Khảo sát về thực trạng bệnh học đường ở học sinh tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS)

22 2K 4
Khảo sát về thực trạng bệnh học đường ở học sinh tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khảo sát về thực trạng bệnh học đường ở học sinh Tiểu học (TH) và Trung học cơ sở (THCS) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc đời mỗi con người, thời gian học ở trường phổ thông là dài nhất và đó cũng là thời kỳ con người đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất, tinh thần. Và đây cũng là thời gian mà cơ thể các em có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bất lợi cho sức khỏe từ môi trường học tập như cận thị, cong vẹo cột sống. Những loại bệnh học đường dễ xuất hiện và gây hậu quả xấu đối với sức khỏe và khả năng học tập của học sinh. Trong những năm qua, thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, ngành Y tế và ngành Giáo dục đã cùng với các ban, ngành nỗ lực phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác y tế trường học và thu được một số kết quả nhất định. Một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác y tế trong các trường học được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện. Mạng lưới y tế trường học từng bước được củng cố. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã có cán bộ y tế chuyên trách theo dõi công tác y tế trong các trường học. Một số chương trình phòng, chống bệnh tật đã và đang được đưa vào một số trường học như: phòng chống HIV/AIDS, phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống sốt rét, phòng chống giun sán, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tai nạn thương tích, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc răng miệng nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho học sinh. Tuy nhiên, công tác khám sức khoẻ định kỳ và quản lý sức khỏe học sinh còn chưa được quan tâm đúng mức, số học sinh được khám sức khoẻ định kỳ chiếm tỷ lệ còn thấp (15% và 20,67%). Tình hình học sinh mắc các bệnh học đường như cận thị, gù, cong vẹo cột sống chưa được nghiên cứu đầy đủ. II. THỰC TRẠNG BỆNH HỌC ĐƯỜNG Khoa Sức khỏe cộng đồng và Y tế trường học (Trung tâm Y tế Dự phòng Nghệ An) đã tiến hành khảo sát về thực trạng bệnh học đường ở học sinh Tiểu học (TH) và Trung học cơ sở (THCS). Trong đó tập trung chủ yếu vào 2 bệnh chính là cận thị và cong vẹo cột sống. Khảo sát được thực hiện trên 1.500 học sinh tại 20 trường nội thành và 1.500 học sinh tại 16 trường thuộc vùng nông thôn phụ cận. Kết quả thu được như sau: a. Bệnh cận thị - Tỷ lệ cận thị của học sinh TH và THCS là 19,4%, trong đó tỷ lệ cận thị của học sinh THCS là 20,7%, cao hơn tỷ lệ cận thị của học sinh TH (18,4%). Điều này cũng dễ hiểu vì ở các cấp học cao hơn thì nguy cơ bị tật khúc xạ cũng cao hơn. - Tỷ lệ cận thị của học sinh khu vực thành thị cao hơn rất nhiều so với học sinh khu vực nông thôn (thành thị 28,4%, nông thôn 10,4%) ở cả TH và THCS. Điều này có thể do cường độ học tập của học sinh thành thị cao hơn học sinh nông thôn, do tình trạng học thêm nhiều, do gia đình có điều kiện hơn nên các em thường xuyên chơi trò chơi điện tử trên máy tính, do khu vực thành thị chật hẹp nên hạn