chỉ có sự truyền đạt về hiện thực, mà còn có cả mối quan hệ của người nói với hiện thực” [51; 140] Theo quan niệm này, rõ ràng

câu không phải là đơn vị có sẵn của ngôn ngữ Nó là những tổ hợp được hìnhthành khi con người vận dụng ngôn ngữ để tư duy, giao tiếp hay truyền đạt tưtưởng, tình cảm, cảm giác, ý chí, thái độ Chính vì thế mà câu phải là một đơn

vị hoàn chỉnh Tính hoàn chỉnh của câu không tách rời khỏi hoàn cảnh ngônngữ, và xét một cách sâu xa thì không tách rời quy tắc ngữ pháp của một ngôn

Trang 8

ngữ Việc tạo câu từ các đơn vị của ngôn ngữ phải tuân theo những quy tắcngữ pháp nhất định.

- Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến: “Câu là đơn vị

ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói, hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói; giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất” [37; 285].

Theo quan niệm này, câu cũng không phải là một đơn vị có sẵn của ngôn ngữ

mà nó được tạo lập trong quá trình tư duy và giao tiếp,và thể hiện một ýtương đối trọn vẹn, đồng thời thể hiện thái độ, tình cảm của người nói (ngườiviết) Nó là đơn vị nhỏ nhất có chức năng thông báo Nó có cấu tạo ngữ phápnhất định và có một ngữ điệu kết thúc

- Diệp Quang Ban: “Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu

tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một

ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ” [34; 107] Định nghĩa này của Diệp Quang Ban cũng

gần tương tự như định nghĩa trên Theo ông, một câu bao giờ cũng phải đảmbảo được ba yếu tố: yếu tố hình thức “là đơn vị nghiên cứu của ngôn ngữ, cócấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc” và làđơn vị có chức năng thông báo nhỏ nhất; yếu tố nội dung “mang một ý nghĩatương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèmtheo thái độ, sự đánh giá của người nói”; yếu tố chức năng “giúp hình thành

và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm”

- Nguyễn Minh Thuyết: “Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả

năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một tình cảm hoặc một cảm xúc” [41;

266]

Trang 9

Trên đây chúng tôi chỉ mới dẫn ra một số định nghĩa về câu, chưa phải

là tất cả Nhưng chừng ấy định nghĩa cũng giúp ta thấy được những nét bảnchất nhất của câu Chúng ta thấy rằng, mặc dù khái niệm về câu chưa đượcthống nhất giữa các nhà nghiên cứu, song chung quy lại có thể đưa ra nhữngđặc điểm về câu như sau:

- Về mặt chức năng: Câu là một đơn vị có khả năng thông báo ( có thểbao gồm thông tin về đối tượng, thông tin sự việc) và truyền đạt tình cảm,cách đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói đến

- Về cấu tạo: Câu là đơn vị có cấu tạo ngữ pháp tự lập (khi nói có mộtngữ điệu kết thúc, khi viết thể hiện bằng dấu câu kết thúc)

Trong số các đơn vị có chức năng thông báo, câu là đơn vị nhỏ nhất.Lấy ví dụ, nếu ta coi một đoạn văn hay cả một bài viết, một chương hay mộtcuốn sách là những đơn vị thông báo thì đó là những đơn vị còn chia táchđược thành nhiều đơn vị thông báo nhỏ hơn, trong khi câu là đơn vị không thểchia nhỏ hơn được nữa

Trong khuôn khổ một luận văn cao học, chúng tôi thấy không thể vàkhông cần thiết phải đi sâu vào những tranh luận lí thuyết (hiện vẫn chưa ngãngũ giữa các nhà nghiên cứu) về tư cách của câu trong hệ thống các đơn vịngôn ngữ hay hệ thống các đơn vị lời nói Chúng tôi thấy có thể chấp nhận

cách hiểu để làm việc trong luận văn này về câu như sau: “Câu là đơn vị

thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ, có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm.”

Trang 10

2 Phân loại câu:

Sự phân loại câu trong ngôn ngữ học hiện nay khá phức tạp, dựa vàonhững tiêu chuẩn rất khác nhau Hiện nay, người ta thường dựa vào 3 căn cứsau đây để phân loại câu: phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp, phân loại câutheo mục đích nói, phân loại câu căn cứ vào mối quan hệ với hiện thực,

(1) Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp cho ta 4 kiểu câu lớn: câu đơn

và câu ghép, câu phức và câu đặc biệt

Ngữ pháp truyền thống lấy kết cấu C-V làm kết cấu cú pháp cơ bản, và

sự phân biệt 4 kiểu câu trên đây được diễn giải như sau:

a Câu đơn: là câu có một cụm C-V Ví dụ: Bé ngủ

b Câu ghép: là câu có từ hai cụm C-V trở lên ghép lại với nhau Ví dụ:Ông ăn chả, bà ăn nem

c Câu phức: là câu đơn có thành phần nào đó được mở rộng bằng cụmC-V Ví dụ: Người tôi gặp hôm qua là nhà văn

d Câu đặc biệt: là câu không có cụm C-V nào Ví dụ: Mưa Ôi!

(2) Phân loại câu theo mục đích nói thì có 4 kiểu câu: câu tường thuật(câu kể), câu nghi vấn (câu hỏi), câu mệnh lệnh (câu cầu khiến), câu cảm thán(câu cảm)

Câu tường thuật thường được dùng để xác nhận, kể lại, mô tả sự vật

với các đặc trưng nào đó hoặc một sự kiện với các chi tiết nào đó

Ví dụ: Đêm nay, gió mát, trăng tròn và sáng hơn đêm qua.

Câu nghi vấn được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi

và chờ đợi sự trả lời, giải thích.

Ví dụ: - Bao giờ anh đi?

- Ngày mai

Trang 11

- Ngày mai à?

Câu mệnh lệnh có mục đích bày tỏ ý muốn bắt buộc hoặc nhờ người

nghe thực hiện mệnh lệnh nêu lên trong câu

Ví dụ: Đóng cửa lại!

Câu cảm thán được dùng khi cần thể hiện trực tiếp, ở một mức độ nhấtđịnh, những tình cảm khác nhau hoặc thái độ của người nói

Ví dụ: Ôi, trời mưa mất rồi!

(3) Phân loại câu căn cứ vào mối quan hệ với hiện thực: Theo sự phânloại này, câu được chia làm hai loại là câu khẳng định và câu phủ định

Câu khẳng định xác nhận sự có mặt của sự vật, sự kiện…hay đặc trưngcủa chúng

Câu phủ định xác nhận sự vắng mặt của sự vật, sự kiện…hay đặc trưngcủa chúng

Sự phân loại câu theo cấu tạo, theo mục đích nói và sự phân loại theocâu theo quan hệ với hiện thực trên đây không loại trừ nhau mà có thể bổsung cho nhau Ta có thể kết hợp các cách phân loại như vậy để có cùng mộtlúc, chẳng hạn, câu tường thuật khẳng định, câu tường thuật phủ định, câuđơn tường thuật, câu ghép tường thuật, câu đơn tường thuật khẳng định, câughép tường thuật phủ định v.v

Những cách phân loại câu nói trên góp phần cho thấy bản chất phứctạp, nhiều chiều kích (cấu tạo, công dụng ) của câu Trong luận văn này, dođòi hỏi của đề tài, chúng tôi tập trung chú ý vào sự phân loại câu dựa theo haitiêu chí mục đích nói và quan hệ đối với hiện thực Cụ thể chúng tôi chấpnhận cách phân loại câu thành các tiểu loại như sau:

1 Câu trần thuật (câu tường thuật): là những câu dùng để kể, thuật

lại, thông báo về những hiện tượng, những hoạt động, trạng thái, tính chất

Trang 12

trong hiện thực khách quan, hoặc để thể hiện những nhận định, đánh giá củangười nói về một sự vật, hiện tượng nào đó.

Về mặt hình thức, so với các loại câu khác xét theo mục đích nói, câutrần thuật không chứa đựng những dấu hiệu hình thức riêng trong cấu tạo Khinói, ngữ điệu bình thường và hạ thấp dần ở cuối câu Khi viết kết thúc bằngdấu chấm

Ví dụ: Đêm nay, gió mát, trang tròn và sáng hơn đêm qua.

