Nguyễn Công Trứ - Ông hoàng hát nói Quả thật, Hát nói đến và nhờ Nguyễn Công Trứ đã làm cho thi ca nước Việt thời phong kiến như có một cuộc cách mạng tâm hồn thật sự. Cả một khát vọng, tự do, nhờ thể phách và tinh anh của Hát nói Nguyễn Công Trứ đã khiến cho “câu thơ Việt Nam thật như những làn sóng dồn về bờ biển” (cách nói của Cao Xuân Huy). Còn Lưu Trọng Lư: “Trong thơ văn Nguyễn Công Trứ có một cái gì chưa từng có trong văn chương Việt Nam – một nguồn cảm hứng mau lẹ, quả quyết như một đội cảm tử. Cái thể ca trù nhờ phép thần của Nguyễn Công Trứ đã trở nên một thể cách hoàn toàn Việt Nam, rất thích hợp với những sự diễn xuất hùng mạnh…” (Tràng An báo, số 107,1943). Trương Chính cho rằng: “Ở Trung Quốc , người ta ca tụng Tô Thức, nói ông đã mở rộng một con đường rộng rãi cho “từ” phát triển, sáng lập ra phái tư hào phóng đối lập với phái từ “thơm và mềm” truyền thống. Cũng nên đánh giá Nguyễn Công Trứ tương tự như thế đối với ca trù Việt Nam” (1) . Với Nguyễn Lộc thì: “Ông (NCT) có công làm cho Hát nói trở thành một thể thơ hoàn chỉnh, linh hoạt, đồng thời ông cũng có công mở rộng nội dung của nó… Dưới bàn tay tài hoa của nhà thơ, thể hát nói từ giã các hành viện của ả đào để bước lên đài danh dự của những thể thơ truyền thống của dân tộc” (2) . Và rất nhiều ý kiến khác nữa về công lao to lớn mà Nguyễn Công Trứ đã tạo lập đối với thể loại Hát nói. Điều cần lưu ý là, trong việc nghiên cứu tiếp nhận văn chương Nguyễn Công Trứ, nếu như về nội dung, tư tưởng, triết lý người ta còn có chỗ này, chỗ nọ để mà bàn cãi, thậm chí là ngược chiều, thì khi nhắc đến việc bổ sung, hoàn thiện và sáng tạo thể loại Hát nói này, mọi người như mặc nhiên thừa nhận. Xuân Diệu đã từng gọi Hồ Xuân Hương là “bà chúa thơ Nôm”. Cũng như thế, chúng tôi muốn gọi Nguyễn Công Trứ là “Ông hoàng Hát nói”. Vậy thì, đối với Nguyễn Công Trứ, động lực nào và tài năng ra sao đối với thể loại này, để chúng ta có thể yên tâm tôn vinh ngôi vị cho ông là Ông Hoàng Hát nói? Tại sao ông có thể tung hoành đắc địa và đắc ý nhất ở thể loại này? Hát nói nếu về phương diện văn học là một thể thơ, thì về phương diện âm nhạc lại là một điệu thức. Thể loại thơ bác học này do các tác giả người Việt sáng tác trong môi trường văn hoá song ngữ Hán – Nôm. Tên gọi là Hát nói – nghĩa là đã gắn với ý niệm về lối hát ca trù. Người hát phải vừa hát vừa nói những đoạn hát lời theo những giai điệu nhất định đi liền với những lời nói thường, tất nhiên phải có cách điệu. Gọi là Hát nói, vì trừ những câu mưỡu (mão – mở đầu), câu hãm ở cuối bài, và những đoạn thơ bằng chữ Hán hay chữ Nôm xen vào giữa những câu hát ra, nó còn bao gồm những câu nửa như nói, nửa như hát dựa theo thể nói sử biến cách. Nó pha trộn các thể thơ, thơ luật chữ Hán bảy chữ nhịp 4/3, câu lục bát, câu thất ngôn Việt nhịp 3/4, đồng thời hay kết hợp với hình thức “Trúc chi từ” (lối thơ thất ngôn tứ tuyệt vịnh những sự việc thường trong đời sống, lời lẽ thực thà, mộc mạc, không văn vẻ) với lối văn biền ngẫu. Câu thơ Hát nói dài ngắn khác nhau, từ 4,5,6,7,8 đến 12,13,14 tiếng, thậm chí trên 20 tiếng, nhưng cơ bản vẫn phổ biến câu 7 tiếng hoặc 7 tiếng biến cách. Thông thường một bài Hát nói được coi là đủ khổ khi nó gồm 11 câu và chia thành 6 khổ (Nhập đề, xuyên tâm, đan, xếp, rải và kết). Cũng có cách chia gọn hơn theo 3 khổ (khổ đầu: 4 câu; khổ thứ hai: 4 câu; khổ thứ ba: 3 câu). Ngoài ra, còn có bài Hát nói thiếu khổ hoặc dôi khổ. Bài thiếu khổ thường thiếu khổ đan và khổ xếp. Bài dôi khổ thường có 15,19,23 hoặc 27 câu và thường dôi ở các khổ xuyên và khổ đan. Về gieo vần, bài thơ theo thể Hát nói thường dùng vần chân (cước vận), vần lưng (yêu vận), vần bằng (2 thanh không và huyền) lẫn vần trắc (4 thanh sắc, nặng, hỏi, ngã). Riêng hai câu khổ đan là hai câu thơ luật nên không có vần lưng. Do Hát nói gắn với ca trù, thiết tưởng chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm đôi nét về ca trù, vì rằng toàn bộ ca trù không chỉ có Hát nói. Ca trù có 3 bộ phận chính là Hát chơi, Hát cửa đình và Hát thi. Hát nói là một trong 15 thể của Hát chơi (Bắc phản; Mưỡu; Gửi thư; Đọc thơ; Đọc phú; Chừ khi; Hát ru; Nhịp ca cung bắc; Tỳ bà; Kể chuyện; Hãm; Ngâm vọng; Sấm cô đầu; Ả phiền). Còn nếu tính ở cả ba bộ phận của ca trù thì hát nói là một trong 46 điệu thức. Song hát nói cho dù được hình thành từ một điệu thức ca trù, nhưng do lâu nay người ta chưa phân biệt được rạch ròi giữa hát nói và ca trù, nên cũng chưa có được một sự nhìn nhận thoả đáng về một điệu thức âm nhạc đã thực sự phát triển thành một thể loại văn học. Có thể nói, chỉ hát nói là điệu thức duy nhất của ca trù trở thành thể loại văn học độc lập và thực sự có một lịch sử lâu dài của nó. Kể ra một cách cụ thể như thế, ta mới thấy được, nhờ số lượng, chất lượng các bài Hát nói của Nguyễn Công Trứ mà “… bộ phận Hát nói nhập cư đại gia đình ca trù muộn nhất nhưng lại nhanh chóng trở nên thành tố chủ yếu có thể thay mặt, thay tên ca trù, một hình thức sinh hoạt văn nghệ, văn hoá Việt độc đáo” (3) . Tính ưu việt của thể Hát nói là ở chỗ: Kết cấu của nó xen giữa yêu cầu “ngâm” và yêu cầu “nói” nên nó có khả năng chuyển biến các thể thơ cổ điển (vốn thiên về “thơ điệu ngâm”) sang “thơ điệu nói”, nửa hát nửa nói có tính chất kể chuyện. (Tuy nhiên, chúng ta đang nghiên cứu Hát nói của Nguyễn Công Trứ qua văn bản văn học nên tính chất “hát” khó nhận thấy. Sự sáng tạo của Nguyễn Công Trứ dễ nhận thấy vẫn chủ yếu ở điệu nói – ngữ điệu văn bản) (4) . Hát nói rất phù hợp với những nội dung đứng giữa hai cực: một bên là những nội dung cô đọng dành cho thơ luật, một bên là nội dung khai triển như truyện và ngâm dành cho lục bát và song thất lục bát. Ngay việc Hát nói thường kết thúc bằng câu 6 chữ cũng có lý do riêng của nó. Ngoài việc mang chức năng tóm tắt đại ý toàn bài (nhất cú hoàn chi), thì việc dừng lại đột ngột (6 chữ) đã tạo nên dư ba của âm hưởng, nhấn mạnh thêm được ý nghĩa chính của toàn bài. Lối kết thúc như vậy, ngoài sự lựa chọn nghệ thuật, còn do nhu cầu nội tại của thể loại mà có. Trở lại với Hát nói như là “đắc địa” của Nguyễn Công Trứ. Xem xét quá trình hình thành, phát triển của Hát nói sẽ giúp ta thấy rõ hơn điều đã nói trên. Trước Nguyễn Công Trứ, căn cứ vào thư tịch còn lại ở giai đoạn thế kỷ XV – XVI chỉ có Lê Đức Mao với Nghĩ hộ tam giáp làm giải thưởng cho cô đầu hát và Hoàng Sĩ Khải với Tứ thời khúc vịnh. Cả hai tác phẩm này cũng chỉ đánh dấu sự phát triển thể loại và ngôn ngữ bước đầu của thơ ca dân tộc. Lùi về khoảng sau thế kỷ XVIII, Nguyễn Hữu Cầu với bài Chim trong lồng, hầu như là áng ca trù duy nhất của thế kỷ XVIII còn được truyền lại. Về hình thức, bài này có một số điểm giống, hoặc là manh nha cho sự xuất hiện của Hát nói vào đầu thế kỷ XIX. Nguyễn Đức Mậu còn cho rằng “Với các tư liệu hiện có chưa đủ các dữ kiện để xác định ai là người hoàn chỉnh thể loại Hát nói, ngoài Nguyễn Công Trứ Thời gian hình thành Hát nói như một thể loại văn học chỉ được khoanh vùng từ Lê Đức Mao (thế kỷ XV-XVI) đến Nguyễn Công Trứ” (5) . Ngay đến Nguyễn Khản, anh ruột Nguyễn Du, nổi tiếng về sáng tác ca trù, theo Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tuỳ bút có kể lại “Viết xong bài nào thì những nghệ sĩ ngoài giáo phường tranh nhau truyền tụng” (tr.47). Nhưng trong sử sách, trong truyền thuyết và trong thư tịch lại không lưu truyền hoặc ghi chép lại bài Hát nói nào của Nguyễn Khản cả. Trần Đình Hượu cũng nhất trí rằng: “Trong những bài Hát nói của Nguyễn Công Trứ, ta còn thấy dấu vết của bước chuyển từ ca khúc ca trù sang tác phẩm văn học Khổ Hát nói của Nguyễn Công Trứ chưa thật ổn định nhưng nhiều bài đạt đến cái điển phạm” (6) . . Nguyễn Công Trứ - Ông hoàng hát nói Quả thật, Hát nói đến và nhờ Nguyễn Công Trứ đã làm cho thi ca nước Việt thời phong kiến như có một cuộc cách mạng tâm hồn thật sự. Cả một khát. có. Trở lại với Hát nói như là “đắc địa” của Nguyễn Công Trứ. Xem xét quá trình hình thành, phát triển của Hát nói sẽ giúp ta thấy rõ hơn điều đã nói trên. Trước Nguyễn Công Trứ, căn cứ vào. điệu nói , nửa hát nửa nói có tính chất kể chuyện. (Tuy nhiên, chúng ta đang nghiên cứu Hát nói của Nguyễn Công Trứ qua văn bản văn học nên tính chất hát khó nhận thấy. Sự sáng tạo của Nguyễn