chế tầm nhìn của các em làm gia tăng tỷ lệ cận thị. - Một điểm đáng chú ý là trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy rất nhiều học sinh bị cận thị, kể cả mức độ nặng, nhưng các em không hề biết và không đeo kính. Nhiều em có biết mình bị cận thị nhưng các em cũng không đeo kính vì nhiều lý do nhưng phần lớn là do các em không biết tác hại của việc không mang kính. Hiện các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến việc giữ gìn đôi mắt cho con em. Các cuộc kiểm tra mắt cho học sinh đều do nhà trường tự mời bác sĩ đến khám hoặc phụ huynh chỉ đưa con em đi khám khi được nhà trường yêu cầu. Cận thị học đường có nhiều nguyên nhân song những nguyên nhân chính là ánh sáng phòng học không đảm bảo, kích thước bàn ghế không phù hợp, tư thế ngồi học không đúng. Ngoài ra còn do các em học sinh học thêm nhiều, chơi điện tử, xem tivi nhiều hay đọc các truyện tranh có cỡ chữ quá nhỏ. b. Bệnh gù vẹo cột sống Tình trạng cong vẹo cột sống ở học sinh TH là rất thấp (0,6%) và không có sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn. Ở học sinh THCS thì tỷ lệ cong vẹo cột sống của học sinh khu vực nông thôn (6,2%) cao hơn nhiều so với khu vực thành thị (1,4%). Cột sống được xem như rường cột của cơ thể mỗi người, có chức năng nâng đỡ thân hình thẳng đứng đồng thời đảm đương hầu hết những cử động trong sinh hoạt hàng ngày. Khi kích thước bàn ghế không phù hợp với hình thể, chiều cao của học sinh làm trẻ phải khom lưng nhiều hoặc phải ưỡn người, tư thế sai kéo dài sẽ gây ra gù vẹo cột sống. Ngoài ra, vẹo cột sống ở lứa tuổi học sinh cũng xảy ra khi trẻ ngồi sai tư thế, vẹo lưng, nghiêng đầu khi viết chữ. Vẹo cột sống còn xảy ra khi trẻ mang cặp sách quá nặng mà chỉ mang một bên tay hoặc cặp vào một bên nách. Căn bệnh này còn xảy ra khi trẻ phải lao động, mang vác nặng quá sớm, đội những vật nặng trên đầu. Nếu trẻ bị cong vẹo cột sống, khi ngồi học dễ bị tê chân. Những tư thế sai này gây ảnh hưởng nhiều đến việc nhìn bảng, viết bài và căng thẳng thần kinh trong khi nhìn, làm não khó tập trung và sức học sẽ bị sa sút. Khi trẻ bị gù vẹo cột sống sẽ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, tuần hoàn. Với trẻ em gái sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản khi đến tuổi trưởng thành. 2. Các biện pháp phòng chống Để phòng bệnh cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh, cần thực hiện tốt các nội dung sau đây: - Đảm bảo ánh sáng chiếu đồng đều trong phòng học, cường độ ánh sáng không dưới 100 lux. Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, hướng lấy ánh sáng là hướng nam hoặc đông nam và về phía bên tay trái của học sinh ngồi học. Hỗ trợ bằng ánh sáng nhân tạo khi ánh sáng tự nhiên không đủ, mỗi phòng học từ 40 - 50m 2 phải trang bị ít nhất 4 bóng đèn sợi đốt, mỗi bóng từ 150 - 200W hoặc từ 6 - 8 bóng neon dài 1,2m. - Kích thước bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc học sinh. Thông thường bàn cao khoảng 42%, ghế cao khoảng 26% chiều cao cơ thể học sinh là đảm bảo. Tốt nhất sử dụng loại bàn 2 chỗ, 2 ghế rời nhau và rời bàn để học sinh dễ dàng cử động tại chỗ khi mỏi cơ. - Tư thế ngồi học phải ngay ngắn. Điều này đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn cho học sinh. Trong thực tế phần lớn học sinh ngồi học không đúng tư thế, các em thường cúi thấp hoặc áp má, tỳ vai vào mặt bàn nên dễ dẫn đến tật cận thị và gù vẹo cột sống. - Không nên gây áp lực học quá lớn với các em mà nên tạo nhiều sân chơi, hoạt động thể lực nhiều hơn để các em rèn luyện sức khỏe. Sau mỗi tiết học cần khuyến khích các em ra sân chơi, tập nhìn xa để góp phần phòng chống cận thị và cong vẹo cột sống. - Học sinh khi đến trường không nên mang cặp một bên vì dễ gây vẹo cột sống. Tốt nhất là mang cặp hai quai theo kiểu ba lô sau vai để tạo nên sự cân đối hai bên, tránh gù vẹo cột sống. - Phụ huynh cần quản lý các em chặt chẽ khi ở nhà. Không nên để các em xem ti vi, chơi điện tử hay đọc truyện tranh chữ nhỏ quá nhiều dễ dẫn đến cận thị. Góc học tập ở nhà của các em cũng cần đảm bảo ánh sáng, kích thước bàn ghế phù hợp như tiêu chuẩn ở trường. - Cuối cùng, dinh dưỡng là một phần quan trọng góp phần phòng chống cận thị và cong vẹo cột sống. Các em cần được ăn đủ chất để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Canxi làm cho xương cứng cáp góp phần phòng bệnh gù vẹo cột sống. Vitamin A và các tiền tố của nó giúp mắt khỏe hơn, sáng hơn. Ngoài ra, nhiều yếu tố vi lượng khác có trong cá, thịt, rau, củ, quả rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Tóm lại, cận thị và gù vẹo cột sống là hai bệnh học đường thường xuất hiện ở học sinh các cấp học phổ thông. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng học tập của học sinh cũng như ảnh hưởng lâu dài đến khả năng lao động và làm việc sau này. Việc phòng chống bệnh học đường nói chung, cận thị và gù vẹo cột sống nói riêng cần có sự quan tâm của ngành y tế, giáo dục và đào tạo cùng với phụ huynh học sinh. Sự phối hợp tốt giữa nhà trường - gia đình - xã hội sẽ tạo cho các em môi trường học tập và vui chơi lành mạnh, góp phần phòng chống bệnh học đường, bảo vệ sức khỏe học sinh./. ■ Chu Trọng Trang - Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An http://www.gopfp.gov.vn/so-4- 49;jsessionid=773C8F773C34BF0FB3126DE8ABB94781? p_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&_62_INSTANCE_ Z5vv_struts_action=%2Fjournal_articles %2Fview&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0&_62_INSTANCE_Z5vv_groupId=18& _62_INSTANCE_Z5vv_articleId=1291 (Số 4, tổng cục dân số gia đình và trẻ em) KHẢO SÁT CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG TẠI 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở HÀ NỘI BS. HOÀNG VĂN TIẾN*, BS. VŨ THỊ THOA** PGS. TS. BÙI THANH TÂM*** VÀ CS Đặt vấn đề* ** *** Cận thị là một loại tật khúc xạ của mắt làm cho người mắc cận thị chỉ nhìn rõ được các vật ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa, thị lực nhìn xa bao giờ cũng dưới 10/10. Cận thị làm giảm khả năng khám phá thế giới xung quanh, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ em. Hậu quả cuối cùng của cận thị sẽ dẫn đến thoái hoá hắc võng mạc mắt (Màng tiếp nhận ánh sáng), có thể gây bong võng mạc và dẫn đến mù. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cận thị ở trẻ em như: Điều kiện học tập tại trường, tại nhà (ánh sáng, bàn ghế, bảng…), chế độ học tập, sinh hoạt (đọc sách, truyện, chơi đIện tử, xem tivi…) Nhưng một nguyên nhân quan trọng chưa được đề cập đến đó là sự hiểu biết của trẻ em, của các bậc cha mẹ và của giáo viên về cận thị học đường, đặc biệt là hậu quả của cận thị đối với trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu Bảng 1: Tình hình thị lực và mắc các bệnh mắt thông thường Chỉ số Hoàng Văn Thụ Phúc Tân Nghĩa Dũng Tổng số Số học sinh được khám 31 33 38 102 Số có thị lực dưới 10/10 4 7 22 33 Số bị loạn thị 0 3 4 7 Số mắc mắt hột 5 8 11 24 Số viêm kết mạc 4 3 4 11 Số mắc sạn vôi 11 12 14 37 Tỷ lệ học sinh có thị lực dưới 10/10 là 33/102(32,3%). Đây là một tỷ lệ cao ở học sinh bậc tiểu học. 1. Xác định tỷ lệ cận thị học sinh lớp 3; 2. Xác định mức độ nhận thức đúng của học sinh lớp 3, cha mẹ và giáo viên tiểu học về cận thị học đường; 3. Phân tích một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường. Phương pháp nghiên cứu Chọn 3 trường tiểu học (Hoàng Văn Thụ, Phúc Tân và Nghĩa Dũng), mỗi trường chọn một lớp 3 lấy toàn bộ học sinh trong lớp, cùng cha hoặc mẹ học sinh và toàn bộ giáo viên đang dạy tại 3 trường. Tiến hành khám mắt, phân loại cận thị, phỏng vấn toàn bộ học sinh, phỏng vấn và thảo luận nhóm với cha mẹ học sinh và giáo viên. Kết quả nghiên cứu 1. Khám mắt Bảng 2: Mức độ cận thị (D = diop) Chỉ số Hoàng Văn Thụ Phúc Tân Nghĩa Dũng Tổng số N % Số cận <-1,0D 2 3 11 16 48,5 Số cận từ -1,0D <- 2,0D 1 2 3 6 18,2 Số cận từ -2,0D<- 3,0D 1 2 3 6 18,2 Số cận ³-3,0D 0 0 5 5 15,1 Tổng số 4 7 22 33 100 Tỷ lệ cận thị nhẹ (<-3,0D) chiếm 84,9%, chỉ có 15,1% là cận thị vừa (³-3,0D). Không có trường hợp nào bị cận thị nặng. Bảng 3: Số mắt cận thị và số cận thị mới phát hiện Chỉ số Hoàng Văn Thụ Phúc Tân Nghĩa Dũng Tổng số Cận 1 mắt 0 2 5 7 Cận 2 mắt 4 5 17 26 Số cận thị cũ (đã có kính) 0 3 6 9 Số cận thị mới phát hiện 4 4 16 24 Có tới 24/33 học sinh mới được xác định cận thị, cá biệt có em cận đến - 2,0D ; - 3,0D mà cô giáo và gia đình cũng chưa biết. Trong số 9 học sinh cận thị được phát hiện từ trước có 2 học sinh ở trường Nghĩa Dũng đã đeo kính không đúng số ( -1,0D & - 0,5D). 2. Kiến thức, thái độ đối với cận thị học đường Bảng 4: Nhận thức đúng về biểu hiện, tác hại và nguyên nhân cận thị Học sinh (n=102) Cha mẹ (n=102) Giáo viên (n= 62) % % % Biểu hiện 58,8 31,7 95,1 Tác hại 29,4 33,3 51,6 Nguyên nhân 40,1 37,2 50,0 Giáo viên có nhận thức đúng về biểu hiện, tác hại và nguyên nhân cận thị cao nhất (95,1%; 51,6%; 50,0%) và cha mẹ học sinh thấp nhất (31,7%; 33,3%; 37,2%). Kết quả này cho thấy sự hiểu biết về những vấn đề trên ở cả 3 nhóm đối tượng thấp, đặc biệt là hiểu biết về tác hại và nguyên nhân của cận thị ở nhóm học sinh (29,4; 40,1%) và nhóm cha mẹ học sinh (33,3%; 37,2%). Đây là điểm rất quan trọng đối với việc tổ chức triển khai phòng chống cận thị học đường. Bảng 5: Quan tâm đến cận thị học đường Học sinh (n=102) % Cha mẹ (n= 102) % Giáo viên (n= 62) % Có quan tâm 24,5 34,3 46,7 Không quan tâm 75,5 65,7 53,3 Kết quả bảng 5 cho thấy, các nhóm đối tượng quan tâm đến cận thị học đường rất thấp, thấp nhất ở nhóm học sinh 24,5%; nhóm cha mẹ học sinh là 34,3% còn nhóm giáo viên là 46,7%. 