1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DINH DƯỠNG dự PHÒNG BỆNH mạn TÍNH KHÔNG lây

20 808 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Mục tiêu1.Trình bày tổng quan tình hình một số bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng 2.Phân tích mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với Thiếu năng lượng trường diễn; Thừa cân-Béo p

Trang 1

DINH DƯỠNG DỰ PHÒNG BỆNH

MẠN TÍNH KHÔNG LÂY

Ts Bs Phạm Vân Thúy

Trang 2

Mục tiêu

1.Trình bày tổng quan tình hình một số bệnh

mạn tính liên quan đến dinh dưỡng

2.Phân tích mối liên quan giữa chế độ dinh

dưỡng với Thiếu năng lượng trường diễn; Thừa cân-Béo phì; Bệnh đái tháo đường, Bệnh tăng huyết áp, Bệnh loãng xương

3.Trình bày các giải pháp dinh dưỡng trong dự phòng bệnh Thiếu NLTD, TC-BP, Bệnh đái

tháo đường, Bệnh tăng huyết áp, Bệnh Loãng xương

Trang 3

Tổng quan

Tình hình thế giới:

Các bệnh mạn tính đang có xu hướng gia tăng

nhanh trên toàn cầu, không chỉ ở các nước phát

triển mà cả những nước đang phát triển Tổ chức y

tế thế giới (TCYTTG) ước đoán rằng tới năm 2020

các bệnh mạn tính sẽ chiếm gần ¾ số ca tử vong

trên thế giới

Thừa cân, béo phì song hành với sự thay đổi về ăn uống

và lối sống trong quá trình phát triển kinh tế và đô thị hoá Các n/c cho thấy sự thay đổi về mô hình bệnh tật với sự gia tăng của TC-BP thường kéo theo sự tăng nhanh một

số bệnh mạn tính không lây như đái tháo đường, bệnh

tim mạch Đáng chú ý là hội chứng chuyển hoá, có xu

hướng tăng nhanh và liên quan chặt chẽ với sự gia tăng của TC-BP

Trang 4

Tổng quan

Thiếu năng lượng trường diễn thường gặp ở các quốc gia nghèo và các nước đang phát triển

- do nguyên nhân của đói nghèo và mất công

bằng trong xã hội.

- Do thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe và

dinh dưỡng hợp lý

Trang 5

Bệnh đái tháo đường sẽ tăng gấp đôi trên thế giới trong 30 năm tới, từ 143 triệu ca/1997 đến 300 triệu ca/2025, chủ yếu do các tập quán ăn uống và các

yếu tố khác liên quan đến lối sống

Bệnh mạch vành xu hướng tăng ở các nước đang

phát triển cùng với sự già hoá và lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, chế độ ăn không hợp lý và thiếu vận động

Tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có xu hướng tăng Tỷ lệ mắc tăng huyết áp năm 1960 là 1%, hiện nay tăng huyết áp trên 16 tuổi ở nam là 15,1% và nữ

là 13,5; đột quị tăng gấp 3 lần so với 10 năm trước; nhồi máu cơ tim tăng gấp 6 lần so với thập kỉ 60.

Tổng quan

Trang 6

Tình hình Việt Nam:

• Trước 2000, tỷ lệ TC ở nữ 45-49 tuổi ở thành phố/toàn quốc-9,9% Đến 2005 tỷ lệ TC-BP ở người trưởng thành 25-64 tuổi -16,1% Số liệu năm 2000 cho thấy tỷ lệ thừa cân ở trẻ <5 tuổi là 2,5%, ở học sinh 7-11 tuổi ở thành phố HCM, Hà Nội và Hải Phòng - 10%

• Đặc điểm của béo phì là béo bụng (béo kiểu nam, hình quả táo), tỷ lệ này cao hơn ở nữ giới Béo bụng thường đi kèm với rối loạn phân bố mỡ cơ thể, mỡ tích tụ trong các tạng do đó gây rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp và bệnh mạch vành

• TC-BP có xu hướng tăng nhanh và là vấn đề sức khoẻ

cộng đồng ở Việt Nam Đây là một dấu hiệu cảnh báo

quan trọng đối với vấn đề các bệnh mạn tính không lây trên cộng đồng.

Trang 7

TƯ VẤN DINH DƯỠNG

TRONG PHÒNG VÀ

ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH

Trang 8

Mục tiêu

1.Năm được Lich sử phát triển TVDD

2.Kỹ năng tư vấn dinh dưỡng

3.Trình bày các bước TVDD

Trang 9

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Các Bs Hy Lạp là người đầu tiên nhìn nhận vai trò của thực phẩm trong điều trị bệnh

Hoa Kỳ, 1800, Thomas Jefferson đã mô tả thói quen ăn

uống của mình trong một bức thư gửi cho bác sĩ riêng, đó

là những gì có thể coi là một trong những hồ sơ nói về chế

độ ăn uống đầu tiên

1900, Frances Stearn khám dinh dưỡng tại Trung tâm y tế New England Công việc của bà tiếp tục đến nay với các

chuyên gia dinh dưỡng, những người đã quan tâm tới khía cạnh của TVDD

Sau chiến tranh TG thứ II, những tiến bộ trong kiến thức

hóa học cho phép các nhà n/c dinh dưỡng xác định nhu

cầu các chất dinh dưỡng Nó đánh dấu sự khởi đầu của

việc n/c các chất dinh dưỡng cần thiết theo tuổi, giới và

hoạt động của họ Những mô tả này rất quan trọng cho

đánh giá dinh dưỡng trong tư vấn

Trang 10

Selling và Ferraro, trong thảo luận về tâm lý trong ăn

1.biết tính cách của khách hàng

2.biết môi trường xung quanh khách hàng

3.loại bỏ sự căng thẳng cảm xúc

4.hỗ trợ khách hàng trong việc hiểu những hạn chế

của mình

5.khuyên chế độ ăn uống để nó có tác dụng hỗ trợ

khách hàng

6.cho phép thỉnh thoảng có ngoại lệ trong chế độ ăn

uống

Tuy nhiên lúc đó, nhiều kiến thức khoa học liên quan

bệnh học dinh dưỡng đã không tuân thủ lời khuyên

này Nhân viên TVDD dành rất ít nỗ lực để đưa những

Trang 11

Ngày nay, tư vấn viên phải có khả năng đóng tất cả

các vai khi tư vấn, họ vừa là chuyên gia, vừa là tuyên truyền viên, là thầy thuốc chẩn đoán bệnh, vừa phải

trò của TVDD là phải biết rõ mỗi cá nhân trong từng

điều kiện cụ thể cần giải pháp nào là phù hợp

Năm 1973, Margaret Ohlson nhấn mạnh tầm quan

hàng có thể trả lời một cách thoải mái Ohlson cảnh

báo một vấn đề thường gặp trong các buổi tư vấn

dinh dưỡng là chúng ta nói, nói nhiều, nhưng không

trọng của cuộc phỏng vấn.

Trang 12

KỸ NĂNG TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Dinh dưỡng vừa là một môn khoa học và vừa là môn

nghệ thuật Tư vấn viên cần phải chuyển từ lý thuyết

sang thực tiễn và từ khoa học vào nghệ thuật Khả

năng này đòi hỏi phải có cả kiến thức chuyên

môn và kỹ năng tư vấn

Tư vấn dinh dưỡng là sự kết hợp chuyên môn về

dinh dưỡng và kỹ năng về tâm lý, do nhân viên tư

vấn dinh dưỡng được đào tạo cung cấp, tư vấn viên

phải hiểu làm thế nào để làm việc được với bệnh

nhân của mình Dinh dưỡng tập trung cả vào thực

phẩm và các chất dinh dưỡng trong thực phẩm,

nhấn mạnh tới cảm xúc của con người khi trải

nghiệm quá trình ăn uống

Trang 13

Kỹ năng giao tiếp:

Vấn đề cơ bản cho tất cả các tư vấn viên là kiến

thức về kỹ năng giao tiếp Nếu không có những

kỹ năng này, sẽ không thể điều trị được bệnh

Sau khi các bác sĩ đã có được nền tảng này, họ

có thể học các kỹ năng tư vấn khác nhau để hỗ

trợ bệnh nhân trong việc hướng dẫn về chế độ ăn

uống

1)đánh giá dinh dưỡng,

2)chẩn đoán dinh dưỡng,

3)can thiệp dinh dưỡng và

4)giám sát và đánh giá.

Trang 14

Bước 1 Đánh giá DD - phỏng vấn BN để xác định xem

chế độ ăn uống có phải là vấn đề tồn tại và để chẩn đoán TTDD Nếu không đánh giá TTDD thích hợp, quá trình

chăm sóc dinh dưỡng có thể bị sai lệch, đi theo hướng

không phù hợp với nhu cầu của BN

Trong phần đánh giá dinh dưỡng, tư vấn viên hỏi bệnh

nhân các câu hỏi về sức khỏe, đánh giá chế độ ăn uống

hiện tại, và sẽ giúp bệnh nhân thiết kế một chế độ dinh

dưỡng hợp lý, bao gồm cả lượng calo, protein,

carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất, và bổ sung các chất cần thiết khác mà bệnh nhân cần để đạt được

mục tiêu cân nặng và sức khỏe Bác sỹ cũng có thể đề

nghị làm các xét nghiệm khác nhau vào thời điểm này

Như vậy, TVDD thường bắt đầu bằng một cuộc phỏng

vấn, trong đó có các câu hỏi về lượng thức ăn điển hình

của một người Nhân viên y tế sử dụng các phương pháp

Trang 15

Tình huống:

Bệnh nhân đến khám lại, tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng đã hướng dẫn và báo cáo rằng "tôi

đã giảm cân dựa trên chế độ ăn bác sỹ đã

hướng dẫn" Bác sỹ có thể hỏi lại bệnh nhân

một trong những câu hỏi sau:

1."Anh/chị có làm theo tất cả các lời khuyên

của tôi không?"

2 "Vâng, anh/chị đã ăn tất cả những gì?"

3."Một chế độ ăn ngày bình thường của

anh/chị là như thế nào?"

Trang 16

Bước 2 Chẩn đoán DD mô tả vấn đề các nhà TVDD đã

phát hiện ra và có trách nhiệm chữa trị Chẩn đoán DD sẽ

thay đổi theo sự thay đổi của can thiệp Chẩn đoán DD này

độc lập với chẩn đoán y học,

- Chẩn đoán y học không thay đổi và thường là mô tả tình

trạng bệnh trong một thời gian dài

- Chẩn đoán các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng gồm xác

định và đánh giá một vấn đề, xác định nguyên nhân hoặc các yếu tố nguy cơ, liệt kê các dấu hiệu và triệu chứng, và chẩn

đoán dinh dưỡng Có ba yếu tố riêng biệt cho mỗi chẩn đoán dinh dưỡng:

1.Đặt vấn đề (Problem):

2.Nguyên nhân (Etiology

3.Các dấu hiệu và triệu chứng (Signs, Symptoms)

Chẩn đoán DD được viết trong 3 từ (PES) nói rõ vấn đề (P), nguyên nhân (E) và các dấu hiệu, triệu chứng (S) Thông tin

Trang 17

Ví dụ:

Bệnh nhân có đường trong máu cao 10

mmol/l (vấn đề) liên quan đến ăn nhiều

(nguyên nhân), bằng chứng là lượng kcalo

tiêu thụ hàng ngày vượt quá số lượng

khuyến cáo là 500 kcal và tăng trọng lượng

10 kg trong vòng 5 tháng qua (dấu hiệu),

bệnh nhân phàn nàn về sự mệt mỏi và thiếu

năng lượng để làm việc hàng ngày (triệu

chứng)

Chẩn đoán dinh dưỡng: đái tháo đường

Trang 18

Bước 3 Can thiệp dinh dưỡng (điều trị),

cung cấp phương pháp để chữa chẩn đoán

hoặc các vấn đề liên quan dinh dưỡng

Mục tiêu: thay đổi chế độ dinh dưỡng liên

quan đến hành vi; và để cải thiện lối sống

liên quan đến sức khỏe

Trang 19

Các bước trong thiết lập mục tiêu:

1.Xác định mục tiêu chính về dinh dưỡng bằng

cách lắng nghe ý kiến của bệnh nhân.

2.Xác định hành vi dinh dưỡng mong muốn (phải làm gì).

3.Xác định điều kiện hay hoàn cảnh (ở đâu và khi nào làm điều đó).

4.Thiết lập các mức độ hoặc cấp (bao nhiêu hoặc mức độ thường xuyên làm nó).

5.Xác định mục tiêu cụ thể về dinh dưỡng (bệnh

nhân cần ăn, uống gì)

6.Gợi ý để bệnh nhân cam kết, bao gồm cả việc

xác định những trở ngại có thể ngăn cản bệnh

nhân đạt mục tiêu và liệt kê các nguồn lực cần

thiết giúp bệnh nhân đạt mục tiêu

Trang 20

Bước 4 Giám sát và đánh giá, xem can thiệp

dinh dưỡng đang làm có tiếp tục được hay phải

thiết kế lại

Hẹn bệnh nhân khám lại sau một thời gian điều

trị để đánh giá các kết quả mà bệnh nhân đã

làm được và bác sỹ có cơ hội quan sát bệnh

nhân sau một thời gian thực hiện các yêu cầu

của mình Quan trọng là xem xét lại những gì

bác sỹ đã hướng dẫn trong cuộc phỏng vấn và

sau đó xác định những gì bệnh nhân đã làm

được, xem xét những can thiệp dinh dưỡng đã

làm có tiếp tục hay phải thay đổi, bổ sung cho

phù hợp với điều kiện của bệnh nhân.

Ngày đăng: 17/08/2015, 03:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w