Câu trần thuật lại được chúng tôi xem xét ở hai tiểu loại: trần thuậtkhẳng định và trần thuật phủ định

- Câu trần thuật khẳng định: là câu xác nhận hoạt động, trạng thái, tính

chất, quan hệ…của một đối tượng nào đó Đây là loại câu thường không chứacác từ phủ định (không, chưa, chẳng…) Tuy nhiên trong một số trường hợp,

câu khẳng định có thể chứa các từ không, chưa, chẳng nhưng dưới hình thức

“phủ định của phủ định” (khẳng định ở mức độ cao hơn)

Ví dụ: Anh ấy không thể không đến = Anh ấy chắc chắn sẽ đến.

- Câu trần thuật phủ định: là câu có chứa những từ ngữ phủ định, nhằm

xác nhận sự vắng mặt (không có) của sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạngthái, tính chất, quan hệ…được nêu trong câu

Ví dụ: Mai mình không về quê.

2 Câu nghi vấn: là câu nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi mà

người nói muốn người nghe trả lời, hoặc giải thích cho rõ thêm về đối tượnghay đặc trưng của đối tượng

Khác với câu tường thuật, mục đích của câu nghi vấn là để hỏi và yêucầu người nghe trả lời Ngữ điệu của câu nghi vấn thường là sự lên giọng ởcuối câu Về mặt cấu tạo, câu nghi vấn khi viết thường được kết thúc bằngdấu hỏi (?)

Trang 13

Khi biểu hiện những điều nghi vấn, ngoài ngữ điệu, người nói, ngườiviết thường sử dụng những công cụ hỗ trợ đắc lực, có tác dụng đánh dấu câu

nghi vấn, đó là các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, thế nào, bao giờ…; các từ tình thái cuối câu: à, nhỉ, nhé, hả, hở…; các phụ từ thay cho từ để hỏi: có…(hay)

không? Có phải…(hay) không? Đã…(hay) chưa?

Ví dụ: Ai có kinh nghiệm về vấn đề này?

Ví dụ: Mày có câm mồm đi không?

Đây là một trường hợp của câu nghi vấn lựa chọn “có/ không” Nó cóhình thức của câu nghi vấn nhưng lại mang ý nghĩa đích thực (ngôn trung) làmột mệnh lệnh

Như vậy, câu nghi vấn không chỉ thực hiện giá trị ngôn trung điển hình(về khái niệm này, xin xem Chương 8 cuốn “Ngữ nghĩa học dẫn luận” củaLyons, bản dịch của Nguyễn Văn Hiệp) của nó là yêu cầu thông tin về “điềuchưa biết” mà còn thể hiện các giá trị ngôn trung phái sinh khác Trong hoạtđộng giao tiếp câu nghi vấn còn có khả năng đảm nhiệm việc thể hiện cả haigiá trị khẳng định và phủ định Khi đó ta có 2 loại câu: câu nghi vấn phủ định

và câu nghi vấn khẳng định

Trang 14

- Câu nghi vấn có giá trị phủ định: đó là những câu có phương thức

biểu thị của câu nghi vấn nhưng thực chất lại nhằm phủ định lại một ý kiếnnào đó

Ví dụ: Cơm cứng thế này thì ai ăn được?

Đây là loại câu hỏi không lựa chọn với đại từ nghi vấn “ai” Nhưngmục đích của người nói không phải hỏi để tìm hiểu “ai” là nhân vật nào mà là

để phủ định rằng: “chẳng ai ăn được cơm này” Nghĩa là câu hỏi trên đã mang

ý nghĩa hàm ẩn phủ định

- Câu nghi vấn có giá trị khẳng định: đó là những câu có phương thức

biểu thị của câu nghi vấn nhưng thực chất là nhằm mục đích khẳng định mộtnội dung nào đó Nội dung đó có thể người nói đã biết nhưng vẫn hỏi đểnhằm nhấn mạnh ý khẳng định của mình đối với người đối thoại Các câunghi vấn loại này thường đi kèm với “ngữ khí từ”: chứ gì? Sao lại? ai? Nào?Chứ còn gì?

Ví dụ: Mua cả nửa chai cho tiện Uống không hết thì còn đấy Mất đi

đâu mà sợ?

(Rình trộm- Nam Cao)

Mục đích hàm ẩn của người nói trong phát ngôn này là muốn khẳng

định một cách quả quyết rằng: chắc chắn là không mất.

Có điều đáng chú ý là đa số các câu nghi vấn có giá trị khẳng định lại lànhững câu nghi vấn có cấu tạo từ các câu phủ định Tức là vấn đề đưa ra trongcâu hỏi loại này thường là phủ định nhưng mục đích hàm ẩn của người nói lànhằm khẳng định Và chính điều đó lại tăng hiệu lực khẳng định cho câu nói,với tư cách là một kiểu câu có đánh dấu (markedness) Vì vậy sự phân chiakhẳng định hay phủ định trong một số trường hợp cũng chỉ là tương đối

Trang 15

3 Câu cầu khiến: chứa đựng ý muốn, nguyện vọng hay mệnh lệnh của

người nói đối với người nghe nhằm mục đích yêu cầu người nghe thực hiệnnhững điều được nêu ra trong câu

Khi viết, câu cầu khiến được kết thúc bằng dấu chấm than (!) hoặc dấuchấm (.) Khi nói, câu cầu khiến có ngữ điệu nhấn mạnh ở các từ ngữ phục vụcho mục đích cầu khiến và động từ làm vị ngữ của câu

Câu cầu khiến thường được cấu tạo bằng cách dùng một số từ ngữ phục

vụ cho mục đích cầu khiến: dùng các phụ từ mệnh lệnh- cầu khiến đặt trước

vị ngữ của câu: hãy, đừng, chớ, nên, không được…; dùng các tiểu từ tình thái:

nào, đi, nhé…đặt ở cuối câu; dùng các vị từ: đề nghị, yêu cầu, mong, xin…đặt

ở đầu câu; có trường hợp, câu cầu khiến chỉ gồm một từ hay một cụm từ với

ngữ điệu nhấn mạnh ở từ, cụm từ đó: Ra ngoài!

Ví dụ: Đừng ngồi chơi như thế!

Cháu ra ngoài đi!

Yêu cầu giữ trật tự!

4 Câu cảm thán: dùng để bộc lộ những cảm xúc, tình cảm, thái độ của

người nói, người viết đối với sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu

Khi viết câu cảm thán kết thúc bằng dấu chấm than (!), khi nói ngữđiệu nhấn giọng ở những từ bộc lộ cảm xúc, thái độ

Trong câu cảm thán, các từ tình thái (ôi, ôi chao, ồ, ô hay, than ôi, trời

ơi, trời đất ơi…) đóng một vai trò rõ rệt trong việc bộc lộ tình cảm và thái độ.

Ngoài ra, có thể sử dụng những từ biểu hiện mức độ của cảm xúc hoặc mức

độ đánh giá: thật, quá, lắm, ghê, cực kì…; hoặc có thể dùng từ thay trong cấu trúc “vị từ + thay + danh từ”, ví dụ: “Thương thay cũng một kiếp người!”

(Nguyễn Du)

Trang 16

3 Câu và phát ngôn:

Câu và phát ngôn là hai thuật ngữ được giới ngôn ngữ học thườngxuyên sử dụng Tuy nhiên cho đến nay, các nhà ngôn ngữ học vẫn chưa cócách hiểu nhất trí về hai khái niệm này

Từ điển Tiếng Việt [52] đưa ra định nghĩa về câu và phát ngôn như sau:

Câu là đơn vị cơ bản của lời nói, do từ tạo thành, có một ngữ điệu nhất định, diễn đạt một ý trọn vẹn.

Phát ngôn là đơn vị cơ bản của giao tiếp bằng ngôn ngữ, do một lời nói ra trong một hoàn cảnh cụ thể mang một nội dung tương đối trọn vẹn.