3. Kết qủa thảo luận nhóm của cha mẹ học sinh và giáo viên 3.1. Tình hình mắc cận thị ở học sinh hiện nay (Trẻ em hiện nay mắc cận thị nhiều hay ít hơn so với trước đây?) Tất cả ý kiến ở cả 2 nhóm cho rằng trẻ em hiện nay mắc cận thị quá nhiều và ngày càng nhiều hơn. Nếu cứ tiếp tục như thế này thì không biết đến khi học hết phổ thông thì tỷ lệ cận thị ở học sinh sẽ thế nào? Vấn đề này cần được nghiên cứu để hạn chế cận thị cho học sinh. 3.2. Nguyên nhân mắc cận thị học đường (Vì sao trẻ em lại mắc cận thị?) Phần lớn ý kiến của cha mẹ học sinh cho rằng học sinh hiện nay bị cận thị nhiều là do bàn ghế không đúng quy cách, không phù hợp với tuổi của học sinh, ánh sáng thiếu, khi đọc, viết cứ cúi sát mặt xuống bàn, tư thế ngồi học thường xuyên không đúng. Về nhà thì xem truyện tranh, xem TV, chơi điện tử quá nhiều Một số ít cho rằng bàn ghế trường lớp chỉ là một phần nhỏ, cái chính là bây giờ học sinh phải học quá nhiều, chương trình đã nặng, bố mẹ lại thường bắt con học thêm. Tất cả giáo viên cho rằng chương trình học nặng quá làm cho giáo viên cũng không còn thời gian để quan tâm đến sức khoẻ của học sinh và học sinh không còn thời gian để hoạt động thể lực, để vui chơi. Giờ nghỉ thường các em lại tranh thủ xem truyện mà truyện thì chữ rất nhỏ, giấy đen. Về nhà các em thường chơi điện tử, xem TV quá nhiều. Nhiều gia đình còn tạo điều kiện, khuyến khích các em làm những việc đó. Chưa có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc sức khoẻ cho học sinh. 3.3. Tác hại của cận thị Phần lớn các ý kiến ở cả 2 nhóm cho rằng cận thị có ảnh hưởng đến khả năng học tập, đến sức khoẻ, đến sinh hoạt của trẻ nhưng không biết ảnh hưởng đến mức nào? Tất cả đều không biết sự nguy hiểm của cận thị đối với sức khoẻ lâu dài của trẻ (Có thể gây thoái hoá hắc võng mạc, gây bong võng mạc và mù) 3.4. Biện pháp phòng chống cận thị Tất cả ý kiến cho rằng cần phải nghiên cứu để phòng chống cận thị cho học sinh. Ngoài các biện pháp như đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc viết, hạn chế xem truyện, TV, chơi điện tử thì phải sửa đổi chương trình học để học sinh có thời gian chơi. Tổ chức khám mắt định kỳ cho học sinh và có nhiều tài liệu tuyên truyền giáo dục cho học sinh và mọi người về tác hại của cận thị và cách phòng chống cận thị 4. Phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố học đường với cận thị Bảng 6: Thời gian học với cận thị Cận thị (n=33) % Không cận thị (n=69) % Tổng số (n=102) % Có học thêm 27,3 72,7 100 Không học thêm 41,7 58,3 100 Thời gian học là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới cận thị học đường, tuy nhiên trong nghiên cứu này chưa rõ mối liên quan (P>0,05). Mặc dù vậy, kết quả cho thấy học sinh có học thêm mắc cận thị nhiều hơn số học sinh không học thêm. Bảng 7: Thời gian xem TV, chơi điện tử, tự học với cận thị Cận thị (n=33) % Không cận thị (n=69) % Tổng số (n=102) % Trên 3 giờ trong ngày 40,4 59,6 100,0 Dưới 3 giờ trong ngày 25,4 74,6 100,0 Thời gian xem TV, chơi điện tử, tự học nhiều (Sử dụng mắt) là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới cận thị học đường, tuy nhiên trong nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan (P>0,05). Mặc dù vậy, kết quả cho