Tìm hiểu nhà văn nguyễn công trứ cao bá quát

37 2.3K 0
Tìm hiểu nhà văn nguyễn công trứ  cao bá quát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cao Bá Qúat • Cao Bá Quát (1809 -1855) tự Chu Thần, sinh tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội, mất giữa trận tiền Quốc Oai trong cuộc khởi nghĩa chống triều đình thời Tự Đức.Tự Đức tru di ba họ Cao Bá Quát, thu hồi tiêu hủy văn chương ông. • Năm 1841 Cao Bá Quát được triệu vào kinh sung chức Hành tẩu bộ Lễ, sau thăng chức Lang trung. • Cuối năm 1841, ông được cử đi làm sơ khảo ở Trường thi Hương Thừa Thiên cùng với Tiến sĩ Phan Nhạ. Phát hiện thấy một số quyển thi hay nhưng phạm húy, mến tài thương người, ông đã tìm cách giúp đỡ, song việc bại lộ, cả hai đều bị bắt giam, kết vào tội chết, nhưng vua Thiệu Trị giảm tội cho ông, chỉ cách chức và phát phối vào Ðà Nẵng. • Gặp khi có sứ bộ Ðào Trí Phú sang Indonesia công cán, ông được tha cho đi theo lập công chuộc tội, gọi là đi “dương trình hiệu lực” (1843). Xong việc bị thải hồi về quê mấy năm, sau được vua Tự Đức phục chức cũ, bổ vào Viện Hàn lâm một thời gian ngắn (1847), thăng làm chủ sự để sưu tầm và xếp đặt văn thư. • Mặc dù làm việc ở Kinh nhưng do tính tình cương trực Cao Bá Quát không được lòng quan trên. • Năm 1850, ông bị đổi ra làm Giáo thụ ở phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây, năm sau ông xin từ chức với cớ mẹ già. • Năm 1854, ông làm quân sư cho Lê Duy Cự nổi dậy chống lại triều đình. Cuộc khởi nghĩa "châu chấu" ở Mỹ Lương thất bại, ông bị bắt rồi cùng với 2 con trai bị hành quyết năm 45 tuổi. TÁC PHẨM • Tên tuổi của Cao Bá Quát lẫy lừng trong văn học nước nhà từ rất sớm, đương thời đã được gọi là "Thánh Quát". Ông kết bạn và giao du với những danh sĩ Hà Nội và Huế như Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hàm Ninh, Miên Trinh, Miên Thẩm • Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó có bộ sách Cao Chu Thần thi tập, Cao Chu Thần di cảo, Mẫn Hiên thi tập và những bài ca trù xuất sắc, nổi bật là Tài Tử Đa Cùng Phú. • Đông Tác Tuần Phủ tịch thượng ẩm “Cố nhân hữu tửu mạc trù tướng, Chước chước nguyện quân ẩm vô lượng. Quân bất kiến hồng hộc cao phi thanh vân thượng, Huyền hạc độc túc thanh sơn bạng. Hoàng điểu hoàng điểu qui thực trường, Do lai bất cảm lưỡng tương kháng. Cố nhân nỗ lực sự công danh, Tản nhân qui khứ ngọa giang thành. Tương khan bôi tửu tối phân minh.” • Dịch Thơ: • Trên chiếu rượu ở nhà ông Tuần Phủ Đông Tác “Chủ sẵn rượu xin đừng ngần ngại! Hãy rót đi, rót mãi, uống đi anh! Chẳng thấy ru? Hồng hộc bay cao tít tận mây xanh, Hạc đen ngủ một mình trên đỉnh núi. Lũ hoàng điểu kiếm ăn sớm tối, Từ xưa nay ai chống đối chi ai? Cố nhân mải miết việc đời, Nhàn nhân về khểnh ở nơi giang thành. Chén khuyên tình đã tỏ tình.” • Sống xa nhà có lần nhận được tấm áo bông của vợ gửi cho, ông cảm động trước tình yêu thương của vợ, trong từng mũi chỉ đường kim: “Một phong thư đọc dưới ánh đèn, muôn hàng lệ chảy, Đêm nay mảnh hồn tàn trở về quanh quẩn chốn buồng thuê” Ông thương vợ, sống trong cảnh nghèo khổ và tưởng tượng lúc trở về bước qua cửa vào nhà, có lẽ chính là lúc vợ đi giã gạo thuê cho hàng xóm. • Cao Bá Quát có một tấm lòng yêu quý đặc biệt đối với quê hương. Cao quan tâm tới cảnh ngộ của nhân dân, nhất là của những người thiếu thốn, đói rét người đi ở bị đòn, người