1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo doc

5 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 206,47 KB

Nội dung

Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo Nhưng rồi cái điều phải đến sẽ đến. Đã tới lúc Nguyễn Công Trứ không chỉ bất chợt thức tỉnh, đo đếm từng chặng đường đời nữa mà ông tự cảm thấy cần tổng kết lại cả một cuộc đời, đánh giá lại cả một kiếp người. Bây giờ ông có dịp soát xét lại toàn bộ tháng năm quá khứ và chỉ thấy những là “làm con rối mua cười cho thiên hạ”, thấm thía nhận ra cả khoảng trống cũng như những giới hạn và phần nào sự vô nghĩa của kiếp đời khi vừa chạm cõi hư vô. Điều quan trọng hơn, Nguyễn Công Trứ nhìn ra những biến chuyển của dòng thời gian và tỏ bày tinh thần hòa nhập, hòa giải với thế giới tự nhiên. Cách nhìn này xa gần có phần tương đồng với cảm quan nhà Phật: Nhật đối nhi tào tự giải di, Kim ngô bất tự cố ngô thì. Tùy cơ khối lỗi cung nhân tiếu, Trực ký niên hoa giới cổ hy. Lão thực bất kham trang diện mục, Anh hoa an dụng nhiếm tu tì. Tự tàm tiên liệt hào vô trạng, Quái sát Hồng Sơn hữu thị phi. (Thất thập tự thọ) (Hàng ngày ta sẽ cùng chơi đùa với trẻ con, Ta hôm nay không còn giống ta ngày xưa nữa. Ta theo thời mà làm con rối mua cười cho thiên hạ, Thấm thoắt nay đã đến tuổi cổ lai hy. Cái già chân chất không cần phải trau truốt mặt mày nữa, Vẻ tốt tươi đem nhuộm cho râu tóc để làm gì? Ta tự lấy làm thẹn chẳng có chút công trạng gì, Thôi hãy phó mặc cho núi Hồng nói lời khen chê!) (Bảy mươi tuổi tự thọ) Thay cho tiếng nói của non Hồng, những người cùng thời đã tỏ ra thấu hiểu, cảm thông với cuộc đời và tính cách Nguyễn Công Trứ. Đại học sĩ Trương Đăng Quế (1794- 1865) thấy họ Nguyễn đã tìm đọc sách nhà Phật và giọng thơ thì “giống khóc giống cười” khiến ông trạnh lòng: Học Thiền chung nhật tọa chi di, Đồng khế tương phùng thoại cựu thì Thế sự nan tòng tâm sở dục, Hưu vân tạc thị tiếu kim phi. (Ông lão bảy mươi đọc kinh Phật suốt ngày rồi chống cằm suy nghĩ, Khi gặp các bạn thân quen hay đem chuyện xưa nói với nhau… Việc đời ít khi chiều theo ý muốn của ta, Thôi đừng nên cho rằng trước kia phải và cười nay sai) Riêng Cao Bá Quát (1808-1855) thì đồng cảm theo một cách khác. Ông từng làm thơ nói rằng từ ngày thoát khỏi tội chết vì chữa bài thi mới tính là ngày sinh ra một lần nữa và rồi lại đem ngay cái ý tưởng ấy chất chính bậc cha chú Nguyễn Công Trứ: Văn đạo Hồng phong dục hồi thủ, Khởi ưng lục thập cửu niên phi! (Phụng họa Kinh doãn Nguyễn công thất thập thọ, thứ vận) (Nghe nói người muốn quay về ngọn núi Hồng, Lẽ nào sáu mươi chín năm qua đều là sai cả?) (Họa bài thơ thọ bảy mươi của ông Kinh doãn họ Nguyễn) Ở chặng cuối cuộc đời, dường như Nguyễn Công Trứ thực sự có đọc sách nhà Phật, mong tìm được niềm thích thảng nơi cửa chùa và thực sự có ý nguyện tôn tạo nhà chùa, gắn bó với sân chùa cảnh Phật. Nhà nghiên cứu Lê Thước xác định: “Năm Tự Đức thứ hai (1849), cụ vào ở một cái chùa trên núi Cảm Sơn, thuộc xã Đại Nại, gần tỉnh lỵ Hà Tĩnh bây giờ. Nguyên chùa ấy lập ra từ đời Lê nhưng trải qua bao phen gió dập mưa vùi nên đã tồi tàn cũ rích. Lúc cụ còn làm quan, mỗi khi ra Bắc kỳ đi qua đó thường lên núi du lãm, nhân có tự hẹn rằng: “Nếu ta được thỏa chí nguyện của ta thì quyết không phụ cái núi nầy”. Nên khi cụ vừa về hưu, đi qua chỗ ấy, dân xã Đại Nại nhớ lời, ra đón rước xin cụ lưu ở lại, vì thế nay cụ sửa sang chùa ấy lại mà lưu cư luôn. Thường khi các quan chức trong kinh ngoài quận đi qua về lại, ai cũng lên núi vào chùa, hỏi han thăm viếng, dấu xe chân ngựa lúc nào cũng tấp nập ở trước cửa ngoài… Năm thứ tư (1851), cụ ra chơi Bắc kỳ, lúc trở về tu sửa chùa Viên Quang và chùa Trung Phu tại làng chính quán rồi nhân làm nhà bên cạnh chùa mà ở” (5) … 4. Trong sáng tác của nhà nho Nguyễn Công Trứ cũng thấy thấp thoáng một vài câu chữ ít nhiều liên quan đến Phật giáo:Phật, Di đà, Như Lai, kiếp, duyên, tiền duyên, chùa, tiếng chuông… Và cũng thấp thoáng trong thơ Nguyễn Công Trứ là những cảm nhận về cuộc đời qua nhanh, về nỗi “Đời người thấm thoát”, về những bâng khuâng “Lúc về già”, về tâm trạng khi “Thoát vòng danh lợi” và đến bản tổng kết “Bảy mươi tuổi tự thọ”, ông mới thực sự trải nghiệm qui luật cuộc sống và ngộ ra cái điều hữu lý “sắc sắc không không” trong cốt lõi tinh thần nhà Phật và bừng tỉnh như Nguyễn Gia Thiều: Bả vinh hoa lừa gã công khanh (Cung oán ngâm khúc) Trên tất cả, nhà nho thuần thành Nguyễn Công Trứ đã có được bài thơ Vịnh Phậtthực sự độc đáo. Thuyền từ một lá vơi vơi, Bể trần chở biết mấy người trầm luân. Thiên thượng thiên hạ vô như Phật, Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài. Chiếc thuyền từ một lá vơi vơi, Vớt chìm đắm đưa lên cõi tĩnh. Chữ “kiến tính” cũng là “suất tính”, Trong ống dòm đổ tiếng hư vô. Kẻ muốn đem nhân kỳ nhân, hỏa kỳ thư, lư kỳ cư, Song đạo thống hỏi rành rành công cứ. Bàng y thiên lý hành tương khứ, . Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo Nhưng rồi cái điều phải đến sẽ đến. Đã tới lúc Nguyễn Công Trứ không chỉ bất chợt thức tỉnh, đo đếm. tinh thần nhà Phật và bừng tỉnh như Nguyễn Gia Thiều: Bả vinh hoa lừa gã công khanh (Cung oán ngâm khúc) Trên tất cả, nhà nho thuần thành Nguyễn Công Trứ đã có được bài thơ Vịnh Phậtthực sự. chính quán rồi nhân làm nhà bên cạnh chùa mà ở” (5) … 4. Trong sáng tác của nhà nho Nguyễn Công Trứ cũng thấy thấp thoáng một vài câu chữ ít nhiều liên quan đến Phật giáo :Phật, Di đà, Như Lai,

Ngày đăng: 24/07/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w