Hai định nghĩa trên chưa cho thấy có sự phân biệt thực sự rõ ràng giữacâu và phát ngôn

Tác giả Đỗ Hữu Châu [36; 31] phát biểu rõ hơn về câu và phát ngôn

như sau: “Một câu được làm đầy bằng những đơn vị từ vựng cụ thể có thể

được dùng ở những ngữ cảnh khác nhau, nhằm nhiều mục đích khác nhau Lúc này câu là phát ngôn.”

Chúng tôi muốn làm rõ hơn sự phân biệt giữa câu và phát ngôn, dựavào những tham số về ngữ cảnh, về mục đích phát ngôn, về quy chiếu Chúng

tôi cho rằng, một câu chào như “Chào anh!” do bao nhiêu người nói ra trong

bao nhiêu ngữ cảnh khác nhau sẽ ứng với bấy nhiêu phát ngôn khác nhau.Hoặc như câu “Em yêu anh!” không phải duy nhất chỉ có một chức năng biểuhiện một sự tình mà có thể là lời tuyên bố, lời hứa hẹn, lời trách móc… tùytheo hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Cứ mỗi lần thay đổi về chức năng là một lầnthay đổi về phát ngôn Đó là chưa kể tùy theo ngữ cảnh khác nhau, quy chiếucủa “em” và “anh” thay đổi (tức ai nói với ai) mà các mệnh đề mà phát ngônbiểu thị cũng khác nhau

Trang 17

Như vậy, điểm mấu chốt ở đây là: câu không gắn với ngữ cảnh cụ thể,còn phát ngôn gắn với những ngữ cảnh cụ thể Cùng là một câu nhưng đượcnói ra trong những ngữ cảnh khác nhau sẽ cho ta các phát ngôn khác nhau.

4 Nguyên lý lịch sự.

4.1 Khái niệm “lịch sự”

Khái niệm lịch sự thực sự rất trừu tượng, nhưng chúng ta phải thấyrằng nó góp phần không nhỏ để giao tiếp của chúng ta đạt hiệu quả cao nhất.Những nghiên cứu về ngữ dụng học thời gian gần đây đã khẳng định rằngrằng quy tắc lịch sự chi phối mọi hành vi giao tiếp

Xét trên khía cạnh văn hóa, lịch sự được xem như là: “ý tưởng của mọi

hành vi trong xã hội văn minh hoặc chính là nghi thức hay phép xã giao trong một nền văn hóa nhất định” (the idea of polite social behaviour or etiqiette within a culture) [30; 60] Chính vì lẽ đó, các quy tắc lịch sự phản

ánh rất rõ nét khía cạnh văn hóa và đương nhiên sẽ rất khác nhau giữa cácngôn ngữ

Từ rất lâu, ở nhiều dân tộc, nhiều nhà văn hóa đã đề cập tới phép lịch

sự dưới góc độ một chuẩn mực xã hội Chẳng hạn, trong cuộc sống, khôngphải bất cứ lúc nào người ta cũng có thể sử dụng hành động ngôn từ trực tiếp.J.Lyons khi viết về các hành động ngôn ngữ (Chương 8:“Các hành động ngôn

từ và lực ngôn trung”) đã khẳng định: “Trong một số xã hội, cũng là bất lịch

sự khi đưa ra một nhận định không rào trước đón sau hay một mệnh lệnh thẳng thừng Căn nguyên và những lối dùng đa dạng, ít nhiều được quy ước hóa của các hành động ngôn từ gián tiếp có thể được giải thích bởi những lý

do như vậy.” [18; 252)

Trong những năm 70, phép lịch sự được tiếp nhận dưới góc độ mộtphương châm hội thoại Các công trình của R.Lakoff (1973, 1989), G.Leech(1983), W.Edmondson (1981) về sau đã nghiên cứu phương châm lịch sự

Trang 18

theo hướng này, theo đó các bên giao tiếp phải tôn trọng phương châm lịch

sự, và sự vi phạm các phương châm này cũng tạo ra các hàm ý Chẳng hạn,

trong tiếng Việt, sự thay đổi đại từ xưng hô, chuyển từ “ông”, “tôi” sang

“mày”, “tao” sẽ đem lại cho phát ngôn những hàm ý nào đó

Lakoff [ dẫn theo 31; 106] chỉ rõ: “ Khi một ai đó thực sự tham gia vàođối thoại hay bất kỳ một diễn ngôn nào, trong đầu người đó nhất định phải cómột số mục đích cá nhân, và có lẽ đó chính là một sự thiên vị, ưu ái hay ướcmuốn hết sức tinh tế và tế nhị và muốn được lòng đối tác Đối với một số yêucầu này, bản thân những người tham gia có thể sẽ tán thành với nhau, và nhưvậy cả đôi bên đều có lợi và họ đều là người chiến thắng (win-winnegotiation) Thế nhưng trong một số trường hợp khác, có thể sẽ xảy ra tìnhhuống một bên sẽ phải thất bại tuy nhiên là ở mức độ thấp nhất để nhườngphần thắng cho bên kia (win-lose negotiation) Một bên có thể sẽ phải nói ranhững điều mà họ biết rằng phía bên kia không muốn nghe Một bên cũng cóthể phải từ chối những yêu cầu của đối tác Hoặc thậm chí, một bên sẽ phảisớm kết thúc cuộc đối thoại trong khi bên đối tác lại đang háo hức mongmuốn tiếp tục bàn bạc Trong những trường hợp kiểu như thế này, sẽ xuấthiện nguy cơ gây xúc phạm và hậu quả là phá vỡ cả quá trình đàm phán Dựa

vào đó, Lakoff đưa ra định nghĩa: “ Lịch sự chính là một hệ thống các mối

quan hệ liên nhân nhằm mục đích tạo thuận lợi cho quá trình giao tiếp bằng việc giảm thiểu những nguy cơ xung đột và đối đầu vốn có trong trong mọi tình huống giao dịch” (a system of interpersonal relations designed to facilitate interaction by minimizing the potential for conflict and confrontation inherent in all human interchange) [31;21]

John, Gumperz và một số tác giả khác [5; 13] thì cho rằng: “Lịch sự là

mấu chốt cơ bản đối với sản phẩm của trật tự xã hội và là điều kiện tiên quyết trong quá trình hợp tác lẫn nhau của con người” ( politeness as basic

to the production of social order, and a precondition of human cooperation).

Trang 19

Theo Leech (1983), chiến lược lịch sự nghĩa là tối đa hóa lợi ích cho

người đọc/người nghe và giảm thiểu hóa chi phí mà họ phải chịu Chiến lược

lịch sự trong thư giao dịch TATM đặc biệt được trình bày thông qua chiếnlược “Quan điểm/thái độ của đối tác – You attitude” với mục đích hàng đầunhằm thuyết phục người đọc và như vậy, mọi lợi ích cũng là nhắm vào ngườiđọc

Richchards et al (1995:222) đưa ra định nghĩa về tính lịch sự như sau:

“ Lịch sự là những vấn đề được thực hiện trong xã hội liên quan đến việc sử dụng hành động ngôn từ như thế nào để diễn tả khoảng cách xã hội giữa các vai giao tiếp, giữa các mối quan hệ cơ bản khác nhau và vấn đề liên quan đến thể diện đó là những cố gắng để thiết lập, duy trì và giữ thể diện trong giao tiếp” (how language express the the social distance between speakers

and their different role relationships; and how face-work; that is the attempt

to establish, maintain, and save face during conversation, is carried out in a community).

Còn với Leech (1983;104) thì: “Lịch sự là những hành vi nhằm mục

đích thiết lập và duy trì sự lịch thiệp, lễ độ Đó chính là khả năng của các bên tham gia giao tiếp xã hội để có thể giữ được hòa khí” (politeness as those forms of behaviour which are aimed at the establish and maintaince of

“comity”, that is, the ability of participants in a social communicative interaction to engage in interaction in an atmosphere of relative hormony).

E.Gofman (1973), P.Browm và S.Levinson (1987) tiếp cận về lịch sự

như một hành vi giữ gìn thể diện (face) Tác giả cho rằng thể diện là một khái

niệm phổ quát Rất nhiều ngôn ngữ có cụm từ giữ thể diện hay mất thể diện

(Ví dụ: tiếng Anh: to lose face; tiếng Pháp: perdre la face; tiếng Việt: mấtmặt) Thực chất, thể diện liên quan đến sự tồn tại về phương diện xã hội – tâm

lý của một cá nhân trong giao tiếp Do vậy, trong giao tiếp mỗi người cầntuân thủ một số nguyên tắc để các hành động của mình giữ được thể diện cho

Trang 20

mọi người, và thể diện của chính mình P.Browm và S.Levinson (1987) đãphân biệt hai phương diện của thể diện, đó là thể diện dương (positive face)

và thể diện âm (negative face) hay còn gọi là thể diện tích cực và thể diện tiêucực

Thể diện dương là những điều mà mỗi người muốn mình được khẳngđịnh, được người khác tôn trọng Nói một cách khác, thể diện dương thể hiện

ở chỗ mọi người luôn luôn hay có khuynh hướng tự đánh giá cao mình, muốnngười khác coi trọng mình

Trong khi đó, thể diện âm lại là những gì mà theo đó, mỗi người muốn

mình được coi là người lớn (competent adult member), muốn được yên thân,

không bị ai cản trở trong hành động Nói cách khác, thể diện âm là cái “khônggian cá nhân” được hiểu theo nghĩa rộng, đó là những không gian nội tạikhông chỉ gồm thể xác mà còn cả tinh thần Hiện nay, để chỉ khái quát thểdiện âm người ta dùng thuật ngữ “lãnh địa” (domain), còn thuật ngữ thể diện,nếu không có định ngữ đi kèm, là để chỉ thể diện dương

Trong luận văn này, sau khi tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu

đi trước, chúng tôi tạm đưa ra khái niệm về lịch sự như sau: Lịch sự chính là

một hệ thống các mối quan hệ liên nhân nhằm mục đích tạo thuận lợi cho quá trình giao tiếp bằng việc giảm thiểu những nguy cơ xung đột và đối đầu vốn

có trong trong mọi tình huống giao dịch, là những hành vi nhằm mục đích thiết lập và duy trì sự lịch thiệp, lễ độ.

Khái niệm lịch sự như vậy sẽ giúp chúng tôi chọn lọc vấn đề và xử lí tưliệu phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận văn

4.2 Nguyên tắc lịch sự:

Trong công trình logic và hội thoại (Logic and conversation) của mình,

Grice (1972) đã cho rằng: nguyên tắc lịch sự (politeness) là một nguyên tắc

Trang 21

quan trọng, điều khiển hoạt động giao tiếp, bên cạnh nguyên lý cộng tác trong hội thoại (co-operation)

Nguyên tắc lịch sự quả thật là một nhân tố quan trọng tác động tới cáchiện tượng, quy luật hoạt động và cả cấu trúc ngôn ngữ Chẳng hạn trongtiếng Anh, khi yêu cầu ai đó làm gì, để giảm nhẹ mức độ áp đặt, chiến lượcthường được sử dụng là tránh dùng thời hiện tại, mà thay vào đó là một dạng

thức quá khứ nào đó Vì thế mới có dạng thức quá khứ “Would you ”

Vì nguyên tắc lịch sự có ảnh hưởng rất mạnh tới diện mạo hiện thựccủa các phát ngôn trong quá trình giao tiếp cho nên hầu như bất kỳ tài liệunào về ngữ dụng học cũng đề cập tới nguyên lý này Nhiều nhà nghiên cứu đãkhảo sát vấn đề này theo các góc độ khác nhau

B Fraser (1990) nhìn nhận phép lịch sự dưới góc độ của sự hợp tác hội

thoại, xem lịch sự như là một nhân tố quan trọng quy định việc lựa chọn cácyếu tố ngôn ngữ dùng trong giao tiếp Để có thể giữ thể diện, tránh làmphương hại đến thể diện của người khác, các bên tham gia giao tiếp cần dùngcác công cụ ngôn ngữ thích hợp, các biện pháp tu từ cần thiết, chảng hạn như

biết rào đón (hedge), nói vòng để làm giảm mức độ gay gắt, biết dùng những

tiểu từ tình thái (modal particles) làm nhẹ bớt những từ không lịch sự, tránhđưa cái tôi của mình lên cao, tránh tự đề cao mình Đó là “ phương sách làmdịu” mức độ phương hại thể diện theo cách gọi của Fraser (1980) Cụ thể là:

- Dùng hệ thống đại từ, các từ xưng hô thích hợp tránh nói trống không.

- Dùng các từ tình thái để giảm nhẹ mức độ áp đặt.

- Dùng hành động ngôn từ gián tiếp thay cho hành động ngôn từ trực tiếp Chẳng hạn, dùng lối hỏi thay cho lối cầu khiến thẳng thừn, thay vì nói “ Tôi nhờ anh việc này”, nên nói: “ Tôi có thể nhờ anh việc này được không?” hay “tôi nhờ anh một việc nho nhỏ nhé”.

Trang 22

- Dùng phương pháp nói bóng gió, xa xôi.

Dưới góc độ ngôn ngữ học xã hội, R.Lakoff cho rằng lịch sự là tôn

trọng nhau Nó là một biện pháp dùng để giảm bớt trở ngại trong tương tác

giao tiếp giữa các cá nhân Vì vậy, cần thực hiện những quy tắc sau: không áp

đặt (trong lễ nghi, ngoại giao); để ngỏ sự lựa chọn (trong giao tiếp thông

thường); làm cho người đối thoại cảm thấy thoải mái (trong trò chuyện thân

mật)

Theo G.Leech, phép lịch sự dựa trên khái niệm “tổn thất” và “lợi ích”

cho nên mục tiêu của nó, như một nguyên tắc, là tối thiểu hóa những lối nói

bất lịch sự (lịch sự tiêu cực), và tối đa hóa những lối nói lịch sự (lịch sự tích

cực) Từ đó tác giả đề ra những phương châm giao tiếp trong giao tiếp lịch sự:

khéo léo, hào hiệp, tán đồng, khiêm tốn, thiện cảm Chẳng hạn, hãy giảm đi

những lời chê bai người khác và tăng lên những lời khen ngợi người đối thoại(phương châm tán đồng), vì có vậy mới giữ được hòa khí Hãy giảm đi lợi íchcủa mình và sẵn sàng tăng thêm phần tổn thất cho mình (phương châm hàohiệp), có vậy mới giữ được tình thân thiện v.v

II Vấn đề về ngôi xưng hô.

1 Xưng hô và quy chiếu.

1.1 Xưng hô và Ngôi xưng hô

Xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau

để biểu thị tính chất của mối quan hệ

Ngôi là phạm trù ngữ pháp gắn với các loại từ như đại từ, động từ…biểu thị vị trí của các nhân vật trong giao tiếp (người nói, người nghe haynhân vật được nói đến)

Như vậy, ngôi xưng hô là phạm trù ngữ pháp dùng để tự xưng mình vàgọi người khác khi giao tiếp với nhau để biểu thị vị trí của các nhân vật trong

Trang 23

giao tiếp hoặc để biểu thị tính chất của mối quan hệ của các bên giao tiếp vớinhau.

Tiếng Anh, cũng như phần lớn các tiếng Châu Âu, có hệ thống các từxưng hô (gọi là các đại từ nhân xưng) rất đơn giản Trong khi đó, hệ thốngcác từ xưng hô trong tiếng Việt hết sức phức tạp, bên cạnh những từ xưng hôđích thực (như tao, tôi, mày, nó, họ ) còn có những từ xưng hô lâm thời,mượn từ hệ thống các từ chỉ họ hàng thân thuộc (kinship) như: anh, chị, ông,

bà, cô Điều này mang lại nhiều sắc thái biểu cảm thú vị, nhưng cũng gâykhông ít phiền toái Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong những chương sau

1.2 Quy chiếu và phương thức quy chiếu

Quy chiếu là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa ngữ cảnh với diễnngôn

1.2.2 Phương thức quy chiếu và Phạm trù xưng hô.

Phương thức quy chiếu là cách thức mà con người sử dụng để thực hiện

hành vi quy chiếu Có 3 phương thức quy chiếu: dùng tên riêng, dùng miêu tả

xác định và dùng chỉ xuất

Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu vào phương thức dùng chỉ

xuất (chỉ xuất là phương thức quy chiếu bằng ngôn ngữ dựa trên hành động

Trang 24

chỉ trỏ), mà cụ thể hơn là đi sâu vào 1 trong 3 phạm trù chỉ xuất đó là phạm

trù xưng hô

Phạm trù xưng hô bao gồm những phương tiện quy chiếu nhờ đó ngườinói tự quy chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giaotiếp với mình (đối xưng) vào diễn ngôn

Quan hệ vai giao tiếp là cốt lõi của việc xưng hô Và nếu hệ thống xưng

hô chỉ quy chiếu vai giao tiếp thì rất đơn giản và tiện dụng Tuy nhiên, tronggiao tiếp còn có quan hệ liên nhân, trong ngữ cảnh còn có ngữ vực (register)

và còn có sự chi phối của phép lịch sự Ngoài cái cốt lõi vai, các từ xưng hôcòn đồng thời thể hiện vị thế xã hội, thể hiện các mức thân cận khác nhau,đảm bảo sự lịch sự của người nói đối với những người cùng giao tiếp và phảiphù hợp với ngữ vực của cuộc giao tiếp Bằng cách lựa chọn từ để tự xưng và

để “hô” người giao tiếp, người nói định một khung quan hệ liên nhân chomình và cho người đối thoại với mình Như vậy, từ xưng hô không chỉ làcông cụ để người nói thực hiện việc đưa mình và người đối thoại với mìnhvào diễn ngôn mà còn là công cụ để người nói tự mình bó buộc mình và bóbuộc người đối thoại trong khuôn khổ một kiểu quan hệ liên cá nhân nào đó

Để xưng hô, tất cả các ngôn ngữ đều có hệ thống các từ xưng hô Dướiđây là một số nhân tố chi phối việc dùng các từ xưng hô trong giao tiếp ngườiViệt:

- Xưng hô phải thể hiện vai giao tiếp (vai nói, nghe)

- Xưng hô thể hiện quan hệ quyền uy ( Ở Việt Nam, tuổi tác có áp lựcmạnh so với sự khác biệt về vị thế xã hội Người già có quyền xưng hô vớingười có địa vị xã hội trên mình bằng các từ xưng hô thân cận, người có địa

vị xã hội cao phải xưng hô đúng mực với người già cho dù mình ở địa vị nào

đi nữa Xưng hô không tôn trọng người già bị xem là thiếu văn hóa)

- Xưng hô phải thể hiện được quan hệ thân cận

Trang 25

- Xưng hô phải thích hợp với thoại trường (cuộc thoại kéo dài).

- Xưng hô phải thể hiện cho được thái độ, tình cảm của người nói đốivới người nghe

Chính những nhân tố này đã góp phần quyết định trong việc lựa chọn

từ xưng hô sao cho phù hợp với mục đích và chiến lược giao tiếp và thích hợpvới sự chấp nhận của người nghe

Nói chung, trong tiếng Anh, một ngôn ngữ có hệ thống đại từ nhânxưng đơn giản, việc lựa chọn từ xưng hô không bị chi phối bởi các nhân tốnhư trong tiếng Việt Nếu so sánh với tiếng Anh, tiếng Pháp phức tạp hơn,chẳng hạn sự lựa chọn đại từ xưng hô ngôi thứ hai TU/VOUS phải phù hợpvới quan hệ liên cá nhân giữa người nói và người nghe

2 Các ngôi xưng hô.

Để biểu thị ngôi xưng hô, người Việt sử dụng nhiều phương tiện xưng

hô khác nhau Dưới đây là một số phương tiện xưng hô điển hình:

1 Tên riêng

2 Các danh từ thân tộc: anh, chị, chú, bác, ông, bà…

3 Các từ chỉ chức nghiệp: bác sĩ, giáo sư, chủ tịch, giám đốc, thầy,…

4 Những từ chuyên dùng để xưng hô: ngài, lão,…

5 Đại từ xưng hô: tôi, chúng tôi, nó…

Trong tiếng Anh, người ta chủ yếu sử dụng các đại từ xưng hô trung

tính: I, we, You… Ngoài ra người ta cũng sử dụng tên riêng, các từ chức nghiệp (professor, master…) và các từ chuyên dùng (mis, sir, madam…)

III Vấn đề về tỡnh thỏi.

1 Khái niệm tình thái

Trang 26

Tình thái là một phạm trù rất cơ bản trong ngôn ngữ học Các nhànghiên cứu đã dùng thuật ngữ này để nói đến những hiện tượng ngữ nghĩachức năng rộng lớn, đa dạng có nhiệm vụ phản ánh sự liên hệ của nội dungthông tin được nói đến với thực tế, cũng như những quan điểm, sự đánh giá,thái độ của người nói đối với nội dung thông tin miêu tả trong câu, với ngườinghe và với hoàn cảnh giao tiếp Như thế, các nội dung quan trọng nhất củakhái niệm tình thái đều tập trung ở mối quan hệ của người nói với nội dungmiêu tả và thực tế giao tiếp Hay nói cách khác, phạm trù tình thái bao gồmhai bình diện là mối quan hệ của người nói đối với nội dung phát ngôn và nộidung phát ngôn đối với hiện thực.

Tuy vậy, do tính tình thái được biểu hiện ở mọi cấp độ ngôn ngữ vàmối quan hệ giữa người nói đối với nội dung phát ngôn và giữa nội dung phátngôn với hiện thực, về nguyên tắc, là rất rộng nên khái niệm này đã được hiểu

và lí giải rất khác nhau theo nhiều trường phái và khuynh hướng khác nhau

Sự khác biệt không chỉ bó hẹp giữa các nhà ngôn ngữ học mà rộng hơn, còn

là giữa quan niệm của lô gich học truyền thống và của ngôn ngữ học

Trong chừng mực có thể, chúng tôi sẽ cố gắng miêu tả tỉ mỉ hơn cácvấn đề này trên phương diện lý thuyết nhằm đưa ra một cách nhìn tương đốibao quát, làm cơ sở để miêu tả những vấn đề cốt yếu nhất liên quan đến đốitượng khảo sát của luận văn

1.1 Tình thái xét về mặt lô gich học truyền thống

Các nhà lô gich học là những nhà nghiên cứu đầu tiên quan tâm đếnvấn đề tình thái Trong logic học, khái niệm tình thái gắn liền với sự phân loạicác phán đoán, các mệnh đề logic dựa trên những đặc trưng cơ bản giữa haithành phần chủ từ và vị từ, xét ở khía cạnh mức độ phù hợp của phán đoánvới thực tế

Trang 27

Trong số các nhà logic học nghiên cứu về tình thái, Aristole được coi làngười đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng ngành khoa học này vì ông đã

xác lập các khái niệm tất yếu, khả năng, và phi khả năng cùng mối quan hệ

giữa chúng trong các phán đoán Kế thừa quan điểm của ông, vào những năm

50, các nhà lô gich học truyền thống dựa trên những đặc trưng cơ bản của mốiliên hệ giữa hai thành phần chủ từ và vị từ, xét ở khía cạnh mức độ phù hợpgiữa các phán đoán và thực tế đã phân loại các phán đoán, các mệnh đề lô

gich thành 3 nhóm lớn: khả năng, tất yếu, hiện thực Phán đoán khả năng

phản ánh xác xuất có mặt hay vắng mặt của một đặc trưng nào đó ở đối tượngcủa phán đoán, tức đối tượng có thể mang đặc trưng đó ít nhất trong một thế

giới khả hữu (possible world) nào đó; phán đoán tất yếu phản ánh đặc trưng

được gắn cho đối tượng với tư cách là một đặc trưng tất yếu, tức đối tượng

mang đặc trưng đó trong mọi thế giới khả hữu; phán đoán hiện thực đơn

thuần xác nhận sự có mặt hay vắng mặt của đặc trưng được gán cho đốitượng

Có thể thấy, khái niệm tình thái như trên của lô gich học truyền thốngchỉ xoay quanh một số kiểu quan hệ chung nhất giữa phán đoán với hiện thựcvốn mang tính khách quan, bản thể và được xem như một đặc trưng nội tạicủa cấu trúc chủ từ- vị từ lô gich, hoàn toàn thoát khỏi mọi nhân tố chủ quannhư thái độ, tình cảm, ý chí, sự đánh giá, mức độ cam kết hay mục đích của

người nói Vì vậy loại tình thái trong lô gich học được gọi là tình thái khách

quan nhằm đối lập và phân biệt với tình thái trong ngôn ngữ học là tình thái chủ quan Sự phân biệt tình thái khách quan và tình thái chủ quan cũng là sự

phân biệt các loại nghĩa tình thái ở cấp độ bao quát được nhiều tác giả chấpnhận nhất hiện nay Và các thông số của tình thái khách quan trong lô gichhọc cũng là cơ sở quan trọng ban đầu để phân biệt các tiểu loại tình thái trongngôn ngữ học, tức tình thái chủ quan

1.2 Tình thái trong ngôn ngữ học

Trang 28

Trong logic học, người ta chỉ quan tâm đến tình thái khách quan, trìnhbày sự việc như nó vốn có và loại trừ vai trò của người nói Trong khi đó, đốivới ngôn ngữ học, sự khác biệt đồng thời cũng là sự phong phú, vượt trội hơn

hẳn về nội hàm của khái niệm tình thái so với tình thái trong lô gich học là sự

quan tâm đến bình diện dụng học của các nhà ngôn ngữ học khi nhấn mạnh đến vai trò của người nói đối với điều được nói ra trong câu để xác lập tình thái chủ quan

Các nhà ngôn ngữ học đã đưa một số định nghĩa nhắm nhấn mạnh tính

chủ quan trong vai trò của người nói: “Tình thái là phạm trù ngữ nghĩa chức

năng thể hiện các dạng quan hệ khác nhau của phát ngôn với thực tế cũng như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau đối với điều được thông báo”[ Liapol 1990,tr303]; “Tình thái là thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay cái sự tình mà mệnh đề đó miêu tả”

[ Lyons 1977,tr 425]; “Tình thái là thông tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái

độ hoặc ý kiến của người nói với điều được nói đến trong câu” [ Palmer

1986; tr 14];

Nhưng cũng chính vì sự quan tâm sâu sắc đến nhân tố con người trongngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ mà khái niệm tình thái của ngôn ngữ tựnhiên là một vấn đề rất phức tạp, phức tạp đến mức: “cho đến nay rất khó cóthể tìm thấy hai tác giả có quan niệm hoàn toàn thống nhất với nhau về tìnhthái của ngôn ngữ” hoặc “không có phạm trù nào mà bản chất ngôn ngữ học

và thành phần các ý nghĩa bộ phận lại gây ra nhiều ý kiến khác biệt và đối lậpnhau như phạm trù tình thái” [V.Z Panfilov 1997, tr 37-38] Có nhiều nguyênnhân dẫn đến tình trạng này, đó là những sự khác biệt về tình thái có ý nghĩađối với ngôn ngữ học vốn hết sức đa dạng, không chỉ bó hẹp trong một số đốilập khái quát, phổ quát và tách khỏi biện luận chủ quan như lô gich học; mặtkhác các ý nghĩa tình thái của ngôn ngữ làm thành một bảng màu cực kì đasắc, đan xen, giao hoà vào nhau, chồng chéo lên nhau và liên quan đến những

Trang 29

những bình diện rất khác nhau của tổ chức phát ngôn, tới đồng nghĩa, đanghĩa, tới việc xác định các cấp độ và phạm trù khác của ngôn ngữ [Lê Đông

và Nguyễn Văn Hiệp 2003]

Có thể thấy, việc xác lập một định nghĩa về khái niệm tình thái có tínhbao quát chung của các học giả là một vấn đề không hề dễ dàng Tuy nhiên,qua các định nghĩa đã nêu có thể thấy các nhà nghiên cứu ở những mức độ và

cách thức khác nhau đã chỉ ra những đặc trưng chung nhất của tình thái: mối

quan hệ giữa người nói với nội dung phát ngôn và nội dung phát ngôn với thực tế, trong đó đặc biệt quan tâm đến vai trò người nói

2 Những phạm trự tỡnh thỏi chủ yếu

Cơ sở để có được sự thống nhất như trên vừa trình bày là do các nhànghiên cứu đều xuất phát từ một đối lập cơ bản nhất để xây dựng khái niệmtình thái: Đối lập giữa tình thái và nội dung mệnh đề

Cặp thuật ngữ tình thái / nội dung mệnh đề là thuật ngữ được dùng phổbiến nhất hiện nay để chỉ sự đối lập giữa hai thành phần cơ bản trong cấu trúcnghĩa của phát ngôn là nội dung sự tình được nêu ra (nội dung mệnh đề) vàthái độ, đánh giá, hoặc cam kết của người nói đối với nội dung miêu tả (tìnhthái)

Đây cũng chính là đối lập cơ bản nhất được lấy làm cơ sở xác lập líthuyết tình thái Sự đối lập giữa hai thành phần cơ bản như vậy có lẽ được nêu

ra đầu tiên bởi Ch.Bally, học giả đầu tiên đã đề cập vấn đề tình thái một cách

hệ thống Sau Ch.Bally, nhiều nhà ngôn ngữ học tuỳ theo sự nhấn mạnh khíacạnh này hay khía cạnh khác đã sử dụng những cách gọi, những thuật ngữ

khác nhau để chỉ đối lập này như: modus/ dictum, tình thái/ ngôn liệu, tình

thái/ mệnh đề, tình thái/ cơ sở mệnh đề, tình thái/ proto Hiện nay, trong một

phạm vi nhất định, cách dùng cặp thuật ngữ tình thái/ nội dung mệnh đề làcách gọi hợp lí hơn cả và thừa nhận rộng rãi nhất

Trang 30

Theo đó, từ cơ sở chung như trên, nhiều học giả đã định nghĩa nội dungtình thái theo những mức độ rộng hẹp khác nhau Ở cấp độ hẹp các nhànghiên cứu thừa nhận xem xét tình thái trong ngôn ngữ là kiểu tình thái chủquan nhằm đối lập tình thái khách quan của lô gich học Tình thái chủ quanđược phân chia thành 2 loại : tình thái nhận thức gồm 3 tiểu loại là thực hữu,không thực hữu, phi thực hữu; tình thái đạo nghĩa gồm 4 nhóm là bắt buộc,cấm đoán, được phép, miễn trừ ở cấp độ rộng, nhiều tác giả như Vinogradov[1977]; Benveniste [1966]; Portie[1992]; Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, CaoXuân Hạo lại đi theo một hướng mở rộng khái niệm tình thái để bao quát tất

cả các hiện tượng ứng với cách hiểu tình thái theo nghĩa rộng, được Bybeediễn đạt là “tất cả những gì mà người nói thực hiện cùng với nội dung mệnhđề”

Ở Việt Nam, gần đây nhất, quan niệm của tác giả Lê Đông và NguyễnVăn Hiệp rất đáng được lưu ý bởi tính chất rất bao quát của nó Hai tác giảnày đã phân loại khái niệm tình thái trong ngôn ngữ thành 5 nhóm ý nghĩakhác nhau:

(1) Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói, hay nóitheo lí thuyết hành vi ngôn ngữ là kiểu mục đích tại lời mà người nói thựchiện (hỏi, ra lệnh, yêu cầu, bác bỏ, khuyên mời ), gắn trực tiếp với tương táccủa giao tiếp, với kiểu tác động của người nói đến người đối thoại

(2) Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường haycảm xúc của người nói với nội dung thông báo: người nói đánh giá nội dungthông báo về mức độ quan trọng, độ tin cậy, xem đó là điều tích cực mongmuốn hay tiêu cực, bất ngờ, ngoài chờ đợi hay bình thường, về tính khả năng,tính hiện thực.v.v

(3) Những ý nghĩa thuộc sự đối lập giữa khẳng định và phủ định đốivới sự tồn tại của sự tình

Trang 31

(4) Những đặc trưng liên quan đến sự diễn tiến của sự tình, liên quanđến khung vị từ và mối quan hệ giữa chủ thể được nói đến trong câu và vị từ(thời thể hay các ý nghĩa được thể hiện bằng vị từ tình thái ).

(5) Các ý nghĩa tình thái phản ánh các đặc trưng khác của phát ngôn vàhành động phát ngôn với ngữ cảnh, theo quan điểm, đánh giá của người nói

Ví dụ, đặc tính siêu ngôn ngữ, hỏi lại, tự đánh giá của người nói về mức độhiểu biết của người nghe, thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe,

sự đánh giá của người nói đối với các quan điểm, ý kiến khác.v.v

Trong phạm vi đề tài, nhằm xác lập một cách hiểu tình thái tiện dụngnhất cho đề tài, chúng tôi thấy có thể chấp nhận cách quan niệm rộng về tìnhthái như trên Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin giới hạn vấn đề ở khía cạnh cốtlõi nhất, theo đó chúng tôi cũng khẳng định sự phân biệt tình thái khách quan

và tình thái chủ quan là cơ sở để chúng tôi tiến tới một sự phân loại thốngnhất để làm việc, đó là sự phân biệt giữa tình thái đạo nghĩa và tình thái nhậnthức

- Tình thái nhận thức: Chỉ ra vị thế (status) hiểu biết của người nói,

bao gồm cả sự xác nhận cũng như những đảm bảo cá nhân của người nói vớiđiều anh ta nói ra [J.Lyons 1977, tr 91]

- Tình thái đạo nghĩa: Liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay các

chuẩn mực xã hội khác đối với hành động do một người nào đó hay chínhngười nói thực hiện [Palmer, 1986,tr 21]

Tình thái đạo nghĩa bao giờ cũng thể hiện sự áp đặt của người nói vềtrách nhiệm về mặt đạo lí của chủ thể thực hiện hành động, xét theo các khía

cạnh hành động đó, theo người nói, là bắt buộc, cấm đoán, được phép, hay

không được phép, được miễn trừ hay không được miễn trừ.

3 Các phương tiện biểu hiện tình thái

3.1 Phương tiện biểu hiện tình thái trong tiếng Anh

Trang 32

Trong Tiếng Anh, các phương tiện được dùng để biểu thị ý nghĩa tình tháirất đa dạng như phương tiện ngữ âm, phương tiện ngữ pháp và phương tiện từvựng

- Phương tiện ngữ âm: chúng ta có thể dùng ngữ điệu, trọng âm để từ đóthể hiện thái độ, tình cảm hay cần nhấn mạnh vào những điểm mà người nóicho là cần thiết và đáng chú ý

- Phương tiện ngữ pháp: người nói sử dụng thức và thì (mood and tense),

các cấu trúc câu hỏi đuôi để biểu thị tình thái

- Phương tiện từ vựng

Trong luận văn này, do mục đích đối chiếu, chúng tôi xin tập trung vàocác ý nghĩa tình thái được hiện thực hóa qua phương tiện từ vựng liên quatrực tiếp đến thư giao dịch TATM Đó là:

- Các trợ động từ tình thái (auxiliaries): can, could, may, might, will,

would, shall, should, must, ought to và một số động từ vừa được sử dụng

mang nghĩa từ vựng (lexical) vừa hoạt động và đóng vai trò như trợ từ bán

tình thái (semi-modals): used to, need, dare

- Động từ ngôn hành (performative verbs): Allow (cho phép), promise (hứa), guarantee (đảm bảo), suggest (gợi ý), command (ra lệnh)

- Trạng từ tình thái bổ nghĩa cho cả câu (modal disjuncts): may be,

perhaps, probably, possibly, surely, hopefully, thankfully, obviously

- Tính từ tình thái: possible, probably, likely

- Danh từ tình thái: possibility, chance, probability, likelihood

Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày một số đặc điểm của từng trợ động từ tìnhthái trong tiếng Anh đồng thời trình bày các cách diễn đạt tương ứng trongtiếng Việt để làm cơ sở đối chiếu:

1.Can:

Trang 33

- Chỉ khả năng, năng lực (posibility, ability)

Can you notify us of the availability of the goods? ( ability)

(Ngài có thể thông báo cho chúng tôi khi có hàng không?)

Computers can be customized according to users’ needs (possibility)

(Máy tính có thể được tùy biến theo nhu cầu của người sử dụng.)

- Sự cho phép (permission):

They can let me pay by monthly instalments

(Họ cho phép tôi thanh toán theo phương thức trả góp hàng tháng.)Can we keep up the instalment on the house?

(Chúng tôi có thể (có được phép) trả góp tiền nhà đều đặn đượckhông?)

- Chỉ khả năng có thể xảy ra theo lý thuyết (theoretical possibility):

Payment can be made by Banker’s transfer without any delay

(Việc thanh toán có thể được thực hiện bằng phương thức chuyểnkhoản ngân hàng theo đúng thời hạn.)

2.Could:

- Chỉ khả năng, năng lực trong quá khứ (past posibility and ability):

There was a fire at the warehouse last night We could have lost all our stock (past posibility)

(Đêm qua có hỏa hoạn xảy ra tại xưởng Có lẽ là chúng ta đã mất hết hàngrồi.)

They could rarely meet delivery date (past ability)

(Trước đây, hiếm khi họ giao hàng đúng hẹn.)

- Sự cho phép hiện tại hoặc tương lai ( present or future permission)

Trang 34

Could we have 12% discount for any repeated orders?

(Chúng tôi sẽ luôn được hưởng mức chiết khấu là 12% khi đặt lại bất

cứ đơn đặt hàng nào chứ?)

- Chỉ khả năng có thể xảy ra kèm theo hoặc năng lực trong điểu kiện khôngtrong thực tại (contingent possibility in unreal conditions):

If It was sunny, the unloading could be in good conditions

(Nếu như trời nắng thì việc dỡ hàng có thể thuận lợi.)

Ta thường sử dụng can/could, và will/would để đưa ra yêu cầu đối với người khác Hoặc can/could, và may để xin phép ai làm gì Song can và will

ta dùng để chỉ những hành động trực tiếp hơn là could hoặc would.

3.May:

- Chỉ sự cho phép (permission):

Như đã đề cập trên đây, ta sử dụng can để chỉ sự cho phép Song, trong những trường hợp mang tính nghi lễ, ta dùng May thay cho can Nhưng khi dùng hình thức phủ định để biểu thị sự ngăn cấm thì thay cho dạng thức “may

not, mayn’t” ta dùng “ mustn’t” Ta xét các ví dụ sau:

May I renew loans up to 9 months when they come due in case our

customers fails to make their full payment?

(Trong trường hợp mà khách hàng của chúng tôi không có khả năngthanh toán toàn bộ thì ngài có thể cho phép chúng tôi ra hạn thêm 9 tháng khicác khoản nợ đáo hạn không?)

- Chỉ khả năng có thể xảy ra trên thực tế (factual posibility):

The firm offer may be sent

(Có thể họ đã gửi chào hàng cố định đi rồi.)

The goods may be sent on any vessel of the Sellers’ choice.

Trang 35

(Hàng hóa có thể được vận chuyển bằng bất kỳ loại tàu nào theo sự lựachọn của bên bán.)

4 Might:

- Chỉ sự cho phép (permission): ít dùng ở nghĩa này

- Chỉ khả năng có thể xảy ra theo lý thuyết hoặc trên thực tế (theroretical orfactual possibility):

We might take this matter into our thoroughly consideration

(Có thể chúng ta phải cân nhắc vấn đề này thật cẩn thận.)

Whatever you mentioned in the claim might be our supplier’s faults.(Mọi vấn đề được nêu ra trong thư khiếu nại có thể là do lỗi của chínhnhà cung cấp.)

5 Shall:

- Chỉ sự tự nguyện (willingness) của người nói khi chủ ngữ của câu ở ngôithứ hai và ngôi thứ ba Tuy nhiên, cách dùng này rất hạn chế

We shall inform you as soon as the goods are available.

(Chúng tôi sẽ thông báo ngay cho ngài khi có hàng.)

- Chỉ ý định ( intention) của người nói và chỉ dùng ở ngôi thứ nhất:

We shall give these points our earliest consideration.

(Chúng tôi sẽ cân nhắc những đề xuất đó sớm nhất.)

- Mang hàm nghĩa: “ kiên trì/ kiên quyết”( insistent), hoặc dùng trong các chỉthị pháp lý ( legal and quasi-legal injunctions) với phạm vi dùng cũng rất hạnchế

You shall pay the balance one week before your departure.

(Một tuần trước khi đi, anh sẽ phải thanh toán nốt số tiền còn lại.)

Trang 36

Any claim for damage or fault in the goods shall be made in writing before taking delivery No claim shall be accepted by the Sellers after

delivery has been taken

(Mọi sự khiếu nại về sản phẩm hỏng hay lỗi phải được gủi bằng vănbản trước khi nhận hàng Sau đó, bên Bán sẽ không chấp nhận bất kỳ sựkhiếu nại nào.)

Trong 4 nghĩa vừa nêu trên thì nghĩa chỉ dự định (intention) là được sửdụng phổ biến hơn cả trong thư giao dịch TTTM So với các trợ từ như:

Should, will và would thì shall có tần số sử dụng không cao và phạm vi sử

dụng cũng hạn chế

6 Should:

- Chỉ nghĩa vụ và sự cần thiết theo logic (obligation and logical necessity):

You should keep an account of all your expenses

(Anh nên ghi chép lại cẩn thận mọi chi tiêu của mình)

- Chỉ sự phê bình hay chỉ trích (criticism):

It was a mistake to get rid of those shares You shouldn’t have soldthem

(Anh không nên bán bán tống hết số cổ phiếu đó Như vậy hết sức sailầm.)

- Biểu thị tính nghi thức/trang trọng trong mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện cóthể xảy ra (in rather formal real conditions):

Please let us know as soon as possible if you should agree on thismethod of payment

(Nếu như phía ngài đồng ý phương thức thanh toán này thì xin báo sớmcho chúng tôi)

7 Will:

Trang 37

- Diễn đạt ý định tức thời hay tự ý (spontaneous intention), chủ yếu dùng vớingôi thứ nhất và ở dạng rút gọn “I’ll”.

I don’t think I’ll stay in Geneva after the conference

(Tôi không nghĩ là tôi sẽ ở lại Geneva sau khi hội thảo kết thúc)

- Chỉ sự tự nguyện (willingness), dùng trong lời đề nghị lịch sự:

Will you offer a 15% discount if the order is worth over $50.000? (Đối với đơn đặt hàng trị giá trên 50 ngàn USD thì phía ngài có sẵnsàng chào bán với mức chiết khấu là 15% hay không?

- Diễn đạt ý định (intention), chủ yếu được dùng với ngôi thứ nhất và ở dạngrút gọn “I’ll”

I’ll write to inform you my availability

(Tôi sẽ viết thư thông báo cho ngài khi nào tôi có thể bắt đầu làm việc)

- Chỉ sự kiên quyết (insistence) Trong cách dùng này lưu ý không rút gọn

“will” bởi vì “will” thường được nhấn mạnh:

He will reply as soon as he gets this reminder”

(Chắc chắn anh ta sẽ phúc đáp ngay khi nhận thư nhắc thanh toán.)

- Chỉ sự dự đoán (prediction): Theo nghĩa này, sự dự đoán có thể xảy ra trongnhững hoàn cảnh cụ thể hay sự dự đoán cũng có thể xảy ra và luôn đúng vớibất cứ thời điểm nào

All the money you have spent will be accounted for right now

(Anh sẽ phải giải trình mọi chi tiêu của mình ngay bây giờ)

The exchange rate will fluctuate so all the related terms and conditionsmust be squared soon

(Tỷ giá sẽ luôn biến động chính vì vậy cần phải sớm điều chỉnh cácđiều khoản liên quan.)

Trang 38

- Chỉ sự kiên quyết (insistence)

There have always been further delays obtaining goods ordered as youwould accept payments by irrevocable letter of credit

( Phía ngài luôn chỉ chấp nhận thanh toán bằng thư tín dụng không hủyngang vì vậy khách hàng cũng thường phải nhận hàng rất chậm.)

- Chỉ việc lặp đi lặp lại và mang tính đặc trưng trong quá khứ (characteristicactivity in the past)

The bank would make a fuss if documents were inconsistent

(Trước đây, ngân hàng thường hay làm to chuyện nếu như các chứng từkhông khớp nhau.)

- Chỉ cách dùng có điều kiện (contingent use) ở mệnh đề chính có câu điềukiện:

International trade would be made easier if every country uses the samecurrency

(Nếu như các nước đều sử dụng chung một đơn vị tiền tệ thì thươngmại Quốc tế sẽ được thực hiện đơn giản hơn.)

- Chỉ sự phỏng đoán, khả năng có thể xảy ra (probability)

Administrative procedures would be made more simple this time.(Mọi thủ tục hành chính lần này chắc cũng sẽ đơn giản hơn)

Trang 39

9 Must/have to/have got to

- Chỉ sự bắt buộc hoặc nghĩa vụ (compulsion or obligation) ở thời hiện tại

You must finish that report by 5.30 at the latest as it is urgent

Cần lưu ý hai sắc thái nghĩa khi dùng ở nghĩa phủ định:

+ Hoàn cảnh không bắt buộc hay không cần thiết (not be obliged:

needn’t, don’t have to, haven’t got to)

We can deal with the clients oursevles so you needn’t/ don’t have to/are not obliged to come tomorrow

(Đối với khách hàng này, chúng tôi có thể giải quyết được vì vậy ngàymai không nhất thiết anh phải đến.)

+ Không bắt buộc, cấm đoán - prohibition (be obliged not to: mustn’t): Passengers mustn’t leave their cases unattended at any time

(Hành khách không lúc nào được rời vali của mình.)

Ta hãy xem việc diễn tả sau đây:

Obigation

(nghĩa vụ)

No obligation (không cần thiết)

prohibition (không bắt buộc)

Trang 40

- Khi muốn diễn tả sự việc ở hỡnh thức quỏ khứ thỡ chuyển thành “ had to/

didn’t have to/wasn’t allowed to)

During our doing business in the foreign country, we had to comply with its laws and regulations its laws and weren’t allowed to perform certain activities but the good things here was that we didn’t have to worry about the

taking of deposits as procedures were extremely simple and transparent

(Trong thời gian kinh doanh tại đõy, chỳng tụi phải tuõn thủ mọi quiđịnh và phỏp luật của nước sở tại, chỳng tụi khụng được phộp tiến hành một

số hoạt động nhất định nhưng cũng tại đõy, một vấn đề khỏ thỳ vị là chỳng tụikhụng phải lo lắng đến việc nhận tiền gửi vỡ cỏc thủ tục rất đơn giản và minhbạch.)

3.2.Phương tiện biểu hiện tỡnh thỏi trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, ngoài ngữ điệu (phơng tiện ngữ âm) và trật tự từ (phơngtiện ngữ pháp) thì các phơng tiện từ vựng đóng một vai trò rất quan trọng, theocác nhà nghiên cứu, có thể kể ra mấy nhóm chính:

1 Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ: đã, sẽ, đang, từng, vừa,

5 Các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành (với những điều kiện về

ngôi, về chỉ tố thời ) nh: ra lệnh, van, xin, đề nghị, yêu cầu

6 Các thán từ: ôi, eo ôi, chao ôi, ồ

7.Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ (idiom) tơng đơng:, à, ,

nhỉ, nhé, thôi, chứ, đi, mất, thật, cũng nên, lại còn, thì chết

Ngày đăng: 15/04/2013, 19:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê kết quả khảo sát về tỷ lệ sử dụng các kiểu câu, ngôi xưng  hô và tình thái của 5 nhóm thư giao dịch TATM - Khảo sát kiểu câu, ngôi xưng hô, tình thái trong thư từ giao dịch tiếng Anh Thương mại trên dữ liệu tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt
Bảng th ống kê kết quả khảo sát về tỷ lệ sử dụng các kiểu câu, ngôi xưng hô và tình thái của 5 nhóm thư giao dịch TATM (Trang 120)
2. Bảng so sỏnh tỷ lệ sử dụng từng loại câu: - Khảo sát kiểu câu, ngôi xưng hô, tình thái trong thư từ giao dịch tiếng Anh Thương mại trên dữ liệu tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt
2. Bảng so sỏnh tỷ lệ sử dụng từng loại câu: (Trang 121)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w