hàng xóm mất con. Cao Bá Quát say mê những cảnh đẹp của đất nước, có thể nói hầu hết những danh lam thắng cảnh của miền Bắc và miền Trung ông đã tới thăm và đều có thơ ngâm vịnh. Đối với ông, thiên nhiên là niềm tự hào của đất nước. Qua Ninh Bình ông mải mê nhìn: “Sông tựa giải là cô gái đẹp, Núi như chén ốc khách làng say ” • Nguy cơ ngoại xâm đã từ lâu đe dọa đất nước. Chính trong thời kỳ Cao Bá Quát ở bộ Lễ, một tầu Pháp đã đến Trà Sơn, còn tàu Anh thì lăm le ngoài biển. Cao không thể không lo lắng cho Tổ quốc mình. Có đêm gió to, sóng dữ ngoài cửa Thuận An, nằm không ngủ ông tưởng đến hùng khí của Chu Du từ ngàn thu trước như vẫn còn hừng hực bốc lên, muốn đánh tan những chiếc tầu đang lăm le ngoài cửa biển! • Đây là bước ngoặt lớn nhất trong đời Cao Bá Quát. • Cao đã từ ngục thất này đến ngục thất khác bị tra tấn và chịu những nhục hình man rợ nhất, sống những ngày buồn bực đau khổ, uất ức, căm thù. Nhưng ở Cao những ngày trong tù là những ngày sống mãnh liệt. Sức mạnh tinh thần đó vẫn tràn ngập trong những bài thơ làm trong lúc đó. Cao tự nhủ mình: “Phải đem chí bên trong gìn giữ khí bên ngoài. Không để cho những lo nghĩ nhỏ nhen kích thích.” Giữa năm 1853 (Tự Đức năm thứ 7), ông xin thôi dạy học, lấy cớ về nuôi mẹ già Cao Bá Quát đứng lên tụ tập nhân dân, bí mật chuẩn bị một cuộc khởi nghĩa tại Hà Nội. Cao đã bị một số phần tử phản bội đi tố giác. Tự Đức sai Nguyễn Quốc Hoan và Lâm Duy Thiết tìm mọi cách bắt cho được Cao. [...]... của Cao Bá Quát khác cái chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ Ông Trứ lập nghiệp là để giúp vua, để chu toàn nghĩa quân thần; còn ông Quát mang cả cái mộng thay đổi thời cuộc và chuyển vần số mệnh Về mặt nghệ thuật, sở trường của ông là thể phú [20] và thể ca trù Hai thể này, với ông đã vươn tới một trình độ nghệ thuật tuyệt vời Nguyễn Công Trứ • • Tiểu sử Nguyễn Công Trứ con quan Đức Ngạn hầu Nguyễn Công. .. nước Sực nhớ kẻ quày ngọn giáo vịnh câu thơ thuở trước, Nghĩ sự đời mà cám nỗi phù du.” • Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ - Hai cốt cách và thân phận Nho sĩ vào mở đầu triều Nguyễn Năm 2008 là chẵn 200 năm sinh của Cao Bá Quát và 150 năm mất của Nguyễn Công Trứ( 1) Cả hai có hành trạng gắn với 4 vị vua mở đầu triều Nguyễn là Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức Cả hai đều ngông, tất nhiên sắc thái... nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ vào đầu đời Một là Tài tử đa cùng phú của Cao Bá Quát cũng vào đầu đời • Cả hai đều hăm hở trên con đường công danh, qua con đường cử nghiệp, nhưng đều lận đận Nguyễn, đến 1819 mới giành được cái Giải nguyên; năm sau - ở tuổi 42 mới được nhận Hành tẩu bộ Lễ • Năm 1802 - năm Gia Long lên ngôi đến 1902,con đường vào đời của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, và với sự tiếp... đại rõ rệt Nhìn tổng quát thơ văn Nguyễn Công Trứ tập trung vào ba chủ đề chính: • Những bài thơ xoay quanh chí nam nhi • Những bài thơ xoay quanh cảnh nghèo và thế thái nhân tình • Những bài thơ xoay quanh triết lý hưởng lạc • 1 Chí nam nhi: • Đây chính là lý tưởng sống của nhà thơ Nguyễn Công Trứ khi còn đầu xanh tuổi trẻ Nói về sự tồn tại của mình trong cuộc đời, Nguyễn Công Trứ viết: “Thiên phú... Triết lý cầu nhàn, hưởng lạc • Có chí mà khi vào đời Nguyễn Công Trứ phát hịên dần ra tính chất thối nát của xã hội phong