1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyễn Công Trứ Ông hoàng hát nói _2 pps

6 603 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 196,69 KB

Nội dung

Đặc trưng riêng của Hát nói Nguyễn Công Trứ khiến ta cứ luôn có một điều phảng phất: hình như nó đã vượt qua được sự bó buộc của đề tài để thực sự bước vào lãnh địa của văn chương.. Tron

Trang 1

Nguyễn Công Trứ - Ông hoàng hát nói

Trang 2

Sự phóng túng vừa là đòi hỏi, vừa là động lực làm cho Hát nói Nguyễn Công Trứ đa dạng, độc đáo, thành công Dĩ nhiên, về mặt nào đó mà xét, Nguyễn Công Trứ vẫn không dấu được dáng dấp của một nhà Nho, không đến độ phải công khai chống lại quan niệm văn học Nho giáo Nhưng mặt khác sự trang trọng linh thiêng của đạo đức thánh hiền xem ra cũng chẳng còn mấy hấp dẫn nữa, nên nếu có nhắc tới thì cũng chỉ là phát ngôn tiện thể, phải đạo nơi cửa miệng Vì vậy, qua hát nói, cái nhìn nghệ thuật mới được thể hiện một cách chủ quan hơn đối với cuộc sống Và từ Hát nói mới được bộc lộ ra ý nghĩa nhân sinh của con người Hát nói trở nên đa diện hơn, khi ở

thể loại này, cảm hứng của Nguyễn Công Trứ không những là tỏ lòng mà đấy như là

cả thế giới tấm lòng Tấm lòng ở đây là biểu hiện tâm lý thực sự chứ không đơn

thuần là một hiện tượng nghĩa lý Hơn nữa, tấm lòng ở đây như có sự biến đổi, phát

triển đa cực Nó cũng không hẳn giống với các Phật thoại, là nơi con người bị đồng nhất vào tấm lòng và xảy ra những cuộc khảo nghiệm tấm lòng trước khi giác ngộ

Nó cũng không hẳn là quá trình của nàng Kiều phải sống cuộc sống khác, không phải

của mình theo một quá trình “tha hoá” (như cách nói bây giờ): “Chút lòng trinh bạch

từ sau xin chừa” Mà nó là một sự phân thân, của những mảnh vỡ cá thể, tự do phân hợp, theo triết lý “nhân sinh quý thích chí” Đây cũng là thực tiễn đầy biến động của lịch sử xã hội của thời buổi đó Nó làm cho mỗi con người trong một khoảng thời gian ngắn có thể sống nhiều cuộc đời, đóng nhiều vai diễn trong sân khấu đời

Cũng cần lưu ý đến triết lý hành lạc ở Nguyễn Công Trứ Nó vừa là kết quả của

một nhận thức sống, nhưng đồng thời nó cũng phản ánh bản tánh nghệ sĩ, nói đúng hơn

là một thiên phú âm nhạc Nguyễn Công Trứ không những là kẻ nổi tiếng văn chương có tài thi phú mà cũng rất giỏi đờn ca(12) Ban đầu, ông chỉ đặt lời cho các đào nương hát, nhưng chính môi trường hành lạc như càng kích thích cho sáng tạo Hát nói đối với

Nguyễn Công Trứ Ông có khả năng tạo ra sự dung hợp văn chương trong những biên

độ rộng lớn nhất Nói như Trần Đình Hượu: “Thể loại ca khúc ở môi trường hành lạc đó cho phép Nguyễn Công Trứ nói đầy đủ nhất triết lý cá nhân của một nhà nho tài tử”(13)

Quả thật, ở Nguyễn Công Trứ, do nhu cầu tự bạch rất lớn, nên Hát nói của ông

như phủ kín tất cả mọi đề tài Đề tài không chỉ là phạm vi của phản ánh mà còn là điều

Trang 3

kiện để ông phát triển cảm thức sáng tạo Đặc trưng riêng của Hát nói Nguyễn Công Trứ khiến ta cứ luôn có một điều phảng phất: hình như nó đã vượt qua được sự bó buộc của

đề tài để thực sự bước vào lãnh địa của văn chương Rất nhiều bài nói đến đề tài thuật

chí – diễn tả chí nam nhi, mộng anh hùng, còn có những bài tả tình – về nhàn lạc tình

ái, vịnh cảnh (Vịnh Hà Nội, Vịnh Tây hồ, Vịnh bốn mùa), vịnh người (Trương Lương, Trần Đoàn, Khuất Nguyên, Nam Xương liệt nữ, Thuý Kiều…), vịnh về văn

chương (Tiền Xích Bích, Hậu Xích Bích của Tô Đông Pha, Tỳ bà hành của Bạch Cư

Dị…), vịnh vật, vịnh việc (Vịnh tiền, vịnh hoa, tổ tôm, say rượu…), hoặc mang tính chất

hồi kí như Bài ca ngất ngưởng, Con tạo ghét ghen , hoặc mang tính chất triết lí, nghị luận, luân lí như Nghĩa đời người, Kiếp nhân sinh, Luận kẻ sĩ, Vịnh Phật… Thật là sự

phong phú và muôn điệu qua sự lựa chọn đề tài Trong điều kiện của môi trường văn hoá của thời kỳ đó, dĩ nhiên công chúng của ca trù và nhất là Hát nói thường chỉ là giới nho sĩ, tao nhân mặc khách, dẫn tới nội dung thể hiện của Hát nói phải chứa những quan niệm, những triết lý cao siêu về đời sống, về cuộc đời Tuy nhiên, cái riêng biệt của Hát nói Nguyễn Công Trứ chính là ở triết lý hưởng thụ, triết lý về cuộc sống phong phú,

phóng túng lãng tử, pha chút ngông nghênh, ngất ngưởng Cũng vì vậy mà yếu tố văn

chương bác học chuyển vào Hát nói Nguyễn Công Trứ (qua những câu thơ chữ Hán

được trích dẫn) đều hướng tới ý định : một mặt dùng cổ (dĩ nhiên không đến mức sùng cổ) để biện minh cho hành vi lẫn tư tưởng của bản thân ngay trong hiện tại Mặt khác, vừa đề cao một loại hình nghệ thuật vốn chưa dễ gì được trọng vọng trong một xã hội còn đầy rẫy lễ nghi, với Nho giáo đang được củng cố, phục hồi Ngoài ra, việc sử

dụngmưỡu, phú và thơ cổ trong Hát nói (Tỳ bà hành, Vịnh tiền Xích Bích ), cũng chứng

tỏ Nguyễn Công Trứ đang muốn thử nghiệm một sự dung hợp nhiều điệu thức

Hát nói Nguyễn Công Trứ không chỉ kết hợp với văn học bác học, mà còn cả văn

học dân gian Đến Nguyễn Công Trứ, và chỉ có ông mới đưa hình ảnh con cò trong ca

dao :

Con cò lặn lội bờ sông,

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Trang 4

thành cái độc đáo của bài hát nói Gánh gạo đưa chồng Tiếng khóc nỉ non đó như

đi suốt dọc bài thơ, khiến cho người đọc cảm nhận sâu sắc về thân phận bèo bọt, đơn chiếc và bấp bênh của người vợ lính Cũng trong luồng sáng tác vì giá trị con người, nhưng việc mượn biểu tượng con cò của ca dao, thổi vào đó cả một không khí thời đại

loạn ly như vậy, thì rõ ràng Hát nói Nguyễn Công Trứ đã trở nên là tiếng nói nhân đạo

hơn bao giờ hết

Đã đành, Nguyễn Công Trứ sáng tác các bài Hát nói đều phải dựa vào âm thanh

mà đặt lời cho các đào nương hát Tuy nhiên, không phải lúc nào ông cũng chỉ làm cho riêng mục đích này Chính ý thức văn nghệ tiến bộ đã làm cho nội dung thể hiện trong Hát nói của Nguyễn Công Trứ đã được mở rộng hơn rất nhiều Không hẳn là phù phiếm

đậm màu son phấn, không chỉ làtrăng hoa, hường hường yến yến, mắt đi mày lại nữa,

mà còn bao nhiêu chuyện trọng đại khác: như vấn đề chí khí, lẽ sống, thời sự lịch sử,

nhân tình thế thái… Cũng chính do nội dung đặc định này mà nhiều lúc Nguyễn Công Trứ phải phá cách hình thức biểu hiện của các bài Hát nói thông thường khác nhằm đạt

hiệu quả nghệ thuật cao hơn Lối viết phá cách: “Cơn chuyếnh choáng xoay vần trời đất lại - Lúc ngâm nga xáo trộn cổ kim đi” (Danh chẳng bằng nhàn), tạo cho Hát nói

Nguyễn Công Trứ có sức biểu đạt mới Trong Kiếp nhân sinh, Vịnh Trần Đoàn, ông còn cố tình viết theo giọng văn xuôi để triển khai và nhấn mạnh ý tưởng mới lạ của

mình: “Ôi nhân sinh là thế ấy - Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao” và “Rượu một bầu, thơ một túi, cờ một cuộc, cầm một xoang”…

Không dưới một lần, Nguyễn Công Trứ cũng đã biến đổi cả cấu trúc của thể cách

thông thường Chẳng hạn, Vịnh Nam Xương liệt nữ câu kết có 8 tiếng: “Dẫu tình ngay song

lý cũng là gian”, thì Bài ca ngất ngưởng câu kết lại 7 tiếng: “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”, để không nhất thiết câu kết cứ phải là 6 tiếng Luận kẻ sĩ của ông những 32 câu, cũng có thể được xem là bài Hát nói dôi khổ dài nhất mà chưa có tác giả nào làm như

vậy… Ở Đường công danh, việc cố tình lập lại khổ thơvà khổ xếp (Câu 9,10,11, 12), dẫn tới

thay đổi cấu trúc, cũng nhằm chuyển tải nội dung và ý tưởng được dồn nén hơn

Lời thơ trong Hát nói của Nguyễn Công Trứ dù có dựa trên cơ sở thơ Đường

luật nhưng do đã phá thể, phá cách, nên có sức diễn đạt tình cảm, thể hiện được trạng

huống tâm lý và dễ thuyết phục để đi vào lòng người Trên thực tế cuộc sống, Nguyễn

Trang 5

Công Trứ là người lăn lộn cho sự sống còn phát triển của ca trù tại địa phương,

nên chính nhu cầu đó đã khiến Nguyễn Công Trứ như là người có công đầu trong việc

thể hiện năng lực truyền cảm của Hát nói Lối Hát nói của ông tuy đài các, thậm chí là suy lý và nhiều chất văn xuôi, nhưng do kết hợp được yếu tố vần nhịp của thơ ca dân gian nên vẫn lưu loát, bình dị và không hề khoa trương Thực sự đây là tiếng nói của đời thường, rất quần chúng Nguyễn Công Trứ là một cây bút tài hoa, uyên bác trên cơ sở

hiểu biết hết sức phong phú về danh ngôn, phong dao, ngạn ngữ Mỗi bài Hát nói của

mình, khi mở đầu, hay chuyển đoạn, bao giờ Nguyễn Công Trứ đều dẫn một tuyệt cú

của cổ thi, hay một danh ngôn, tạo ra sức cuốn hút đối với người đọc, khó mà dứt ra được Khí chất ngông đã thể hiện một cách nghệ thuật trên cái nền uyên bác tài hoa này,

Nguyễn Văn Ngọc đã nhận xét: “Những nhà lão luyện chơi nhiều, hát lắm văn chương lỗi lạc, ý tứ cao xa có khi vượt ra ngoài khuôn khổ những cách thức thường mà đặt lối

phá cách khác thiên hạ” (Đào nương ca, trang 17)

Tóm lại, Hát nói của Nguyễn Công Trứ là cả một quá trình văn học hoá điệu thức

âm nhạc Lời thơ được trau chuốt có một sức sống riêng của nó Hát nói Nguyễn Công

Trứ đã có cấu trúc nghệ thuật mới hoàn chỉnh, ổn định, đã khu biệt hoá hình thức Hát nói với các thể thơ hiện có, nhờ các yếu tố nội tại như : khuôn khổ, số câu, số dòng, câu kết, vần luật… cho đến đề tài Dĩ nhiên, số câu số chữ chưa phải là đặc thù, mà quan trọng là ở chỗ nhờ sự tổng hợp như thế mà tạo nên sức mạnh của sự dung hợp, dung hợp giữa thơ văn hành viện và thi ca bình dân, sự điều hoà giữa nhạc và văn học, và đặc biệt

nhất là nó có khả năng thoả mãn nhu cầu tự bạch Sự lựa lọc các điệu thức của Ca trù và

hoàn thiện sáng tạo Hát nói – chính là Nguyễn Công Trứ đã tạo ra một thể loại đặc biệt

dân tộc, theo đuổi một cái đẹp có tính dân tộc, khác cái đẹp của thơ phú đường mòn lối

cũ Đã có nhiều ý kiến cho rằng, việc sáng tạo thể thơ Hát nói của Nguyễn Công Trứ như là ảnh hưởng đầu tiên thúc đẩy sự ra đời của thể thơ 8 chữ, thể thơ tự do trong tiến trình đổi mới thơ Việt Nam, nhất là trong phong trào Thơ mới của thế kỷ XX Chúng tôi còn muốn khẳng định thêm, sự góp sức vào tiến trình đổi mới thơ ca dân tộc của Hát nói Nguyễn Công Trứ không chỉ là số chữ, số từ, cú pháp, cấu trúc Mà quan trọng hơn, đó

là sự đổi mới tư duy thơ, được thể hiện qua âm hưởng hoành tráng, chân thành, thúc

giục, tha thiết, hào hoa bằng điệu nói, ngữ điệu nói và điệu kể trong hầu hết các bài thơ

Trang 6

Hát nói của Nguyễn Công Trứ Cũng cần nói thêm, sự sáng tạo nghệ thuật này ở Nguyễn

Công Trứ có lẽ đã được tiềm ẩn từ lâu trong thể thơ lục ngôn của Nguyễn Trãi, Nguyễn

Bỉnh Khiêm, đến lượt ông tạo hẳn ra một khuynh hướng văn học không những cho

đương thời mà còn cho cả hậu thế, đến cả hiện đại Không những Nguyễn Quý Tân, Cao

Bá Quát, Dương Khuê, Dương Lâm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,

Phan Bội Châu, Tản Đà mà còn là Thế Lữ với Nhớ rừng, Huy Thông với Tiếng địch

sông Ô, Nguyễn Bính với Hành phương Nam và Xuân Diệu với Lời kỹ nữ, Toả nhị kiều

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w