thấy số học sinh có thời gian xem ti vi, chơi điện tử, tự học trên 3 giờ/ngày mắc cận thị nhiều hơn số học sinh cận thị xem TV, chơi điện tử, tự học dưới 3 giờ/ngày. Bảng 8: Tư thế ngồi học với cận thị Tư thế ngồi học Cận thị (n=33) % Không cận thị (n=69) % Tổng số (n=102) % Tư thế sai 26,3 73,7 100,0 Tư thế khôn g sai 54,5 45,5 100,0 Tư thế học là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới cận thị học đường, tuy nhiên trong nghiên cứu này chưa rõ mối liên quan (P>0,05). Kết quả cho thấy trong số học sinh có tư thế sai mắc cận thị nhiều hơn số học sinh cận thị có tư thế không sai. Bảng 9: Tập luyện TDTT và giúp đỡ gia đình với cận thị học đường Tập luyện TDTT, giúp đỡ gia đình Cận thị (n=33) % Không cận thị (n=69) % Tổng số (n=102) % Không 32,0 68,0 100,0 có 33,3 76,7 100,0 Thời gian hoạt động thể lực có ảnh hưởng rất lớn tới cận thị học đường, tuy nhiên trong nghiên cứu này chưa rõ mối liên quan (P>0,05). Kết quả cũng cho thấy trong số học sinh cận thị, số không hoạt động thể lực nhiều hơn số học sinh có hoạt động thể lực. Bảng 10: Trạng thái mệt mỏi của học sinh sau khi đọc, viết, xem TV dùng máy tính với cận thị học đường Mệt mỏi Cận thị Không cận thị Tổng số Có biểu hiện 25 47 72 [...]... mẹ học sinh và học sinh về các bệnh học đường và biện pháp phòng chống các bệnh học đường Đưa nội dung phòng chống cận thị vào sinh hoạt ngoại khoá và đưa chỉ tiêu giảm tỷ lệ mắc cận thị học sinh vào chỉ tiêu thi đua của lớp học Trong kỳ họp phụ huynh phải giành thời gian ít nhất là 30 phút để phổ biến tình hình sức khoẻ của học sinh và bàn biện pháp phòng chống cận thị học đường 2 Đối với cha mẹ học. .. Tỷ lệ có hiểu biết đúng về biểu hiện, tác hại và nguyên nhân của cận thị học đường còn thấp Nhóm học sinh thấp nhất chỉ có (58,8%; 29,4% và 40,1%) Nhóm cha mẹ học sinh (31,7%; 33,3%; và 37,2%) Nhóm giáo viên (95,1%; 51,6% và 50,0%) 3 Tỷ lệ học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên quan tâm đến phòng chống cận thị học đường còn quá thấp Chỉ có 24,5% học sinh, 34,3% cha mẹ học sinh và 46,7% giáo viên quan... viên quan tâm đến vấn đề cận thị học đường 4 Thời gian học thêm, chơi điện tử xem ti vi, tư thế học, hoạt động thể lực và trạng thái mệt mỏi của học sinh sau khi học mặc dù chưa thấy liên quan với cận thị học đường (P>0,05) nhưng kết quả cho thấy có sự khác nhau khá rõ về tỷ lệ giữa nhóm cận thị và không cận thị và xu hướng cận thị tăng lên ở nhóm có nguy cơ Kiến nghị và đề xuất giải pháp 1 Đối với...Không hiện biểu 08 22 30 Trạng thái của học sinh sau giờ học là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới cận thị học đường, tuy nhiên trong nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan (P>0,05) Kết quả bảng 10 cũng cho thấy trong số học sinh cận thị, số học sinh có biểu hiện mệt mỏi nhiều hơn số học sinh không có biểu hiện mệt mỏi Kết luận 1 Tỷ lệ học sinh mắc cận thị 32,3% Chủ yếu là cận thị nhẹ... nguy cơ cận thị cao gấp 9 lần so với HS hay sinh hoạt ngoài trời Ngoài thời gian học ở trường, ở nhà, các em còn học thêm bên ngoài Thời gian rảnh thường dành xem tivi, chơi máy tính, trò chơi điện tử… mà không vui chơi giải trí, hoạt động thể lực Điều này gây căng thẳng