kiến Ông cũng thấy không hy vọng gì thay đổi được về khách quan của xã hội, ông chán ngán Và đó là cơ sở tâm lý để hình thành triết lý cầu nhàn, hưởng lạc trong thơ văn Nguyễn Công Trứ “ Thảnh thơi thơ túi rượu bầu” khi “Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” Nguyễn Công Trứ có miêu... người sinh ra là sự “ hữu ý” của trời đất Nguyễn Công Trứ không thể “tiêu lưng ba vạn sáu” được Ông đặt vấn đề sống ở đời phải làm việc có ích “ Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phái có danh gì với núi sông” • Nguyễn Công Trứ hay nói đến công danh: “ Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái, Cái công danh là cái nợ lần” • Cuộc sống nghèo khổ và thế thái nhân tình • Nguyễn Công Trứ là một người theo tinh thần Nho giáo... còn là thư sinh, Nguyễn Công Trứ đã dâng lên nhà vua Gia Long bản “ Thái Bình thập sách”, một cương lĩnh trị nước: “Giữ lòng trung ái, Chăm đạo dâu con, Mở mang học hành, Chuyên cần nghề nghiệp, Phát triển nông trang, Trừ bỏ dị đoan, Sửa đổi phong tục, Thanh thải tham tàn, Tiến cử tài đức, Giữ nghiêm luật lệ” • Nguyễn Công Trứ là nhà thơ có một vị trí đáng kể trong văn học Việt Nam Thơ văn của ông mang... đời phải than thở “Đám phồn hoa trót bước chân vào, Sực nghĩ lại giật mình bao kể xiết! ” • Thơ Nguyễn Công Trứ đi cùng sự nghiệp kinh bang tế thế của ông Nhà thơ có nói: “ Dở dang với rượu khôn từ chén Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời” Trong lịch sử văn học dân tộc, hiếm có một nhà thơ nào như Nguyễn Công Trứ vừa viết được những câu hát nói hào hùng: “ Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc, Nợ tang bồng... Quân sự • Do chính sách hà khắc của nhà Nguyễn dưới triều đại Gia Long và Minh Mạng nên đã xảy ra liên tiếp nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân • Nguyễn Công Trứ tuy là quan văn nhưng phải cầm quân, làm tướng, đánh đâu thắng đó: 1827 dẹp Khởi nghĩa Phan Bá Vành, 1833 dẹp Khởi nghĩa Nông Văn Vân, 1835 dẹp giặc Khách Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1858), khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, thì ông đã 80 tuổi nhưng... Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào những năm cuối thập niên 1820, đề xuất lập nhà học, xã thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa • Thơ ca • Nguyễn Công Trứ là người có tài Là một người của hành động, trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời Ông khinh bỉ và ngán ngẩm nó «Thế thái nhân tình gớm chết thay . cách bắt cho được Cao. • Tư tưởng độc lập của Cao Bá Quát khác cái chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ. Ông Trứ lập nghiệp là để giúp vua, để chu toàn nghĩa quân thần; còn ông Quát mang cả cái. Cao Bá Quát lẫy lừng trong văn học nước nhà từ rất sớm, đương thời đã được gọi là "Thánh Quát& quot;. Ông kết bạn và giao du với những danh sĩ Hà Nội và Huế như Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn. nghệ thuật tuyệt vời.

Ngày đăng: 18/08/2015, 14:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cao Bá Qúat

  • Slide 2

  • Slide 3

  • TÁC PHẨM

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Slide 10

  • Slide 11

  • Slide 12

  • Nguyễn Công Trứ

  • Slide 14

  • Slide 15

  • Slide 16

  • Slide 17

  • Slide 18

  • Slide 19

  • Slide 20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan