Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 69 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
69
Dung lượng
3,26 MB
Nội dung
BỘ Y TẾ TRUỒNG ĐẠI HỌC DUỢC HÀ NỘI Nguyễn Thị Nhật Huyền ĐIỂU TRA CÂY THUỐC NGƯỜI DAO ở XÃ THỐNG NHẤT - THỊ XÃ HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC s ĩ ĐẠI , KHÓA 2003-2007 ,’V V>>Ẳ< Người hướng dẫn: ThS. Hoàng Văn Lâm ^ Nơi thực hiện: Bộ môn Thực vật - Trường ĐH Dược Hà Nõ M Thống Nhất, thị xã Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình Thời gian thực hiện: 01/02/2007 - 512007 Hà nội, 5/2007 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bản khoá luận tốt nghiệp này, lòi cảm ơn đầu tiên tôi xin trân trọng gửi tói TS. Trần Văn ơn và ThS. Hoàng Văn Lâm (Trường ĐH Dược Hà nội) là nhữag ngưòi thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong thòi gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô và các cán bộ bộ môn Thực vật Tníồng ĐH Dược Hà Nội trong suốt quá trình tham gia thực nghiệm khoa học tại bộ môn. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi từ uỷ ban Nhân dân xã Thống Nhất cùng sự hợp tác cung cấp thông tin của các hộ gia đình ở xóm Đồng Chụa (xã Thống Nhất). Xin cám 0fn sự hợp tác giúp đỡ của các ông Triệu Tiến Hòa, ông Lý Sinh Chiến, bà Phùng Thị Minh (xóm Đồng Chụa) đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thòi gian nghiên cứu. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơa sâu sắc tới các thầy cô giảng viên cùng các cán bộ Trường ĐH Dược Hà Nội và Trường ĐH Y khoa Thái Nguyên đã giúp đỡ, cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu. Dù còn gặp nhiều khó khăn về vật chất, thời gian nhưng với những sự giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả trên, tôi đã hoàn thành khoá luận này đúng thòd hạn. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2007 Sinh viên Nguyễn Thị Nhật Huyền MỤC LỤC • t Trang ĐẶT VẤN ĐỂ 1 PHẦN I: TỔNG QUAN 3 1.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN c ú ư 3 1.1.1. Tỉnh Hòa Bình 3 1.1.2. Xã Thống Nhất 8 1.2. NGƯỜI DAO ở VIỆT NAM 8 1.3. HOẠT ĐỘNG SỬDỤNG CÂY c ỏ LÀM THUỐC 11 1.3.1. Sử dụng cây cỏ làm thuốc trên thế giới 11 1.3.2. Sử dụng cây cỏ làm thuốc ở Việt Nam 11 PHẦN H: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KẾT QUẢ NGHIÊN 13 CỨU 2.1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú ư 13 2.1.1. Thiết kế nghiên cứu 13 2.1.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 13 2.2 KẾT QUẢ NGHIÊN cúu 16 2.2.1. Đa dạng sinh học cây cỏ làm thuốc của người Dao ở xã 16 Thống Nhất 2.2.2. Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của người Dao ở xã 26 Thống Nhất. 2.2.3. Điều tra Kiến thức- Thái độ- Thực hành trong sử dụng 33 cây cỏ làm thuốc tại các hộ gia đình 2.3. BÀN LUẬN 35 2.3.1. Về phương pháp 35 2.3.2. Về kết quả 35 KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 38 KẾT LUẬN 38 ĐỀ XUẤT 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHU LỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN TIẾNG VỆT Viéỉ tắt Viết đầy đủ KB Tên khoa học (của cây thuốc) chưa được xác định NCCT Người cung cấp tin NXB Nhà xuất bản TIẾNG ANH Viết tắt Viết đầy đủ CBD The Convention on Biological Divesity (Công ước Đa dạng sinh học) KAP Knowledge, Attitude, Practice (Kiến thức, Thái độ, Thực hành) WWF The World Wide Fund for Nature (Quỹ Thiên nhiên Thế giới) WHO World Health Organization (Tể chức Y tế Thế giới) DANH MỤC BẢNG Stt Tên bảng Trang 2.1 Đa dạng về họ thực vật 20 2.2 Đa dạng về chi thực vật 22 2.3 Đa dạng về loài thực vật 24 2.4 Các bệnh chứng và độ tin cậy tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc 31 2.5 Các bênh thường găp, cách dùng và cách chữa của cây cỏ làm thuốc 33 2.6 Các cây thuốc bổ sung vào danh mục đã được xác định tên khoa học tói loài của người Dao 36 Tổng 6 bảng DANH MỰC HÌNH Stt Tền hình Trang 2.1 Một số hình ảnh cây thuốc 14 2.2 Điều tra tuyến tại rừng 14 2.3 Phỏng ván và thu mẫu tại thực địa 16 2.4 Các bộ phận sử dụng cây thuốc của ngưòi Dao 27 2.5 Các cách dùng cây thuốc của ngưòi Dao 28 2.6 Noi thu hái cây thuốc của ngưòi Dao 29 Tổng 6 hình ĐẶT VẤN ĐỂ Theo báo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong những năm đầu của thế kỷ 21 có tới 65% dân số thế giói có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nền y học cổ truyền [14]. Việt nam có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Hiện nay đã biết 10.386 loài thực vật bậc cao có mạch, dự đoán có thể tới 12.000 loài, trong đó nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm một phần không nhỏ (khoảng 30%). Phần lớn cây thuốc được phân bố ở vùng rừng núi, là nơi sinh sống của 54 dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số quốc gia. Các nhóm dân tộc thiểu số thường sống xen lẫn nhau. Oiính sự đa dạng về sắc tộc cùng với sự khác biệt về tập quán, về văn hoá trong từng cộng đồng dân tộc đã dẫn đến sự đa dạng những kinh nghiệm gia truyền trong việc chữa bệnh và cách sử dụng nguyên liệu làm thuốc bản địa [6]. Người Dao là dân tộc cư trú ở vùng trung du và miền núi, cuộc sống gắn bó với hệ thực vật phong phú của núi rừng Việt Nam. Do xuất phát từ cuộc sống ở vùng sâu, vùng xa nên y học dân tộc luôn đóng vai trò chủ đạo trong chăm sóc sức khỏe và chữa trị bệnh tật. Điều này dẫn đến cộng đồng người Dao có những tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc rất phong phú. Phần lớn các gia đình người Dao đều tự chữa bệnh cho các thành viên trong gia đình mình theo các bài thuốc cha truyền con nối [6]. Nguồn cây cỏ và tri thức về cách sử dụng chúng là hai mặt của vấn đề tài nguyên cây thuốc. Thu thập tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc truyền thống nói chung và tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của ngưòi Dao nói riêng cần được nhìn nhận từ 2 góc độ là (1) Tư liệu hóa kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và giữ gìn các giá trị văn hoá liên quan đến việc sử dụng cây cỏ làm thuốc; (2 Phát triển, bao gồm nghiên cứu hiện đại hoá nhằm nâng cao giá trị sử dụng của các tri thức sử dụng thuốc truyền thống đồng thời tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và đảm bảo quyền lợi được chia sẻ công bằng (CBD) Tại Hòa Bình, việc thu thập tri thức sử dụng cây cỏ của người Dao chưa được tư liệu hóa và khai thác cây cỏ làm thuốc chưa chú trọng đến yếu tố bảo tồn và phát triển. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài "Điều tra cây thuốc người Dao ở xã Thống Nhất - Thị xã Hoà Bình " với mục tiêu: 1. Lập danh mục các loài cây được ngưòi Dao sử dụng làm thuốc. 2. Tư liệu hoá tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của người Dao tại xã Thống Nhất. Từ đó góp phần tạo cơ sở cho các nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây cỏ làm thuốc của người Dao. PHẦN I: TỔNG QUAN 1.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN cúu 1.1.1. Tỉnh Hoà Bình a. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Hoà Bình là một tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc trong giới hạn 20®19' - 21°08' độ vĩ Bắc và 104°48' - 105°50' độ kinh Đông. Tổng diện tích tự nhiên là 4.663 km^. Tỉnh Hoà Bình có 10 huyện và 1 thành phố, bao gồm 195 xã, 8 phường và 11 thị trấn. Tỉnh lỵ của Hoà Bình hiện nay là Thành phố Hoà Bình, cách Hà Nội 76 km về phía Tây[12]. * Địa hình Địa hình Hoà Bình bị chia cắt phức tạp và có độ dốc lớn. Vùng núi cao hiểm trở nằm ở phía Tây Bắc tỉnh chiếm 46% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, với độ cao trung bình 600-700m so vói mặt nước biển và độ dốc 30°-35®, có noi có độ dốc trên 40°. Phía Đông Nam tỉnh là vùng núi thấp chiếm 54% diện tích tư nhiên, với độ cao trung bình 100 - 200m và độ dốc 20° - 25°. Địa hình lãnh thổ của Hòa Bình rất đa dạng: phần nhỏ ở phía Đông của tỉnh là đồng bằng xen đồi, còn phần lớn phía Tây là vùng đồi và núi thấp [12]. Hoà Bình có nhiều sông suối và hồ, đầm lớn, trong đó có 2 con sông lớn là sông Đà chảy qua địa phận Hoà Bình dài 151 km và sông Bôi dài 66 km. Ngoài ra, còn có sông Bưởi, sông Bùi, sông Lạng, v.v Hồ lóĩi nhất của Hoà Bình là hồ sông Đà vói diện tích mặt nước hơn 9.000ha và dung tích 9,5 lỷm ^[ì2ị. * Khí hậu Hoà Bình thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa Đông ngắn, lạnh, ít mưa; mùa Hè dài, nóng mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23°c. Tliáng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 7, nhiệt độ trung bình khoảng 27 - 29°C; tháng có nhiệt độ thấp trong năm là tháng 1, nhiệt độ trung bình khoảng 15,5 - 16,5°c. Chế độ mưa ẩm trên toàn lãnh thổ Hoà Bình được phân ra hai mùa rõ rệt. Mùa mưa tập trung vào mùa hè, lượng mưa hàng năm không đều, bình quân là 1.900mm, lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm tới 85 - 90% lượng mưa cả năm. Tuy lượng mưa trong khu vực không nhiều lắm nhưng nhờ có nhiều sông lớn chảy qua nên tỉnh có nguồn nước mặt rất phong phú. Đặc biệt, từ khi đập thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng, dòng chảy của sông Đà cơ bản được điều tiết, đồng thời điều kiện sinh thái trong vùng đã được cải thiện [12]. *Đấí đai Tổng diện tích đất đai tự nhiên của Hoà Bình ià 466.253ha, trong đó đất nông nghiệp chỉ có 66.759ha, chiếm 14,32% tổng diện tích. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 194.308ha, chiếm 41,67% tổng diện tích. Diện tích đất chuyên dùng là 27.364ha, chiếm 5,87% tổng diện tích. Diện tích đất ở là 5.807ha, chiếm 1,25 tổng diện tích. Diện tích đất chưa sử dụng còn tói 172.014,97ha, chiếm tói 36,89% tổng diện tích. Do tính chất phức tạp của địa hình, đa dạng về cấu tạo địa chất và đới khí hậu mà đất đai của Hoà Bình có những đặc điểm riêng, tại đây đã hình thành các nhóm đất: đất feralit vàng có mùn trên núi, đất feralit phát triển trên các đá trầm tích ở vùng đồi núi, đất phù sa ở đồng bằng và dọc sông suối [12]. *ràỉ nguyên rừng Nhiều năm qua, do sự canh tác nương rẫy và khai thác gỗ với cường độ cao, diện tích rừng tự nhiên bị giảm, hiện nay tỉnh đang phát triển hệ thống rừng trồng và rừng khoanh nuôi tái sinh. Độ che phủ của rừng giàu từ 65% những năm 1960, đến nay chỉ còn khoảng 41%. Trữ lượng gỗ tự nhiên còn khoảng 46 triệu m^ gỗ rừng trồng khoảng 3,2 vạn m^ khoảng 182,7 triệu cây nứa và luồng. Ngoài việc cung cấp gỗ, củi và các loại Bương, Tre, Luồng, Nứa, Song, Giang, rừng Hoà Bình còn cung cấp một số đặc sản như: Măng, [...]... thường, trong chữa bệnh người Dao phải phối hợp nhiều vị thuốc theo những tỷ lệ nhất định thì mói trở thành bài thuốc có hiệu quả Các cách sử dụng cây thuốc chmh được xác định là dùng ngoài, ăn, uống [8] * Người Dao ỏ xã Thống Nhất Người Dao ở xã Thống Nhất thuộc nhóm Dao quần chẹt sống tập trung chủ yếu ở xóm Đồng Chụa và xóm Đồng Cũ với tổng số dân là 827 người chiếm 24,0% dân số xã, trong đó xóm Đồng... tỉnh là 2.368 người, trong đó: bác sĩ có 351 người; y sĩ, kỹ thuật viên có 1.052 ngưòi; y tá có 351 người; nữ hộ sinh có 207 người; dược sĩ cao cấp có 26 người; dược sĩ trung cấp có 141 người; kỹ thuật viên có 61 người; dược tá có 179 người [1] 1.1.2 Xã Thống Nhất a Điều kiện tự nhiên Xã Thống Nhất là một xã phía Nam của thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình Xã nằm cách trung tâm thành phố Hoà Bình 4 km về... cứu + Xã Thống Nhất - Thành phố Hoà Bình - Tỉnh Hoà Bình + Bộ mồn Thực vật Dược - Trường Đại học Dược Hà Nội > Thời gian nghiên cứu: 01/02/2007 - 01/05/2007 > Đối tượng nghiên cứu: Các cây cỏ được cộng đồng người Dao tại xã Thống Nhất sử dụng làm thuốc 2.1.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu > Điều tra tính đa dạng sinh học, sử dụng cây thuốc Điều tra tính đa dạng sinh học ^ Giai đoạn 1: Điều tra tại... ngáng, Dao sừng, Dao quý lâm, Dao đại bản - Dao quần chẹt còn có tên là Dao tam đảo, Dạo nga hoàng (gọi theo địa danh mà nhóm này đã từng cư trú) - Dao thanh phán còn gọi là Dao cóc mùn, Dao lù gang, Dao đội ván - Dao thanh y còn gọi là Dao quần đùi (ở Quảng Ninh) - Dao quần trắng còn gọi là Dao họ - Dao áo dài còn gọi là Dao tuyển hay Dao làn tiên Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, ngưòi Dao ở nước... theo các bài thuốc cha truyền con nối [10] Người Dao sử dụng cây thuốc rất đa dạng và chữa nhiều nhóm bệnh/chứng khác nhau Cây thuốc của người Dao nói chung có thể chia thành 3 loại chính: thuốc bổ, thuốc độc và thuốc chữa bệnh Thuốc chữa bệnh thường là những cây có vị đắng, chát, ngọt hoặc bộ phận của động vật như mật gấu, dạ dày nhím, cao động vật Cây thuốc được người Dao sử dụng có thể ở dạng tươi,... các đặc điểm bậc thứ 2.2.2 Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của người Dao ở xã Thống Nhất > Bộ phận sử dụng Hầu hết các bộ phận của cây đều được người Dao sử dụng làm thuốc Tuy nhiên tùy từng loại cây, tùy từng bệnh chứng khác nhau mà người Dao lựa chọn các bộ phận khác nhau của cây để làm thuốc Có thể một cây chỉ sử dụng một bộ phận nhưng cũng có những cây sử dụng nhiều bộ phận Các bộ phận được sử... dùng Hình 2.5 Các cách dùng cây thuốc của người Dao Ghi chú: Tổng các tỷ lệ % không bằng 100% do một cây thuốc có thể được sử dụng bằng nhiều hơn 1 cách > Noi thu hái cây thuốc: Trước đây khi diện tích rừng còn nhiều, người Dao chủ yếu thu hái thuốc ở trong rừng nhưng hiện nay, do diện tích rừng ngày càng giảm nên người Dao đã có ý thức trồng cây thuốc tại nhà Việc trồng cây thuốc hoàn toàn tự phát, chưa... là những người làm thuốc hoặc là người có hiểu biết nhiều về cây thuốc và được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng, số lượng người cung cấp thông tin được phỏng vấn là 30 ngưòi trên tổng số 50 người am hiểu cây thuốc trong xã (danh mục hộ có người lăm thuốc hoặc hiểu biết nhiều về cây thuốc phỏng vấn ông Trưởng thôn xóm Đồng Chụa) (phụ lục 1.1) ❖ Phỏng vẩn: Theo phưofng pháp liệt kê tự do Mỗi người được... xóm Đồng Cũ có 175 người chiếm 5,0% 10 Người Dao ở xã Thống Nhất sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy với các sản phẩm chủ yếu là lúa, mía, ngô và sắn Năm 2005, thu nhập bình quân đầu người của Xóm Đồng ơiụa là 6.840.000đ/ngưòi/năm [13] 1.3 HOẠT ĐỘNG SỬDỤNG CÂY C ỏ LÀM THUỐC 1.3.1 Sử dụng cây cỏ làm thuốc trên thế giới Các mẫu hoá thạch cho thấy cây cỏ đã được sử dụng làm thuốc ít nhất từ thời kỳ đồ... số Xã tổ chức được 1 chi hội Đông y vói 14 hội viên, các hội viên phần lớn đều làm nghề lấy thuốc Nam chữa bệnh [13] 1.2 NGƯỜI DAO ở VIỆT NAM Người Dao thuộc ngữ hệ Nam Á và nằm trong nhóm ngôn ngữ MôngDao Theo thống kê năm 1999, người Dao có tổng số dân là 620.538 người, 8 chiếm 0,8% tổng số dân cả nước, đứng thứ 9 về số dân so với các dân tộc trong nước Người Dao có tên tự gọi là Dìu, Miền (người Dao) . học cây cỏ làm thuốc của người Dao ở xã 16 Thống Nhất 2.2.2. Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của người Dao ở xã 26 Thống Nhất. 2.2.3. Điều tra Kiến thức- Thái độ- Thực hành trong sử dụng 33 cây. " ;Điều tra cây thuốc người Dao ở xã Thống Nhất - Thị xã Hoà Bình " với mục tiêu: 1. Lập danh mục các loài cây được ngưòi Dao sử dụng làm thuốc. 2. Tư liệu hoá tri thức sử dụng cây cỏ. thì mói trở thành bài thuốc có hiệu quả. Các cách sử dụng cây thuốc chmh được xác định là dùng ngoài, ăn, uống [8]. * Người Dao ỏ xã Thống Nhất Người Dao ở xã Thống Nhất thuộc nhóm Dao quần