thần kinh dẫn đến nguy cơ cận thị Ở nhóm HS học thêm (khảo sát ở tỉnh Thừa Thiên Huế) tỷ lệ cận thị (4,4%) cao hơn nhóm không đi học. .. gia tăng nguy cơ mắc bệnh đó là di truyền và môi trường Học sinh dễ bị cận thị là do nhãn cầu của trẻ còn phát triển về chiều dài, các thói quen tốt về vệ sinh thị giác chưa được hình thành, cụ thể như trẻ chưa tự phân bổ thời gian học và các hoạt động nhìn gần (xem phim, chơi hoặc học với máy vi tính…) với các hoạt động ngoài trời một cách hợp lý 3 Có mấy loại cận thị? Bệnh cận thị và tật cận thị... thấp Tật cận thị còn gọi là cận thị học đường hay cận thị mắc phải Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi học sinh, đôi khi thanh niên, mức độ cận nhẹ và trung bình từ 6 đi ốp trở xuống, tiến triển chậm, tăng độ ít, độ cận thường ổn định khi đến tuổi trưởng thành (18-20 tuổi) Tỷ lệ bị biến chứng thấp 4 Người bị cận thị cần làm gì để giảm mỏi mệt ở mắt do điều tiết? Để hạn chế và giảm những triệu chứng mỏi mệt... nhiều hơn ở lứa tuổi trung học và cao nhất ở bậc đại học, sinh viên y khoa có hơn 80% bị cận thị Mới đây người ta nghiên cứu nguyên nhân gây ra cận thị cũng do yếu tố di truyền Di truyền có ảnh hưởng đến việc phát sinh cận thị theo 3 cơ chế: trội, lặn và đôi khi liên kết với giới tính Cuộc sống văn minh, làm việc trong cự ly gần là yếu tố phát sinh ra cận thị Biểu hiện của cận thị ở trẻ: trẻ nhìn xa... tăng theo cấp học, ở cấp THPT cao nhất (11,6%), Tiểu học thấp nhất (5,6%) Tỷ lệ cận thị lứa tuổi 16 là 9,25%; tuổi 17 là 9,54% và 9,91% ở lứa tuổi 18 HS nữ cận thị cao hơn nam (do HS nữ dành cho học và ở trong nhà nhiều hơn HS nam) Những HS không tập thể dục có tỷ lệ cận thị cao hơn so với HS có tập thể dục, chơi thể thao bởi khi hoạt động ngoài trời có không gian rộng lớn, hoạt động cơ bắp nhiều,... Nếu bệnh nhân cận thị được chỉnh kính đúng thì tiến triển cận thị sẽ chậm lại, không bị tăng độ Tuy nhiên khi đeo kính, góc nhìn bị thu hẹp, hình ảnh bị thu nhỏ và gây vướng víu cho bệnh nhân Sử dụng kính sát tròng thì bệnh nhân phải giữ gìn vệ sinh tốt, đeo kính vào sáng sớm và tháo ra buổi tối trước khi ngủ Không được đeo kính sát tròng khi xuống nước như khi đi tắm biển 2 Bệnh nhân đeo kính sát . TRẠNG BỆNH HỌC ĐƯỜNG Khoa Sức khỏe cộng đồng và Y tế trường học (Trung tâm Y tế Dự phòng Nghệ An) đã tiến hành khảo sát về thực trạng bệnh học đường ở học sinh Tiểu học (TH) và Trung học cơ sở (THCS). . Khảo sát về thực trạng bệnh học đường ở học sinh Tiểu học (TH) và Trung học cơ sở (THCS) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc đời mỗi con người, thời gian học ở trường phổ thông là dài nhất và đó cũng. mẹ học sinh và học sinh về các bệnh học đường và biện pháp phòng chống các bệnh học đường. Đưa nội dung phòng chống cận thị vào sinh hoạt ngoại khoá và đưa chỉ tiêu giảm tỷ lệ mắc cận thị học sinh

Ngày đăng: 18/08/2015, 00:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Học thêm nhiều dễ cận thị

    • Cận thị vì thiếu sáng

    • Học thêm nhiều dễ bị cận thị

    • Phòng cận thị học đường

    • Điều trị bệnh cận thị bằng cách đeo kính thuốc

    • Điều trị bệnh cận thị bằng cách đeo kính thuốc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan