PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM 1.1Loại hình đơn vị Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 244/TTg ngày 14/04/1995, theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. Tổng công ty được chính phủ xếp hạng đặc biệt tại Quyết định số 186/TTg ngày 28/03/1996 nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất, kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn Tổng công ty, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước, Petrolimex luôn phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và bảo đảm an ninh quốc phòng Tổng công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là “VIETNAM NATIONAL PETROLEUM IMPORT EXPORT CORPORATIN”, viết tắt là “PETROLIMEX”. Trụ sở chính của Tổng công ty tại Số 1, phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam. 1.2Quy mô Lao động: Tổng số lao động của Tổng công ty là 16.624, trong đó có 5.285 lao động nữ, 11.339 lao động nam. Cơ cấu lao động phân chia theo trình độ nghiệp vụ: Trình độ Số người Tiến sỹ : 02 Thạc sỹ : 94 Cử nhân : 3.846 Cao đẳng : 879 Trung cấp : 3.435 CNKT, sơ cấp : 8.368 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam) Tổng nguồn vốn của Tổng Công ty năm 2008 là: 18.007.161.995.258 VND, năm 2009 là: 21.606.980.355.913 VND. (Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp tại ngày 31/12/2009 của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam Tổng Công ty hiện quản lý 41 Công ty xăng dầu thành viên (sở hữu 100% vốn) phân bổ và hoạt động trên địa bàn cả nước và Văn phòng Tổng công ty xăng dầu Việt Nam; 26 Công ty con do Tổng BÁO CÁO KHẢO SÁT TẠI PETROLIMEX 1 Công ty nắm quyền chi phối, 01 Công ty liên doanh với đối tác nước ngoài và 01 Công ty TNHH 100% vốn tại Singapore. Mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty được mô tả theo sơ đồ sau. 1.3Lĩnh vực kinh doanh Tổng công ty có chức năng nhiệm vụ đầu tư, phát triển kinh doanh xăng dầu theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Thương mại Nhà nước, ngành nghề kinh doanh bao gồm: • Xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, vật tư, thiết bị phục vụ ngành xăng dầu và các ngành khác; • Kinh doanh vận tải xăng dầu và kho cảng dầu; • Khảo sát thiết kế, xây lắp công trình xăng dầu và dân dụng; • Dịch vụ khách sạn và dịch vụ du lịch; • Mặt hàng khí hóa lỏng, thiết bị vật tư phục vụ ngành gas; • Dịch vụ công nghệ thông tin, vật tư thiết bị phục vụ ngành tin học và tự động hóa BÁO CÁO KHẢO SÁT TẠI PETROLIMEX HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG ĐOÀN TỔNG CÔNG TY CÁC PB VÀ VPĐD TẠI TP.HCM BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH CÁC CÔNG TY KD XĂNG DẦU CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN Các chi nhánh Các xí nghiệp Tổng kho và kho Hệ thống cửa hàng Phân xưởng, đội xe PECO ASPHALT CHEMICAL LUB GAS PJICO PTN BP-PETCO Sơ đồ 01: Mô hình tổ chức Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam 2 • Cung ứng tàu biển • Cung ứng xăng dầu hàng không Ngoài ra, công ty còn được kinh doanh đa ngành theo quy định của pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao. 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh của Petrolimex trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu sau: ĐVT: Triệu đồng stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 76.370.739 111.666.636 93.673.673 2 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 133.349 980.927 3.134.881 3 Lợi nhuận khác 9.922 37.304 81.724 4 Lợi nhuận trước thuế 143.271 1.018.231 3.216.605 5 Lợi nhuận sau thuế TNDN 88.994 913.733 2.880.026 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp đã được kiểm toán tại Petrolimex các năm 2007, 2008 và 2009) PHẦN II CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI PETROLIMEX 2.1 Tổng quan công tác kế toán tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam Với sự ra đời của Luật kế toán, hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam và đặc biệt là Chế độ kế toán doanh nghiệp kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 23/06/2006 của Bộ Tài chính. Để triển khai áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp vào điều kiện quản lý cụ thể của Tổng công ty, ngày 02/06/2006 Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã có Quyết định số 230/XD–QĐ-TGĐ về việc thành lập Tổ nghiệp vụ triển khai áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp. Sau một thời gian nghiên cứu và soạn thảo, được sự giúp đỡ của Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính, Chế độ kế toán áp dụng tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã hoàn thành và được Bộ tài chính chấp thuận cho phép triển khai áp dụng. Chế độ kế toán áp dụng tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc tuân thủ Chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính đồng thời kế thừa các chế độ kế toán đặc thù của Tổng công ty ban hành trước đây. Bên cạnh hệ thống Báo cáo tài chính, chế độ cũng đã qui định hệ thống Báo cáo quản trị và các báo cáo kiểm kê phục vụ cho yêu cầu quản lý đặc thù của Tổng công ty. BÁO CÁO KHẢO SÁT TẠI PETROLIMEX 3 Chế độ kế toán mới tại Tổng công ty được thực hiện theo quyết định số 049/XD-QĐ-HĐQT ngày 13/02/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2008. Chế độ này áp dụng cho Văn phòng Tổng công ty, các Công ty xăng dầu thành viên và các doanh nghiệp khác chịu sự chi phối của Tổng công ty. Chế độ kế toán áp dụng tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam gồm 4 phần: • Phần 1: Hệ thống tài khoản kế toán và qui định hạch toán các nghiệp vụ kinh tế đặc thù • Phần 2: Qui định về hệ thống báo cáo gồm Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị và Báo cáo thống kê • Phần 3: Qui định về chế độ chứng từ kế toán • Phần 4: Chế độ sổ kế toán 2.2 Kế toán quản trị tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam 2.2.1 Qui định và hướng dẫn thực kế toán quản trị Qui định về hạch toán chi tiết và kế toán quản trị được thể hiện trong Chế độ kế toán áp dụng tại Tổng Công ty như sau: Các nhóm nghiệp vụ phải tổ chức kế toán chi tiết và kế toán quản trị bao gồm: Kế toán vốn bằng tiền Kế toán hàng tồn kho Kế toán công nợ Kế toán các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn Kế toán TSCĐ Kế toán kết quả kinh doanh Kế toán Nguồn vốn, quỹ Trong đó có qui định cụ thể: Kế toán tổng hợp được thực hiện trên các sổ tổng hợp mở theo các tài khoản được quy định trong hệ thống tài khoản áp dụng tại Tổng công ty Kế toán chi tiết được thực hiện trên các sổ chi tiết mở theo các yêu cầu chi tiết được qui định trong các danh mục bổ sung nhằm phục vụ yêu cầu quản trị gồm: Tên danh mục Phân cấp Tổng công ty quản lý Công ty quản lý Danh mục Tiền tệ X Danh mục hàng hóa Nhóm hàng hóa Danh mục nguồn hàng Cấp 1 Danh mục kho X Danh mục phương thức nhập xuất Cấp 1 Danh mục khách hàng Nhóm khách hàng Danh mục cán bộ nhân viên X Danh mục thời gian đầu tư Cấp 1 Danh mục Thời gian công nợ Cấp 1 Danh mục loại hình kinh doanh Cấp 1, 2 BÁO CÁO KHẢO SÁT TẠI PETROLIMEX 4 Danh mục khoản mục phí Cấp 1, 2 Danh mục TSCĐ X Theo đó, kế toán chi tiết và kế toán quản trị của các nhóm nghiệp vụ được mô tả như sau: • Kế toán vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Đơn vị cần theo dõi chi tiết các khoản tiền gửi ngân hàng theo từng ngân hàng nơi mở tài khoản. Để thống nhất việc theo dõi, chế độ này qui định đơn vị phải mở chi tiết theo danh mục khách hàng để theo dõi tình hình biến động về tiền gửi ngân hàng tại từng ngân hàng. • Kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho ngoài việc theo dõi về mặt hiện vật và giá trị cần theo dõi qui cách, nguồn hình thành, kho hàng (địa điểm, quản lý, sử dụng). Việc theo dõi chi tiết hàng hóa được thực hiện kết hợp với danh mục hàng hóa, danh mục kho, danh mục nguồn hàng. • Kế toán công nợ: Các khoản công nợ cần phải được theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, nhóm khách hàng và thời gian nợ. Để theo dõi chi tiết các khoản công nợ, các tài khoản công nợ phải mở kết hợp với danh mục khách hàng và danh mục thời gian công nợ • Kế toán các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn: Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn phải được theo dõi chi tiết theo phương thức đầu tư: cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn, cho vay ; đơn vị đầu tư; tỷ lệ góp vốn; quyền kiểm soát; thời hạn đầu tư; thời gian bắt đầu đầu tư; thời gian kết thúc đầu tư; lợi nhuận theo từng khoản đầu tư. Các tài khoản theo dõi đầu tư phải được mở kết hợp với danh mục khách hàng và danh mục thời gian đầu tư. • Kế toán kết quả kinh doanh: kết quả kinh doanh cần được theo dõi chi tiết theo loại hình kinh doanh: kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dầu mỡ nhờn Theo đó các tài khoản liên quan: Chi phí sản xuất dở dang (TK154), Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK511), Giá vốn hàng bán (TK632), Chi phí bán hàng (TK 641), Xác định kết quả kinh doanh (TK911) phải mở kết hợp với danh mục loại hình kinh doanh. Đối với TK 154 và TK 641 (chi phí bán hàng) để phục vụ cho yêu cầu quản trị còn phải theo dõi chi tiết khoản mục chi phí. Các TK 511, TK 632 còn phải theo dõi chi tiết theo nhóm khách hàng trong cùng tập đoàn để phục vụ việc hợp nhất báo cáo tài chính. • Kế toán nguồn vốn và các quỹ: đơn vị phải tổ chức theo dõi chi tiết tình hình biến động của nguồn vốn kinh doanh và các quỹ của đơn vị. Đối với qui định hạch toán các khoản chi phí: Các khoản chi phí phát sinh được tập hợp theo loại hình kinh doanh và khoản mục chi phí theo nguyên tắc: • Chi phí bán hàng liên quan trực tiếp đến loại hình kinh doanh nào phải hạch toán trực tiếp vào loại hình kinh doanh đó theo các khoản mục chi phí • Đối với các khoản chi phí bán hàng không thể hạch toán trực tiếp theo loại hình kinh doanh thì sẽ tập hợp chung vào TK 6419 “Chi phí bán hàng chung” cuối kỳ phân bổ cho BÁO CÁO KHẢO SÁT TẠI PETROLIMEX 5 các loại hình kinh doanh liên quan theo tiêu thức phù hợp và kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. 2.2.2 Hệ thống báo cáo quản trị Danh mục báo cáo quản trị áp dụng tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam bao gồm: stt Tên Báo cáo Mẫu báo cáo Diễn giải báo cáo Kỳ báo cáo 1 Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh B01-TCTY Báo cáo này gồm các chi tiêu cơ bản về kết quả kinh doanh. Trên báo cáo thể hiện kết quả kinh doanh theo từng lĩnh vực kinh doanh và của toàn bộ hoạt động kinh doanh của Tổng công ty 3,6,9 tháng, năm 2 Báo cáo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp B02-TCTY Báo cáo gồm 3 chỉ tiêu lớn: Sản lượng kinh doanh, doanh thu thuần, tổng hợp và chi tiết chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Trên báo cáo thể hiện số liệu của các chỉ tiêu trên theo từng loại hình kinh doanh và có so sánh giá trị với % doanh thu tương ứng 3,6,9 tháng, năm 3 Báo cáo giá thành sản phẩm dịch vụ B03-TCTY Báo cáo này chi tiết các khoản chi phí theo từng lĩnh vực kinh doanh 3,6,9 tháng, năm 4 Báo cáo quỹ tiền lương B04-TCTY Báo cáo này thể hiện quỹ tiền lương được quyết toán theo đơn giá tiền lương và sản lượng tiêu thụ kết quả kinh doanh của từng lĩnh vực kinh doanh. Từ đó phân bổ quỹ lương cho từng lĩnh vực kinh doanh. 3,6,9 tháng, năm 5 Báo cáo tiêu thụ B05-TCTY Báo cáo này phản ánh tình hình tiêu thụ từng loại hàng hóa, dịch vụ theo hình thức bán hàng của từng loại hình kinh doanh 3,6,9 tháng, năm 6 Báo cáo cân đối nhập – xuất – tồn kho hàng hóa B06-TCTY 7 Phụ biểu nhập hàng hóa B06A -TCTY Thể hiện tình hình nhập từng loại hàng hóa theo từng hình thức nhập, theo từng đơn vị trực thuộc Tổng công ty 3,6,9 tháng, năm 8 Phụ biểu xuất hàng hóa B06B -TCTY Thể hiện tình hình xuất từng loại hàng hóa theo từng hình thức xuất, theo từng đơn vị trực thuộc Tổng công ty 3,6,9 tháng, năm 9 Phụ biểu nhập mua nội bộ xăng dầu B06C- TCTY Thể hiện tình hình nhập mua nội bộ của từng mặt hàng theo tổng số và chi tiết theo từng đơn vị trực thuộc Tổng công ty BÁO CÁO KHẢO SÁT TẠI PETROLIMEX 6 10 Phụ biểu xuất bán nội bộ xăng dầu B06D -TCTY Thể hiện tình hình xuất bán nội bộ của từng mặt hàng theo tổng số và chi tiết theo từng đơn vị trực thuộc Tổng công ty 11 Báo cáo công nợ B07-TCTY Thể hiện tổng hợp tình hình công nợ với khách hàng, đơn vị trực thuộc, đơn vị liên doanh, góp vốn Ngoài ra còn thể hiện chi tiết tình hình công nợ mất khả năng thanh toán của từng khách hàng 3,6,9 tháng, năm 12 Báo cáo nội bộ về điều động tài sản, nguồn vốn, quỹ, công nợ, lưu chuyển tiền tê B08-TCTY Thể hiện tình hình tăng giảm về TSCĐ, nguồn vốn quỹ, công nợ nội bộ và tình hình lưu chuyển tiền tệ nội bộ trong kỳ. 3,6,9 tháng, năm 13 Báo cáo tăng giảm nguồn vốn khấu hao B09-TCTY Phản ánh tình hình tăng, giảm và dư cuối kỳ của nguồn vốn khấu hao 3,6,9 tháng, năm 14 Báo cáo các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn B10-TCTY Phản ánh tình hình đầu tư: tình hình tăng, giảm, số dư cuối kỳ của từng khoản đầu tư trong kỳ 3,6,9 tháng, năm Hệ thống báo cáo quản trị này áp dụng cho Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, Văn phòng Tổng công ty và các Công ty xăng dầu trực thuộc tổng công ty. Văn phòng Tổng công ty, Văn phòng công ty, Chi nhánh, Xí nghiệp trực thuộc lập báo cáo quản trị riêng tại đơn vị mình. Các đơn vị cấp trên có đơn vị kế toán trực thuộc phải lập báo cáo quản trị tổng hợp từ báo cáo riêng của văn phòng với báo cáo của đơn vị cấp dưới Các công ty cổ phần, công ty liên doanh, liên kết với Petrolimex tùy theo đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình để vận dụng hệ thống báo cáo quản trị vào công tác quản lý tại đơn vị mình. PHẦN III NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI PETROLIMEX 3.1 Những hạn chế Qua khảo sát và phân tích sơ bộ về Công tác kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam tôi nhận thấy công tác kế toán quản trị tại Tổng công ty còn một số hạn chế sau: BÁO CÁO KHẢO SÁT TẠI PETROLIMEX 7 • Thứ nhất: đồng hóa kế toán chi tiết với kế toán quản trị, lấy kế toán chi tiết làm cơ sở để xây dựng kế toán quản trị • Thứ hai: vai trò của kế toán quản trị về cơ bản vẫn dừng lại ở việc lập dự toán và phản ánh tổng hợp tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh • Thứ ba: Các báo cáo quản trị về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh mới chủ yếu tập trung vào việc tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng lĩnh vực kinh doanh. Chưa có các báo báo phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh theo nhóm đơn vị cùng lĩnh vực kinh doanh, theo cấp quản lý • Thứ tư: Chưa có các báo cáo so sánh giữa chi phí dự toán với chi phí thực tế theo các tiêu chí quản trị • Thứ năm: Thông tin kế toán quản trị chưa đầy đủ, kịp thời và phù hợp để hỗ trợ nhà quản trị trong việc ra quyết định ngắn hạn và dài hạn trong kinh doanh. • Thứ sáu: Tổng công ty chưa có hệ thống báo cáo trách nhiệm, là hệ thống báo cáo được thiết lập tại mỗi cấp quản lý từ các tổ đội sản xuất, kinh doanh lên đến Hội đồng quản trị. Hệ thống báo cáo này sẽ giúp người quản trị của mỗi cấp đo lường và đánh giá được hiệu quả hoạt động của bộ phận, đơn vị do mình phụ trách, giúp toàn bộ các đơn vị, xí nghiệp của công ty tăng cường tinh thần, trách nhiệm trong công việc của mình và đặc biệt là có lời giải hợp lý cho bài toán quản lý với một đơn vị mô hình và qui mô hoạt động lớn và đa dạng như Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. 3.2 Hướng lựa chọn đề tài nghiên cứu Quan việc khảo sát, đánh giá công tác kế toán quản trị tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, với mong muốn vận dụng những kiến thức chuyên môn đã được đào tạo trong quá trình học tập tại Khoa sau đại học Trường Đại học Thương mại vào việc bổ sung và hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, bằng kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình công tác của mình. Tôi xin đăng ký hướng luận văn tốt nghiệp khóa đào tạo Thạc sỹ kế toán như sau: - Hướng 01: Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh theo định hướng kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Hướng 02: Tổ chức chức thông tin kế toán quản trị phục vụ việc ra quyết định dài hạn tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam Lý do đăng ký: Hướng nghiên cứu 01: Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là một đơn vị có quy mô lớn, nhiều đơn vị thành viên, do vậy thông tin kế toán quản trị có vai trò rất quan trọng việc kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, điều hành và ra quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên việc tổ chức vận hành hệ thống kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh theo hướng kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty vẫn còn là công việc khá mới mẻ và chưa BÁO CÁO KHẢO SÁT TẠI PETROLIMEX 8 được triển khai thực hiện. Đây chính là vấn đề cần nghiên cứu và thực hiện tại Tổng công ty hiện nay. Hướng nghiên cứu 02: Là một Tổng công ty lớn, Petrolimex thường xuyên thực hiện các dự án đầu tư lớn, dài hạn. Để ra quyết định đầu tư, các nhà quản trị cần rất nhiều thông tin được phân tích một cánh chi tiết và có độ tin cậy cao trong khi hệ thống kế toán quản trị hiện tại của Tổng công ty chủ yếu cung cấp các thông tin phản ánh tình hình, kết quả kinh doanh quá khứ và hiện tại của đơn vị, chưa cung cấp kịp thời và đầy đủ những thông tin mang tính dự báo, phân tích tình hình trong tương lai phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Kinh mong khoa sau đại học xem xét, đánh giá, góp ý và bổ sung hướng đề tài luận văn tốt nghiệp mà tôi đã nêu trên. Xin chân thành cảm ơn! BÁO CÁO KHẢO SÁT TẠI PETROLIMEX 9