1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kinh tế tập thể ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp

23 335 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 139 KB

Nội dung

-Trang 1 - CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TẬP THỂ 1/ Khái niệm kinh tế tập thể 1.1/ Khái niệm: Kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể và sở hữu của các thành viên, thể hiện sự liên kết tự nguyện của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả những vấn đề của sản xuất và đời sống. 1.2/ Đặc điểm: Trong thời kỳ quá độ, hợp tác xã được tổ chức theo các nguyên tắc : tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Trên cơ sở đóng góp cổ phần và tham gia lao động trực tiếp, các xã viên sẽ được phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần. Xuất phát từ thực tiễn nước ta kinh tế hơp tác xã tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng từ thấp đến cao : ♦ Có những hợp tác xã là lĩnh vực hoạt động chính của các xã viên hoặc chỉ tham gia đóng góp một phần lao động, vốn, hộ gia đình vẫn là đơn vị kinh tế tự chủ. ♦ Có hợp tác xã chỉ đáp ứng về một hay một số dịch vụ trong quá trình sản xuất hoặc chuyên sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nhất định. ♦ Có hợp tác xã kinh doanh tổng hợp, đa ngành hoặc chuyên ngành, không bị giới hạn bởi địa giới hành chánh. ♦ Mỗi người lao động, mỗi hộ gia đình có thể tham gia đồng thời vào nhiều loại hình kinh tế hợp tác. Đề án Kinh tế Chính Trị -Trang 2 - 1.3/ Quan điểm phát triển kinh tế tập thể Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là các hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn. Thành viên kinh tế tập thể bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn và người nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Để kinh tế tập thể phát triển mạnh hơn trong những năm tới cần phải : ♦ Phát triển kinh tế tập thể trong đó hợp tác xã là nòng cốt phải lấy hiệu quả kinh tế làm nền tảng, đồng thời thực hiện đúng các nguyên tắc được quy định trong Luật hợp tác xã và không ngừng nâng cao vai trò xã hội của minh. ♦ Phải tôn trọng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của bản thân các hợp tác xã. ♦ Các hợp tác xã điển hình tiên tiến phải là tấm gương sinh động cho phong trào hợp tác xã và có tinh thần hợp tác với các hợp tác xã khác để thúc đẩy, mở rộng sự hỗ trợ, giúp đỡ các hợp tác xã trong cả nước. ♦ Các hợp tác xã phải gắn với việc hình thành và mở rộng quan hệ hợp tác với phong trào hợp tác xã quốc tế. ♦ Nhà nước hỗ trợ và thúc đẩy hợp tác xã phát triển nhưng không can thiệp trái luật vào công việc nội bộ của hợp tác xã. ♦ Coi trọng chất lượng trong phát triển hợp tác xã. Đề án Kinh tế Chính Trị -Trang 3 - 2/ Vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn tới Trở lại vấn đề nền tảng của nền kinh tế quốc dân và vị trí của sở hữu tập thể trong nền kinh tế đó. Trước hết, hiểu nội hàm của phạm trù nền tảng của nền kinh tế quốc dân : Thứ nhất : đó là hệ thống các quan hệ sản xuất chi phối sự phát triển hạ tầng cơ sở của một hình thái kinh tế xã hội. Theo nghĩa này, những quan hệ sản xuất công hữu là nền tảng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Phạm trù nền tảng của nền kinh tế được đồng nhất với phạm trù hạ tầng cơ sở trong chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo C.Mác và Ph.Ănggen, những quan hệ sản xuất này được hình thành bằng hai cách : ♦ Tước đoạt của những kẻ đi tước đoạt thông qua bạo lực cách mạng ♦ Thông qua việc tổ chức các hợp tác xã để đưa những người tiểu nông lên chủ nghĩa xã hội với bà đỡ là nhà nước. Sự phát triển của lịch sử phong phú hơn tư duy logic. Lịch sử đã đẻ ra một kiến trúc thượng tầng mới khi hạ tầng cơ sở còn dang dở. Thực tiễn này đã giúp cho con người nhận thức được rằng bạo lực cách mạng không giải quyết được hết mọi vấn đề. Nhưng sự phát triển của nhân loại thì không vì thế mà dừng lại. Quá trình xã hội hóa sở hữu tư nhân vẫn không ngừng diễn ra. Nó diễn ra dưới hình thái kinh tế hỗn hợp, sở hữu hỗn hợp. Khi nền kinh tế ấy được dẫn dắt bởi một nhà nước đã thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động thì đó là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường trình độ xã hội hóa sở hữu tư nhân càng cao thì tính xã hội chủ nghĩa của nó càng lớn. Không có chỗ cho chủ nghĩa biệt phái trong cách thức chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên một hình thái kinh tế xã hội cao hơn. Tuy nhiên quá trình xã hội hóa tư bản tư nhân Đề án Kinh tế Chính Trị -Trang 4 - phải đạt đến trình độ như thế nào và phải còn cần những điều kiện gì khác nữa mới có thể dẫn đến sự chuyển biến về chất hình thái kinh tế xã hội, đến nay vẫn chưa có câu trả lời trong thực tiễn. Thứ hai : đơn giản hơn vì cách hiểu này gần với cách hiểu chung trong xã hội. Nền tảng của nền kinh tế là những bộ phận hợp thành. Thực tiễn phong phú và sinh động đã giúp cho chúng ta nhận ra rằng : nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, đan xen lẫn nhau hình thành nên sở hữu hỗn hợp, cùng phát triển bình đẳng. Nếu đã như vậy thì suy cho cùng tất cả các thành phần kinh tế , trong đó có kinh tế tập thể, đều là bộ phận hợp thành nền tảng của nền kinh tế thị trường mà nước ta đang xây dựng. Cách hiểu này trực tiếp tiếp cận vấn đề từ thực tiễn hơn là những vấn đề lý thuyết như từ trước đến nay. [ 1, trang 235-237 ] 3/ Quá trình đổi mới sở hữu trong kinh tế tập thể 3.1/ Về sở hữu Một trong những nội dung quan trọng là thay đổi trong quan hệ sở hữu của xã viên đối với tư liệu sản xuất như đất đai, máy móc, thiết bị, súc vật cày kéo và các công cụ sản xuất khác. Đó là chuyển từ hình thức sở hữu tập thể chung chung, không rõ chủ quản lý đã chuyển sang giao, bán cho hộ để trực tiếp quản lý, sử dụng đối với từng loại tư liệu. Để làm được việc đó, các hợp tác xã đã tiến hành kiểm kê đánh giá lại tài sản, tiền vốn của hợp tác xã. Sau khi trừ phần vốn công nợ của Nhà nước, thanh toán các khoản nợ và để lại quỹ chung cho duy trì phát triển hợp tác xã, phần còn lại xác định giá trị cổ phần cho từng xã viên trên cơ sở góp vốn ban đầu và số năm tham gia hợp tác xã. Nhiều hợp tác Đề án Kinh tế Chính Trị -Trang 5 - xã còn thực hiện việc chuyển giao nhượng bán lại tư liệu sản xuất cho hộ xã viên để trực tiếp quản lý khai thác. Đối với đất đai trong sản xuất nông nghiệp, người lao động được Nhà nước cấp giấy chứng nhận sử dụng ruộng đất với 5 quyền cơ bản được luật pháp thừa nhận, đối với các tư liệu sản xuất còn lại người lao động có quyền sở hữu khi tự bỏ tiền ra mua sắm hoặc tự tạo ra. Sự thay đổi quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất trong các đơn vị hợp tác đã làm thay đổi tâm lý, phát huy tính chủ động, tinh thần trách nhiệm, sự gắn bó và quan tâm của người lao động tới kết quả sản xuất cuối cùng. Đó là tất yếu cơ bản, đảm bảo phát triển bền vững của kinh tế hộ và mỗi đơn vị kinh tế hợp tác. 3.2/ Về quan hệ quản lý Trước hết là bộ máy quản lý các hợp tác xã và các tổ hợp tác đã phải tinh giảm tới mức tối đa, các chức năng chuyên môn và quản lý nội bộ được xác định rõ, hợp lý hơn theo yêu cầu của thực tiễn sản xuất và sắp xếp cán bộ phù hợp hơn. Khi các hộ gia đình được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ thì mối quan hệ giữa các hộ với kinh tế hợp tác xã được chuyển từ quan hệ hành chính, mệnh lệnh sang quan hệ hợp đồng bình đẳng và thỏa thuận, tự nguyện cùng có lợi và cùng chịu rủi ro trong sản xuất, kinh doanh. Quan hệ quản lý còn được thay đổi trong việc duy trì, phát triển các loại tư liệu sản xuất, tài sản và vốn, quỹ chung của hợp tác xã. Trách nhiệm cá nhân, tập thể đối với từng loại tài sản, vốn, quỹ của kinh tế hợp tác được xác định rõ hơn, cụ thể hơn và công khai hóa trong nội bộ đơn vị. [ 3, trang 80-82 ] Đề án Kinh tế Chính Trị -Trang 6 - CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KINH TẾ TẬP THỂ CỦA NƯỚC TA NHỮNG NĂM QUA 1/ Kinh tế hợp tác và hợp tác xã trước đổi mới 1986 Kinh tế hợp tác đã được hình thành từ sau khi hoàn thành hợp tác hóa ở miền Bắc ( 1958 – 1960 ). Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975) chúng ta đã đem áp dụng mô hình hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc vào miền Nam để đưa cả nước tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn 1986 – 1988, năm cao điểm cả nước có trên 100.000 đơn vị kinh tế hợp tác trong các ngành kinh tế trong đó 36.000 tập đoàn sản xuất, còn lại là hợp tác xã. Kinh tế hợp tác thực sự đã có đóng góp to lớn trong thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn, trong kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam. Tuy nhiên trong kinh tế hợp tác sở hữu tập thể kiểu chung chung dẫn đến tư liệu sản xuất sử dụng lãng phí, không hiệu quả. Bước sang thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới kinh tế hợp tác, trước hết là đổi mới về chế độ sở hữu. [ 3, trang 80 ] 2/ Kinh tế hợp tác và hợp tác xã ( HTX ) sau đổi mới 1986 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ mục đích của hợp tác xã không gì khác ngoài cải thiện đời sống nhân dân, làm cho nông dân được ấm no, mạnh khỏe, được học tập, làm cho dân giàu nước mạnh “ [ 2, trang 173 ] Trong những năm gần đây, kể từ khi Luật HTX ra đời ( 3/1996 ) và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2007 khu vực kinh tế hợp tác và HTX ở nước ta đã thay Đề án Kinh tế Chính Trị -Trang 7 - đổi rất cơ bản cả về lượng và chất. Số lượng đơn vị các HTX tuy tăng không nhiều nhưng đã từng bước được củng cố về chất, lấy lại uy tín và vai trò đối với người lao động, trên cơ sở đó phát triển và ngày càng thu hút các đối tượng khác nhau tham gia, không chỉ là người lao động như những năm trước khi có luật. HTX đã đóng góp tích cực hơn vào sức mạnh chung của kinh tế nhiều thành phần và làm rõ hơn bản chất của kinh tế tập thể mà Đảng và nhà nước ta đã chủ trương phát triển. 2.1/ Số lượng HTX 31/06/2003 số lượng HTX của cả nước là 14207 trong đó có khoảng 5800 HTX thành lập mới, riêng lĩnh vực nông nghiệp khoảng 2139 HTX, chiếm tỷ lệ 37%, khoảng 8400 là HTX chuyển đổi từ mô hình cũ sang. Trong thời gian này Luật doang nghiệp cũng đã được ban hành và số lượng các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân được thành lập theo luật này ở khu vực nông nghiệp, nông thôn chỉ có 2613 doang nghiệp, bằng khoảng 36% so với số lượng các HTX hoạt động trong lĩnh vực này. Những con số này cho thấy đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn thì HTX có vai trò và vị trí vô cùng to lớn. Các HTX chuyển đổi và thành lập mới theo luật đã phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn, như vùng trung du miền núi phía Bắc có 4034 HTX ( 28% ), vùng Đồng Bằng sông Hồng 5063 HTX ( 36% ), ở các vùng phát triển của sản xuất hàng hóa cao như Đông Nam Bộ số lượng HTX chỉ có 642 HTX ( 4,5% ) Số lượng HTX cũ chưa được xử lý đã giảm đáng kể. Chỉ trong 2 năm 2001 - 2002 đã giải thể được 2271 HTX, đưa số lượng HTX yếu kém, hình thức xuống còn khoảng 500 HTX. Có thể coi đây là thành công trong việc xử lý các Đề án Kinh tế Chính Trị -Trang 8 - HTX yếu kém, không có khả năng phát triển trong nhiều năm trước vì những lý do chủ quan và khách quan khác nhau đã không xử lý được. ( www.gso.gov.vn ) 2.2/ Xã viên và lao động Năm 2001 số lượng xã viên của 4876 HTX đã chuyển đổi và thành lập mới có báo cáo là 3.171.576 người, chiếm khoảng 8% lực lượng lao động của cả nước, nếu suy rộng cho đầy đủ 14.207 HTX thì lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực HTX sẽ là 24%. Đây là một con số đáng kể thể hiện vai trò to lớn của khu vực kinh tế hợp tác và HTX trong việc giải quyết công ăn việc làm, đặc biệt là cho lao động ở khu vực nông thôn. Vai trò của HTX trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động thể hiện rất rõ ở các HTX điển hình tiên tiến trên cả nước. Có những HTX đã thu hút phần lớn số hộ trong thôn, trong xã tham gia vào HTX như : HTX Thiệu Hưng – Thanh Hóa có 830 hộ với 1.010 xã viên tham gia HTX, chiếm 50,6% tổng số hộ của toàn xã, HTX nông nghiệp An Mỹ - Hà Tây có tới 3.277 xã viên, HTX nông nghiệp Đại Đồng – Hà Tây có số xã viên lên đến 4.687 xã viên…Đây đều là các HTX làm ăn khá giỏi và đã tham gia giải quyết việc làm, tạo thêm thu nhập cho phần lớn lao động trên địa bàn. Số lượng xã viên ở các loại hình HTX cũng rất khác nhau. Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) là nơi thu hút nhiều xã viên nhất (trung bình 960 xã viên/QTDND), tiếp đó là HTX nông nghiệp (953 xã viên/HTX) và ít nhất là HTX thương mại (43 xã viên/HTX). Điều đó cho thấy mô hình Quỹ tín dụng nhân dân đã có sức hấp dẫn cao đối với người tham gia trong điều kiện hiện nay. Các HTX dịch vụ tổng hợp và dịch vụ chuyên ngành cho sản xuất nông nghiệp vẫn là mô hình tổ chức kinh tế phù hợp nhất đối với các vùng nông thôn hiện nay Đề án Kinh tế Chính Trị -Trang 9 - Năm 2001 lao động làm việc trong các HTX nông nghiệp là 213.383 người, trong khi lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp chỉ là 289.001 người. Mặc dù số lượng lao động của khu vực doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhiều hơn so với các HTX nông nghiệp song các HTX nông nghiệp lại là nơi tạo được nhiều việc làm hơn. Bởi ngoài số lao động làm thuê, các HTX nông nghiệp còn giải quyết việc làm cho số lượng xã viên đông đảo của họ. Ngược lại các HTX phi nông nghiệp thường thuê số lượng lao động lớn hơn nhiều so với số lượng xã viên HTX. HTX Hiệp Lưc – Đồng Nai chỉ có 28 xã viên nhưng đã thu hút và giải quyết việc làm cho 300 lao động, HTX. ( www.gso.gov.vn ) 2.3/ Vốn hoạt động Khu vực HTX hiện vẫn đang nắm giữ một lượng vốn đầu tư không nhỏ. Theo điều tra của Ban Kinh tế Trung ương 8/2001 đến 31/12/2000 tổng số vốn của 5052 HTX có báo cáo là 5.018.994 triệu đồng, trong đó gần 2000 tỉ đồng là vốn tự có của các HTX. HTX dịch vụ thương mại 438,7 triệu đồng ( thấp nhất ), Quỹ tín dụng nhân dân 2684,5 triệu đồng ( cao nhất ). Xã viên tham gia HTX đã có ý thức góp vốn để HTX có thể hoạt động theo nhu cầu của chính các xã viên. Số lượng vốn góp của các xã viên trong từng HTX chuyển đổi đã tăng bình quân từ 1,5 đến 2 lần. Mặc dù mức góp còn rất nhỏ, song đó là sự thể hiện nhận thức của xã viên về trách nhiệm của mình đối với HTX. Tuy nhiên việc góp vốn của các xã viên, đặc biệt là ở các HTX nông nghiệp đã chưa căn cứ vào nhu cầu hoạt động của HTX, ở các HTX này việc góp vốn mới chỉ đơn thuần là để thực hiện theo đúng quy định của Luật và bước đầu xác định trách nhiệm của xã viên đối với HTX. Chính vì vậy, lượng vốn thực tế của các HTX thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu về vốn để duy trì và phát triển Đề án Kinh tế Chính Trị -Trang 10 - các hoạt động của HTX. Cho đến nay còn rất ít HTX dịch vụ nông nghiệp xác định được lượng vốn cần thiết để phát triển và mở rộng các hoạt động của mình. Hầu hết các HTX nói rằng thiếu vốn để hoạt động nhưng chưa tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng, kể cả tín dụng ngân hàng và các nguồn vốn tín dụng khác. Chỉ có khoảng 11% tổng số HTX thống kê được vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. ( www.vir.com.vn ) 2.4/ Kết quả sản xuất, kinh doanh Giá trị sản xuất bình quân của các HTX chuyển đổi đã tăng 2,18 lần trong giai đoạn 1997 – 2002, các HTX thành lập mới chỉ tăng 1,3 lần ( năm 2001 so với 1997 ) Mặc dù đã có sự tăng trưởng nhất định trong sản xuất, kinh doanh song khu vực HTX vẫn còn yếu về kinh tế và khả năng tham gia thị trường. Tỷ lệ các HTX thua lỗ, làm ăn kém hiệu quả đã giảm nhưng chưa nhiều, vẫn còn khoảng 45-50% số HTX được thống kê hoạt động không có lãi. Đối với các HTX có lãi thì số lãi cũng không lớn. Tổng số lãi của 1998 HTX từ tất cả các ngành được thống kê đến 31/12/2000 là 106.841 triệu đồng, bình quân mỗi HTX lãi khoảng 60,5 triệu đồng/năm. ( www.gso.gov.vn ) 2.5/ Thu nhập của xã viên Các HTX đã đảm bảo được mức thu nhập ổn định cho xã viên từ 300 đến 500 nghìn đồng/tháng đối với các HTX nông nghiệp, và từ 500 đến 1000 nghìn đồng/xã viên/tháng đối với các HTX phi nông nghiệp. Nhìn chung các HTX trong lĩnh vực phi nông nghiệp đã ngày càng nâng cao thu nhập cho xã viên. Thu nhập bình quân của xã viên HTX đan len Chiến thắng – Tiền Giang năm 2000 Đề án Kinh tế Chính Trị [...]... sách tham gia lao động cho HTX để có thu nhập… 2.6/ Đóng góp của kinh tế hợp tác và HTX vào tăng trưởng kinh tế Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế song khu vực kinh tế tập thể đã có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng GDP chung của toàn nền kinh tế Nhìn chung hàng năm tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của khu vực kinh tế tập thể đóng góp vào GDP của cả nước khoảng 8% Trong đó các HTX của ngành giao thông... viên và cả các hộ nông dân không là xã viên HTX trong sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi Đề án Kinh tế Chính Trị -Trang 12 - cho các hộ gia tăng sản lượng hàng hóa nông lâm thủy sản, vì vậy có thể coi sự đóng góp của kinh tế tập thể vào tăng trưởng nông nghiệp và vào nền kinh tế nói chung là rất quan trọng Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế (%) Thành phần kinh tế Kinh tế tập thể 1999... bộ và nguồn nhân lực cho kinh tế tập thể Theo nhiều phân tích và đánh giá hiện nay, công tác cán bộ là khâu yếu nhất trong phát triển kinh tế tập thể mà HTX là nòng cốt Chúng ta đều biết phát triển kinh tế tập thể không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc Điều đó đòi hỏi Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ mạnh hơn và nhiều hơn về công tác cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế. .. Tiến sĩ Chử Văn Lâm, Sở hữu tập thể và kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia-Hà Nội 12/2006 2/ Tiến sĩ Vũ Văn Phúc, Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nhà xuất bản chính trị quốc gia-Hà Nội 2001 3/ Phó Giáo Sư – Tiến sĩ Phạm Thị Quý, Chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản... nền kinh tế thị trường đầy biến động Trong bối cảnh đó kinh tế tập thể trở thành phương tiện hữu ích và phù hợp nhất Do các đặc trưng của hình thức kinh tế tập thể cho phép người ta có thể đứng cạnh nhau, dựa vào nhau để tồn tại, phát triển mà không làm mất đi tính chất xã hội, nhân văn của hình thức kinh tế này Đó cũng chính là một trong những vấn đề có tính bản chất của các HTX Phát triển kinh tế tập. .. độ ưu đãi các thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ, tổ hợp tác và HTX [ 1, trang 242-245 ] 2.2/ Một số giải pháp cụ thể phát triển HTX Giải pháp trước hết là ở tự thân các HTX về công tác tuyên truyền, vận động; về cơ chế, chính sách; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ và dịch vụ cho khu vực kinh tế tập thể Trong đó giải pháp quan trọng là chấn chỉnh và đổi mới trong từng HTX,... nghèo và phát triển Vì vậy cần đặt yêu cầu phát triển kinh tế tập thể trong bối cảnh chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa có chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững Để triển khai thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế tập thể, không chỉ là việc quán triệt đường lối, quan điểm mà quan trọng hơn là tổ chức thực hiện. .. nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Thành phần kinh tế Kinh tế tập thể 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1331,3 2165,6 2162 2727 2745,8 3433 ( www.gso.gov.vn ) Nhìn lại toàn bộ quá trình phát triển của HTX giai đoạn vừa qua có thể thấy rằng vai trò, vị trí của HTX đã được Đảng và Nhà nước xác định là thành phần kinh tế quan trọng cùng với thành phần kinh tế nhà nước dần trở thành nền tảng... nước Công tác tuyên truyền về kinh tế tập thể cần sâu rộng hơn nữa để các cấp các ngành và quần chúng hiểu rõ hơn về HTX kiểu mới Đảng và Nhà nước sớm Đề án Kinh tế Chính Trị -Trang 21 - triển khai chính sách hỗ trợ HTX tạo thêm động lực thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX tỉnh, thành phố sớm xây dựng quỹ trợ vốn HTX để hỗ trợ các HTX và doanh nghiệp thành viên... năng cung ứng vốn cho thành viên, giảm tình trạng vay nặng lãi trong nông thôn 2.1.4/ Thực hiện có hiệu quả thiết thực chính sách hỗ trợ về khoa học và công nghệ cho kinh tế tập thể Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho kinh tế tập thể ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, nhất là giống, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến…HTX được hưởng thành quả và được làm đầu mối trong các chương trình . xã. Đề án Kinh tế Chính Trị -Trang 3 - 2/ Vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai o n tới Trở lại vấn đề nền tảng của nền kinh tế. nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Thành phần kinh tế 199 9 2000 2001 2002 2003 2004 Kinh tế tập thể 1331,3 2165,6 2162 2727 2745,8 3433 ( www.gso.gov.vn ) Nhìn lại toàn bộ. kiểm soát : Hiện nay, Ban kiểm soát hầu như chưa được coi trọng trong các hoạt động HTX. Điều này cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự không hiệu quả, yếu kém của các HTX. Do vậy trong giai o n

Ngày đăng: 13/08/2015, 12:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w